Luận án Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam
h quốc phòng vì lợi ích quốc gia có nhu cầu học nghề để chuyển đổi nghề nghiệp; + Lao động thuộc đối tượng hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật; + Lao động thuộc các dân tộc thiểu số; các xã đặc biệt khó khăn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; + Lao động nữ chưa có việc làm; + Lao động thuộc các làng nghề nằm trong dự án khôi phục, phát triển làng nghề truyền thống mà dự án không có khoản kinh phí riêng cho đào tạo nghề; + Lao động thuộc vùng chuyên canh có nhu cầu chuyển đổi nghề; lao động thuộc hộ nghèo. + Bộ đội xuất ngũ; + Lao động khác có nhu cầu học nghề. (2) Từ nguồn kinh phí Dự án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” giai đoạn 2010-2015 Tại điểm b khoản 2 mục I Điều 1 Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020", tổ chức thí điểm đặt hàng đào tạo nghề cho khoảng 12.000 lao động thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế, tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề tối thiểu đạt 80%. Bộ LĐTBXH đã phối hợp với Bộ Tài chính thống nhất phương án đặt hàng đào tạo nghề từ nguồn kinh phí Dự án với mức đơn giá tối đa NSNN chi cho một nghề là 6,8 triệu đồng/học sinh/năm (chưa bao gồm tiền học phí và chi phí hỗ trợ của doanh nghiệp tiếp nhận học sinh tốt nghiệp). Bộ LĐTBXH đã thẩm định và giao Tổng cục Dạy nghề ký kết 39 hợp đồng của 38 nghề ở 26 cơ sở đào tạo nghề thuộc các Bộ, ngành trung ương, địa phương, Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp. Tổng số chỉ tiêu đã đặt hàng là: 12.207 chỉ tiêu, trong đó: cao đẳng nghề là 4.361 chỉ tiêu, trung cấp nghề là: 7.846 chỉ tiêu có cam kết tiếp nhận học sinh sau đào tạo của các doanh nghiệp. - Đối tượng đào tạo nghề gồm:Lao động nông thôn thuộc hộ nghèo; Lao động nông thôn là người dân tộc thiểu số; Lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế; Con thương liệt sỹ, thương binh, bệnh binh nặng. - Qua kết quả kiểm tra, giám sát, đến 31/12/2014, đã có 3.573 học sinh tốt nghiệp (891 cao đẳng nghề, 2.682 trung cấp nghề); trong đó, có 3.435 học sinh tốt nghiệp đã được các doanh nghiệp tiếp nhận bố trí việc làm đúng nghề đào tạo (đạt tỷ lệ 96,13%); số còn lại dự kiến năm 2015 hoàn thành việc đào tạo, bố trí việc làm theo cam kết của các doanh nghiệp. * Đánh giá chung kết quả thực hiện thí điểm đặt hàng đào tạo nghề - Ngành, nghề đào tạo và đối tượng thực hiện thí điểm đặt hàng nói trên phù hợp với định hướng về việc sử dụng NSNN cho các dịch vụ sự nghiệp do các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp cung cấp theo tinh thần Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. + Nghề thực hiện thí điểm đào tạo thời gian qua là nghề Hàn, Khai thác mỏ, hầm lò; Cán kéo kim loại... là những nghề nghề nặng nhọc độc hại, phù hợp với chủ trương là những ngành nghề nặng nhọc độc hại, ít người muốn học nhưng nhà nước cần để đáp ứng nhu cầu phát triển theo những ngành kinh tế mũi nhọn, trọng điểm của đất nước; nghề mà thị trường lao động thiếu nhưng do chi phí đào tạo cao nên các trường dạy nghề không muốn đào tạo. + Đối tượng người học: là những người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo; người bị thu hồi đất canh tác... Để xóa bỏ bao cấp của Nhà nước thì phải có chính sách thu học phí theo giá tính đủ chi phí đào tạo trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật để cơ sở đào tạo có đủ nguồn kinh phí thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng của dịch vụ. Khi giá được xác định lại theo cách tính đủ chi phí đào tạo thì sẽ giảm cơ hội học tập của các đối tượng yếu thế trong xã hội như người có công với cách mạng, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người nghèo; người bị thu hồi đất canh tác... Do đó, với những đối tượng này thì Nhà nước phải hỗ trợ qua giá đã tính đủ chi phí. - Hầu hết học sinh tốt nghiệp ra trường đều có việc làm phù hợp với nghề đào tạo, có nghề đạt đến 100% (Hàn, Khai thác mỏ hầm lò, Cán kéo kim loại). Ngay từ khi đi thực tập học sinh đã được doanh nghiệp trả lương, sau tốt nghiệp mức thu nhập khoảng 5 - 10 triệu đồng/tháng tùy từng nghề cụ thể. Ngoài ra được hưởng các chế độ phúc lợi khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước. - Do đã có thời gian thực tập tại Doanh nghiệp nên đã được làm quen với máy móc thiết bị, tay nghề đã ổn định nên hầu hết học sinh, sinh viên được tuyển dụng vào đều tiếp cận ngay được với công việc. Do đó, các doanh nghiệp đều đánh giá cao chất lượng học sinh các lớp đặt hàng vì phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp. Có được kết quả trên là do trước khi đào tạo nhà trường đã làm việc với các doanh nghiệp để xác định nhu cầu tuyển dụng và yêu cầu của doanh nghiệp, đồng thời trong quá trình đào tạo có sự tham gia của doanh nghiệp ở một số khâu đào tạo như: xây dựng chương trình, thực tập kỹ năng nghề... Suy cho cùng chất lượng đào tạo nghề chính là thể hiện được mức độ hài lòng của người sử dụng sản phẩm của đào tạo nghề nên có thể thấy việc doanh nghiệp đánh giá cao chất lượng học sinh các lớp đặt hàng thể hiện sự thành công của việc thực hiện thí điểm đặt hàng dạy nghề giai đoạn vừa qua và cũng rất phù hợp với chủ trương, chính sách của Nhà nước và yêu cầu đổi mới cơ chế giao chỉ tiêu kế hoạch, ngân sách cho GD-ĐT nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Từng bước xóa bỏ bao cấp cào bằng của Nhà nước theo lộ trình cho tất cả các ngành nghề, đối tượng theo hình thức cấp phát ngân sách như hiện nay. Tuy nhiên, việc thực hiện thí điểm này vẫn chưa thể triển khai đại trà được là do còn thiếu những điều kiện kỹ thuật căn bản như danh mục dịch vụ đào tạo ngành, nghề sử dụng ngân sách; đơn giá đấu thầu đặt hàng trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật; quy định hồ sơ đấu thầu... 2.2.2.4. Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề ở các nước tiên tiến và thực hiện đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN và quốc tế Ngày 28/2/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 371/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế giai đoạn 2012-2015 với các nội dung chủ yếu sau: - Tiếp nhận và chuyển giao 34 bộ chương trình cấp độ quốc tế từ nước ngoài - Đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài về kỹ năng nghề, nghiệp vụ sư phạm và chuyển giao công nghệ đào tạo cho 1000 giáo viên đào tạo nghề; 100 giảng viên hạt nhân của các trường đại học sư phạm kỹ thuật để thực hiện đào tạo nhân rộng cho giáo viên dạy các nghề trọng điểm quốc tế, khu vực ASEAN; bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý và tiếng Anh cho 320 cán bộ quản lý đào tạo nghề; nhận chuyển giao 11 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng cho giáo viên đào tạo nghề (trong đó 10 bộ chương trình bồi dưỡng kỹ năng nghề của 10 nghề và 01 bộ chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm); thí điểm bồi dưỡng trong nước cho 300 giáo viên đào tạo nghề đạt chuẩn dạy các chương trình đào tạo được chuyển giao của nước ngoài. - Đào tạo thí điểm 2.275 sinh viên các nghề trọng điểm cấp độ quốc tế, khu vực ASEAN theo chương trình đào tạo đã chuyển giao. - Giám sát, theo dõi các bộ chương trình được chuyển giao và các khóa đào tạo thí điểm để đảm bảo chất lượng và đánh giá công nhận chất lượng đầu ra thông qua các tổ chức kiểm định chất lượng quốc tế và các nước chuyển giao. Tuy nhiên đến thời điểm 31/12/2015, việc thực hiện đề án theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là rất hạn chế. Theo đó, mới thực hiện được như sau: - Chuyển giao được 20/34 bộ chương trình từ nước ngoài của 20 nghề cấp độ quốc tế (08 bộ chương trình từ Malaysia năm 2012 và 12 bộ chương trình từ Úc năm 2014-2015) - Đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý đào tạo nghề cho 347 người tại Úc và Malaysia. Tổng kinh phí thực hiện là 1.250 tỷ đồng. Các nội dung còn lại theo Đề án được phê duyệt tại Quyết định 371 đền thời điểm này chưa được triển khai do vẫn còn lúng túng: 08 bộ chương trình đã nhận bàn giao từ Malaysia chưa được Tổ chức City &Guilds, Vương quốc Anh kiểm định và công nhận; do tổ chức này không đáp ứng yêu cầu của Hội đồng thẩm định giá của Bộ Tài chính về cung cấp hợp đồng tương tự, không tự tổ chức kiểm định mà giao cho tổ chức City &Guild, Malaysia thực hiện. Đối với bộ chương trình của 14 nghề còn lại, do chưa xác định được quốc gia, đơn vị đầu mối ở nước ngoài đồng ý chuyển giao bộ chương trình, công nhận bằng tốt nghiệp cho sinh viên Việt Nam. Mặt khác, Dự án AFD "Đầu tư phát triển các trường đào tạo nghề chất lượng cao" do Chính phủ Pháp tài trợ xác nhận sẽ chuyển giao 06 bộ chương trình từ Pháp nhưng đến nay Dự án đã xác nhận chỉ phát triển chương trình đào tạo theo cốt lõi của Pháp nhưng không cấp bằng tốt nghiệp của Pháp cho sinh viên Việt Nam và như vậy đã không theo quy định trong Đề án đã được Thủ tướng phê duyệt. Do đó, nội dung đào tạo thí điểm đến thời điểm này chưa triển khai được với nghề nào. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÁC GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH CHO ĐÀO TẠO NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2014 2.3.1. Kết quả đạt được Giai đoạn 2007- 2014, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã rất tích cực thực hiện các giải pháp tài chính cho đào tạo nghề nói chung và cho đào tạo nghề chất lượng cao nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những kết quả đạt được gồm: Một là: Đã xây dựng được hệ thống văn bản để có cơ sở huy động mọi nguồn lực đầu tư cho phát triển dạy nghề. Nguồn lực cho dạy nghề đặc biệt cho đào tạo nghề chất lượng cao trong những năm vừa qua mặc dù còn hạn chế so với yêu cầu nhưng đã tăng đáng kể hàng năm, nguồn lực đã tăng theo hướng xã hội hóa.. Hai là: Việc đầu tư nguồn lực cho đào tạo nghề chất lượng cao đã thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đi từ đầu tư theo chiều rộng, sang đầu tư theo chiều sâu. Thời gian qua, đã phê duyệt được danh sách các cơ sở dạy nghề để tập trung đầu tư theo tiêu chí của trường nghề chất lượng cao. Đã phê duyệt quy hoạch nghề trọng điểm và trường có nghề trọng điểm ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế để tập trung đầu tư, tránh đầu tư dàn trải như thời gian trước. Theo đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã hướng dẫn các Bộ/ngành địa phương tập trung đầu tư vào các ngành, nghề trọng điểm để dứt điểm hoàn thành một cách đồng bộ các điều kiện đảm bảo chất lượng, phục vụ đào tạo nghề chất lượng cao theo yêu cầu của xã hội, tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Ba là: Đã bước đầu có định hướng về việc phân bổ kinh phí theo kết quả đầu ra trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo dựa vào định mức kinh tế kỹ thuật thông qua công tác thí điểm đặt hàng dạy nghề. Bốn là: Đã có bước đi tắt đón đầu trong công nghệ đào tạo nghề chất lượng cao từ các nước tiên tiến trên thế giới bằng việc chuyển giao các bộ chương trình, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và thí điểm đào tạo các nghề theo chương trình chuyển giao. Năm là: Đã có định hướng thực hiện tăng cường giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp về cơ cấu tổ chức, bộ máy biên chế và tài chính để các đơn vị được chủ động đưa ra các biện pháp để thực hiện nhiệm vụ với chất lượng tốt hơn. Đã có 03 cơ sở dạy nghề trong cả nước mạnh dạn thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động, tự chủ ở hình thức cao nhất theo tinh thần Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2104 về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục công lập giai đoạn 2014-2017. 2.3.2. Hạn chế Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định như đánh giá ở trên song việc thực hiện các giải pháp tài chính vẫn còn những hạn chế, cụ thể: - Thứ nhất: Nguồn tài chính huy động cho đào tạo nghề mặc dù có tăng đáng kể hàng năm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế xã hội nhất là trong bối cảnh khát nguồn nhân lực chất lượng cao, do vậy chưa tạo động lực phát triển mạnh đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu lao động có nghề cho sự nghiệp CNH, HĐH. Chưa khuyến khích được các tổ chức cá nhân đầu tư cho đào tạo nghề. Đặc biệt chưa có chế tài mạnh mẽ để buộc doanh nghiệp tham gia chia sẻ chi phí cho đào tạo nghề. - Thứ hai: Việc giao dự toán chi thường xuyên vẫn theo cơ cấu tổ chức bộ máy biên chế của đơn vị mà chưa tính đến nhiệm vụ, kết quả đầu ra. Do chưa xây dựng và ban hành hướng dẫn xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật các cấp độ và ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật cho từng ngành/nghề để làm cơ sở cho việc xác định chi phí đào tạo làm cơ sở cho việc cấp phát kinh phí NSNN. Hơn nữa, chưa ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN để trên cơ sở đó cùng với hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành khung giá dịch vụ sự nghiệp đào tạo nghề sử dụng ngân sách nhà nước làm cơ sở cho xây dựng chính sách và thực hiện việc đặt hàng đào tạo nghề, đặc biệt là đặt hàng đào tạo nghề chất lượng cao. - Thứ ba: Chưa thực sự giao quyền tự chủ cho các đơn vị để đơn vị chủ động tăng cường các biện pháp tăng nguồn thu sự nghiệp cho đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Cần sớm ban hành Nghị định về tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Nghị định khung số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Chưa có chính sách khuyến khích các đơn vị liên doanh liên kết để ngoài việc tăng cường nguồn thu sự nghiệp thì cán bộ giáo viên và học sinh còn có cơ hội để tiếp cận với khoa học, công nghệ mới. Ngoài ra, cần ban hành hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị để làm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thành, làm căn cứ để phân bổ ngân sách. - Thứ tư: Mặc dù đã có chủ trương và hướng dẫn về việc đầu tư có trọng tâm trọng điểm của cơ quan quản lý nhưng việc thực hiện tại các bộ, ngành địa phương còn rất hạn chế điển hình là kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, cơ quan chủ chương trình hướng dẫn chỉ tiêu nhiệm vụ chuyên môn là ưu tiên đối tượng nào theo mục tiêu nhiệm vụ của năm đó nhưng khi về các địa phương vẫn chia đều cho các cơ sở khiến khó đạt được mục tiêu của chương trình và hiệu quả sử dụng kinh phí cũng theo đó mà không đảm bảo. - Thứ năm: Việc đầu tư các nghề trọng điểm thời gian qua còn một số tồn tại: + Vẫn còn một số Bộ, ngành, địa phương chưa xây dựng, phê duyệt dự án đầu tư nghề trọng điểm; Phân bổ kinh phí Dự án cho các trường chậm, chưa đảm bảo thời gian theo quy định; một số nơi phân bổ không đúng đối tượng của Dự án nên ảnh hưởng rất lớn tới mục tiêu của Dự án đã đề ra. + Có tình trạng vi phạm quy định về đấu thầu khi thực hiện đầu tư, mua sắm thiết bị; mua sắm thiết bị chưa đúng nghề trọng điểm; mua sắm không phù hợp với nghề đào tạo;chất lượng thiết bị được mua sắm thấp, thời gian bàn giao muộn; thiết bị bàn giao không đúng với hồ sơ trúng thầu; đầu tư thiết bị nhưng chưa đưa vào khai thác sử dụng; có ít học sinh; quản lý, sử dụng thiết bị được đầu tư chưa khoa học làm giảm hiệu quả của Dự án. + Thiết bị đào tạo của một số trường được mua sắm chưa đồng bộ với yêu cầu của chương trình, danh mục thiết bị; Thiết bị chưa đồng bộ với cơ sở vật chất do thiếu vốn đầu tư xây dựng nhà xưởng, phòng học và các hạng mục thiết yếu khác của các trường. + Việc huy động các nguồn lực ngoài ngân sách Trung ương còn rất hạn chế. + Nội dung quan trọng tiên phong trong việc đào tạo nghề chất lượng cao là việc thực hiện chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế nhưng lại là nội dung mới, chưa có tiền lệ do đó, quá trình thực hiện có nhiều lúng túng, vướng mắc phát sinh mà khi xây dựng Đề án chưa lường hết được nên kết quả thực hiện còn chậm. 2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế 2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan - Một là: Do kinh tế suy thoái, ngân sách khó khăn nên bố trí nguồn lực cho đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề chất lượng cao nói riêng còn hạn chế so với yêu cầu. Ngân sách trung ương bố trí không đạt theo kế hoạch, điển hình là các Dự án dạy nghề vốn CTMTQG, vốn bố trí chỉ đạt khoảng 60% kinh phí dự án đã được phê duyệt; Các Bộ, ngành, địa phương không chủ động bố trí nguồn lực của địa phương để cùng với ngân sách trung ương thực hiện giải pháp. - Hai là: Có những nhiệm vụ quá mới, chưa có kinh nghiệm nên lúng túng trong triển khai, chậm tiến độ (như việc xây dựng và ban hành tiêu chí trường chất lượng cao; các hoạt động chuyển giao chương trình, đào tạo giáo viên ở nước ngoài). - Ba là: Tuyển sinh đào tạo nghề những năm gần đây gặp khó khăn do quy mô tuyển sinh đại học tăng cao, ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo nghề được đầu tư. 2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan - Thứ nhất: Do không cân đối được ngân sách hay thiếu quy hoạch sử dụng đất đai cho mục đích xã hội hóa, các đô thị quỹ đất có hạn nên các trường dạy nghề ngoài công lập chưa được ưu tiên xem xét thực hiện giao đất, cho thuê đất, thuê nhà theo chính sách XHH đã được quy định. Nhận thức về xã hội hóa giáo dục và đào tạo chưa thực sự thống nhất, đồng thuận trong các cấp quản lý và các tầng lớp nhân dân. Vẫn còn tư duy bao cấp và tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước nên rụt rè, lưỡng lự trong hành động kêu gọi đầu tư; chưa quyết liệt chuẩn bị, triển khai công tác xúc tiến đầu tư hay kêu gọi đầu tư. Hơn nữa đầu tư cho dạy nghề đòi hỏi nguồn kinh phí lớn do yêu cầu máy móc thiết bị mà thu hồi vốn chậm nên thực sự chưa thu hút được các nhà đầu tư. Chưa có chính sách khuyến khích các đơn vị phát triển các hoạt động sự nghiệp gắn với nhiệm vụ đào tạo của các CSDN, gắn đào tạo với thực tiến hoạt động sản xuất để tăng cường nguồn thu sự nghiệp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo. Đặc biệt chưa có chế tài mạnh mẽ để buộc doanh nghiệp phải tham gia chia sẻ chi phí đào tạo với NSNN bởi doanh nghiệp là đơn vị được thụ hưởng sản phẩm của đào tạo nghề. Mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu chặt chẽ. - Thứ hai: Học phí chưa được tính theo giá dịch vụ trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo dẫn đến các trường không có đủ kinh phí để thực hiện đào tạo có chất lượng, như vậy không khuyến khích các đơn vị chủ động nâng cao chất lượng đào tạo. - Thứ ba: Cơ quan quản lý nhà nước chưa ban hành được những văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc xác định chi phí đào tạo như định mức kinh tế kỹ thuật, danh mục dịch vụ sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước, khung giá dịch vụ... làm cơ sở cho việc thu học phí theo giá dịch vụ hay chuyển đổi cơ chế cấp phát chi thường xuyên như hiện nay sang theo kết quả đầu ra thông qua đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ. Kết luận Chương 2 Phân tích thực trạng về giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam tại Chương 2, Luận án đã giải quyết được những nội dung sau: Thứ nhất: Đánh giá tổng quan về đào tạo nghề ở Việt Nam từ năm 2007 là năm Luật Dạy nghề bắt đầu có hiệu lực đến năm 2014. Trên cơ sở phân tích số liệu thực tế từ quy mô, mạng lưới đến các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề, luận án đã đưa ra những kết quả mà ngành dạy nghề đạt được đặc biệt là các điều kiện đảm bảo chất lượng. Luận án chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề chất lượng cao nói riêng. Thứ hai: Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng các giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt Nam thời gian qua ở các nội dung: Khái quát về nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề; Thực trạng về đầu tư sử dụng nguồn lực tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao. Với mỗi giải pháp, tác giả đã nêu ra kết quả đã thực hiện được theo số liệu báo cáo kết quả thực tế của cơ quan quản lý. Theo đó, phân tích đánh giá kết quả và hạn chế của từng giải pháp cụ thể. Thứ ba: Luận án đánh giá chung về các giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao, gồm: kết quả đạt được; hạn chế và nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan của hạn chế để làm cơ sở đề xuất giải pháp tài chính cho đào tạo nghề chất lượng cao ở Việt
File đính kèm:
- luan_an_giai_phap_tai_chinh_cho_dao_tao_nghe_chat_luong_cao.doc
- LA _ Khuong Thi Nhan _nop TVQG.pdf
- TT _ Khuong Thi Nhan (nop TVQG)-1.doc
- TT _ Khuong Thi Nhan _nop TVQG.pdf