Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 176 trang nguyenduy 20/09/2024 250
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam

Luận án Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam
5 quy 
định chi tiết lập HS mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, 
HSYC dịch vụ tư vấn 
15/4/2015 BKHĐT 
3.5 Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT ngày 27/10/2015 quy 
định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định thầu, chào 
hàng cạnh tranh 
22/12/2015 BKHĐT 
3.6 Thông tư số 07/2016/ TT-BKHĐT ngày 29/6/2016 quy 
định chi tiết lập hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mua sắm 
hàng hóa đối với đấu thầu qua mạng 
15/8/2016 BKHĐT 
3.7 Thông tư số 10/2016/ TT-BKHĐT ngày 22/7/2016 quy 
định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm tra hoạt động 
đấu thầu 
09/9/2016 BKHĐT 
3.8 Thông tư số 11/2016/ TT-BKHĐT ngày 26/7/2016 
hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu thiết kế, cung cấp hàng 
hóa và xây lắp (EPC) 
01/10/2016 BKHĐT 
3.9 Thông tư số 07/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng 
dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng 
01/5/2016 BXD 
3.10 Thông tư số 08/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng 
dẫn một số nội dung về hợp đồng tư vấn xây dựng 
01/5/2016 BXD 
3.11 Thông tư số 09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 hướng 
dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình 
01/5/2016 BXD 
3.12 Thông tư số 30/2016/TT-BXD ngày 30/12/2016 hướng 
dẫn hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và 
thi công xây dựng công trình 
20/02/2017 BXD 
Nguồn: Nghiên cứu sinh tổng hợp 
Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh về HĐXD sử dụng VNN hiện hành đã 
cơ bản bao trùm được các nội dung cần thiết để thực hiện QLNN với đối tượng quản 
73 
lý là HĐXD. Đây là kết quả của quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam qua các giai 
đoạn phát triển. Kế thừa các quy định pháp luật về HĐXD sử dụng VNN của giai 
đoạn trước, hệ thống pháp luật hiện hành về HĐXD sử dụng VNN đã làm rõ được 
thêm về các loại hợp đồng, phân định được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham 
gia hợp đồng, cũng như các chủ thể có liên quan. Nhìn chung, đã được các chủ thể có 
liên quan đánh giá là đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm 
chất lượng và tiết kiệm chi phí đầu tư của dự án đầu tư xây dựng, góp phần chống 
thất thoát, lãng phí, giảm đáng kể nợ đọng vốn trong xây dựng; đảm bảo tính công 
bằng giữa các chủ thể và nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng. 
3.1.2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam ngày 
càng được hoàn thiện 
Theo Luật Ban hành văn bản pháp luật năm 2015, hiện nay các văn bản quy 
phạm pháp luật nói chung trong đó có các văn bản pháp luật về HĐXD đã được soạn 
thảo, ban hành theo quy trình được luật hóa. Quy trình xây dựng văn bản quy phạm 
pháp luật đã có nhiều đổi mới, tạo chuyển biến tích cực cả về chất lượng văn bản và 
kỹ thuật lập pháp, như là hồ sơ trình dự thảo luật phải kèm theo dự thảo các nghị định 
hướng dẫn; hồ sơ trình dự thảo nghị định phải kèm theo các thông tư hướng dẫn chi 
tiết,... Từ đó, việc ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp 
lệnh kịp thời hơn; công tác giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản pháp luật bước đầu có 
chuyển biến tích cực; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật, trợ giúp 
pháp lý được triển khai đồng bộ hơn với nhiều hình thức phong phú đã góp phần nâng 
cao nhận thức, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật. 
Hệ thống pháp luật từ luật, nghị định, thông tư về HĐXD sử dụng VNN đã được 
thể chế hóa trên các khía cạnh khác nhau, tạo thành môi trường pháp luật thống nhất, 
đồng bộ, toàn diện. Theo thống kê về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan 
về hoạt động đầu tư xây dựng nói chung thì bao gồm 08 Luật; 15 Nghị định và 42 
Thông tư. Trong đó, chỉ tách riêng những văn bản có điều chỉnh trực tiếp các nội 
dung về HĐXD và VNN thì đã có 02 luật; 02 nghị định và 12 thông tư. Hệ thống quy 
phạm pháp luật đã cơ bản bao quát được các nội dung cần phải tổ chức QLNN về 
74 
HĐXD sử dụng VNN theo các giai đoạn hình thành, thực hiện đến kết thúc HĐXD 
cũng như bao quát theo phạm vi, hình thức hay quy định về ứng xử đối với các tình 
huống trong quan hệ hợp đồng. 
Thời gian qua, các văn bản pháp luật điều chỉnh về HĐXD đã được tập trung 
hoàn thiện và có sự đổi mới mạnh mẽ, góp phần đưa hoạt động xây dựng dần đi vào 
nền nếp, nâng cao năng lực hoạt động xây dựng, tạo thị trường minh bạch và môi 
trường cạnh tranh lành mạnh giữa các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng... Đặc 
biệt, Luật Xây dựng năm 2014 (thay thế Luật Xây dựng năm 2003) và các văn bản 
hướng dẫn thi hành đã có nhiều nội dung đổi mới căn bản, mang tính đột phá trong 
quản lý HĐXD. Chế định về hợp đồng xây dựng ngày càng được hoàn thiện, bảo đảm 
tuân thủ pháp luật về dân sự, quy định rõ nguyên tắc ký kết hợp đồng; hiệu lực của 
hợp đồng; các loại hợp đồng xây dựng, nội dung hồ sơ hợp đồng xây dựng; tạm dừng, 
chấm dứt, thưởng phạt hợp đồng; bồi thường thiệt hại do vi phạm và giải quyết tranh 
chấp hợp đồng xây dựng; thanh toán, quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng... Chất 
lượng các quy định pháp luật về HĐXD được cải thiện, quản lý chặt chẽ, nâng cao 
hiệu lực quản lý theo từng giai đoạn phát triển của đất nước. Các cơ quan QLNN có 
thẩm quyền về xây dựng, ban hành văn bản pháp luật HĐXD như Quốc hội, Chính 
phủ, bộ, ngành đã nghiên cứu, ban hành nhiều chính sách nhằm nâng cao hiệu lực 
QLNN về HĐXD, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi từ thực tiễn phát triển đất nước. 
3.1.3. Những hạn chế, tồn tại của hệ thống pháp luật về hợp đồng xây dựng 
sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam 
Bên cạnh những chuyển biến tích cực của hệ thống pháp luật góp phần cải thiện 
làm tăng hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN thì vẫn tồn tại không ít những hạn 
chế cản trở, làm suy giảm hiệu lực QLNN. Đây là những khiếm khuyết về tính bao 
quát, chặt chẽ, tường minh của các quy định pháp luật trong hệ thống, cụ thể như sau: 
3.1.3.1. Một số tồn tại, bất cập trong hệ thống pháp luật về hợp đồng xây dựng 
sử dụng vốn nhà nước bộc lộ qua thực tế công tác quản lý nhà nước về hợp đồng xây 
dựng 
Trong thực tiễn của hoạt động xây dựng ở nước ta thời gian qua đã nảy sinh một 
75 
số vấn đề khó khăn vướng mắc trong công tác QLNN về HĐXD sử dụng VNN do 
thiếu những quy định phù hợp trong hệ thống pháp luật hiện hành phần nào đã làm 
suy giảm tính hiệu lực của QLNN về HĐXD sử dụng VNN, bao gồm: 
a. Chưa quy định chi tiết về phân chia gói thầu xây dựng phù hợp đặc điểm, 
điều kiện thực tế của dự án đầu tư xây dựng 
Việc phân chia dự án thành các gói thầu một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao 
hiệu quả kinh tế cho gói thầu, dự án, giảm thời gian, chi phí và nguồn lực cho chủ 
đầu tư, nhà thầu và cả xã hội. Nguyên tắc phân chia dự án thành các gói thầu đã được 
quy định tại Điều 33 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13. Tại điểm c khoản 3 Điều 4 
của Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
quy định chi tiết về kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định phần công việc thuộc kế 
hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu 
và giải trình các nội dung đó. Tuy nhiên, những quy định pháp luật này mới chỉ dừng 
lại ở nguyên tắc chung, vẫn thiếu vắng quy định, hướng dẫn chi tiết mang tính kỹ 
thuật về việc phân chia gói thầu thế nào là hợp lý. Ảnh hưởng trước tiên của việc 
phân chia gói thầu không hợp lý là lãng phí trong khâu tổ chức đấu thầu. Hiện nay, 
quy trình tổ chức lựa chọn nhà thầu đã từng bước được hoàn thiện trong hệ thống 
pháp luật. Theo đó, các trình tự thủ tục được các chuyên gia đánh giá là tương đối 
đầy đủ và chặt chẽ. Trường hợp có quá nhiều gói thầu trong một dự án buộc phải tổ 
chức công tác lựa chọn nhà thầu tương ứng với số gói thầu theo kế hoạch đấu thầu, 
lãng phí về thời gian cho công tác đăng thông tin, chi phí cho tổ chuyên gia đấu thầu 
kéo dài thời gian thực hiện dự án. Thời gian qua, vẫn còn nhiều tồn tại trong công tác 
phân chia gói thầu xây dựng như sau: 
(1) Chia tách gói thầu không hợp lý 
- Chia nhỏ gói thầu theo kiểu “chia phần”, mỗi nhà thầu “quen biết” trúng một 
phần. Trường hợp này xảy ra rõ nét ở công trình đường giao thông, hạ tầng kỹ thuật 
theo tuyến. Ví dụ điển hình là tại gói thầu đường giao thông và hệ thống cấp điện, 
nước sạch và nước thải tại một số dự án đầu tư xây dựng khu công nghiệp và nhà máy 
chế biến, bảo quản do Tổng công ty Lương thực Miền nam làm chủ đầu tư, theo kết 
76 
luận số 2734/KL-TTCP ngày 25/9/2015 của Thanh tra Chính phủ về Việc chấp hành 
quy định pháp luật về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại Tổng công ty Lương thực 
miền nam. 
- Chia gói thầu lớn thành các gói thầu dưới 5 tỷ đồng để hướng đến các nhà thầu 
nhỏ, thường là các nhà thầu địa phương đã có mối quan hệ, không phải cạnh tranh 
với các nhà thầu lớn. Thực trạng này xuất phát từ quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị 
định số 63/2014/NĐ-CP. Tuy nhiên, trường hợp này cũng hay được các chủ đầu tư 
vận dụng để tạo ra việc phân chia gói thầu với quy mô không hợp lý. 
- Chia nhỏ 1 gói thầu thuộc hạn mức phải đấu thầu rộng rãi thành các gói thầu 
nhỏ thuộc hạn mức được chỉ định thầu để tiến hành chỉ định thầu, giảm cạnh tranh 
trong đấu thầu, theo quy định đây là hành vi bị cấm trong đấu thầu. 
Theo thống kê của nghiên cứu sinh trên một số Báo Đấu thầu trong giai đoạn 
2014 đển nay cho thấy có khá nhiều trường hợp chia nhỏ gói thầu chưa hợp lý thời 
gian qua. Dự án Xây dựng mới các trạm biến áp quận Nam Từ Liêm giai đoạn 1 (năm 
2016) chia nhỏ 03 gói thầu có nội dung tương tự như nhau về kỹ thuật để thực hiện 
chỉ định thầu. Gói thầu Hoàn trả hè đường công trình xây dựng mới các trạm biến áp 
khu vực Mễ Trì, Phú Đô, Xuân Phương có giá gói thầu là hơn 633,8 (triệu đồng); Gói 
thầu Hoàn trả hè đường công trình xây dựng mới các Trạm biến áp khu vực Đại Mỗ, 
Mỹ Đình có giá gói thầu là 528,1 (triệu đồng); Gói thầu Hoàn trả hè đường công trình 
xây dựng mới các Trạm biến áp khu vực Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Mỹ Đình, Cầu 
Diễn có giá gói thầu là 767,9 (triệu đồng). Nếu gộp 03 gói thầu này lại thành 01 gói 
thầu thì giá gói thầu là: 1929,8 (triệu đồng) (lớn hơn hạn mức 01 tỷ đồng) thì phải 
thực hiện đấu thầu rộng rãi. Một số dự án khác có quy mô nhỏ cũng xảy ra trường 
hợp chia nhỏ gói thầu để chỉ định thầu như Dự án chỉnh trang cáp thông tin đi trên 
trụ điện do Công ty Điện lực Củ Chi là chủ đầu tư, Dự án Phát triển đô thị loại vừa 
Việt Nam - Tiểu dự án Thành phố Vinh 
(2) Tính kết nối trong công tác phân chia gói thầu còn nhiều bất cập 
- Một trong những nguyên tắc cơ bản của việc phân chia gói thầu xây dựng trong 
dự án xuất phát từ tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện. Ở một số dự án sử dụng VNN 
77 
thời gian vừa qua, tiến độ công trình bị chậm trễ do việc phân chia gói thầu mà chưa 
tính toán hợp lý, chưa tính đến sự kết nối giữa các gói thầu. Trường hợp dự án phân 
chia 01 gói thầu, nếu lựa chọn được nhà thầu tổng thầu có năng lực sẽ mang lại hiệu 
quả cao hơn về tiến độ do tổng thầu hoàn toàn chủ động về các nguồn lực thực hiện 
trong các giai đoạn, chủ động có kế hoạch phân bổ, điều tiết hợp lý. Công trình vì thế 
sẽ có được sự đồng bộ trong hệ thống quản lý chất lượng, giảm thiểu việc gián đoạn 
do chuyển giao giữa các nhà thầu ở bước sau trong trường hợp chia nhiều gói thầu. 
Về chi phí cũng đạt hiệu quả tốt hơn bởi tiết kiệm được các phần chi phí quản lý 
chung cho toàn bộ công trình. 
- Một số trường hợp chủ đầu tư cố ý chia nhỏ gói thầu để nhà thầu ruột mặc dù 
không đáp ứng yêu cầu năng lực nhưng vẫn được giao thầu, dẫn đến việc khi thi công 
đồng loạt các gói thầu nhỏ, nhà thầu sẽ không đảm bảo tiến độ, chất lượng. Trong 
một số trường hợp phân chia nhiều gói thầu trong cùng dự án dẫn đến trường hợp nhà 
thầu thi công xây dựng ở giai đoạn sau phải chờ nhà thầu thi công giai đoan trước, 
hoặc biện pháp thi công và chất lượng thi công của nhà thầu giai đoạn trước gây ảnh 
hưởng đến giai đoạn sau như: các vị trí chờ kỹ thuật không hợp lý, thiết bị nâng hạ 
(cần trục tháp, vận thăng) đã được lắp đặt của nhà thầu ở giai đoạn thi công trước 
phải tháo dỡ để lắp đặt thiết bị thi công của nhà thầu giai đoạn sau. Đặc biệt, đối với 
công trình có thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình hiện đại như những tòa nhà thông 
minh với hệ thống điều khiển tự động thì rất cần thiết có sự đồng bộ trong các giai 
đoạn thi công để đảm bảo hiệu quả vận hành của dự án. 
b. Chưa quy định cụ thể việc áp dụng hình thức hợp đồng xây dựng phù 
hợp với tính chất, loại công việc theo đặc thù của gói thầu 
Như đã phân tích ở trên về tầm quan trọng của công tác phân chia gói thầu xây 
dựng thì việc quy định, hướng dẫn việc lựa chọn áp dụng hình thức HĐXD phù hợp 
với đặc thù của gói thầu cũng đóng vai trò quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả 
đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trong hệ thống quy định pháp luật hiện nay vẫn bỏ trống 
hướng dẫn chi tiết nội dung này, dẫn đến trong thực tế phát sinh việc áp dụng hình 
thức HĐXD không phù hợp với đặc thù nguồn vốn, tiến độ hay yêu cầu kỹ thuật của 
78 
gói thầu. Thực trạng này đã dẫn đến rất nhiều hệ luỵ tiêu cực về hiệu quả kinh tế cũng 
như rủi ro pháp lý cho các chủ thể tham gia HĐXD. Đặc biệt nổi cộm đó là tình trạng 
lợi dụng sự thiếu chặt chẽ và đồng bộ của pháp luật đối với HĐXD theo hình thức 
tổng thầu EPC. 
Hợp đồng EPC thông thường chỉ phù hợp với dự án đầu tư xây dựng hoặc công 
trình có quy mô lớn, có hạ tầng và các hệ thống phức tạp như lĩnh vực năng lượng, 
dầu khí, khai khoáng Các hợp đồng EPC thường phức tạp và yêu cầu có trình độ 
chuyên môn, kiến thức đặc biệt, có các phương án công nghệ linh hoạt, sáng tạo. 
Thực tiễn quản lý về hợp đồng EPC thời gian qua ở Việt Nam cho thấy, đối với những 
dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp hoặc có sự tham gia của nhà thầu nước ngoài, 
thường có những rủi ro pháp lý tranh chấp về phát sinh chi phí thực hiện hợp đồng 
EPC, kéo dài tiến độ dự án,  dự án Nhiệt điện Duyên Hải 3 mở rộng, dự án nhiệt 
điện Sông Hậu 1 và dự án nhiệt điện Long Phú 1 Đặc biệt là hậu quả gây thất thoát, 
lãng phí không nhỏ VNN tại một số dự án đầu tư xây dựng nhiên liệu sinh học tại 
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. 
Trong thời gian qua, việc áp dụng phổ biến hình thức hợp đồng EPC trong khi 
các điều kiện để đảm bảo tính khả thi của việc thực hiện hợp đồng EPC lựa chọn chưa 
đáp ứng như năng lực về tài chính, kỹ thuật, yếu tố con người của nhà thầu không 
phù hợp Điều này đã để lại những hệ lụy không dễ khắc phục cho nền kinh tế, kéo 
dài thời gian thực hiện dự án, lãng phí các nguồn lực. 
c. Một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn quản lý nhà nước về hợp đồng 
xây dựng sử dụng vốn nhà nước chưa được pháp luật quy định 
Bên cạnh những khoảng trống lớn ở trên về quy định pháp luật đối với HĐXD 
sử dung VNN, thì trong thực tiễn cũng đã xuất hiện một số nội dung chưa được pháp 
luật quy định cụ thể, đó là: 
(1) Theo quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và Nghị định số 37/2015/NĐ-
CP, chưa có quy định riêng cho những HĐXD thực hiện những gói thầu đơn giản, có 
quy mô nhỏ, vì vậy các HĐXD cho gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ vẫn phải tuân thủ 
đầy đủ các nội dung như một hợp đồng quy mô lớn, phức tạp hoặc thông thường. 
79 
Điều này dẫn đến làm phức tạp hóa đối tượng hợp đồng này, việc QLNN của các cơ 
quan chức năng đối với đối tượng này vẫn phải đảm bảo đầy đủ các nội dung và quy 
trình như đối với các HĐXD thông thường. Bên cạnh đó các chủ thể tham gia và có 
liên quan đến loại HĐXD này vẫn phải đảm bảo tuân thủ đầy đủ các quy định của 
pháp luật như đối với các HĐXD thông thường. Đây là một lãng phí lớn về thời gian 
và nguồn lực của cả cơ quan QLNN và các chủ thể khi tham gia HĐXD sử dụng 
VNN. 
(2) Theo quy định của Nghị định số 37/2015/NĐ-CP và các thông tư hướng dẫn 
chưa có quy định cụ thể về việc lựa chọn hình thức giá HĐXD phù hợp với đặc thù 
của gói thầu. Đây là một nội dung kinh tế - kỹ thuật rất quan trọng quyết định đến 
hiệu quả của HĐXD. Theo quy định thì việc lựa chọn hình thức giá HĐXD đã được 
quyết định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu của từng gói thầu trong cả dự án và điều 
kiện áp dụng các loại giá HĐXD được quy định tại khoản 5, Điều 15 Nghị định số 
37/2015/NĐ-CP cho các loại hợp đồng trọn gói; hợp đồng theo đơn giá cố định; hợp 
đồng theo đơn giá điều chỉnh và giá hợp đồng theo thời gian. Tuy nhiên, trong thực 
tế theo số liệu của Kiểm toán nhà nước về kết quả kiểm toán tại 33 tập đoàn kinh tế, 
tổng công ty, công ty nhà nước (Bảng PL2.2 Phụ lục 2) về nội dung sử dụng vốn cho 
đầu tư xây dựng thì hầu hết các gói thầu đều áp dụng hình thức hợp đồng theo giá 
điều chỉnh và kết quả là HĐXD thường được điều chỉnh giá lớn hơn giá gói thầu được 
phê duyệt và cũng là một trong nguyên nhân dẫn đến phổ biến tình trạng điều chỉnh 
tổng mức đầu tư của nhiều dự án sử dụng VNN thời gian qua. 
Thực trạng này nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, nguyên nhân khách 
quan là sự biến động không ngừng của thị trường xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp đến 
giá vật liệu xây dựng, giá nhân công,... nguyên nhân chủ quan đó là sự thay đổi thường 
xuyên của quy định liên quan trực tiếp đến HĐXD như xác định và quản lý chi phí 
đầu tư xây dựng, về HĐXD, thanh toán vốn đầu tư xây dựng,... của các cơ quan 
QLNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ QLNN theo lĩnh vực được phân công. Tuy 
nhiên không thể phủ nhận thực tế là phần lớn các gói thầu sử dụng VNN tại các doanh 
nghiệp nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng thời gian qua, đặc biệt là đối với loại hình 
80 
công trình dân dụng hoàn toàn có thể áp dụng hình thức HĐXD trọn gói đối với 
trường hợp thi công xây dựng có quy mô nhỏ, thời gian xây dựng ngắn và khi đã đảm 
bảo các điều kiện nhưng Chủ đầu tư vẫn lựa chọn áp dụng hình thức HĐXD theo đơn 
giá điều chỉnh gây ra lãng phí rất lớn về thời gian, nguồn lực để thực hiện các thủ tục 
để điều chỉnh như: lập dự toán điều chỉnh, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán 
điều chỉnh, thương thảo, ký kết phụ lục HĐXD,... 
3.1.3.2. Một số tồn tại, bất cập về chất lượng của các quy định trong hệ thống 
pháp luật về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước bộc lộ qua thực tế áp dụng 
các quy định pháp luật của các bên liên quan 
Thực trạng chất lượng các quy định, chế tài trong hệ thống pháp luật về HĐXD 
sử dụng VNN được phản ảnh qua các vướng mắc của các chủ thể và các bên liên quan 
khi tham gia HĐXD trong quá trình chấp hành các quy định pháp luật về HĐXD sử 
dụng VNN. Theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm của Cục Kinh tế xây dựng - Bộ 
Xây dựng từ năm 2015 đến 2019, nội dung thực hiện nhiệm vụ trả lời văn bản hướng 
dẫn các vướng mắc trong áp dụng các quy định pháp luật về HĐXD các chủ thể tham 
gia HĐXD và các bên liên quan thì được đánh giá với nội dung quy định chi tiết về 
HĐXD của Luật Xây dựng năm 2014 tại Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 
22/4/2015 quy định chi tiết về HĐXD và các thông tư hướng dẫn (Bảng 3.2) đã cụ 
thể được các loại hợp đồng, phân định được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham 
gia hợp đồng, cũng như các chủ thể có liên quan. Nhìn chung, các quy định pháp luật 
được ban hành, hoành thiện theo quá trình thực tiễn đã được các chủ thể có liên quan 
đánh giá là đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng 
và chi phí của dự án đầu tư xây dựng công trình, góp phần chống thất thoát, lãng phí, 
giảm đáng kể nợ đọng vốn trong xây dựng; đảm bảo tính công bằng giữa các chủ thể 
và nâng cao hiệu quả đầu tư của dự án đầu tư xây dựng công trình. Tuy nhiên, trong 
thời gian áp dụng vừa qua, các quy định này đã bộc lộ một số điểm không còn phù 
hợp với thực tiễn, tạo ra các vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định, phần 
nào đã ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng tại nhiều dự án đầu tư xây dựng, các vướng 
mắc này được tổng kết cơ bản như sau: 
81 
Bảng 3.2. Tổng hợp nội dung các vướng mắc cơ bản trong áp dụng các quy định 
pháp luật về hợp đồng xây dựng 
TT 
Nội dung các vướng mắc chủ 
yếu khi áp dụng quy định về 
HĐXD 
Tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng số lượng văn 
bản trả lời các chủ thể tham gia HĐXD 
2015 2016 2017 2018 2019 
1 Về điều chỉnh HĐXD 8,3 15,6 12,6 26,5 24,1 
2 Về điều chỉnh giá HĐXD 61,2 69,5 58,3 42,1 39,7 
3 Về tạm ứng, 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_luc_quan_ly_nha_nuoc_ve_hop_dong_xay_d.pdf
  • pdfTrích yếu luận án.pdf
  • pdftóm tắt luận án tiếng Việt.pdf
  • pdftóm tắt luận án tiếng Anh.pdf
  • pdfTính mới tiếng việt.pdf
  • pdfTính mới tiếng anh.pdf