Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 1

Trang 1

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 2

Trang 2

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 3

Trang 3

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 4

Trang 4

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 5

Trang 5

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 6

Trang 6

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 7

Trang 7

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 8

Trang 8

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 9

Trang 9

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 181 trang nguyenduy 17/04/2025 60
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

Luận án Các thành tạo trầm tích tầng mặt và mối liên quan với địa hóa môi trường trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
5; K2O: 3,25;
Na2O: 1,12; MnO: 0,01; MKN: 8,98.
66
Thành phần khoáng vật tha sinh: thạch anh 24 - 36% chủ yếu ở dạng nửa góc
cạnh, trong suốt, nhiều hạt nứt nẻ, felspat 4 - 7 % có màu trắng đục, có cát khai.
Mica dạng vẩy, cát khai tốt. Mảnh đá bột kết và cát kết màu xám trắng, trắng phớt
vàng, phớt nâu chiếm đa số. Ngoài ra còn có các mảnh đá phiến sericit, mảnh đá
quarzit với hàm lượng nhỏ. Nhìn chung, các hạt vụn của trầm tích chủ yếu ở dạng
nửa góc cạnh, một số hạt có dạng góc cạnh (ảnh phụ lục 14).
Thành phần khoáng vật thứ sinh: Geothit và hydrogeothit 4 - 9% boemit <
4%; lepidocrocit: 1-3%. Ngoài ra, trong trầm tích còn gặp khoáng vật pyrit (ảnh
3.2). Sự có mặt của khoáng vật pyrit thể hiện môi trường trầm tích bị đầm lầy hóa.
Khoáng vật sét chủ yếu là kaolinit: 15-20%, hydromica: 14-21%,
montmorilonit: (4-6), chlorit: 4-6%.
- Các tàn tích sinh vật : Trầm tích giàu vật chất hữu cơ (vật chất than, thực
vật...) và một số vật chất vô cơ như vỏ sò, vỏ ốc
Trong trầm tích chứa BTPH: Polypodium sp., Sphaglum sp., Taxus sp.,
Sequoia sp., Laris sp., Quercus sp. Hệ số địa hoá môi trường như: pH = 5-6; Kt =
0,75 - 0,98, Fe2+S/Corg = 0,2-0,3, hệ số Eh: -20mV đến 50 mV. Trầm tích có cấu
tạo phân lớp dạng hạt đậu và lượn sóng .
Ảnh 3.2: Ảnh hiển vi điện tử quét (SEM) - phân tích thành phần khoáng vật ở cấp
hạt <0,063 mm của trầm tích thuộc tướng bùn châu thổ bị đầm lầy hóa (mẫu 22/T).
Các đặc điểm về thành phần vật chất (trong đó gặp khoáng vật pyrit), các
tham số trầm tích, chỉ số Md, dạng đường cong tích lũy độ hạt, các chỉ số địa hóa
môi trường, di tích cổ sinh  đã đặc trưng cho trầm tích t ướng bùn châu thổ bị đầm
lầy hóa.
67
3.3.5. Tướng cát cồn cát chắn cửa sông tàn dư
Trong vùng nghiên cứu các cồn cát, đê cát nằm tách biệt với nhau bởi các
trũng thấp hơn có thành phần độ hạt mịn hơn. Trầm tích được hình thành trong điều
kiện ở những vùng cửa sông có đáy nông, dòng chảy nổi. Qúa trình thành tạo trầm
tích đã chịu sự tương tác của nhiều yếu tố như: sông, sóng biển (nhất là sóng bão),
thuỷ triều và các dòng chảy ven bờ. Tại đây, khi vật liệu từ lục địa được đưa đến sẽ
được sóng và thuỷ triều sàng lọc, những vật liệu vật mịn được mang đi xa, còn vật
liệu thô được lắng đọng tại cửa sông tạo nên các cồn cát chắn cửa, sau một thời gian
các cồn cát này nhô dần lên khỏi mặt nước và kết nối với bờ. Sau những cồn cát này
là vùng nông tương đối yên tĩnh và theo thời gian được lấp đầy bởi trầm tích hạt
mịn. Do đó mới có sự xen kẽ giữa kiểu trầm tích bùn với cát theo không gian. Mặt
khác, sự tồn tại của các cồn cát sẽ làm cho dòng chảy bị phân nhánh và các cồn cát
mới lại tiếp tục được thành tạo tại cửa phân lưu mới. Cứ như thế, châu thổ dần dần
tiến ra phía biển. Trầm tích cát cồn cát cửa sông có xu thế thô dần từ dưới lên và có
cấu tạo phân lớp xiên với kích thước nhỏ.
Trầm tích thuộc kiểu cát, cát bột (xem hình 3.16) màu xám vàng, xám tro có
lẫn vảy muscovit và vỏ hến với thành phần độ hạt có hàm lượng trung bình của cát:
88,08%; bột: 6,64% và sét 4,55%. Các tham số trầm tích như: S0 = 2,13-2,5; Md =
0,15-0,35 (mm); R0 = 05-0,6; Sk = 0,9 - 1,3. Trầm tích có độ chọn lọc kém, độ mài
tròn trung bình đến khá, hạt lớn chiếm ưu thế. Các đường cong tích lũy độ hạt chủ
yếu ở dạng S+T đặc trưng cho môi trường thành tạo cồn cát cửa sông.
Hình 3.15: Biểu đồ đường cong tích luỹ
độ hạt (điển hình) của tướng cát cồn cát
chắn cửa sông tàn dư (cdQ23).
Hình 3.16: Biểu đồ phân loại trầm tích
tướng cát cồn cát chắn cửa sông tàn dư
(cdQ23)..
68
Thành phần hoá học (%) trung bình: SiO2: 81,019; Fe2O3: 3,35; FeO: 1,02;
Al2O3: 14,95; CaO: 0,51; MgO: 1,06; TiO2: 1,21; SO3: 0,24; P2O5: 0,27; K2O: 0,87;
Na2O: 1,14; MnO: 0,03; MKN: 4,01.
Thành phần khoáng vật: Hợp phần tha sinh gồm thạch anh 65-80%, chủ yếu
ở dạng hạt nửa góc cạnh, trong suốt; mảnh đá: 15-20% (chủ yếu là mảnh đá cát kết,
bột kết có màu xám trắng, xám nâu, ngoài ra còn có mảnh đá phiến lục và phiến
sericit...); mica: 5-7% (dạng vảy nhỏ); felspat: 3-4% (dạng hạt màu trắng đục, có cát
khai). Ngoài ra, còn có zircon và ilmenit chiếm hàm lượng nhỏ (ảnh phụ lục 15 và
ảnh phụ lục 16).
Hợp phần tại sinh gồm hydrogoethit và goethit 3 - 6%. Các khoáng vật sét:
kaolinit: 4-6%; hydromica: 10-13%; chlorit 4-8%; montmorilonit: 2-4%, glauconit (ít).
Các chỉ số môi trường: pH = 7-8; Kt = 0,86-1,07; Fe2+S/Corg = 0,275. Trong trầm
tích nghèo di tích động thực vật, chỉ có các loài mollusca chịu sóng thuộc đới ven
bờ có mặt như: Anadara subcrenata, Barbatia sp., Trisides tortuasa
Tất cả các đặc điểm về thành phần vật chất cũng như các tham số trầm tích,
dạng đường cong tích lũy độ hạt, các chỉ số môi trường, di tích động thực vật... đã
chứng minh cho thành tạo trầm tích này thuộc tướng cát cồn cát cửa sông tàn dư.
3.3.6. Tướng bùn cát bãi triều hiện đại (tfQ23)
Tướng bùn cát bãi triều hiện đại tạo thành những bãi triều nằm ven biển ở khu
vực cửa Đáy, cửa sông Càn. Trầm tích thuộc kiểu bùn cát (xem hình 3.18) với thành
phần chủ yếu là bột sét lẫn ít cát hạt mịn, có màu xám nâu, xám đen nhạt. Kết quả
phân tích độ hạt cho thấy hàm lượng trung bình cát: 11%; bột: 58%; sét: 42%. Các
tham số trầm tích như: S0 = 2,3-2,8; Md = 0,009-0,15 (mm); R0 = 0,25; Sk = 0,24,
cho thấy trầm tích có độ chọn lọc và độ mài tròn kém, hạt nhỏ chiếm ưu thế. Các
đường cong tích lũy độ hạt chủ yếu ở dạng T, một số ở dạng S thể hiện môi trường
trầm tích bãi triều.
69
Hình 3.17: Biểu đồ đường cong tích luỹ độ
hạt (điển hình) của tướng bùn cát bãi triều
hiện đại (tfQ23).
Hình 3.18: Biểu đồ phân loại trầm
tích tướng bùn cát bãi triều hiện đại
(tfQ23).
Thành phần hoá học (%) trung bình: SiO2: 58,22; Fe2O3: 5,50; FeO: 1,42;
Al2O3: 14,95; CaO: 0,84; MgO: 2,10; TiO2: 1,03; SO3: 0,25; P2O5: 0,21; K2O: 3,29;
Na2O: 1,47; MnO: 0,18; MKN: 7,71.
Thành phần khoáng vật có hợp phần tha sinh: thạch anh chiếm 24-46%, khá
đa dạng về hình dạng từ góc cạnh, nửa góc cạnh và tròn cạnh, trong suốt. Thạch anh
dưới 1 nicon không màu, độ nổi thấp và dưới 2 nicon màu giao thoa xá m sáng bậc I.
Mica 3-5% có dạng vẩy mỏng và trong suốt là chủ yếu. Các mảnh đḠcát bột kết,
bột kết có màu nâu, nâu vàng, xám vàng chủ yếu. Ngoài ra còn gặp các mảnh đá
phiến lục và mảnh đá sericit ... felspat: ít; khoáng vật nặng gồm: ilmenit, zircon.
Nhìn chung, các hạt vụn của trầm tích chủ yếu ở dạng nửa tròn cạnh, một số ở dạng
góc cạnh và tròn cạnh (ảnh phụ lục 17).
Hợp phần tại sinh: hydrogoethit và goethit 5 - 8%, gibbsit < 4%, Ngoài ra còn
có lepidocrocit, calcit (ít). Các khoáng vật sét gồm: kaolinit: 16-25%; hydromica:
18-21%; montmorilonit: 5-7%; chlorit: 4-7% và glauconit (ít) (ảnh 3.3 và ảnh phụ
lục 18). Các chỉ số môi trường: pH = 6 -7,5, hệ số Kt = 1,02 - 1,12; chỉ số
Fe2+S/Corg từ 0,15 - 0,2.
70
Ảnh 3.3: Thành phần vụn cơ học và một số khoá ng vật tại sinh của trầm tích thuộc
tướng bùn cát bãi triều hiện đại chụp dưới kính hiển vi phân cực (mẫu NB20/T - cấp
hạt >0,25 mm, chụp dưới 2 nicon vuông góc, độ phóng đại 45 lần).
- Các tàn tích sinh vật: chủ yếu là thực vật một số vật chất vô cơ như vỏ sò, vỏ ốc
Do bãi triều là nơi có sự hoạt động của các dòng triều và lạch triều nên độ bảo tồn
các vi cổ sinh tương đối kém. Tuy nhiên, các sinh vật hai mảnh và sò ốc, nhất là sinh
vật bám đáy như: Ostrea rivularis, Meretrix meretric, Anadara granosa, Cyclina
sinensis, Anadara subcrenata... Bào tử phấn hoa ngập mặn như: Rhizophora sp.,
Sonneratia sp., Aegicera sp., Acanthus sp.,... Các loài tảo silic nước mặn lợ chiếm ưu
thế như: Actinocyclus ehrenbegii, Coscinodiscus lacustris, Caloneis bannajensis... Các
loài sinh vật kể trên phát triển rất phong phú, đa dạng về chủng loại và thành phần.
3.3.7. Tướng cát bột lạch triều (tcQ23)
Trong vùng nghiên cứu tướng cát bột lạch triều có diện phân bố hẹp, chúng
được thành tạo dọc theo các lạch triều và nhánh triề u ở khu vực ven biển. Trầm tích
có cát bột có màu xám vàng, xám tối và có đặc điểm là mịn dần từ dưới lên trên. Độ
hạt của trầm tích gồm: cát 70-80%; bột 15-20%; sỏi sạn: 3-5%. Các tham số trầm tích:
S0 = 1,7 - 2,6; Md = 0,3-0,45 (mm); R0 = 0,5-0,6. Trầm tích có độ chọn lọc kém đến
trung bình, độ mài tròn trung bình đến khá. Môi trường trầm tích không yên tĩnh.
Thành phần khoáng vật chủ yếu là thạch anh chiếm 70 -75%, mảnh đá 10-
15%, còn lại là các khoáng vật tại sinh như geothit, hydrogdroethit và các khoán g
vật sét: kaolinit, hydromica, chlorit
Trầm tích cát bột lạch triều nghèo di tích cổ sinh. Tuy nhiên các mảnh
mollusca tương đối phổ biến như: Meretris meretris, Ostrea edulis, Ostrea petygrit,
Lentidium laevis, Anadara subcrenata
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu về độ hạt của các tướng trầm tích tầng mặt
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình cho thấy chúng có độ hạt phân bố theo quy luật đan xen
71
(thô - mịn - thô) theo cả hướng tây bắc - đông nam và đông bắc - tây nam trong
vùng nghiên cứu. Điều này được chứng minh qua các biểu đồ hình cột thể hiện sự
dao động giữa hàm lượng cát, bột và sét trên hình 3. 18, hình 3.19.
Cả hai biểu hình 3.19 và hình 3.20 cho thấy hàm lượng cát, bột và sét đều
dao động dạng hình sin và thế hiện sự đan xen giữa cấp hạt thô - mịn theo không
gian một cách rõ rệt.
Sở dĩ chúng có các đặc điểm đan xen giữa các cấp hạt là vì quá trình hình
thành trầm tích trẻ tại vùng này gắn liền với quá trình hình thành trầm tích trong
giai đoạn biển lùi vào Holocen muộn. Theo quy luật, nơi chịu tác động mạnh mẽ
của các yếu tố gây xâm thực bóc mòn xói lở thì trầm tích ở nơi đó sẽ bị bóc mòn và
khối lượng trầm tích này liên tục bị đưa đi dẫn đến hiện tượng thiếu hụt trầm tích
(gặp ở dải ven biển đoạn thuộc huyện Hải Hậu - Nam Định). Ngược lại, khi một nơi
đưa đi thì phải có một nơi nhận lấy lượng vật chất này và lắng đọng trầm tích. Theo
thời gian khối lượng trầm tích ngày càng nhiều, tạo ra các cồn chắn cửa sông (gặp ở
cửa sông Đáy). Sự hình thành và phát triển các cồn cát cửa sông ven biển vùng cửa
Đáy, cửa Càn tương tự quy luật thành tạo và phát triển các bar cát cửa sông của một
số cửa sông lớn có bãi triều rộng trên thế giới. Qúa trình hình thành các bãi bồi ở
đây gắn liền với quá trình dịch chuyển chung của châu thổ sông Hồng. Trầm tích
Holocen muộn được phát triển trong điều kiện cửa sông có đáy nông, lực ma sát đáy
lớn và xếp vào loại cửa sông có lực cản mạnh. Chính do sức cản mạnh mà hình
thành các bar cát chắn cửa hình tam giác. Các bar cát chắn cửa đã tạo điều kiện cho
quá trình lắng đọng các vật liệu mịn sau bar. Dần dần vùng sau bar được lấp đầy bởi
vật liệu tương đối mịn (như sét bột, bột sét pha cát hạt mịn). Một khi cửa sông bị lấp
đầy thì dòng sông sẽ bị chuyển hướng tìm cửa mới bằng cách xẻ thẳng bar cát cửa
sông trong mùa lũ lớn hay phân nhánh chảy theo hai hướng khác nhau tạo cửa sông
mới. Tại vùng cửa sông mới lại hình thành các bar cát chắn mới và lịch sử lại tiếp
diễn. Kết quả vùng bãi bồi cứ liên tục tiến ra phía biển với cơ chế dịch chuyển từng
bước một.
72
0
10
20
30
40
50
60
70
80
NB75/T NB70/T NB95/T NB97/T NB120/T NB116/T
Hà
m
 lư
ợn
g 
(%
)
Cát
Bột
Sét
Hình 3.19: Biểu đồ thể hiện sự dao động hàm lượng cát, bột và sét của trầm
tích tầng mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng tây bắc - đông nam (theo mặt
cắt từ Gia Hưng - Gia Viễn đến Xuân Thiện - Kim Sơn).
0
10
20
30
40
50
60
70
80
NB60/T NB120/T NB123/T NB124/T NB125/T
Hà
m
 lư
ợn
g 
(%
)
Cát
Bột
Sét
Hình 3.20: Biểu đồ thể hiện sự dao động hàm lượng cát, bột và sét của trầm
tích tầng mặt trên địa bàn tỉnh Ninh Bình theo hướng đông bắc - tây nam (mặt cắt từ
Khánh Thiện - Yên Khánh đến Yên Đồng - Yên Mô).
Mặt khác, căn cứ vào đặc điểm về quá trình thành tạo các cồn cát trong tự
nhiên thấy rằng các cồn cát tại vùng nghiên cứu có t hể có nguồn cung cấp vật liệu
trầm tích là từ lục địa nhưng đã chịu tác động của sóng. Bởi vì, theo cơ chế thành
tạo của cồn cát của đồng bằng châu thổ là: Khi vật liệu trầm tích được đưa đến bồn
tích tụ thì nó được tái tạo và chọn lọc bởi sóng biển, trong đó thành phần hạt mịn
như sét được mang đi, còn thành phần hạt thô như cát sẽ được lắng đọng lại hình
thành nên các cồn cát, đê cát chắn hay các mũi cát ven bờ, kéo theo đó là xuất hiện
các lagoon nhỏ. Đó là các vũng ngập nước tương đối yên tĩnh dạng bãi hay vũng vịnh
nhỏ được ngăn cách bởi một bên là đất liền, một bên là đê cát chắn. Trong các vũng
vịnh này do môi trường nước yên tĩnh nên trầm tích hạt mịn như sét, sét bột được
lắng đọng và phát triển các loài thực vật ưa mặn như đước, sú vẹt...hình thành nên
73
trầm tích đầm lầy ven biển. Trong vùng nghiên cứu gặp thành tạo trầm tích bùn đầm
lầy sau cồn cát lộ ra ở phía trong của cồn cát chắn cửa (giữa cửa Đáy và cửa Càn).
Như vậy, có thể nói trong quá trình hình thành đồng bằng châu thổ ở vùng
nghiên cứu khá phức tạp và đã chịu sự hoạt động của sóng, sóng đã có vai trò sàng
lọc và tái phân bố lại vật liệu trầm tích. Kết quả đã tạo ra các cồn cát có bề dày nhỏ và
phân bố rải rác trong vùng nghiên cứu nằm đan xen với các tướng trầm tích hạt mịn.
3.4. Tiến hoá trầm tích Pleistocen muộn - Holocen của vùng nghiên cứu
3.4.1. Theo thời gian
3.4.1.1. Thời kỳ Pleistocen muộn
Vào thời kỳ cuối Pleistocen muộn trên thế giới xảy ra đợt băng hà Wurm làm
mực nước đại dương trên toàn cầu bị hạ thấp xuống. Qúa trình hạ mực n ước biển
làm cho mực xâm thực cơ sỏ cũng hạ theo và kết quả là quá trình bóc mòn xảy ra
mạnh mẽ trên toàn đồng bằng. Vào thời gian này đồng bằng sông Hồng nói chung
và khu vực nghiên cứu nói riêng có phần trên của thành tạo hệ thuộc hệ tầng Vĩnh
Phúc bị phởi ra và phong hóa mạnh mẽ, dẫn đến phần lớn bề mặt của trầm tích
thuộc hệ tầng Vĩnh Phúc có màu loang lổ với những kết vón sắt rất đặc trưng. Tại
khu vực nghiên cứu có tướng đồng bằng ven biển (amQ 13vp) có diện phân bố rộng
và bề mặt bị phong hóa có màu s ắc loang lổ. Trầm tích này chuyển dần lên trầm tích
nguồn gốc biển (mQ13vp. Tướng vũng vịnh (mQ13vp) bao gồm sét, sét bột màu xám
xanh, xanh tro đến nhạt trên bề mặt bị phong hóa có màu sắc sặc sỡ, loang lổ có lẫn
ít sạn laterit
3.4.1.2. Thời kỳ Holocen
Trên cơ sở phân tích tướng trầm tích kết hợp với phân tích đánh giá tương
quan ngập chìm và tốc độ lắng đọng trầm tích đã chia quá trình tiến hóa trầm tích
Holocen cho vùng nghiên cứu thành ba giai đoạn:
* Giai đoạn Estuary - vũng vịnh
- Thời điểm trước biển tiến cực đại
Vào thời điểm trước biển tiến cực đại, tương ứng với giai đoạn đầu Holocen
thì tốc độ ngập chìm của bồn trầm tích (vào khoảng 11 -13mm/năm) lớn hơn tốc độ
lắng đọng trầm tích trong bồn (3-5mm/năm). Kết hợp với tốc độ dâng của mực
nước biển cộng với hạ lún tân kiến tạo đã làm cho đồng bằng châu thổ sông Hồng
nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng bị ngập chìm nhanh chóng. Các vùng thung
lũng sông trở thành estuary hình thành các trầm tích sét, sét bột. Trong giai đoạn
nay đường bờ bị dịch chuyển nhanh về phía lục địa theo các thung lũng đã bị đào
74
khoét trước đó. Mực nước biển dâng cao làm cho mực cơ sở cũng dâng cao gây ngập
úng phần lớn vùng nghiên cứu và trở thành vùng đầm lầy rộng lớn. Trên đó phát triển
mạnh mẽ các loài thực vật nước ngọ t - lợ, lợ - mặn thuộc môi trường đầm lầy. Vào cuối
Holcen sớm mực nước biển dâng cao đã làm chôn vùi các loài cây này và tạo thành
than bùn. Vào thời gian này hình thành trầm tích biển đầm lầy của hệ tầng Hải Hưng.
- Thời điểm biển tiến cực đại
Sau thời gian trên mực nước biển dâng nhanh trở lại, đạt mức cao nhất trong
Holocen giữa tại thời điểm khoảng 6.000 năm Bp và đạt độ cao khoảng 4 -5m so với
mực nước biển hiện tại. Bằng chứng cho sự kiện này là tại Ninh Bình đã g ặp ngấn
nước cổ với độ cao 5m. Giai đoạn này đường bờ bị đẩy nhanh về phía lục địa , vùng
nghiên cứu bị ngập chìm trong nước biển, địa hình đáy biển có sự phân dị. Các
thung lũng sông trở thành estuary với độ sâu 25 - 30 mét mước. Trong điều kiện
estuary - vũng vịnh nay đã thành tạo lớp sét xám xanh phổ biến rộng khắp, đó là các
thành tạo thuộc hệ tầng Hải Hưng (mQ21-2hh) trong vùng nghiên cứu.
* Giai đoạn châu thổ
Sau pha biển tiến cực đại Flandrian trong Holocen giữa thì vào đầu Holocen
muộn xảy ra pha biển lùi làm mực nước biển hạ thấp, đâ y là giai đoạn châu thổ. Tại
thời điểm này các thành tạo Holocen muộn được hình thành với cơ chế dịch chuyển.
Các thành tạo của giai đoạn châu thổ phủ lên trên các thành tạo estuary - vũng vịnh.
Đây là giai đoạn có tốc độ lún chìm nhỏ hơn tốc độ lắng đọng trầm tích bắt đầu vào
giai đoạn biển lùi, châu thổ được hình thành và phát triển. Vùng cửa sông trước kia
là estuary thì nay được dần dần lấp đầy trở thành châu thổ và dịch chuyển nhanh kể
từ khi mực nước biển rút xuống sau thời điểm 6000 năm Bp. Các cửa sông không
còn là các bãi trầm tích nữa mà là trầm tích chuyển đến được đưa ra lắng đọng tại
đới bờ và châu thổ dần dần tiến ra biển.
Tại mỗi vùng cửa sông hay phân lưu hình thành một thuỳ châu thổ. Các thuỳ
châu thổ có tốc độ dịch chuyển khác nhau tuỳ thuộc vào địa hình đáy, nguồn cung
cấp vật liệu, hoạt động tân kiến tạo khu vực phụ thuộc vào động lực sóng và dòng
chảy. Các vụng nông giữa các phân lưu (vụng gian lưu) có chế độ động lực yếu nên
các thành tạo hạt mịn như sét, sét bột được hình thành. Các tr ầm tích sét, sét bột có
màu xám, xám xanh khá phổ biến trong khu vực nghiên cứu, nó nằm phủ lên các
thành tạo gian triều và trên triều được hình thành trước đó, đường bờ ngày càng tiến
ra phía biển.
75
Các trầm tích tiền châu thổ hình thành trong vùng biển với độ sâu đáy biển
lớn hơn 5-7 m, chủ yếu là phát triển các thành tạo bar cát cửa phân lưu, tiền bar và
các thành tạo cồn cát ven bờ. Các trầm tích này nằm phủ lên trên các trầm tích chân
châu thổ. Các thành tạo sét, sét bột chân châu thổ hình thành tại các vùng với địa
hình đáy lớn hơn 20 - 25m. Khi mực nước biển hạ xuống, cùng với nguồn cung cấp
vật liệu dồi dào thì chân châu thổ ngày càng phát triển ra phía biển. Trong quá trình
tiến ra biển, các con sông và phân lưu đã chuyển lòng nhiều lần. Một trong nh ững
nguyên nhân làm cho dòng phân lưu chuyển dòng là khi châu thổ tiến ra phía biển
thì lòng dẫn phân lưu sẽ kéo dài, kéo theo độ dốc của lòng phân lưu giảm và khả
năng chuyển tải nước và dòng bùn cát cũng giảm theo. Đến một thời điểm nào đó
khả năng chuyển tải của dòng phân lưu sẽ hạ thấp đến mức độ nó sẽ phải tìm một
đường mới ra biển ngắn hơn, có dốc lớn hơn. Thuỳ châu thổ cũ bị bỏ, bị phá huỷ
bởi các quá trình hoặc bị chìm xuống do hoạt động hạ lún tân kiến tạo. Khi thuỳ
châu thổ bị bỏ thì sóng và thuỷ triều sẽ xói mòn tái tạo lại trầm tích. Dưới tác động
của sóng và thuỷ triều vật liệu mịn sẽ được mang đi, vật liệu thô ở lại tạo thành các
dải cồn chạy song song với bờ. Mỗi lần chuyển dòng là một thuỳ châu thổ mới được
hình thành tại vùng cửa phân lưu mớ i. Các thuỳ châu thổ nối tiếp nhau tạo nên châu
thổ rộng lớn, phát triển đẩy đường bờ ra phía biển. Ngoài ra, còn một số nguyên
nhân khác làm dịch chuyển lòng phân lưu như sự thay đổi nguồn cung cấp vật liệu
cho vùng, hoạt động tân kiến tạo...
Các trầm tích châu thổ phủ lên trên các thành tạo estuary - vũng vịnh và nó
bị phủ bởi các trầm tích aluvi trẻ hơn.
* Giai đoạn aluvi
Giai đoạn aluvi được bắt đầu kể từ khi đồng bằng châu thổ đã được hình
thành và kéo dài ra biển. Khi đồng bằng châu thổ phát triển ra phía biển nó đã để lại
đằng sau một bề mặt bằng phẳng rộng lớn, tương đối thấp. Trong điều kiện này thì
hoạt động của các con sông đã tạo nên tầng trầm tích aluvi phủ lên trên các thành
tạo châu thổ trước đó.
Giai đoạn thành tạo aluvi được xem là giai đ oạn cuối cùng của chu kỳ phát
triển đồng bằng châu thổ. Vào thời điểm này đường bờ biển ngày càng lùi ra xa hoạt
động của các con sông chiếm ưu thế hơn. Kết quả quá trình hoạt động của các con
sông đã làm thay đổi bộ mặt châu thổ trước đó. Mặt khác do độ d ốc của bề mặt châu
thổ giảm đáng kể nên một phần vật liệu do các con sông vận chuyển sẽ được lắng
đọng ngay trên bề mặt của châu thổ.Trong các kỳ lũ lụt bề mặt châu thổ bị ngập
76
chìm trong nước lũ.

File đính kèm:

  • pdfluan_an_cac_thanh_tao_tram_tich_tang_mat_va_moi_lien_quan_vo.pdf
  • pdfThong tin tom tat ve ket luan cua LATS -Dang Thi Vinh.pdf
  • pdfTom tat luan an-Tieng Anh-Dang Thi Vinh.pdf
  • pdfTom tat luan an-Tieng Viet-Dang Thi Vinh.pdf