Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 1

Trang 1

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 2

Trang 2

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 3

Trang 3

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 4

Trang 4

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 5

Trang 5

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 6

Trang 6

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 7

Trang 7

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 8

Trang 8

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 9

Trang 9

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 232 trang nguyenduy 25/09/2024 220
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015

Luận án Đảng bộ tỉnh Bình Dương lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở từ năm 1997 đến năm 2015
, công chức và yêu cầu 
cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện việc xây dựng quy định cụ thể về 
bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển đối 
với cán bộ, công chức trong phạm vi phụ trách và phải có những chuyển biến 
mới, có vào, có ra, có lên, có xuống, có thử thách ở địa bàn thuận lợi, có thử 
thách ở địa bàn khó khăn, có nắm giữ chức vụ chủ chốt trong chính quyền, có 
nắm giữ chức vụ chủ chốt trong Đảng. 
Đồng thời, nhằm đổi mới tổ chức, bộ máy và công tác cán bộ ở các địa 
phương gắn với kiện toàn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh gọn, hoạt động thiết 
thực, hiệu quả để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ 
sở đảng. Thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung 
93 
ương Đảng khóa X, ngày 02/02/2008 về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức 
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, 
với chủ trương, "trẻ hóa, tiêu chuẩn hóa, thể chế hóa và từng bước nhất thể 
hóa chức danh cán bộ, tạo bước chuyển có tính đột phá về xây dựng đội ngũ 
cán bộ ở cơ sở" [31, tr. 100] và Hướng dẫn số 25-HD/BTCTW ngày 06/3/2009 
về thực hiện thí điểm Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân 
cấp xã và địa phương không tổ chức Hội đồng nhân dân. Tỉnh ủy Bình 
Dương ban hành Kế hoạch số 39-KH/TU ngày 18/5/2009 về thực hiện thí 
điểm Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, thị trấn. 
Tỉnh ủy yêu cầu, các đơn vị được chọn làm điểm cần bảo đảm tính 
tiêu biểu, đại diện cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, các 
đồng chí được chọn làm Bí thư đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phải 
đảm bảo tiêu chuẩn theo Quyết định 665-QĐ/TU ngày 20/10/2003 về tiêu 
chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa đất nước; "các cấp ủy cần làm tốt công tác nhân sự, đảm bảo 
chặt chẽ, đúng quy trình, dân chủ, khách quan; làm tốt công tác tư tưởng, tạo 
sự thống nhất trong nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa 
của việc thí điểm" [109, tr. 1-2]. Các huyện ủy, thị ủy, thành ủy phải xây dựng 
hoàn chỉnh kế hoạch, danh sách đơn vị, cán bộ thực hiện thí điểm gửi về Ban 
Tổ chức Tỉnh ủy trước 31/7/2009, việc triển khai thực hiện từ ngày 01/11/2009. 
Riêng hai huyện "Thuận An và Bến Cát giữ nguyên các đơn vị đang thực hiện 
mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch làm điểm" [109, tr. 1]. 
Trong giai đoạn 2005-2015, thực hiện chủ trương của Trung ương, Tỉnh 
ủy chỉ đạo các cấp đã tăng cường, luân chuyển 45 cán bộ từ cấp huyện về xã 
giữ chức Bí thư Đảng, 04 cán bộ giữ chức Phó Bí thư Thường trực, 18 cán bộ 
giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân, 14 cán bộ giữ chức Phó Chủ tịch Ủy ban 
nhân dân, luân chuyển từ xã lên cấp huyện 3 cán bộ, luân chuyển từ địa 
phương này sang địa phương khác 5 cán bộ, trong đó, có 03 cán bộ giữ chức 
94 
Bí thư Đảng ủy, 02 cán bộ giữ chức Chủ tịch Ủy ban nhân dân [127, tr. 9]. 
Công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ của Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã 
từng bước khắc phục sự hụt hẫng cán bộ, khép kín trong từng địa phương, 
tăng cường bổ sung cán bộ cho cấp cơ sở và ngược lại. 
Đồng thời, để khắc phục những hạn chế nhất định trong công tác chỉ 
đạo, điều hành của cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa, đẩy mạnh giải quyết các thủ tục hành chính, thúc đẩy thu hút 
đầu tư, trước khi có chủ trương của Trung ương, Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã 
chủ động thực hiện thí điểm mô hình Bí thư cấp ủy, đồng thời là Chủ tịch Ủy 
ban nhân dân cấp xã ở một số huyện, thị trong tỉnh từ năm 2002 [111, tr. 5]. 
Đảng bộ tỉnh Bình Dương sớm nhận thức rằng, việc thực hiện mô hình Bí thư 
cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thị trấn là nhằm tiếp tục đổi 
mới phương thức lãnh đạo của Đảng, phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao 
tinh thần trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; tạo sự đồng bộ, thống nhất 
trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các mặt công tác của địa phương. Trong 
nhiệm kỳ 2010-2015 thực hiện thí điểm tại 09 xã, phường, nhiệm kỳ 2015-
2020 thực hiện thêm tại 4 xã, phường [125, tr. 17]. 
Thực hiện thí điểm mô hình Bí thư Đảng ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy 
ban nhân dân, đã góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở 
Đảng, đưa chủ trương của Đảng nhanh đi vào cuộc sống, do vừa là người lãnh 
đạo, vừa là người chỉ đạo tổ chức thực hiện nên có điều kiện tiếp cận nhiều 
hơn với thực tiễn, hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức 
thực hiện, có ưu thế trong việc tiếp thu, vận dụng nghị quyết của cấp trên phù 
hợp với đặc điểm, thực tiễn của cơ sở, có điều kiện thuận lợi trong việc phân 
công, phối hợp tập trung sức mạnh của cả hệ thống chính trị, tạo điều kiện xử 
lý nhanh, kịp thời những vấn đề cấp bách, bức xúc của địa phương, giảm thời 
gian hội họp, khắc phục sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, góp phần tinh 
gọn tổ chức bộ máy. Việc tập trung quyền hạn cao hơn trước đây tạo cho 
95 
đồng chí Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân khả năng bao 
quát, linh hoạt, chủ động hơn trong công việc. Đây là mô hình phù hợp với 
xây dựng chính quyền đô thị và Bình Dương thành phố thông minh. 
3.2.4. Chỉ đạo quản lý cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ 
Trong giai đoạn 1997-2005, Đảng bộ Bình Dương đã thực hiện phân 
cấp quản lý cán bộ, tuy nhiên "cơ chế quản lý sử dụng còn nhiều bất hợp lý, 
chưa tạo động lực khuyến khích cán bộ, công chức đề cao trách nhiệm, phấn 
đấu, rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực công tác". Đồng thời, 
"công tác quản lý cán bộ, đảng viên ở một số địa phương, đơn vị còn thiếu 
chặt chẽ" [106, tr. 10]. Để đảm bảo cho công tác quản lý, tuyển dụng, sử 
dụng, đề bạt và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có hiệu 
quả hơn, giúp cấp cơ sở có điều kiện tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng đội 
ngũ cán bộ và từng cán bộ một cách khoa học, đồng bộ và hệ thống, tạo cơ sở 
cho việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí, sử dụng 
cán bộ phù hợp, phát huy khả năng của cả đội ngũ và từng người, góp phần 
xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của quản 
lý trong thời kỳ mới. 
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành và sửa đổi nhiều quyết 
định đẩy mạnh phân cấp quản lý cán bộ, góp phần thúc đẩy cải cách hành 
chính, đổi mới quy trình bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử theo 
hướng mở rộng và phát huy dân chủ, thực hiện công khai, minh bạch giảm 
bớt thủ tục, thời gian cần thiết, đáp ứng kiện toàn kịp thời đội ngũ cán bộ chủ 
chốt cấp cơ sở như: Quyết định số 168/2006/QĐ-UBND ngày 11/7/2006 và 
Quyết định số 24/2007/QĐ-UBND ngày 15/3/2007 về việc sửa đổi, bổ sung 
một số điều trong Quy định được ban hành kèm theo Quyết định số 
168/2006/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Quyết định 
số 48/2007/QĐ-UBND ngày 31/5/2007 quy định chế độ quản lý cán bộ, công 
chức xã, phường, thị trấn. 
96 
Để xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong quản lý cán 
bộ, công chức cấp xã, Tỉnh ủy Bình Dương ban hành Quyết định số 560-QĐ/TU 
ngày 10/9/2007 về phân cấp quản lý cán bộ. Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh ban 
hành Quyết định số 39/2012/QĐ-UBND ngày 11/9/2012 về chế độ quản lý 
cán bộ, công chức và những người hoạt động không chuyên trách ở xã, 
phường, thị trấn tỉnh Bình Dương và Quyết định số 50/2014/QĐ-UBND ngày 
18/12/014 về phân cấp quản lý đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn 
trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Các văn bản trên quy định rõ nhiệm vụ, quyền 
hạn của từng cấp trong quản lý cán bộ, công chức cấp xã, cụ thể: 
Ủy ban nhân dân tỉnh, có nhiệm vụ ban hành quyết định quy định số 
lượng cụ thể chức danh cán bộ cấp cơ sở, ban hành quy định về 
phân cấp quản lý, tiêu chuẩn cán bộ, ngành đạo tạo, phê duyệt kế 
hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức hằng năm của 
Ủy ban nhân dân cấp huyện. Sở Nội vụ, có nhiệm vụ và quyền hạn 
là tham mưu ra văn bản hướng dẫn, kiểm tra cấp huyện trong thực 
hiện quản lý cán bộ, được điều động hoặc tiếp nhận "cán bộ, công 
chức cấp huyện luân chuyển, điều động về công tác và đảm nhận 
một chức vụ cán bộ hoặc một chức danh công chức ở xã" hoặc cán 
bộ xã "về công tác tại cơ quan, đơn vị của Đảng, chính quyền, đoàn 
thể, Mặt trận Tổ quốc cấp huyện". Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp 
huyện có quyền "quyết định tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, xếp 
lương, nâng lương trước thời hạn, nghỉ hưu, thôi việc, kỷ luật đối 
với cán bộ cấp xã". Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch 
tuyển dụng; xây dựng quy hoạch cán bộ, công chức hàng năm báo 
cáo và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt [181, tr. 4-7]. 
Trong giai đoạn 1997-2005, tuy Bình Dương sớm ban hành nhiều 
chính sách với nhiều chế độ ưu đãi đối với cán bộ "nhưng chưa đủ sức hấp 
dẫn để thu hút người giỏi, người tài về công tác tại tỉnh, nhất là vào các đơn vị 
97 
cơ sở" [153, tr. 5]. Nhằm khắc phục những hạn chế, cụ thể hóa chủ trương của 
Đảng bộ về xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu của 
thời kỳ phát triển mới, tỉnh Bình Dương đã đẩy mạnh công tác xây dựng và 
thực hiện chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở và coi đó là động lực để phát 
huy sự nỗ lực của cán bộ. Ngày 14/7/2006, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình 
Dương ban hành Nghị quyết số 08/2006/NQ-HĐND phê chuẩn chính sách 
đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. Tiếp đó, Ủy 
ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định số 199/2006/QĐ-UBND 
ngày 16/8/2006 về chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực 
tỉnh Bình Dương, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ 
được giao, nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công 
vụ, động viên khuyến khích cán bộ nâng cao tinh thần học tập đồng thời thu 
hút nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh có trình độ cao về công tác tại cơ sở 
nhằm tăng cường chất lượng cán bộ cấp cơ sở. 
Sau 3 năm thực hiện chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo, phát 
triển nguồn nhân lực, đã đạt được những kết quả bước đầu nhưng nhìn chung, 
một số chế độ, chính sách đối với cấp xã chưa hợp lý, nhất là đối với cán bộ 
chuyên trách, cán bộ bầu cử; việc xây dựng và ban hành một số chính sách 
còn chậm có chính sách chưa phù hợp với thực tế nhưng chậm được đổi mới 
như: "chính sách nghỉ hưu, nghỉ việc đối với cấp xã, chưa có chính sách trợ 
cấp đối với cán bộ được điều động, luân chuyển về cơ sở" [106, tr. 10]. Chính 
sách đào tạo, thu hút nhân lực của tỉnh mặc dù ra đời sớm, được điều chỉnh, 
bổ sung nhưng mức trợ cấp còn thấp, chưa tính đến một số đặc thù nên hiệu 
quả chưa cao. Trước tình hình đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ 
chốt cấp cơ sở, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 
37/2009/NQ-HĐND ngày 16/12/2009 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ 
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương và Nghị quyết số 
40/2009/NQ-HĐND về thực hiện chế độ trợ cấp khó khăn đối với cán bộ, 
98 
công chức, viên chức, những người hoạt động không chuyên trách công tác 
tại 13 xã còn nhiều khó khăn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 
Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương 
khóa 7, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành và sửa đổi nhiều văn bản nhằm nâng 
cao chế độ, chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở, thu hút nguồn nhân lực chất 
lượng cao về công tác tại xã, phường, thị trấn như: Quyết định số 
94/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 ban hành quy định số lượng, một số 
chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, những người hoạt động không 
chuyên trách cấp xã và cán bộ ấp, khu phố; Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND 
ngày 31/12/2009 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực; Quyết định số 13/2010/QĐ-UBND sửa đổi một số quy định 
được ban hành theo Quyết định số 94/2009/QĐ-UBND ngày 21/12/2009. Để 
nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cao cho 
cơ sở, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết số 
12/2010/NQ-HĐND sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 37/2009/NQ-HĐND ngày 
16/12/2009 và Ủy ban nhân dân cụ thể hóa bằng Quyết định số 22/2010/QĐ-
UBND ngày 23/7/2010 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 96/2009/QĐ-UBND 
ngày 31/12/2009 về chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực. 
Tuy đã ban hành nhiều chính sách, dành cho cán bộ cấp cơ sở nhằm 
nâng cao chất lượng nhưng "việc tuyển dụng, bổ sung lao động có trình độ 
chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định, kể cả bố trí sinh viên tốt nghiệp đại học 
hưởng trợ cấp của tỉnh chỉ đạt kết quả hạn chế" [169, tr. 2] ảnh hưởng đến 
chất lượng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Để tiếp tục 
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, Hội đồng nhân dân 
tỉnh ban hành Nghị quyết số 58/2011/NQ-HĐND ngày 10/11/2011 về chính 
sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nhân lực tỉnh Bình Dương. 
Tiếp đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương sửa đổi và ban hành nhiều văn 
99 
bản nhằm cụ thể hóa Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 8 như: 
Quyết định số 73/2011/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 ban hành quy định số 
lượng, chức danh, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp 
xã; Quyết định số 74/2011/QĐ-UBND ngày 21/12/2011 ban hành quy định về 
chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và 
Hướng dẫn liên sở số 372/HDLS-NV-TC ngày 15/6/2012 của Sở Tài chính và 
Sở Nội vụ về thực hiện chính sách thu hút, chế độ hỗ trợ đào tạo và phát triển 
nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương. 
Đặc biệt, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Nghị quyết 
chuyên đề số 05/2013/NQ-HĐND ngày 31/7/2013 về số lượng và thực hiện 
chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dự nguồn cấp xã trên địa bàn 
tỉnh Bình Dương, nhằm kết hợp giữa công tác đào tạo nguồn cán bộ chủ chốt 
cấp cơ sở với thực hiện chính sách, bố trí sử dụng. Cụ thể hóa Nghị quyết số 05 
của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa 8, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban 
hành Quyết định số 23/2013/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 về việc bố trí và thực 
hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức dự nguồn của các xã, 
phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong thẩm quyền được phân 
cấp, Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương ban hành 15 quyết định (phụ lục 10), phân 
bổ 200 cán bộ, công chức dự nguồn cho cấp huyện. 
Trong 10 năm (2005-2015), Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban 
hành 5 văn bản cụ thể hóa chủ trương của Đảng bộ tỉnh về phân cấp quản lý cán 
bộ, các cấp ủy Đảng, chính quyền đã nghiêm túc tổ chức thực hiện, bảo đảm 
nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể quyết định, đồng thời phát huy đầy đủ trách 
nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu trong công tác quản lý cán bộ. Các 
cấp đã nhận thức rõ trách nhiệm, quyền hạn trong công tác quản lý đội ngũ cán 
bộ chủ chốt cấp cơ sở và thống nhất cách thức tổ chức, linh hoạt trong thực 
hiện góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu 
phát triển, phù hợp với đặc điểm của từng xã, phường, thị trấn trong tỉnh. 
100 
Cùng với đó, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình 
Dương cũng ban hành và sửa đổi 16 văn bản liên quan đến chế độ, chính sách 
đối với cán bộ cấp cơ sở. Điều này làm cho các cấp nhận thức rõ tầm quan 
trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở và chính sách cán 
bộ là một nội dung quan trọng của công tác chính trị, tư tưởng, là một trong 
những động lực cốt yếu trực tiếp thúc đẩy đội ngũ cán bộ chủ chốt nâng cao 
trách nhiệm, nỗ lực công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Việc đẩy 
mạnh công tác xây dựng, sửa đổi, ban hành chế độ, chính sách theo hướng 
ngày càng nâng cao đã góp phần tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ, góp 
phần nâng cao chất lượng cuộc sống, an tâm công tác, đẩy lùi suy thoái về 
chính trị, tư tưởng, đạo đức đối với cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. 
Tiểu kết chƣơng 3 
Giai đoạn 2005 - 2015, mặc dù có nhiều biến động về kinh tế - xã hội, 
ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, 
nhưng Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã có sự đổi mới trong lãnh đạo xây dựng 
đội ngũ cán bộ, đề ra nhiều chủ trương, giải pháp chủ động, linh hoạt, đúng 
đắn, phù hợp với tình hình thế giới, trong nước và địa phương. Công tác cán 
bộ đã bám sát nhiệm vụ chính trị và yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ trong 
thời kỳ mới, luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả từng 
khâu của công tác cán bộ, hướng trọng tâm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt 
cấp cơ sở vào công tác tạo nguồn cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn 
nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý kinh tế, tin học, ngoại 
ngữ, cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. 
Trong đào tạo, bồi dưỡng đã chú trọng cập nhật những kiến thức mới, 
chú trọng bồi dưỡng kỹ năng, bồi dưỡng chức danh theo vị trí việc làm và coi 
đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc thực hiện chiến lược cán bộ 
giai đoạn mới. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ, bảo đảm sự 
chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Đồng thời, 
101 
thực hiện luân chuyển cán bộ, đưa công tác này thành nề nếp trong công tác 
xây dựng đội ngũ cán bộ. Đẩy mạnh việc xây dựng, ban hành và điều chỉnh chế 
độ, chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất, hướng 
tới công bằng. Đổi mới công tác tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ, cải tiến 
cách thức tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ để chọn đúng người, bố trí đúng việc. 
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, 
các cấp ủy Đảng, chính quyền và các ngành của tỉnh Bình Dương cũng gặp 
không ít khó khăn, thách thức như: Hệ thống chính quyền ở nước ta gồm 4 cấp, 
nhưng xây dựng bộ máy chỉ hoàn chỉnh ở 3 cấp (Trung ương, tỉnh, huyện), 
còn cấp xã chỉ là những chức danh riêng biệt không được xây dựng thành một 
bộ máy hoàn chỉnh; việc xử lý kỷ luật cán bộ cấp xã được quy định trong Luật 
cán bộ, công chức năm 2008, tuy nhiên, các văn bản pháp quy dưới luật chưa 
được ban hành đồng bộ, Nghị định số 114/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của 
Chính phủ về cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn có nội dung điều chỉnh 
xử lý, kỷ luật cán bộ, nhưng thời điểm ban hành đã lâu, không còn phù hợp 
với thực tiễn, không có quy trình hướng dẫn cụ thể khi tiến hành, cũng như 
các hành vi vi phạm tương ứng với các hình thức kỷ luật, gây khó khăn trong 
xử lý vi phạm, đặc biệt là xử lý kỷ luật đối với các chức danh dân cử và đoàn 
thể cấp xã. 
Trung ương chưa xây dựng được chế độ, chính sách đối với cán bộ, 
công chức cấp xã phù hợp với chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công 
chức cấp huyện trở lên để tạo sự liên thông trong đội ngũ cán bộ các cấp; 
chưa xây dựng chương trình và hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp với đối 
tượng cán bộ Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp cơ sở; 
Thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ 
tịch ủy ban nhân dân cấp cơ sở chưa tương xứng; chưa có quy định cụ thể vai 
trò phụ trách chi bộ quân sự đối với những đơn vị thực hiện Bí thư cấp ủy 
đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp cơ sở; các quy định của Trung 
102 
ương về số lượng cán bộ cấp xã chưa chú ý đến tính đặc thù và sự phát triển 
kinh tế- xã hội của vùng, miền, địa phương. 
Tuy gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng, Tỉnh ủy, Hội đồng 
nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương đã thể hiện quyết tâm cao trong 
việc chỉ đạo triển khai công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, 
ngoài phụ cấp chức vụ lãnh đạo, cán bộ cấp xã còn được hưởng chế độ phụ 
cấp phân theo loại xã, nhằm mục đích hỗ trợ thêm và tăng tính trách nhiệm 
trong thực hiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Bản thân đội ngũ 
cán bộ cấp cơ sở luôn có ý thức và tinh thần trách nhiệm cao, biết kế thừa, 
phát huy những kinh nghiệm, truyền thống của quê hương và các thế hệ đi 
trước. Những kết quả lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng đội ngũ cán bộ 
cấp cơ sở của Đảng bộ tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2005- 2015, không 
chỉ góp phần quan trọng vào 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_dang_bo_tinh_binh_duong_lanh_dao_xay_dung_doi_ngu_ca.pdf
  • pdfTT-Phạm Hồng Kiên.pdf
  • pdfNCS lich su Pham Hong Kien - Tom tat Tieng Viet.pdf