Luận án Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ từ Thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ từ Thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản vùng biển ven bờ từ Thị xã Cửa Lò đến Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

biết tập quán lâu đời của ngư dân là chỉ thích đi biển trong ngày (sáng đi chiều về hoặc tối đi sáng về). Mặt khác, do trình độ học vấn thấp (xem phụ lục 2); nghề nghiệp chủ yếu học theo kinh nghiệm thực tế, người làm trước chỉ cho người đi sau... cho nên họ rất ngại đi đánh bắt xa bờ. 3.4.1.3. Căn cứ pháp lý Căn cứ Thông tư 02/2006/TT-BTS [5] và Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An [67, 69], nghề lưới kéo không được hoạt động khai thác thủy sản trong VBVB. Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An [67, 69], nghề lồng, bẫy bát quái (nghề lồng bẫy kiểu Trung Quốc) không được hoạt động khai thác các loài thủy sản trên vùng nước nội địa và vùng biển tỉnh Nghệ An. Căn cứ Nghị định 33/2010 của Chính phủ [18] và các văn bản pháp luật thuỷ sản của tỉnh [67, 69], các tàu có công suất từ 20cv trở lên không được hoạt động trong vùng biển ven bờ Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng. Căn cứ Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An [70], số 6343/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An, ngày 30 tháng 12 năm 2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030; theo đó: - Đội tàu hoạt động vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An, năm 2020 giảm xuống còn 1.300 chiếc, đến năm 2030 giảm còn 800 chiếc. - Đến năm 2030 vùng biển ven bờ tỉnh Nghệ An chỉ tập trung vào các nghề lưới rê, lưới kéo tôm, nghề câu. Như vậy, căn cứ vào các văn bản pháp luật thuỷ sản từ trung ương đến địa phương và đặc điểm nguồn lợi cũng như tập quán của ngư dân, trong VBNC chỉ nên sử dụng các loại nghề: Lưới rê, lưới kéo tôm, nghề câu và nghề khác (bẫy truyền thống, mành, vó). 3.4.2. Xác định số lượng tàu thuyền và cơ cấu nghề hợp lý 3.4.2.1. Xác định tổng sản lượng và số lượng tàu nghề lưới rê Kết quả điều tra thực trạng cho thấy (xem Bảng 3.5), nghề lưới rê hoạt động khai thác trong VBNC gồm cả hai nhóm tàu: nhóm tàu có công suất dưới 20cv và nhóm tàu có công suất từ 20 - 48cv. Theo Nghị định 33/2010 của Chính phủ [18] và các văn bản pháp luật thuỷ sản của tỉnh [67, 69], các tàu có công suất từ 20cv trở lên không được hoạt động trong VBVB. Như vậy nhóm tàu lưới rê từ 20cv trở lên hoạt động trong VBVB là bất hợp lý, cần loại bỏ ra khỏi đội tàu khai thác trong VBNC. Vì 85 thế cần xác định số lượng tàu cho đội tàu lưới rê dưới 20cv bao nhiêu chiếc là hợp lý? Luận án xin đề xuất hai phương án lựa chọn: Phương án thứ nhất: Chỉ sử dụng số lượng tàu lưới rê dưới 20cv bằng giá trị cường lực BVTĐ như tính toán ở bảng 3.33 là hợp lý. Theo đó, cường lực khai thác hợp lý của đội tàu lưới rê có công suất dưới 20cv là 809 tàu; sản lượng khai thác hợp lý là 2427 tấn. Phương án thứ hai: Sử dụng số lượng tàu lưới rê dưới 20cv hiện có để khai thác phần sản lượng của nhóm tàu lưới rê từ 20-48cv. Từ bảng 3.33 cho thấy sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY) của nhóm tàu lưới rê có công suất từ 20-48cv là 155 tấn. Điều đó chứng tỏ rằng nguồn lợi của VBNC vẫn cho phép nghề lưới rê đạt sản lượng khai thác bền vững tối đa (MSY) không chỉ ở mức 2427 tấn mà là 2582 tấn (2427+155). Để khai thác phần sản lượng 155 tấn của nhóm tàu từ 20-48cv, thì nhóm tàu có công suất dưới 20cv cần sử dụng cường lực là 52 tàu ((155 tấn/năm) / 3 (tấn/tàu/năm)). Như vậy theo phương án này cường lực khai thác hợp lý của nhóm tàu lưới rê có công suất dưới 20cv là 861 tàu (809 tàu + 52 tàu) và sản lượng khai thác hợp lý là 2582 tấn. Thảo luận: + Với phương án I, chỉ khai thác được 94% sản lượng được phép khai thác của đội tàu nghề lưới rê trong VBNC. Nghề lưới rê là nghề khai thác thân thiện với môi trường và nguồn lợi; sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao. Nếu chọn phương án này sẽ vừa gây lãng phí tài nguyên vừa ảnh hưởng đến mức sống của ngư dân địa phương. + Với phương án II, sẽ tạo điều kiện cho ngư dân khai thác hết sản lượng cho phép của nghề lưới rê trong VBNC mà cường lực vẫn chưa vượt giá trị BVTĐ. Xét theo quan điểm bảo vệ nguồn lợi và lợi ích kinh tế của ngư dân, luận án chọn số lượng tàu của nghề lưới rê khai thác trong VBNC theo phương án II là hợp lý. 3.4.2.2. Xác định tổng sản lượng và số lượng tàu nghề câu Kết quả điều tra thực trạng cho thấy (xem Bảng 3.5), nghề câu hoạt động khai thác trong VBNC gồm cả hai nhóm tàu: nhóm tàu có công suất dưới 20cv và nhóm tàu có công suất từ 20 - 48cv. Theo Nghị định 33/2010 của Chính phủ [18] và các văn bản pháp luật thuỷ sản của tỉnh [67, 69], các tàu có công suất từ 20cv trở lên không được hoạt động trong VBVB. Như vậy nhóm tàu câu từ 20cv trở lên hoạt động trong VBVB 86 là bất hợp lý, cần loại bỏ ra khỏi đội tàu khai thác trong VBNC. Vì thế cần xác định số lượng tàu cho đội tàu nghề câu dưới 20cv bao nhiêu chiếc là hợp lý? Luận án xin đề xuất phương án lựa chọn như sau: Chỉ sử dụng số lượng tàu nghề câu dưới 20cv bằng giá trị cường lực BVTĐ như tính toán ở bảng 3.33 là hợp lý. Theo đó, cường lực khai thác hợp lý của đội tàu câu có công suất dưới 20cv là 114 tàu; sản lượng khai thác hợp lý là 499 tấn. Kết quả điều tra thực tế năm 2016 số tàu nghề câu dưới 20cv là 129 tàu. Số tàu câu vượt quá mức BVTĐ là 15 tàu, NCS đề xuất chuyển sang nghề lưới kéo tôm. 3.4.2.3. Xác định tổng sản lượng và số lượng tàu nghề lưới kéo tôm Kết quả điều tra thực trạng cho thấy (xem Bảng 3.5), nghề lưới kéo hoạt động khai thác trong VBNC gồm cả hai nhóm tàu: nhóm tàu có công suất dưới 20cv và nhóm tàu có công suất từ 20 - 48cv. Theo Nghị định 33/2010 của Chính phủ [18] và các văn bản pháp luật thuỷ sản của tỉnh [67, 69], các tàu có công suất từ 20cv trở lên không được hoạt động trong VBVB. Như vậy nhóm tàu lưới kéo từ 20cv trở lên hoạt động trong VBVB là bất hợp lý, cần loại bỏ ra khỏi đội tàu khai thác trong VBNC. Tuy nhiên, theo Quyết định của UBND tỉnh Nghệ An [70], số 6343/QĐ-UBND tỉnh Nghệ An, ngày 30 tháng 12 năm 2015 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển thuỷ sản tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn 2030; thì cho phép nghề lưới kéo tôm được hoạt động tại VBVB của tỉnh. Do VBVB tỉnh Nghệ An có trữ lượng tôm khá lớn, mà chỉ có nghề lưới kéo tôm mới khai thác hiệu quả nguồn lợi này. Từ bảng 3.33 cho thấy, cường lực khai thác BVTĐ của đội tàu lưới kéo tôm có công suất dưới 20cv là 79 tàu, tương ứng sản lượng BVTĐ là 733 tấn. Theo kết quả điều tra thực tế thì năm 2016 chỉ có 34 tàu công suất dưới 20cv hoạt động khai thác bằng lưới kéo tôm trong VBNC. Với quan điểm không phát triển thêm tàu dưới 20cv nên chỉ có thể chuyển đổi 3 tàu dư dôi của lưới rê và 15 tàu dư dôi của nghề câu sang nghề lưới kéo tôm. Theo phương án này thì tàu thuyền nghề lưới kéo tôm khai thác hợp lý là 52 tàu. 3.4.2.4. Xác định tổng sản lượng và số lượng tàu nghề khác Kết quả điều tra thực trạng cho thấy (xem Bảng 3.5), nghề khác hoạt động khai thác trong VBNC gồm cả hai nhóm tàu: nhóm tàu có công suất dưới 20cv và nhóm tàu có công suất từ 20 - 48cv. Theo Nghị định 33/2010 của Chính phủ [18] và các văn bản pháp luật thuỷ sản của tỉnh Nghệ An [67, 69], các tàu có công suất từ 20cv trở lên 87 không được hoạt động trong VBVB. Như vậy nhóm tàu khác từ 20cv trở lên hoạt động trong VBVB là bất hợp lý, cần loại bỏ ra khỏi đội tàu khai thác trong VBNC. Vì thế cần xác định số lượng tàu cho đội tàu nghề khác dưới 20cv bao nhiêu chiếc là hợp lý? Luận án xin đề xuất phương án lựa chọn như sau: Chỉ sử dụng số lượng tàu nghề khác dưới 20cv bằng giá trị cường lực BVTĐ như tính toán ở bảng 3.33 là hợp lý. Theo đó, cường lực khai thác hợp lý của đội tàu câu có công suất dưới 20cv là 61 tàu; sản lượng khai thác hợp lý là 211 tấn. Nhưng kết quả điều tra thực tế năm 2016 số tàu nghề khác dưới 20cv chỉ có 37 tàu. Như vậy số tàu nghề khác có công suất dưới 20cv chưa đạt mức cường lực khai thác BVTĐ. Với quan điểm không phát triển thêm tàu dưới 20cv do đó số lượng tàu hợp lý của nghề khác giữ nguyên bằng với số tàu hiện đang hoạt động tại VBNC (ứng với năm 2016) là 37 tàu. 3.4.2.5. Xác định tổng sản lượng và cường KTHL chung cho VBNC Từ kết quả tính toán và phân tích như ở các mục 3.4.2.1; 3.4.2.2; 3.4.2.3; 3.4.2.4 có thể tổng hợp các giá trị cường lực và sản lượng KTHL cho VBNC như ở bảng 3.37. Bảng 3.37: Sản lượng và cường lực khai thác hợp lý cho từng nghề và cả VBNC TT Nghề Công suất (cv) Cường lực KTHL (tàu) Sản lượng KTHL(tấn) 1 Lưới rê <20cv 861 2582 2 Lưới kéo <20cv 52 572 3 Nghề câu <20cv 114 499 4 Nghề khác <20cv 37 162 Tổng <20cv 1064 3815 Với giá trị tổng cường lực và sản lượng KTHL như bảng 3.37, thì: - Loại bỏ tất cả tàu thuyền nghề lưới kéo cá có công suất từ 20cv trở lên. Nghề lưới kéo tôm công suất dưới 20cv (năm 2016) có 34 tàu được bổ sung thêm 15 tàu từ nghề câu và 3 tàu từ nghề lưới rê để khai thác một phần sản lượng của tàu lưới kéo từ 20cv trở lên để lại. Việc loại bỏ tàu thuyền lưới kéo cá từ 20cv trở lên và bổ sung tàu lưới kéo tôm dưới 20cv từ các nghề câu và lưới rê thành 52 tàu, là phù hoàn toàn hợp pháp luật về thuỷ sản của trung ương và tỉnh Nghệ An cũng như giá trị cường lực BVTĐ của nhóm tàu lưới kéo dưới 20cv (79 tàu). Với phương án này đã làm cho nghề lưới kéo tôm nâng cao sản lượng khai thác từ 374 tấn lên 572 tấn đạt 70,94% tổng sản lượng BVTĐ của nghề lưới kéo tôm trong VBNC. 88 - Tổng cường lực của nghề lưới rê công suất dưới 20cv là 861 tàu, cao hơn giá trị cường lực BVTĐ của nhóm tàu lưới rê dưới 20cv 52 tàu nhưng lại thấp hơn mức cường lực khai thác BVTĐ của cả nghề lưới rê 8 tàu và so với số tàu năm 2016 còn dư 3 tàu. Số tàu nghề lưới rê công suất dưới 20cv này có thể chuyển sang nghề lưới kéo tôm để tiếp tục được hoạt động tại VBVB. - Số lượng tàu thuyền nghề câu có công suất dưới 20cv hợp lý là 114 tàu, vừa bằng mức cường lực khai thác BVTĐ của nhóm nghề câu dưới 20cv. Số lượng tàu này thấp hơn số lượng tàu thuyền nghề câu dưới 20cv hiện có năm 2016 là 15 chiếc. Như vậy, 15 tàu này có thể chuyển sang nghề lưới kéo tôm dưới 20cv để được tiếp tục hoạt động trong VBVB. - Số lượng tàu thuyền nghề khác có công suất dưới 20cv hợp lý là 37 tàu, thấp hơn mức cường lực BVTĐ của đội tàu nghề khác dưới 20cv là 24 chiếc. Số tàu này vừa đúng bằng số lượng tàu thuyền nghề khác dưới 20cv hiện có năm 2016. Thảo luận: + Với cách phân tích và lựa chọn như trên thì tổng cường lực khai thác hợp lý của VBNC là 1064 tàu và tổng sản lượng khai thác hợp lý là 3815 tấn, nhận thấy có ưu điểm như sau: - Tổng cường lực khai thác hợp lý 1064 tàu cao hơn tổng cường lực BVTĐ của nhóm tàu công suất dưới 20cv (1063 tàu- bảng 3.32) nhưng vẫn thấp hơn tổng cường lực khai thác BVTĐ của cả đội tàu nghề lưới rê hoạt động tại VBNC (1455 tàu). - Mặt khác, cách lựa chọn này là loại bỏ được tất cả tàu thuyền nghề lưới kéo cá và tàu công suất từ 20cv trở lên ra khỏi VBNC phù hợp với pháp luật thuỷ sản hiện hành. - Sử dụng được 34 tàu lưới kéo tôm hiện có và bổ sung thêm 18 tàu công suất dưới 20cv từ nghề lưới rê và nghề câu chuyển sang để khai thác phần nguồn lợi của số tàu lưới kéo cá từ 20cv trở lên bị loại bỏ. - Tỷ lệ phân bố số lượng tàu theo nghề như trên là phù hợp với chủ trương của tỉnh Nghệ An [70] về cơ cấu nghề khai thác ven bờ là 80% tàu nghề lưới rê còn 20% cho tất cả các nghề lưới kéo tôm, câu, vó, mành. + Điểm hạn chế nhất là tổng sản lượng khai thác thấp (3815 tấn) chỉ bằng 48,48% mức sản lượng khai thác BVTĐ của VBNC xác định theo mô hình Schaefer. Số sản lượng này là 4054 tấn chưa có phương án khai thác để bù đắp lại. 89 3.5. Đề xuất giải pháp đảm bảo khai thác hợp lý nguồn lợi thuỷ sản trong vùng biển nghiên cứu 3.5.1. Giải pháp cắt giảm số lượng tàu thuyền Theo phương án lựa chọn tổng giá trị cường lực và sản lượng KTHL như trên thì tổng số lượng tàu cần cắt giảm là 409 chiếc, chủ yếu là tàu có công suất từ 20-48cv; phân bố cho từng nghề được trình bày ở bảng 3.38. Bảng 3.38: Tổng hợp số lượng tàu cần cắt giảm theo nghề Nhóm nghề Nhóm công suất (cv) Số tàu hiện có 2016 Số lượng tàu KTHL Số tàu tăng (+), giảm (-) Phương án xử lý (-) chuyển sang nghề mới; (+) nhận từ nghề khác về <20cv 864 861 -3 Chuyển 3 tàu sang nghề LK tôm Rê 20-48 51 0 -51 Chuyển sang vùng lộng <20 34 52 +18 Bổ sung 18 tàu từ 3 tàu lưới rê và 15 tàu câu dưới 20cv Kéo 20-48 304 0 -304 Chuyển 304 tàu sang vùng lộng <20 129 114 -15 Chuyển 15 tàu sang L.kéo tôm Câu 20-48 35 0 -35 Chuyển 35 tàu sang vùng lộng <20 37 37 0 Khác 20-48 19 0 -19 Chuyển sang vùng lộng Tổng <20cv 1064 1064 0 Tổng 20-48cv 409 0 -409 Chuyển 409 tàu sang vùng lộng Tổng chung 1473 1064 -409 Chuyển 409 tàu sang vùng lộng Việc cắt giảm tàu không chỉ dừng lại trên tính toán, để thực hiện được mục đích này cần phải có thời gian và sự vào cuộc của các cơ quan quản lý nghề cá phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương. Việc cắt giảm, chuyển đổi, điều chỉnh số lượng tàu giữa các nghề được thực hiện như sau: Hướng dẫn thực hiện tăng giảm tàu đối với nhóm tàu công suất dưới 20cv - 03 tàu nghề lưới rê và 15 tàu nghề câu dưới 20cv chuyển sang làm nghề lưới kéo tôm thì có thể thực hiện dễ dàng. Bởi vì, nghề lưới kéo tôm trang bị đơn giản, vốn đầu tư không cao nên số tàu câu và tàu nghề lưới rê chuyển sang nghề nghề lưới kéo tôm không khó khăn, trở ngại gì. - Việc chuyển đổi số tàu thuyền này là phù hợp với tập quán của ngư dân thích ứng với điều kiện đi về trong ngày. 90 Hướng dẫn thực hiện cắt giảm, chuyển đổi nghề đối với nhóm tàu công suất 20-48cv - Trước hết là phải tập trung giải quyết các tàu làm nghề lưới kéo và tàu thuyền lắp máy công suất từ 20cv trở lên phải ra vùng lộng để hoạt động khai thác. Biện pháp thực hiện là tập trung chủ tàu của loại tàu này để: + Phổ biến văn bản của Nhà nước về quy định cấm tàu nghề lưới kéo (giã cào) và các tàu có công suất >20cv hoạt động trong VBVB. + Tổ chức cho ngư dân tự đăng ký nguyện vọng, hướng giải quyết, lộ trình thực hiện theo các hướng: chuyển ra khai thác vùng lộng; hoặc chuyển sang nghề thân thiện hoạt động VBVB nhưng phải hạ thấp công suất máy (tháo dỡ bớt một máy) để tàu có công suất dưới 20cv. + Những tàu chất lượng vỏ, máy yếu không đủ điều kiện hoạt động vùng lộng thì giúp họ cải hoán thành tàu có công suất dưới 20cv và chuyển đổi nghề sang các nghề (phục vụ du lịch, nghề khai thác moi, sứa, nuôi trồng thuỷ sản) hoạt động VBVB. - Tiếp theo, cơ quan đăng kiểm rà soát chất lượng vỏ, máy tàu lọc ra những tàu thuyền kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thì yêu cầu chủ tàu giải bản. 3.5.2. Giải pháp tạo sinh kế cho ngư dân chuyển đổi nghề bền vững 3.5.2.1. Đặt vấn đề Làm thế nào để giảm bớt lượng tàu thuyền hoạt động khai thác thuỷ sản ven bờ nhằm giảm áp lực khai thác cho vùng biển này. Đây là một vấn đề khó mà cơ quan quản lý nghề cá tỉnh Nghệ An đang đặt ra để giải quyết từ nhiều năm qua nhưng kết quả chưa đạt được như mong đợi. Một trong những giải pháp được chính quyền địa phương quan tâm là chuyển đổi nghề cho ngư dân đang hoạt động trong VBVB đưa tàu ra vùng lộng hoặc vùng khơi. Từ năm 2009 đến nay, UBND tỉnh Nghệ An hàng năm đã có những Chính sách [73] hỗ trợ cho ngư dân chuyển đổi nghề khai thác từ vùng lộng ra vùng khơi như bảng 3.39. Bảng 3.39: Kết quả thực hiện chuyển đổi nghề từ năm 2009-2012 TT Năm Số mô hình được hỗ trợ Tổng kinh phí (đồng) 1 2009 03 125.000.000 2 2010 06 430.000.000 3 2011 06 430.000.000 4 2012 09 800.000.000 Tổng 24 11.785.000 (Nguồn: [73]) 91 Từ bảng 3.39 cho thấy vấn đề chuyển đổi nghề cho ngư dân đang hoạt động khai thác tại VBVB sang vùng lộng và vùng khơi là rất tốn kém và kết quả không cao. Trong 4 năm (2009-2012) với tổng chi phí 1.785.000.000 đồng nhưng chỉ mới tiến hành với 24 tàu. Nguyên nhân của hạn chế này có thể là: - Hầu hết ngư dân làm nghề biển ở đây có tập quán, thói quen chỉ thích đi biển trong ngày (sáng đi tối về hoặc tối đi sáng về), ngại đi xa; - Tàu thuyền khai thác VBVB chủ yếu là bè lắp máy, trang bị thô sơ, sử dụng đơn giản nên họ ngại vươn khơi khi phải sử dụng tàu lớn, trang bị hiện đại... Với những lý do trên thì việc tạo cho những người lao động trong VBVB chuyển sang một công việc khác, nghề khác phải đạt được nguyên tắc sau: + Chuyển sang nghề khai thác khác gần gũi nghề mà họ đang làm một cách dễ dàng, thuận tiện đảm bảo yêu cầu đi biển trong ngày, vùng biển hoạt động vẫn là ven bờ. + Chuyển sang nghề lao động phổ thông đảm bảo ly ngư nhưng không ly hương; công việc phải đơn giản không cần học tập nâng cao trình độ. Vì rằng đa số ngư dân hoạt động khai thác ven bờ ở đây có trình độ học vấn thấp, ngại học thêm mà chỉ quen làm theo kiểu cần tay chỉ việc. 3.5.2.2. Những căn cứ của giải pháp - Căn cứ về hiện trạng nguồn lợi hải sản: Theo kết quả nghiên cứu [61] cho thấy vùng biển ven bờ từ Diễn Châu đến thị xã Cửa Lò có nguồn lợi hải sản đa dạng và phong phú trong đó có ruốc biển, sứa, các loài nhuyễn thể. Nếu tổ chức lại sản xuất của nghề này thì việc chuyển đổi nghề của ngư dân là rất khả thi. Trong những năm gần đây các nghề chế biến xuất khẩu sản phẩm từ sứa, ruốc đang được ngư dân địa phương quan tâm và phát triển mạnh. - Căn cứ vào tập quán của ngư dân: hầu hết ngư dân hoạt động khai thác ven bờ không muốn đi biển lâu ngày, chủ yếu là sáng đi chiều về hoặc tối đi biển sáng về. - Căn cứ vào thực trạng phát triển KCN ở địa phương và nhu cầu lao động (bảng 3.45). Trong những năm gần đây nhiều KCN đã xây dựng ở thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh và ngay trong huyện Nghi Lộc, Diễn Châu đã và đang thu hút lao động phổ thông. Ngư dân tuổi trên 40, học vấn thấp thì lao động phổ thông ở các KCN là rất phù hợp để họ lựa chọn; đáp ứng yêu cầu đi về trong ngày, mức lương 4-5 triệu đồng/tháng là cao và ổn định so với thu nhập đi biển. 92 3.5.2.3. Nội dung của giải pháp 1. Phát triển nghề khai thác moi (ruốc) Moi (Acetes) là loại hải sản của VBVB tỉnh Nghệ An, nơi mà moi áp lộng là vùng nước có độ sâu từ 4-6m, khả năng khai thác từ 1.500 – 2.000 tấn/năm [61]. Mùa ruốc ở vùng biển này thường bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9 Âm lịch, tập trung nhiều nhất vào tháng 5, tháng 6. Nghề khai thác moi ở VBNC khá đơn giản, được ngư dân thực hiện theo hai cách: Cách thứ nhất: Ở gần bờ sử dụng trủ (lưới) đẩy - hình thức này dùng một loại lưới cước miệng rộng, được gắn với các thanh gỗ hoặc tre và đẩy bằng tay ngược với chiều con nước. Cách thứ hai: Các tàu thuyền nhỏ dùng lưới văng (trủ bao), đánh bắt cách bờ khoảng 1-2 hải lý. Mỗi chuyến như vậy có thể khai thác 400 – 500kg, nhiều gấp đôi dùng trủ đẩy. Như vậy phương tiện hoạt động khai thác moi có thể không dùng thuyền hoặc dùng bè hoặc thuyền lắp máy công suất không lớn nên chi phí và đầu tư thấp. Ngư trường hoạt động lại gần bờ, mỗi ngày có thể thực hiện 1-2 chuyến nên phù hợp với tập quán của ngư dân. 2. Phát triển nghề khai thác sứa Nghệ An có nguồn lợi sứa dồi dào cũng chẳng kém gì nguồn lợi moi (ruốc). Nghề vớt sứa ở Nghệ An hoạt động khai thác vào 3 tháng mùa hè, từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm. Dụng cụ khai thác sứa theo phương pháp cổ truyền là dùng những cây vợt có mắc lưới để vớt sứa. Hiện nay ngư dân đã dùng lưới rê để đánh bắt sứa. Họ dùng lưới rê có kích thước mắt lưới lớn và thả lưới nổi trên tầng mặt nước để sứa mắc vào lưới, rồi thu lưới lấy sứa. Phương tiện khai thác sứa là thuyền hoặc bè không cần công suất lớn. Khu vực khai thác sứa chỉ cách bờ 3-4 hải lý nên một chuyến biển chỉ trong khoảng thời gian 4-5 giờ. Nghề vớt sứa là nghề biển đơn giản, dễ làm và đi về trong ngày nên phù hợp với tập quán của ngư dân khai thác VBVB. Hình 3.2: Dụng cụ vớt sứa của ngư dân địa phương 93 3. Phát triển các nghề nuôi và khai thác nhuyễn thể Các công trình khoa học [61] cho rằng biển Nghệ An còn có các loài nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như: ốc hương, ngao, điệp, sò lông Những loài hải sản này là thực phẩm rất được khách du lịch ưa thích. Cần thiết phải có tổ chứ
File đính kèm:
luan_an_khai_thac_hop_ly_nguon_loi_thuy_san_vung_bien_ven_bo.pdf