Luận án Điều khiển tối ưu luồng video điểm - đa điểm trong mạng 5G siêu dày đặc
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Điều khiển tối ưu luồng video điểm - đa điểm trong mạng 5G siêu dày đặc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Điều khiển tối ưu luồng video điểm - đa điểm trong mạng 5G siêu dày đặc
ownlink Resource Sharing and Caching Helper Selection). Theo cách tiếp cận chung, các tác giả trong [47] đã giới thiệu một mô hình phân tích và tối ưu cho D2DC điểm - đa điểm. Nghiên cứu này xem xét đánh giá các thông số hiệu suất quan trọng của D2DC như xác suất bao phủ, số lượng trung bình của đầu thu được bao phủ và thông lượng của chúng. Mô hình đề xuất cũng tối ưu hiệu suất truyền thông điểm - đa điểm bằng cách tìm tỷ lệ truyền thông điểm - đa điểm tối ưu và số lần truyền lại tối ưu. Trong [48] và [49], bằng cách khai thác cụm truyền thông điểm - đa điểm, các CH được chọn để truyền cho một số RU gần nhau. Kết quả cho thấy các cách thức lựa chọn CH được đề xuất làm giảm lưu lượng tại MBS, giảm chi phí truyền video và thời gian truyền lại trung bình. Để đạt được hiệu quả cao hơn, một phương thức kết hợp giữa truyền thông di động thông thường và D2DC được nghiên cứu cho các dịch vụ video truyền thông điểm - đa điểm [50]. Phương thức được đề xuất sử dụng D2DC dựa trên tần số đơn cho phép các CH được chọn truyền video điểm - đa điểm tới các RU. Mục tiêu là tối đa hóa tốc độ dữ liệu bằng cách phân bổ tài nguyên vô tuyến. Mối quan hệ xã hội giữa các MU cũng được xem xét trong D2DC để cải thiện hiệu suất truyền điểm - đa điểm [38], [67], [76]–[78]. Trong [38] và [76], CH và RU được nhóm thành cụm dựa trên các tính chất vật lý (ví dụ: khoảng cách và chất lượng kênh vô tuyến) và cả các mối quan hệ xã hội của chúng. Năng lượng và tài nguyên kênh truyền được mô hình toán và giải để cực đại thông lượng hệ thống đồng thời giảm thiểu khoảng cách kênh và số lượng kênh cần thiết trong các cụm truyền điểm - 40 đa điểm khác nhau. Theo cách tiếp cận tương tự nhằm khai thác các mối quan hệ xã hội, các tác giả trong [67], [77], [78] đã đề xuất một cơ chế phân cụm và lựa chọn CH để tăng cường hiệu suất năng lượng của mạng D2DC điểm - đa điểm và cải thiện tổng tỷ lệ các mối quan hệ xã hội của tất cả các RU. Các kỹ thuật D2DC điểm - đa điểm quan trọng khác được trình bày tại [51] và [79], trong đó, các tác giả xem xét đến vấn đề truyền đa chặng và phân cụm dựa trên chi phí. Trong [51], để tăng cường hiệu suất, nhiều cụm và các CH liên quan được thiết lập dưới dạng mạng đa chặng. Mỗi CH trung gian đóng vai trò là nút chuyển tiếp và là nút truyền điểm - đa điểm sao cho độ trễ giảm thiểu và hiệu suất năng lượng được đảm bảo đồng thời cực tiểu hóa số lần truyền dư thừa. Ngoài ra, làm thế nào khuyến khích MU trở thành CH và làm cách nào để cân bằng lợi ích và chi phí của CH, bài toán phân cụm dựa trên chi phí để chia sẻ nội dung qua D2DC điểm - đa điểm đã được nghiên cứu nhằm cải thiện lợi ích trung bình của RU [79]. Có thể nhận thấy rằng, các nghiên cứu đã nói ở trên không xem xét đến lợi ích của việc tận dụng các tài nguyên kênh truyền xuống có sẵn để chia sẻ với các CH trong truyền thông điểm - đa điểm. Một số nghiên cứu khác đã thực hiện D2DC điểm - đa điểm để cực đại hiệu quả năng lượng hệ thống [39] và thông lượng hệ thống [41]. Tuy nhiên, các tác giả trong [39] và [41] đã không sử dụng phương thức lựa chọn CH để cải thiện hơn nữa hiệu suất của D2DC điểm - đa điểm có phân cụm. 3.1.3. Tính mới của cơ chế DRS-CHS Optimal Controller (MBS) Actuator (v*) Control index Plant (SUs, CHs, IoT devices) (C*) Maximum video streaming capacity at MU and devices Network System parameters SINR (0) Hình 3.1. Sơ đồ khối cơ chế DRS-CHS điều khiển luồng video điểm - đa điểm 41 Từ những phân tích về sự cần thiết của cơ chế DRS-CHS và hiện trạng các nghiên cứu liên quan, để khắc phục các vấn đề còn tồn đọng của D2DC điểm - đa điểm có phân cụm, trong Chương 3 này, tôi đề xuất sơ đồ khối cơ chế DRS-CHS điều khiển luồng video điểm - đa điểm như được mô tả trong Hình 3.1. Trong hệ thống này, giả sử rằng 5G UDN có: 1) một số người dùng chia sẻ (SU) sẵn sàng chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống với các người dùng khác; 2) một số người dùng trợ giúp lưu trữ (CH), tức là các MU đã lưu các video phổ biến; và 3) nhiều người dùng yêu cầu (RU) yêu cầu các video giống nhau. Sau đó, các kỹ thuật phân cụm và D2DC được áp dụng để điều khiển luồng video điểm - đa điểm từ CH đến các RU hoặc từ MBS đến RU theo cơ chế DRS-CHS. Để thực thi cơ chế DRS-CHS, bộ điều khiển tối ưu (MBS) sẽ thu thập các thông tin của hệ thống và thông tin QoS đặc trưng bởi tỷ số tín hiệu trên nhiễu trắng và can nhiễu 0 (SINR - Signal to Interference plus Noise Ratio) phản hồi từ các SU nhằm đảm bảo chất lượng cho các SU ở mức ngưỡng cho phép khi chúng chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống hỗ trợ D2DC. Các thông tin được thu thập này sẽ cho phép MBS xây dựng bài toán tối ưu DRS-CHS và giải nó để xác định chỉ số điều khiển v* để điều khiển quá trình 1) chọn lựa vị trí lưu trữ (tại chính MBS hoặc tại CH) và 2) chọn lựa SU nào để chia sẻ tài nguyên phổ tần cho CH nào trong cụm nào nhằm cung cấp cho RU dung lượng luồng video điểm - đa điểm cực đại C*. Những đóng góp và điểm mới của cơ chế DRS-CHS trong Chương 3 được tóm tắt ở Bảng 3-1, cụ thể như sau: • Đề xuất một mô hình điều khiển luồng video điểm - đa điểm trong 5G UDN. Mô hình này tận dụng 1) tài nguyên kênh truyền xuống của SU, 2) các video được lưu trong CH, và 3) đặc tính quảng bá tự nhiên của môi trường truyền vô tuyến, để truyền các video được lưu trữ trong các CH tới các RU qua D2DC điểm - đa điểm trong phạm vi gần. • Mô hình hệ thống được xây dựng dưới dạng bài toán điều khiển tối ưu DRS- CHS thỏa mãn ràng buộc về tính công bằng QoS (SINR) tại các SU. Giải bài toán tối ưu để tìm ra cặp SU và CH tốt nhất, nghĩa là điều khiển quá trình chọn lựa SU nào sẽ chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống cho CH nào để phục vụ các RU trong các cụm khác nhau với dung lượng là lớn nhất qua D2DC điểm - đa điểm (tái sử dụng tài nguyên kênh truyền xuống được chia 42 sẻ bởi SU). Cơ chế DRS-CHS cũng cho phép điều khiển các RU hoặc là nhận video từ các CH thông qua D2DC điểm - đa điểm hoặc là từ MBS thông qua truyền thông điểm - đa điểm của mạng di động thông thường sao cho tổng dung lượng luồng video thu được là cực đại. • Vì kích thước của 5G UDN là rất lớn nên thuật toán tìm kiếm vét cạn khó thực thi. Do đó, tôi đề xuất thuật toán di truyền có chỉnh sửa (GA - Genetic Algorithms) khả thi hơn để giải bài toán điều khiển tối ưu được đề xuất trong 5G UDN. Kết quả mô phỏng được trình bày và thảo luận để chứng minh lợi ích của giải pháp DRS-CHS được đề xuất so với các giải pháp thông thường khác. Bảng 3-1. Tóm tắt các điểm mới và đóng góp của cơ chế DRS-CHS Cơ chế (Chương) Tiêu chí Giải thuật Cơ chế chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống Công bố Vị trí lưu trữ Mối quan hệ xã hội Tính công bằng QoS Cực đại dung lượng DRS-CHS (Chương 3) MBS CH SU(0) ✓ GA 1 SU chia sẻ cho 1 CH trong 1 cụm Bài báo tạp chí trong nước: Journal of Science and Technology: Issue on Information and Communications Technology SSC (Chương 4) MBS CH ✓ SU(0) RU(C) ✓ GA 1 SU chia sẻ cho nhiều CH trong nhiều cụm Bài báo tạp chí quốc tế: IEEE Systems Journal (IF=4.5) DRS-MCS (Chương 5) MBS SBS CH SU(0) ✓ Vét cạn, phân tán 1 SU chia sẻ cho 1 CH trong 1 cụm Bài báo tại Hội nghị quốc tế INISCOM’20 (International Conference on Industrial Networks and Intelligent Systems) Bố cục của Chương 3 được tổ chức như sau. Phần 3.2 đề xuất mô hình truyền video điểm - đa điểm trong 5G UDN và tính toán các thông số của hệ thống. Phần 3.3. xây dựng và giải bài toán tối ưu cho mô hình DRS-CHS được đề xuất bằng thuật toán GA. Kết quả mô phỏng, đánh giá và thảo luận được trình bày trong Phần 3.4. Cuối cùng là kết luận chương trong Phần 3.5. 43 3.2. Mô hình và tính toán các thông số hệ thống DRS-CHS 3.2.1. Mô hình hệ thống DRS-CHS Từ các phân tích ở Chương 1 và các thảo luận ở phần 3.1, tôi đề xuất mô hình hệ thống DRS-CHS điều khiển luồng video điểm - đa điểm trong 5G UDN nhằm cực đại dung lượng người dùng được thể hiện trong Hình 3.2. 1CH 2CH 1 CHM 1RU 2RU 1 RUN CH JM 1RU 2RU RU JN Cellular links D2D cluster 1 D2D cluster 2 D2D cluster J Inteference links Multicast links Cached videos 1SU SU3 SUK 1CH 2CH 2 CHM 1RU 2RU 2 RUN 1CH 2CH MBS Control signals Feedback signals Network 2SU Hình 3.2. Mô hình hệ thống DRS-CHS điều khiển luồng video điểm - đa điểm trong 5G UDN Mô hình này bao gồm một MBS và K SU chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống cho J cụm để thiết lập D2DC điểm - đa điểm. Cụm thứ j (j=1, 2, , J) có Mj CH (CH1, CH2, , CHMj) đã lưu video yêu cầu và Nj RU (RU1, RU2, , RUNj) yêu cầu video. Trong cụm thứ j, CH thứ m được chọn tối ưu từ Mj CH để cung cấp cho Nj RUs dung lượng luồng video cực đại. Khi MBS nhận được yêu cầu video, cơ chế DRS-CHS bắt đầu hoạt động theo 3 bước như sau: • Bước 1 – Phân cụm người dùng D2D: Trong bước này, MBS thiết lập người dùng D2D thành J cụm bằng cách sử dụng kỹ thuật phân cụm dựa trên D2D [14] để mở rộng vùng phủ sóng. Trong mỗi cụm, MBS biết được MU nào có lưu trữ video được yêu cầu hay không. Kết quả là, cụm thứ j có Mj CH và Nj RU có khả năng D2DC trực tiếp với nhau. 44 • Bước 2 – Xây dựng và giải bài toán tối ưu DRS-CHS: MBS tiếp tục thu thập các thông số của các kênh truyền vô tuyến từ nó đến các SU và các RU cũng như từ các CH đến các SU và các RU. Dựa trên những thông số này, MBS xây dựng bài toán tối ưu DRS-CHS, giải bài toán này sẽ cho ta chỉ số nhị phân điều khiển tối ưu quá trình chọn lựa SU và CH 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 . Ở đây, 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 = 1 có nghĩa là SU thứ k được chọn để chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống của nó với CH thứ m nhằm thiết lập D2DC truyền video điểm - đa điểm từ CH thứ m đến Nj RU trong cụm thứ j, ngược lại 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 = 0. Các giá trị tối ưu 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 tìm được để cực đại dung lượng luồng video điểm - đa điểm của hệ thống. Trong quá trình tìm kiếm kết quả tối ưu 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 , có 3 ràng buộc được xem xét bao gồm: i) ∑ ∑ 𝑣𝑗 𝑘,𝑚𝑀𝑗 𝑚=1 𝐾 𝑘=1 ≤ 1, j = 1, 2, , J để đảm bảo rằng một SU chỉ có thể chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống của nó cho tối đa một CH trong mỗi cụm; ii) ∑ ∑ 𝑣𝑗 𝑘,𝑚𝑀𝑗 𝑚=1 𝐽 𝑗=1 ≤ 1, k = 1, 2, , K đảm bảo một SU không thể chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống của nó với nhiều hơn một CH trong J cụm; iii) QoS (đặc trưng bởi SINR) tại SU được đảm bảo lớn hơn hoặc bằng mức ngưỡng 0, để hạn chế tác động nhiễu gây ra bởi D2DC điểm - đa điểm đến hiệu suất dung lượng của các SU, nghĩa là phải đảm bảo tính công bằng về QoS cho SU khi nó chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống. • Bước 3 – Truyền video điểm - đa điểm: Sau khi tìm được 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 , các SU và CH tương ứng được chỉ định để chia sẻ tài nguyên đường xuống với CH nhằm thiết lập D2DC điểm - đa điểm truyền video đến các RU với dung lượng lớn nhất. Cần lưu ý rằng, nếu video được yêu cầu không nằm trong bất kỳ cụm nào hoặc chất lượng kênh truyền từ CH đến các RU kém hơn từ MBS đến các RU, thì video này được phân phối bởi MBS. 45 3.2.2. Tính toán các thông số của hệ thống DRS-CHS 3.2.2.1. Dung lượng tại các RU Để tính được dung lượng phân phối video đến các RU, ta phải tính toán tỷ số tín hiệu trên nhiễu (SNR – Signal to Noise Ratio) của kênh truyền giữa CH thứ m và RU thứ n trong cụm thứ j như sau: 𝛾𝑗 𝑚,𝑛 = 𝑃𝑗 𝑚𝐺𝑗 𝑚,𝑛 𝑁0 (3.1) Trong đó 𝑃𝑗 𝑚 là công suất truyền của CH thứ m trong cụm thứ j, 𝐺𝑗 𝑚,𝑛 là độ lợi kênh truyền giữa CH thứ m và RU thứ n trong cụm thứ j và N0 là công suất của nhiễu trắng Gaussian. Trong chương này, độ lợi kênh truyền được mô hình theo tài liệu [66], xác định bằng tích của hệ số fading phân phối mũ có trị trung bình là 1 ( exp(1)) và hàm suy hao đường truyền theo lũy thừa chuẩn có hệ số suy hao lũy thừa là . Tuy nhiên, bởi vì kênh truyền giữa CH thứ m và RU thứ n trong cụm thứ j sử dụng lại tài nguyên kênh truyền xuống của SU thứ k để thiết lập D2DC điểm - đa điểm, nên nó bị ảnh hưởng bởi can nhiễu do công suất truyền từ MBS (𝑃0,𝑘) đến SU thứ k. Bằng cách thêm vào chỉ số điều khiển 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 trong DRS-CHS. Công thức (3.1) được viết lại thành 𝛾𝑗 𝑘,𝑚,𝑛 = 𝑣𝑗 𝑘,𝑚𝑃𝑗 𝑚𝐺𝑗 𝑚,𝑛 𝑁0 + 𝑃0,𝑘𝐺𝑗 0,𝑛 (3.2) Trong đó, 𝐺𝑗 0,𝑛 là độ lợi kênh giữa MBS và RU thứ n trong cụm thứ j. Trong trường hợp không có SU chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống với bất kỳ CH nào trong cụm thứ j, video được phân phối bởi MBS. Ta có SNR của kênh truyền từ MBS đến RU thứ n được tính bởi 𝛾𝑗 0,𝑛 = (1 − ∑ ∑ 𝑣𝑗 𝑘,𝑚𝑀𝑗 𝑚=1 𝐾 𝑘=1 )𝑃𝑗 0,𝑛𝐺𝑗 0,𝑛 𝑁0 (3.3) Trong đó, 𝑃𝑗 0,𝑛 là công suất truyền từ MBS đến RU thứ n trong cụm thứ j. 46 Cuối cùng, tổng dung lượng luồng video tại RU thông qua D2DC điểm - đa điểm từ CH và thông qua truyền thông điểm - đa điểm từ MBS được xác định bởi 𝐶𝑅𝑈 = 𝑊∑[∑∑∑log2(1 + 𝑁𝑗 𝑛=1 𝑀𝑗 𝑚=1 𝐾 𝑘=1 𝛾𝑗 𝑘,𝑚,𝑛) +∑ log2(1 + 𝛾𝑗 0,𝑛) 𝑁𝑗 𝑛=1 ] 𝐽 𝑗=1 (3.4) Với W là băng thông của hệ thống. Có thể thấy trong công thức (3.4) rằng, việc xác định giá trị của chỉ số điều khiển 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 sẽ cho phép hoặc là thành phần tổng thứ nhất được chọn (D2DC điểm - đa điểm từ CH) hoặc thành phẩn tổng thứ hai được chọn (truyền thông điểm - đa điểm từ MBS) cho từng cụm thứ j, nhằm cực đại CRU. 3.2.2.2. Tỷ số tín hiệu trên nhiễu trắng và can nhiễu (SINR) tại các SU Trong bài toán tối ưu DRS-CHS, khi SU thứ k chia sẻ tài nguyên kênh truyền xuống, SINR tại SU thứ k phải được đảm bảo để cho QoS cao. Do vậy, ta cần tính toán SINR tại SU thứ k dưới ảnh hưởng của nhiễu gây ra bởi D2DC điểm - đa điểm như sau: 𝛾𝑘 = 𝑃0,𝑘𝐺0,𝑘 𝑁0 + 𝑣𝑗 𝑘,𝑚𝑃𝑗 𝑚𝐺𝑗 𝑚,𝑘 (3.5) Trong đó, 𝐺0,𝑘 là độ lợi kênh truyền từ MBS đến SU thứ k và 𝐺𝑗 𝑚,𝑘 là độ lợi kênh giữa CH thứ m trong cụm thứ j và SU thứ k. 3.3. Bài toán và giải pháp tối ưu DRS-CHS 3.3.1. Bài toán tối ưu DRS-CHS Trong bài toán tối ưu DRS-CHS, (3.4) là hàm mục tiêu được cực đại bằng cách tìm giá trị tối ưu của chỉ số 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 để điều khiển quá trình chọn lựa SU và CH cũng như chọn lựa vị trí lưu trữ là MBS hoặc CH cho truyền thông điểm - đa điểm. Bằng cách xem xét thêm 3 ràng buộc đã đề cập trong phần 3.2.1 của chương này, bài toán tối ưu DRS-CHS được trình bày như sau: 47 max 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 𝐶RU (3.6) 𝑠. 𝑡. { ∑ ∑ 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 𝑀𝑗 𝑚=1 𝐾 𝑘=1 ≤ 1, 𝑗 = 1, 2, , 𝐽 ∑ ∑ 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 𝑀𝑗 𝑚=1 𝐽 𝑗=1 ≤ 1, 𝑘 = 1, 2, , 𝐾 𝑣𝑗 𝑘,𝑚𝑃𝑗 𝑚𝐺𝑗 𝑚,𝑘 ≤ 𝑃0,𝑘𝐺0,𝑘 𝛾0 − 𝑁0, 𝑘 = 1, 2, , 𝐾, 𝑗 = 1, 2, , 𝐽,𝑚 = 1, 2, ,𝑀𝑗 (3.7) Trong đó, ràng buộc thứ 3 để đảm bảo QoS cho SU thứ k được tính từ (3.5) bằng cách đặt 𝛾𝑘 ≥ 𝛾0. Bài toán tối ưu DRS-CHS được giải đơn giản và cho kết quả chính xác bằng thuật toán tìm kiếm vét cạn [86], [87]. Không gian ma trận để tìm ra 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 tối ưu trong (3.6) và (3.7) là 𝑉 = {𝑉𝐾×𝑀1 1 , 𝑉𝐾×𝑀1 2 , , 𝑉𝐾×𝑀1 2𝐾×𝑀1 ; 𝑉𝐾×𝑀2 1 , 𝑉𝐾×𝑀2 2 , , 𝑉𝐾×𝑀2 2𝐾×𝑀2 ; ; 𝑉𝐾×𝑀𝑗 1 , 𝑉𝐾×𝑀𝑗 2 , , 𝑉𝐾×𝑀𝑗 2 𝐾×𝑀𝑗 } Trong đó, 𝑉𝐾×𝑀𝑗 𝑣 , 𝑣 = 1, 2, , 2𝐾×𝑀𝑗 là ma trận nhị phân K hàng Mj cột. Phần tử ở hàng thứ k và cột thứ m bằng 1 (hoặc 0) nghĩa là SU thứ k chia sẻ (hoặc không chia sẻ) tài nguyên kênh truyền xuống của nó cho CH thứ m trong cụm thứ j. Tuy nhiên, vấn đề của thuật toán tìm kiếm vét cạn trong không gian ma trận này là khó khả thi khi J, K và Mj lớn trong các 5G UDN, tức là, độ phức tạp của bộ nhớ và thời gian tính toán lên đến 𝑂(2𝐾× ∑ 𝑀𝑗 𝐽 𝑗=1 ). Trong thực tế, một kết quả tối ưu chính xác hoặc gần đúng với độ phức tạp thấp hơn sẽ khả thi hơn so với kết quả chính xác được thực hiện ở độ phức tạp cao. Do đó, tôi áp dụng thuật toán di truyền (GA – Genetic Algorithms) để giải bài toán tối ưu DRS-CHS cho các giá trị tối ưu chính xác hoặc gần đúng của chỉ số điều khiển 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 với tài nguyên bộ nhớ và thời gian xử lý hợp lý. So sánh về độ phức tạp bộ nhớ và thời gian, thuật toán tìm kiếm vét cạn tăng theo cấp lũy thừa đối với J, K và Mj, thì GA luôn duy trì độ phức tạp bộ nhớ là 𝑂(𝑁𝑃 × 𝑁𝐵), ở đây NP là kích thước quần thể ban đầu, tức là số lượng cá thể (hoặc các giải pháp tiềm năng) và 𝑁𝐵 = 𝐾 × ∑ 𝑀𝑗 𝐽 𝑗=1 là số bit được sử dụng để đại diện cho một cá thể. Độ phức tạp về thời gian của GA phụ thuộc cơ bản vào các giá trị của NP và NB, 48 các toán tử của GA (chọn lọc, lai tạo và đột biến), và phụ thuộc vào quá trình đánh giá hàm mục tiêu chủ yếu dựa trên các tiêu chí hội tụ được đưa ra bởi người dùng [66], [80]. Giải pháp GA, dựa trên các nguyên tắc tiến hóa của chọn lọc tự nhiên và biến đổi di truyền, được trình bày cụ thể trong phần tiếp theo. 3.3.2. Giải pháp tối ưu DRS-CHS dùng GA Trong phần này, tôi sử dụng công cụ GA được đưa ra trong [80]. Công cụ GA này được triển khai để giải bài toán cho các giá trị tối ưu trong miền số thực dưới các ràng buộc đơn giản ở dạng giới hạn cận dưới và giới hạn cận trên. Do đó, nó không thể giải bài toán tìm ma trận nhị phân tối ưu trong không gian tìm kiếm V và thỏa mãn tập các ràng buộc phức tạp như trong (3.7). Vì vậy, tôi áp dụng phương pháp phạt (penalty method) [42] và thay đổi tìm kiếm trong miền số thực thành tìm kiếm ở dạng nhị phân, được trình bày như sau. Khi xem xét các ràng buộc phức tạp, phương pháp phạt được sử dụng để chuyển đổi bài toán tối ưu DRS-CHS có ràng buộc thành bài toán tối ưu không ràng buộc. Để làm như vậy, các ràng buộc của (3.7) được viết lại như sau { ∆𝑉𝑗 = 1 −∑ ∑ 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 𝑀𝑗 𝑚=1 𝐾 𝑘=1 ≥ 0, 𝑗 = 1, 2, , 𝐽 ∆𝑉𝑘 = 1 −∑ ∑ 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 𝑀𝑗 𝑚=1 𝐽 𝑗=1 ≥ 0, 𝑘 = 1, 2, , 𝐾 ∆𝛾𝑘 = 𝑃0,𝑘𝐺0,𝑘 𝛾0 − 𝑁0 − 𝑣𝑗 𝑘,𝑚𝑃𝑗 𝑚𝐺𝑗 𝑚,𝑘 ≥ 0, 𝑘 = 1, 2, , 𝐾, 𝑗 = 1, 2, , 𝐽,𝑚 = 1, 2, ,𝑀𝑗 (3.8) Ta có hàm phạt được thể hiện là 𝑃 = 𝜆1∑(min{0, Δ𝑉𝑗}) 2 + 𝐽 𝑗=1 𝜆2∑(min{0, Δ𝑉𝑘}) 2 + 𝐾 𝑘=1 𝜆3∑∑∑(min{0, ∆𝛾 𝑘})2 𝑀𝑗 𝑚=1 𝐾 𝑘=1 𝐽 𝑗=1 (3.9) Trong đó 1, 2, 3, là các tham số phản ánh mức độ vi phạm của các ràng buộc Vì vậy, thay vì giải (3.6) và (3.7), GA có thể được áp dụng để giải bài toán tối ưu DRS-CHS không ràng buộc bằng phương pháp phạt như sau max 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 𝐶 = 𝐶RU − 𝑃 (3.10) 49 Lưu đồ của giải thuật GA gồm 5 bước được đưa ra như trong Hình 2.1 [80], [88]. Cụ thể, trong bước 1, NP cá thể ban đầu được tạo ngẫu nhiên. Một cá thể, đại diện là biến chỉ số điều khiển 𝑣𝑗 𝑘,𝑚 , được đặc trưng bởi nhiễm sắc thể gồm một chuỗi bit. Bởi vì hệ thống có J cụm và trong mỗi cụm có ma trận 𝑉𝐾×𝑀𝑗 𝑣 , 𝑣 = 1, 2, . , 2𝐾×𝑀𝑗, mỗi cá thể đại diện cho các biến J được đặc trưng bởi một chuỗi có độ dài 𝑁𝐵 = 𝐾 × ∑ 𝑀𝑗 𝐽 𝑗=1 bit. Điều đó có nghĩa là chúng ta hợp nhất J biến thành một biến có độ dài bit NB, khi đó, số lượng biến của GA là NV = 1. Để thuận tiện cho việc tìm kiếm nhị phân, chúng ta không cần phải chuyển đổi chuỗi bit thành giá trị thực trong các toán tử của GA và số của bit NB ở đây cũng là độ chính xác của biến. Trong bước này, các tham số ban đầu khác được kích khởi bao gồm: khoảng cách các thế hệ (PG), xác suất lai tạo (PC) và xác suất đột biến (PM). Sau thế hệ ban đầu, các giá trị mục tiêu C (3.10) được tính tương ứng với NP chuỗi được chọn ngẫu nhiên từ 2𝑁𝐵 cá thể. Trong bước 2, tất cả các chuỗi nhị phân và giá trị mục tiêu tương ứng được đưa vào nhóm giao phối để xếp hạng theo toán tử lấy mẫu toàn thể ngẫu nhiên (stochastic universal sampling operator) [89], gọi là tái tạo. Sau đó, với mỗi biến, NPPG chuỗi nào có giá trị hàm mục tiêu cao được chọn từ NP chuỗi sẽ được đưa vào nhóm giao phối được xếp hạng để nhân giống. Tiếp theo, trong bước 3, hai chuỗi bố mẹ trong nhóm giao phối xếp hạng được chọn ngẫu nhiên để tạo ra hai con thừa hưởng các đặc điểm di truyền của bố mẹ. Một toán tử lai đơn điểm (singl
File đính kèm:
- luan_an_dieu_khien_toi_uu_luong_video_diem_da_diem_trong_man.pdf
- 3.1.Tom tat LATS - Phan Thanh Minh - Tieng Viet.pdf
- 3.2. Tom tat LATS - Phan Thanh Minh - English.pdf
- 4.1.Thong tin tom tat LATS - T.Viet.pdf
- 4.2.Thong tin tom tat LATS - English.pdf
- 5.1 Trang thong tin nhung dong gop moi cua LATS - T.Viet.pdf
- 5.2. Trang thong tin nhung dong gop moi cua LATS - English.pdf