Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 192 trang nguyenduy 26/09/2024 550
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam

Luận án Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển giao thông đường bộ Việt Nam
g; Thông tin rõ về các nhà đầu tƣ; Tăng cƣờng truyền thông để tìm sự đồng thuận 
của xã hội, của nhân dân; Công khai rộng rãi tất cả các vấn đề để loại bỏ lợi ích nhóm, 
tránh tham nhũng; Tổ chức các hoạt động để khuyến khích các nhà đầu tƣ tƣ nhân 
quan tâm tới tình hình hạ tầng kỹ thuật GTVT. 
Nhóm các ý kiến về khung pháp lý. Đây là nhóm ý kiến đƣợc nhắc đến chiếm 
6% trong tổng số 294 ý kiến, gồm có: Cần có cơ sở pháp lý trong lĩnh vực đầu tƣ vào 
ngành GTVT rõ ràng; Cần có khung pháp lý về xử và phòng chống tham nhũng; Cần 
đơn giản hóa thủ tục đầu tƣ; Củng cố và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thu hút đầu 
tƣ theo hình thức PPP trong giai đoạn nguồn vốn hạn hẹp. 
Nhóm các ý kiến về hình thức đầu tư: Đây là nhóm ý kiến đƣợc nhắc đến chiếm 
6% trong tổng số 294 ý kiến, gồm có: Cần khuyến khích các hình thức đầu tƣ để xã 
hội hóa vốn đầu tƣ; Tích cực thu hút các loại hình đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI); Khuyến 
khích đầu tƣ tƣ nhân; 
Nhóm các ý kiến về vốn và quỹ vốn: Đây là nhóm ý kiến đƣợc nhắc đến chiếm 
6% trong tổng số 294 ý kiến, gồm có: Xây dựng quỹ nghiên cứu, kêu gọi dự án, hỗ trợ 
đầu tƣ các dự án; Thu xếp tín dụng, nâng mức tín dụng đối với các dự án giao thông; 
Đảm bảo nguồn vốn nhà nƣớc theo luật đầu tƣ; Xã hội hóa vốn đầu tƣ , cho các ngân 
hàng tài trợ vốn đầu tƣ, đặc biệt là ngân hàng thƣơng mại; Nâng cao chất lƣợng quản 
lý vốn, hoàn vốn nhanh, đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tƣ. 
Nhóm các ý kiến về quy trình đầu tư: Đây là nhóm ý kiến đƣợc nhắc đến chiếm 
5% trong tổng số 294 ý kiến,gồm có: Xây dựng quy trình thu hút vốn đầu tƣ 1 cách rõ 
ràng. 
74 
Nhóm các ý kiến về hợp tác quốc tế: Đây là nhóm ý kiến đƣợc nhắc đến chiếm 
4% trong tổng số 294 ý kiến, gồm có: Tăng cƣờng và nâng cao hiệu quả của hợp tác 
quốc tế; Hoàn thiện thể chế đầu tƣ “công ty dự án” phù hợp với thông lệ quốc tế. 
Nhóm các ý kiến về công nghệ: Đây là nhóm ý kiến đƣợc nhắc đến chiếm 4% 
trong tổng số 294 ý kiến, gồm có: Tìm kiếm và áp dụng các công nghệ xây dựng 
đƣờng tiên tiến đảm bảo thời gian xây dựng và thời gian hoàn vốn, độ bền cao; Tăng 
cƣờng nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ. 
Nhóm các ý kiến về nguồn nhân lực: Đây là nhóm ý kiến đƣợc nhắc đến chiếm 
1% trong tổng số 294 ý kiến, gồm có: Nâng cao trình độ quản lý của nhà quản lý; 
Nâng cao trình độ, năng lực làm việc của kĩ sƣ, công nhân; 
2.4. Thành tựu và sự cần thiết nghiên cứu thu hút vốn đầu tƣ phát triển 
GTĐB VN 
Về thành tựu thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN [31]: 
Trong những năm qua, việc thu hút vốn phát triển GTĐB đã đạt đƣợc những 
thành tựu to lớn, góp phần phát triển kinh tế đất đất nƣớc: 
Thứ nhất: Để đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội của đất nƣớc, Chính phủ, Bộ GTVT 
và các cơ quan quản lý nhà nƣớc đã ban hành các nghị định, luật và chính sách ngày 
càng sát với thực tiễn, rõ ràng, phù hợp với các điều kiện đầu tƣ, đảm bảo đƣợc lợi ích 
tƣơng đối giữa nhà đầu tƣ, nhà nƣớc và ngƣời sử dụng. Các chính sách này đã phát 
huy tốt trong việc thu hút vốn đầu tƣ phát triển GTĐB VN. 
Thứ hai: về xây mới và bảo trì duy tu các tuyến đƣờng: Trong 10 năm qua, việc 
thu hút vốn đầu tƣ phát triển GTĐB VN đã đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, 
đƣợc thể hiện ở hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nƣớc ta phát triển theo chiều 
hƣớng khá tích cực: mở rộng về quy mô, nâng cao về chất lƣợng. Tính đến năm 
9/2015, Tổng chiều dài đƣờng bộ đã xây dựng đƣợc khoảng 260.000 km đƣờng các 
loại, trong đó quốc lộ có hơn 20.000km; đƣờng tỉnh khoảng 24.000km; mới có hơn 
700 km đƣờng bộ cao tốc đã hoàn thành và gần 500 km nữa đang xây dựng. Kết cấu 
hạ tầng đƣờng bộ VN về mật độ chung là không nhỏ so với các nƣớc trong khu vực 
nhƣng về quy mô thì còn khá thấp (mật độ riêng đƣờng quốc lộ và đƣờng cao tốc thấp 
hơn, số làn xe ít hơn) [15] 
Về công tác bảo dƣỡng và sửa chữa, đến năm 2016, Đã hoàn thành tổ chức quản 
lý bảo dƣỡng thƣờng xuyên trên 22.000 km quốc lộ (trong đó có 741 km đƣờng cao 
tốc), 5.900 cầu, 08 hầm đƣờng bộ và 08 phà cơ bản đảm bảo ATGT, thông suốt; tiếp 
75 
tục triển khai đấu thầu bảo dƣỡng thƣờng xuyên các tuyến đƣờng mới hoàn thành đầu 
tƣ để đƣa vào khai thác. Thƣờng xuyên rà soát điều chỉnh, khắc phục bất hợp lý về 
biển báo và các công trình ATGT, bảo đảm phù hợp với thực tiễn giao thông. Đã điều 
chỉnh, thay thế 93.000 biển báo, cọc tiêu gắn phản quang; bổ sung, sơn các vạch sơn 
tim đƣờng bằng sơn phản quang màu vàng hơn 1.200 km, tẩy vạch sơn cũ không hợp 
lý; bổ sung 620 km hộ lan tôn sóng; rà soát, điều chỉnh 128 điểm mở dải phân cách 
giữa trên Quốc lộ 1, phục vụ tốt nhu cầu đi lại và ATGT của ngƣời dân. Tổng số thu 
phí sử dụng đƣờng bộ trên cả nƣớc ƣớc đạt 6.278 tỷ đồng, vƣợt 10,08% so với năm 
2015; nguồn NSNN cấp bổ sung là 3.500 tỷ đồng. Đã giao kế hoạch chi và chuyển 
nguồn 65% năm 2016 cho Tổng cục Đƣờng bộ VN thực hiện với tổng giá trị 7.660,85 
tỷ đồng; đã phân bổ và chuyển nguồn 35% năm 2016 cho các Quỹ Bảo trì đƣờng bộ 
địa phƣơng sử dụng với tổng số tiền là 2.476,62 tỷ đồng (theo báo cáo tổng kết Bộ 
GTVT năm 2016) 
Thứ ba: về huy động vốn: Sự chuyển biến tích cực về vốn từ khi vốn NSNN 
chiếm vai chủ đạo, gần nhƣ toàn bộ vốn phát triển GTĐB đến sự phát triển đa dạng 
các nguồn vốn, thu hút đƣợc nhiều nguồn lực và sự đóng góp của xã hội trọng sự phát 
triển GTĐB và giảm ghánh nặng ngân quỹ quốc gia. Xu hƣớng huy động vốn từ các 
nguồn lực trong xã hội và cộng đồng quốc tế trở thành yếu tố quyết định để phát triển 
giao thông đƣờng bộ. 
Thứ tư: Đã có nhiều nghiên cứu về cách thu hút nguồn vốn nói chung đƣợc tiến 
hành rộng rãi bởi nhiều công trình đề tài có giá trị khoa học. Các đề tài đã và đang 
đƣợc ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn, thúc đẩy sự phát triển của đất nƣớc VN. Các 
đề án nhƣ: Đề án “Định hƣớng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức 
thời kỳ 2006 – 2010” ban hành theo Quyết định 290/2006/QĐ-TTg ngày 29/11/2006. 
Đề án “Định hƣớng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay 
ƣu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 – 2015” ban hành theo Quyết định 
106/QĐ-TTg ngày 19/01/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ.v.v. Vấn đề thu hút vốn 
phát triển đƣờng bộ là vô cùng cần thiết, cấp bách vì nhu cầu phát triển của đƣờng bộ 
rất cao, vì vậy đòi hỏi tiếp tục có các công trình nghiên cứu phù hợp cả về mặt lý luận 
và thực tiễn của đất nƣớc, làm cơ sở khoa học phát triển GTĐB VN đến năm 2030. 
Sự cần thiết nghiên cứu thu hút vốn đầu tư phát triển GTĐB VN [55]: 
76 
Trong thời gian vừa qua, việc thu hút vốn phát triển GTĐB VN cũng đã cho thấy 
nhiều tồn tại bất cập đời hỏi phải có sự thay đổi, chỉnh sửa để phù hợp với sự phát 
triển trong giai đoạn mới cụ thể nhƣ sau: 
Thứ nhất: Về các nghị định, luật và các chính sách vẫn còn thiếu và có những 
khiếm khuyết cần đƣợc bổ sung và sửa đổi. Các nghị định nhiều khi vẫn còn chung 
chung, chƣa cụ thể rõ đƣợc vai trò trách nhiệm của nhà đầu tƣ và nhà quản lý dẫn đến 
sự buông lỏng quản lý (các dự án BOT, PPP....), sự phân rõ ranh giới giữa đầu tƣ mới, 
đầu tƣ dựa trên những con đƣờng có sẵn, hay sự phối kết hợp hoặc với các loại hình 
đƣờng khác nhau chƣa đƣợc rõ ràng dẫn đến sự bất đồng thuận trong xã hội. Trong 
việc huy động vốn đầu tƣ cần làm rõ hơn về đầu tƣ xây mới và duy tu bảo dƣỡng để 
phân rõ trách nhiệm của nhà đầu tƣ và trách nhiệm của cộng đồng, nhà nƣớc. 
Thứ hai: Nhu cầu thu hút vốn đầu tƣ phát triển GTĐB VN hiện vẫn còn rất lớn 
thể hiện ở nhu cầu đang tồn tại vốn cho phát triển GTĐB. Cụ thể là, hiện vẫn còn 
6.000 km quốc lộ chƣa đƣợc vào cấp; có tới 566 cầu yếu trên hệ thống quốc lộ; hiện 
nay đã và đang đầu tƣ xây dựng thay thế khoảng 146 cầu. Còn 111 cầu rất yếu cần đầu 
tƣ ngay, 45 cầu cần sửa chữa nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2012-2015 và 262 cầu 
cần sửa chữa, nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2016-2020. Nhu cầu thu hút vốn để phát 
triển GTĐB giai đoạn 2016 – 2020 có thể kết đến nhƣ sau: 
Hệ thống đường cao tốc: Thực hiện theo mục tiêu Nghị quyết 13-NQ/TW của 
Đảng, chỉ đạo của Thủ tƣớng Chính phủ, huy động tối đa nguồn vốn ngoài NSNN để 
đầu tƣ phát triển hệ thống đƣờng cao tốc, phấn đấu đến năm 2020 toàn quốc sẽ có 
khoảng 2.000 - 2.500 km đƣờng bộ cao tốc. Cụ thể: đến cuối năm 2015 sẽ có khoảng 
700 km đƣờng cao tốc, giai đoạn 2016-2020 sẽ tiếp tục đầu tƣ khoảng 1.300 - 1.800 
km đƣờng cao tốc. 
Hệ thống quốc lộ: Theo quy hoạch, hệ thống quốc lộ trên toàn quốc có tổng chiều 
dài 21.556 km, trong đó đã vào cấp đƣợc 14.952 km, còn lại cần tiếp tục đầu tƣ vào 
cấp là 7.215 km. Trong giai đoạn 2016-2020, do nhu cầu nguồn lực còn hạn chế, chỉ 
nghiên cứu đƣa vào danh mục đầu tƣ các tuyến quốc lộ quan trọng có nhu cầu giao 
thông lớn, có vai trò tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng với 
chiều dài khoảng 3.600 km. Các đoạn tuyến còn lại sẽ tiếp tục thực hiện đầu tƣ vào 
cấp trong các giai đoạn tiếp theo. Ngoài việc đƣa các quốc lộ vào cấp, sẽ triển khai 
thực hiện đầu tƣ các đoạn tuyến, các công trình quan trọng trên một số quốc lộ và các 
công trình theo nhu cầu đầu tƣ có khả năng hoàn vốn cao, nguồn vốn chủ yếu sử dụng 
77 
vốn xã hội hoá và vốn ODA; Thực hiện đầu tƣ nối thông Đƣờng Hồ Chí Minh theo 
đúng Nghị quyết Quốc hội, Quy hoạch đã phê duyệt. 
Các công trình quan trọng khác: Hệ thống đƣờng ven biển: thực hiện ƣu tiên đầu 
tƣ đoạn hành lang ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Vũng Áng (Hà Tĩnh) dài 
khoảng 342km và đƣờng hành lang ven biển phía Nam dài khoảng 102km. Triển khai 
đề án cầu dân sinh, dự án khung chi tiêu trung hạn, dự án kiểm soát giao thông thông 
minh cho đƣờng cao tốc 
Thứ ba: Tầm nhìn phát triển GTĐB VN. Việc xác định tầm nhìn phát triển 
GTĐB VN là vô cùng cần thiết để các nhà đầu tƣ có định hƣớng đầu tƣ và phát triển 
GTĐB VN xứng tầm quốc tế trong một tƣơng lai xa. Hiện tƣợng đầu tƣ manh mún dẫn 
đến các con đƣờng nhỏ lẻ, không đáp ứng đƣợc mật độ giao thông ngay sau khi hoàn 
thành, sự kết nối không phù hợp dẫn đến những con đƣờng bỏ hoang hoặc không cần 
đến. Tầm nhìn có thể kể đến là tầm nhìn về thời gian, tầm nhìn về không gian, tầm 
nhìn về kinh tế - chính trị - xã hội.v.v.. 
Thứ tư: Về chiến lƣợc tổng thể thu hút vốn phát triển GTĐB còn chƣa đƣợc định 
rõ ràng cả tầm vĩ mô và tầm vi mô. Chiến lƣợc thu hút vốn cần xác định rõ ràng, mục 
tiêu cụ thể, ai tham gia vào đầu tƣ và tỉ lệ thành phần kinh tế tham gia vào việc đầu tƣ 
phát triển GTĐB nhƣ thế nào. Từ chiến lƣợc tổng thể thu hút vốn phát triển GTĐB sẽ 
là cơ sở để các cấp, ban ngành đƣa ra các văn bản và xác định các công việc cụ thể để 
thực hiện phát triển GTĐB VN đƣợc hiệu quả nhất. Chiến lƣợc tổng thể thu hút cần kể 
đến nhƣ: (a) mục tiêu thu hút vốn nhƣ thế nào ( bao nhiêu vốn, trong thời gian nào...); 
(b) những thành phần kinh tế và tỉ lệ tham gia là nhƣ thế nào để vẫn đảm bảo đƣợc vai 
trò của nhà nƣớc nhƣng vẫn đảm bảo lợi tích của nhà đầu tƣ và ngƣời sử dụng; (c) mô 
hình thu hút vốn và hệ thống các giải pháp khoa học toàn diện để thu hút vốn.v.v...... 
Thứ năm: Cần có những nghiên cứu khoa học và thực tiễn trong việc thút hút, sử 
dụng vốn phát triển GTĐB VN. Các nghiên cứu cần chứng minh tính hiệu quả của vốn 
đầu tƣ, xác định nhu cầu phát triển GTĐB để hoạch định chiến lƣợc, tầm nhìn phát 
triển giao thông quốc gia (ví dụ: xây dựng đƣờng bộ cao tốc Bắc – Nam hay xây dựng 
đƣờng sắt cao tốc Bắc – Nam.v.v....), nghiên cứu về các nhà đầu tƣ trong nƣớc và quốc 
tế để đánh giá khả năng tham gia và hoàn thành dự án (ví dụ nhà đầu tƣ yếu, thiếu, hạn 
chế...sẽ khó đảm bảo công trình giao thông đƣợc thực hiện đúng thời hạn...). Phát triển 
GTĐB đòi hỏi một nguồn vốn vô cùng lớn với một thời gian dài mà không dựa trên 
các cơ sở khoa học khi định hƣớng sai thì hậu quả sẽ là khôn lƣờng. 
78 
Kết luận chƣơng 2 
Toàn bộ chƣơng 2 đã phác hoạ đƣợc thực trạng thu hút vốn đầu tƣ phát triển giao 
thông đƣờng bộ Việt Nam từ năm 2001 – 2016 với các nội dung đƣợc làm sáng tỏ gồm 
có: 
- Các cơ chế chính sách đƣợc ban hành bởi các cấp chính quyền, quản lý nhằm thu 
hút vốn đầu tƣ cho phát triển giao thông đƣờng bộ Việt Nam. Đây là hệ thống cơ 
sở pháp lý quan trọng quyết định cho việc xây dựng các cơ chế thu hút vốn đầu tƣ. 
- Thực trạng thu hút vốn đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ từ 2001 – 2016 
(đƣợc chia thành các giai đoạn nhỏ) cho thấy nguồn vốn đầu tƣ có nhiều biến đổi, 
càng ngày nhu cầu vốn thu hút từ nhiều nguồn (đặc biệt là nguồn tƣ nhân, nguồn 
nƣớc ngoài...) càng ngày càng nhiều và nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc càng ngày 
càng giảm dần. Đầu tƣ cho giao thông đƣờng bộ là chiếm nhiều nhất ( khoảng 90% 
tổng số vốn đầu tƣ). 
- Làm rõ đƣợc điểm mạnh, điểm yếu, những yêu cầu cần khắc phục của các nguồn 
vốn đầu tƣ phát triển giao thông đƣờng bộ Việt Nam nhƣ vốn NSNN, ODA. FDI, 
PPP...từ đó đƣa ra những thành tựu, tồn tại và hạn chế cần khắc phục để thu hút 
vốn phát triển đƣờng bộ VN trong giai đoạn tới đƣợc hiệu quả. Đây là một nội 
dung vô cùng quan trọng giúp cho việc đề xuất các giải pháp đẩy mạnh việc thu hút 
vốn phát triển GTĐB VN trong những năm tới. 
- Khảo sát từ thực tiễn và phát hiện ra 20 yếu tố có ảnh hƣởng đến việc thu hút vốn 
đầu tƣ. Tuy nhiên, cả 20 yếu tố này đều ảnh hƣởng với mức độ chênh không nhiều 
nên cho thấy cần phải khắc phục đƣợc cả 20 yếu tố sẽ đảm bảo việc thu hút vốn 
đầu tƣ đƣợc yêu quả (có thể có những ƣu tiên trƣớc). 
- Khảo sát đƣợc các hình thức và tính khả thi của các hình thức thu hút vốn phát 
triển giao thông đƣờng bộ Việt Nam, trong đó khẳng định hình thức quan trọng 
nhất là BOT, PPP và ODA. 
- Khảo sát phát hiện đƣợc 12 nhóm các ý kiến đề cập đến các giải pháp cần giải 
quyết để tăng cƣờng khả năng thu hút vốn hiệu quả nhất, trong các ý kiến giải pháp 
đó thì có 3 ý kiến quan trọng nhất đó là: Cơ chế chính sách, đầu tƣ; về quy hoạch 
và về mặt quản lý vĩ mô của nhà nƣớc. 
- Thông qua phát hiện thực trạng, chƣơng 2 đã thể thiện đƣợc những thành tựu và sự 
cần thiết phải huy động vốn phát triển giao thông đƣờng bộ Việt Nam trong những 
năm tới là cấp bách, có những điều kiện tốt để thu hút vốn đầu tƣ nhƣng cần phải 
đƣợc hoàn thiện và có giải pháp tổng thể. 
79 
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ PHÁT 
TRIỂN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ VIỆT NAM 
3.1. Định hƣớng phát triển GTĐB VN đến 2020 và tầm nhìn 2030 
3.1.1. Quan điểm phát triển triển chung 
Theo quyết định số 356/QĐ - TTg, Hà Nội ngày 25/2/2013. Thủ tƣớng chính phủ 
đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển GTĐB VN đến năm 2020 và định hƣớng 
đến năm 2030. Quyết định đề cập đến các nội dung: 
GTĐB là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Vì vậy, 
cần đƣợc ƣu tiên đầu tƣ phát triển để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã 
hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng tiến trình hội nhập 
kinh tế khu vực, quốc tế, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh. 
Phát triển GTĐB hợp lý, đồng bộ và bền vững trong một quy hoạch thống nhất 
có phân công, phân cấp và hợp tác, liên kết giữa các phƣơng thức vận tải, phù hợp với 
điều kiện địa lý, tạo thành một mạng lƣới giao thông thông suốt và có hiệu quả. 
Tập trung nguồn lực để đƣa vào cấp kỹ thuật hệ thống đƣờng bộ hiện có, đẩy 
nhanh tốc độ xây dựng tuyến đƣờng bộ cao tốc Bắc Nam, các trục cao tốc trọng yếu 
theo quy hoạch đƣợc duyệt; coi trọng công tác quản lý, bảo trì để tận dụng tối đa năng 
lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. 
Nhanh chóng phát triển GTVT xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt Hà Nội và Hồ 
Chí Minh; phát triển giao thông tĩnh và giao thông tiếp cận cho ngƣời khuyết tật; kiểm 
soát sự gia tăng phƣơng tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm 
trật tự an toàn giao thông đô thị. 
Phát triển GTĐB địa phƣơng đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
nông nghiệp - nông thôn, gắn kết mạng GTVT địa phƣơng với mạng giao thông quốc 
gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với ngƣời dân. 
Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, vật liệu mới 
vào các lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác GTVT đƣờng bộ với mục tiêu hạn chế ô 
nhiễm môi trƣờng và tiết kiệm năng lƣợng. Coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực 
cho nhu cầu phát triển ngành. 
Thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB; 
huy động tối đa mọi nguồn lực, coi trọng nguồn lực trong nƣớc để đầu tƣ phát triển; 
ngƣời sử dụng có trách nhiệm đóng góp phí sử dụng để bảo trì và tái đầu tƣ xây dựng 
kết cấu hạ tầng GTĐB. 
80 
Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB và đảm bảo hành lang 
an toàn giao thông; việc bảo vệ công trình giao thông và bảo đảm trật tự an toàn 
GTĐB là trách nhiệm của các cấp chính quyền, các ngành, xã hội và mỗi ngƣời dân. 
Phát triển hệ thống đƣờng bộ đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống đƣờng bộ 
trong nƣớc để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế. 
3.1.2. Mục tiêu phát triển GTĐB đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 
Giai đoạn đến năm 2020 
- Đáp ứng đƣợc nhu cầu về vận tải hàng hóa và hành khách với chất lƣợng tốt và 
giá cả hợp lý, bảo đảm an toàn, tiện lợi, kiềm chế tiến tới giảm tai nạn giao thông và 
hạn chế ô nhiễm môi trƣờng; phát huy lợi thế của vận tải đƣờng bộ có tính cơ động 
cao, hiệu quả trong phạm vi hoạt động đƣờng ngắn, gom hàng, tạo chân hàng cho các 
phƣơng thức vận tải khác. 
- Đƣa vào cấp kỹ thuật hệ thống đƣờng bộ hiện có, đầu tƣ chiều sâu một số công 
trình quan trọng để nâng cao năng lực thông qua; nhanh chóng triển khai xây dựng hệ 
thống đƣờng bộ cao tốc theo quy hoạch, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Nam, phát triển 
mạnh mẽ giao thông đô thị. Một số mục tiêu cụ thể: Xây dựng 24 tuyến, đoạn tuyến 
cao tốc (kể cả đƣờng vành đai đô thị) với tổng chiều dài khoảng 2.381 km; 100% quốc 
lộ vào đúng cấp kỹ thuật; Hoàn thành xây dựng các cầu lớn, thay thế 100% cầu yếu 
trên quốc lộ; 100% đƣờng tỉnh đƣợc rải mặt nhựa hoặc bê tông xi măng; Quỹ đất dành 
cho xây dựng hạ tầng GTĐB đô thị đạt bình quân 16 - 26% so với quỹ đất xây dựng tại 
các đô thị; 100% xã, cụm xã có đƣờng ôtô đến trung tâm, trừ một số ít xã có địa hình, 
địa lý đặc biệt khó khăn và đƣợc trải mặt nhựa hoặc bê tông xi măng 100% 
Định hướng đến năm 2030 
- Thỏa mãn đƣợc nhu cầu vận tải, dịch vụ vận tải của xã hội với chất lƣợng cao, 
đạt tiêu chuẩn quốc tế, nhanh chóng, an toàn; kết nối đƣợc với các phƣơng thức vận tải 
khác, nhất là các điểm chuyển tải hành khách đƣờng dài với vận tải hành khách đô thị. 
- Hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lƣới kết cấu hạ tầng GTĐB; tiếp tục 
xây dựng các đoạn tuyến, đƣờng bộ cao tốc, đƣờng đô thị, đƣờng vành đai. 
3.1.3. Quy hoạch GTĐB đến năm 2020 [34] 
3.1.3.1 Hệ thống quốc lộ 
a) Trục dọc Bắc Nam 
- Quốc lộ 1 từ Hữu Nghị Quan (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau), dài 2.434 
km, hoàn thiện toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp III, 2 làn xe; mở rộng một số đoạn 
81 
có lƣu lƣợng lớn đạt tiêu chuẩn đƣờng cấp II, với 4 làn xe; thay thế toàn bộ các cầu 
yếu; xây dựng các tuyến tránh cần thiết tại các đô thị; hoàn thành xây dựng hầm đƣờng 
bộ qua đèo Phú Gia, đèo Phƣớc Tƣợng (Thừa Thiên Huế), đèo Cả (Phú Yên). 
- Đƣờng Hồ Chí Minh từ Pác Pó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau), dài 3.167 
km, nối thông toàn tuyến từ Pác Pó (Cao Bằng) đến Đất Mũi (Cà Mau) với quy mô 2 
làn xe, đến năm 2020, hoàn chỉnh tuyến, từng bƣớc xây dựng các đoạn theo tiêu chuẩn 
đƣờng cao tốc phù hợp với quy hoạch đƣợc duyệt và khả năng nguồn vốn. Đầu tƣ phát 
triển hệ thống quốc lộ bao gồm 
b) Khu vực phía Bắc: Các tuyến nan quạt. 
Bảng 3.1. Danh mục đầu tƣ hệ thống quốc lộ giai đoạn 2016-2020 
Loại đƣờng, 
tên đƣờng 
Điểm đầu Điểm cuối Chiều 
dài 
Cấp 
đƣờng 
Số làn 
xe 
 Khu vực phía Bắc 
Quốc lộ 5 Nhƣ Quỳnh (Hƣng Yên) Đình Vũ (Hải Phòng) 110 km cấp II 4 
Quốc lộ 18 Đại phúc (Bắc Ninh) Bắc Luân (Quảng Ninh) 303 km cấp II 4 
Quốc lộ 2 Phủ Lỗ (Hà Nội) Thanh Thủy (Hà Giang) 310 km II, III 4 - 6 
Quốc lộ 3 cầu Đuống (Hà Nội) Tà Lùng (Cao Bằng) 3

File đính kèm:

  • pdfluan_an_giai_phap_thu_hut_von_dau_tu_phat_trien_giao_thong_d.pdf
  • pdfPham Thi Tuyet - Tom tat LA - TA.pdf
  • pdfPham Thi Tuyet - Tom tat LA - TV.pdf
  • docxPham Thi Tuyet - Thong tin LA - TV.docx
  • docxPham Thi Tuyet - Thong tin LA - TA.docx