Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 208 trang nguyenduy 07/07/2025 130
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế

Luận án Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
 69,7 tỷ đồng. Dự án sản xuất cà phê trên địa bàn 
huyện A Lưới quy mô diện tích 1000 ha, mức vốn đầu tư 34,3 tỷ đồng. 
Tỷ trọng vốn ĐT cho PT thuỷ sản huyện Phú Vang đạt mức cao, cách biệt so 
với các địa phương khác, các huyện Phú Lộc, Quảng Điền đạt mức tương đối lớn và 
của các huyện còn lại, các thị xã và thành phố Huế đạt mức thấp đúng với tiềm năng 
khai thác, nuôi trồng thuỷ sản, riêng huyện Phong Điền còn thấp. 
Một số dự án đầu tư về thuỷ sản lớn như: Dự án Khu nuôi trồng chế biến dịch 
vụ thuỷ hải sản Vinh An, huyện Phú Lộc quy mô 50 ha, mức vốn 20 tỷ đồng. Dự án 
mở rộng cảng cá Thuận An quy mô diện tích 1,69 ha, mức vốn đầu tư là 72,7 tỷ đồng. 
Dự án Khu liên hiệp nuôi-chế biến thuỷ sản Chân Mây, huyện Phú Lộc quy mô 50 ha, 
mức vốn đầu tư 24 tỷ đồng. Dự án Cảng cá Tư Hiền trên địa bàn huyện Phú Lộc, quy 
mô xây dựng Bến dài 80m, phục vụ tàu có công suất tới 500CV, mức vốn đầu tư 28 tỷ 
đồng. Dự án đầu tư Khu công nghiệp nuôi trồng thuỷ sản theo mô hình khép kín trên 
địa bàn huyện Phong Điền quy mô 218 ha, với mức vốn đầu tư 71 tỷ đồng. 
Từ năm 2012 đã có 3 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn về thuỷ sản trên địa 
bàn huyện Phong Điền làm thay đổi hẵn cơ cấu vốn ĐT cho PT thuỷ sản của các 
huyện giai đoạn 2011-2013, đây là dấu hiệu tốt trong thu hút vốn ĐT cho PT thuỷ sản 
trên địa bàn huyện Phong Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. 
Tỷ trọng vốn ĐT cho PT ngành thuỷ lợi của thị xã Hương Thuỷ chiếm chủ yếu 
(đạt 54,62% cả giai đoạn), đặc biệt là giai đoạn từ năm 2006 trở về sau, trong khi giai 
đoạn đầu của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền chiếm tỷ trọng lớn. Vốn đầu 
82 
tư cho thuỷ lợi tập trung chủ yếu cho một số dự án lớn, do Trung ương đầu tư, các dự 
án điển hình trên địa bàn các huyện, thị xã như: 
Dự án Chống xói lở bờ biển Hải Dương – Thuận An trên địa bàn huyện Phú 
Vang nhằm xây dựng 5,9 km đê, kè với tổng mức đầu tư 414,7 tỷ đồng. Dự án Hồ 
chứa nước Thuỷ Yên – Thuỷ Cam trên địa bàn huyện Phú Lộc phục vụ tưới 1.270 ha, 
cấp nước 86.000 m3/ngày đêm với tổng mức đầu tư 654 tỷ đồng. Tiểu dự án thuỷ lợi 
Tây Nam Hương Trà trên địa bàn thị xã Hương Trà với tổng mức vốn đầu tư 252,4 tỷ 
đồng. Dự án Nâng cấp tuyến đê Đông Tây Ô Lâu (đoạn từ Vân Trình đến Cửa Lác), 
với quy mô 22,5km đê, mức vốn đầu tư là 92,9 tỷ đồng. Dự án đầu tư Kè chống khẩn 
cấp sông Ô Lâu quy mô 6,7 km đê, mức vốn đầu tư là 50 tỷ đồng. 
Dự án đầu tư Hồ chứa nước Tả Trạch trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ quy mô 
phục vụ tưới 34.782ha, phát điện 18.000KW, mức vốn đầu tư là 3.848 tỷ đồng, đây là 
dự án có vốn đầu tư rất lớn trên địa bàn thị xã Hương Thuỷ, dẫn đến tỷ trọng vốn đầu 
tư thuỷ lợi thị xã Hương Thuỷ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn ĐT cho PT nông 
nghiệp thị xã Hương Thuỷ và chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn đầu tư cho thuỷ 
lợi toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 
3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế 
3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh 
 a) Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế 
Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế 
Bảng 3.5. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so GDP (theo giá cố định 1994) 
tỉnh Thừa Thiên Huế 1991-2013 (%) 
Chỉ tiêu 
1991-
1995 
1996-
2000 
2001-
2005 
2006-
2010 
2011-
2013 
1991-
2000 
2001-
2010 
1991-
2013 
Tổng nền kinh tế 24,0 40,6 65,0 57,0 44,8 33,8 60,0 50,1 
Công nghiệp 54,9 52,1 29,5 38,8 23,5 53,1 35,8 34,3 
Dịch vụ 18,7 46,4 107,3 75,6 62,9 35,5 87,3 69,1 
Tổng nông nghiệp 7,9 7,8 12,4 8,1 7,5 7,9 10,1 8,9 
Nhóm lâm nghiệp 8,6 7,6 8,0 6,4 5,3 8,1 7,2 7,3 
Thuỷ sản 2,3 8,9 26,2 12,3 12,6 6,6 18,1 14,4 
Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế 
83 
Tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với GDP nông nghiệp thời kỳ 1991-2013 đạt mức rất 
thấp (8,9%) so với tỷ lệ chung (50,1%), nguyên nhân là do những năm gần đây tỉnh 
Thừa Thiên Huế tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển dịch vụ, thu hút mạnh 
nguồn vốn ĐT cho PT dịch vụ, du lịch. Tỷ lệ vốn ĐT cho PT so với GDP ngành thủy 
sản rất thấp so với các ngành khác giai đoạn 1991-2000 nhưng tăng mạnh giai đoạn 
2001-2013 (bảng 3.5). Kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 1991-2013, một đồng 
GDP được tạo ra được sử dụng một lượng vốn đầu tư trong nông nghiệp rất thấp 
(0,09 đồng), thấp hơn nhiều cả nền kinh tế và các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. 
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ICOR 
Chỉ số ICOR Thừa Thiên Huế thấp hơn bình quân cả nước nhưng tăng nhanh qua 
các giai đoạn. ICOR nông nghiệp giảm dần so với ICOR bình quân chung của tỉnh, 
ICOR ngành thuỷ sản rất thấp bình quân chung và bình quân nông nghiệp, nhưng tăng 
mạnh giai đoạn 2006-2010 và giảm lại trong giai đoạn 2011-2013 (bảng 3.6). 
Bảng số 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013 
(Giá cố định năm 1994, dấu - :chỉ giá trị ICOR âm) 
Chỉ tiêu 
1991-
1995 
1996-
2000 
2001-
2005 
2006-
2010 
2011-
2013 
1991-
2000 
2001-
2010 
1991-
2013 
ICOR chung 2,7 6,5 6,8 4,7 5,1 4,5 5,5 5,5 
ICOR công nghiệp 3,8 5,4 2 2,5 3,0 4,5 2,3 2,7 
ICOR dịch vụ 1,5 6,5 13 6,1 5,4 3,7 8,5 6,8 
ICOR tổng nông nghiệp 5,1 4,9 2,9 3,7 4,8 5,0 3,1 3,8 
ICOR nông lâm - - 4,4 2,9 - - 3,6 8,3 
ICOR thuỷ sản 0,1 0,8 2,1 5,6 2,3 0,5 2,5 1,5 
Nguồn số liệu: Tính toán từ nguồn Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế 
Chỉ số này cho thấy hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp cao hơn bình 
quân chung tỉnh Thừa Thiên Huế và nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt ngành thủy sản 
đạt mức cao nhất, ngành thủy sản thiếu nhiều vốn. 
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua chỉ số đóng góp của 
các nhân tố vào tăng trưởng GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế (bảng 3.7) 
Đóng góp của vốn ĐT cho PT vào tăng trưởng GDP tỉnh Thừa Thiên Huế trong 
giai đoạn 2001-2005 chiếm chủ yếu dẫn đến TFP âm, nhưng giảm mạnh giai đoạn 
2006-2013 trong khi đóng góp lao động thấp nên TFP khá lớn, chứng tỏ hiệu quả kinh 
84 
tế của vốn ĐT cho PT thấp trong 2001-2005 nhưng đã tăng mạnh trong 2006-2013. 
Trong giai đoạn 2001-2013, đóng góp của các yếu tố của các lĩnh vực công nghiệp, 
dịch vụ, nông nghiệp vào tăng trưởng đều không ổn định, trong đó đóng góp của lao 
động dịch vụ và công nghiệp vào tăng trưởng thấp nhưng cao hơn nông nghiệp, đóng 
góp vốn ĐT cho PT và TFP có giai đoạn quá cao có giai đoạn quá thấp. 
Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm Thừa 
Thiên Huế giai đoạn 2001-2013 (%) 
TT Chỉ tiêu 
2001-
2005 
2006-
2010 
2001-
2010 
2011-
2013 
2001-
2013 
1 Tăng trưởng GDP chung 9,6 11,6 10,8 8,8 10,4 
 Công nghiệp 15,0 14,3 15,3 7,7 13,5 
 Dịch vụ 8,2 12,4 10,3 11,6 10,6 
 Tổng nông nghiệp 4,2 1,9 3,2 1,6 2,8 
 Nhóm nông lâm nghiệp 1,8 1,8 2,0 -0,1 1,5 
 Thuỷ sản 12,4 2,3 7,2 5,5 6,8 
2 Đóng góp vốn ĐT cho PT chung 9,2 1,9 6,9 1,5 5,2 
 Công nghiệp 2,4 1,6 4,9 -1,7 2,6 
 Dịch vụ 16,1 1,5 8,8 5,0 7,5 
 Tổng nông nghiệp 6,5 4,0 6,3 2,1 0,9 
 Nhóm nông lâm nghiệp 6,8 6,7 8,0 2,3 0,6 
 Thuỷ sản 5,8 -0,9 1,4 1,9 1,6 
3 Đóng góp lao động chung 2,3 1,1 0,9 1,2 1,0 
 Công nghiệp 2,5 1,2 2,9 3,1 3,0 
 Dịch vụ 4,3 1,9 0,6 1,5 1,0 
 Tổng nông nghiệp -0,2 -0,3 -0,4 -1,3 -5,5 
 Nhóm nông lâm nghiệp -1,4 -0,7 -0,1 -1,6 3,4 
 Thuỷ sản 9,3 0,4 4,1 -1,1 -7,4 
4 Đóng góp TFP chung -2,0 8,7 3,0 6,1 4,1 
 Công nghiệp 10,1 11,5 7,5 6,4 7,9 
 Dịch vụ -12,2 8,9 0,9 5,1 2,1 
 Tổng nông nghiệp -2,1 -1,8 -2,7 0,8 7,5 
 Nhóm nông lâm nghiệp -3,6 -4,2 -5,3 -0,8 -2,5 
 Thuỷ sản -2,7 2,8 1,6 3,7 12,6 
Nguồn: Tính toán từ số liệu Sở Kế hoạch và Đầu tư và Niên giám thống kê hàng năm của Cục 
Thống kê Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013 
Trong giai đoạn 2001-2013, tăng trưởng GDP nông nghiệp chủ yếu do đóng 
góp của vốn ĐT cho PT nông nghiệp, lao động nông nghiệp âm cả thời kỳ, dẫn đến 
TFP nông nghiệp đạt mức cao, vốn ĐT cho PT nông nghiệp đạt hiệu quả, điều này là 
85 
chủ yếu ngành thuỷ sản, ở nhóm ngành nông lâm không hiệu quả. Nhìn chung, đóng 
góp các yếu tố của các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp không ổn định. 
Kết quả này cho thấy, trong giai đoạn 2001-2013, một % tăng trưởng GDP 
nông nghiệp được tạo ra do vốn đầu tư trong nông nghiệp đóng góp 32%. Theo xu 
hướng phát triển của lĩnh vực nông nghiệp, đóng góp của vốn đầu tư và lao động cho 
phát triển nông nghiệp giảm dần, thay vào đó là sự tăng lên của khoa học công nghệ, 
và quản lý, chất lượng lao động. 
Kiểm chứng mối tương quan tăng trưởng GDP, vốn đầu tư cho phát triển, lao 
động của tổng thể nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông lâm và ngành 
thuỷ sản theo mô hình Cobb-Douglas và mô hình Solow bằng phương pháp Least 
Squares, kiểm định Durbin-Watson và kiểm định Breusch-Godfrey Serial Correlation 
LM, kết quả cho thấy tổng thể nền kinh tế, lĩnh vực nông nghiệp, nhóm ngành nông 
lâm hội tụ trong tương quan tỷ lệ tăng trưởng GDP, vốn đầu tư cho phát triển, lao động 
do R2, p-value đạt mức thấp, các kiểm định Durbin-Watson và kiểm định Breusch-
Godfrey Serial Correlation LM là phù hợp, riêng ngành thuỷ sản không hội tụ do p-
value đạt mức cao. 
Tương tự khi kiểm chứng bình quân lao động kết quả cho thấy R2 đạt mức cao, 
p-value đạt ở mức thấp, tức là có mối tương quan, hội tụ ở mức cao. Điều này phù hợp 
với nhiều nước, địa phương trên thế giới. 
Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân lao động là do đóng góp 
của tăng số lượng vốn bình quân lao động và giảm số lượng lao động, ngoại trừ ngành 
thuỷ sản tăng trưởng GDP bình quân lao động do đóng góp tăng của vốn bình quân lao 
động và số lượng lao động. 
Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
Việc sử dụng vốn ĐT cho PT nông nghiệp chủ yếu dùng để xây dựng các công 
trình, mua sắm trang thiết bị trong lĩnh vực nông nghiệp đã đưa một lượng vốn cho 
công nghiệp và dịch vụ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp và dịch 
vụ (toàn bộ giá trị vốn ĐT cho PT nông nghiệp sau khi đầu tư cho nông nghiệp được 
chuyển dịch vào giá trị công nghiệp và dịch vụ). 
Việc đầu tư vốn phát triển nông nghiệp chủ yếu nằm ở vùng nông thôn, miền 
núi, hải đảo, do vậy góp phần chuyển dịch sự phát triển ở các vùng khó khăn, phát 
triển kinh tế nông thôn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. 
86 
b) Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với phát triển xã hội 
Tạo việc làm, tăng năng suất và đào tạo lao động 
Năng suất lao động lĩnh vực nông nghiệp đạt mức thấp, bình quân 2.870 nghìn 
đồng giai đoạn 2001-2005, 3.461 nghìn đồng giai đoạn 2006-2010 và 3.892 nghìn 
đồng giai đoạn 2011-2013, năng suất lao động bị giảm từ năm 2006 về sau. Năng suất 
lao động nhóm ngành nông lâm không tăng trưởng giai đoạn 2001-2005 và giảm trong 
giai đoạn 2011-2013. Ngành thủy sản tăng rất cao giai đoạn 2001-2005 nhưng tăng rất 
thấp giai đoạn 2006-2010, phù hợp với mức độ vốn ĐT cho PT thủy sản (bảng 3.8). 
Bảng 3.8. Năng suất lao động và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư cho phát triển 
nông nghiệp thời kỳ 2001-2013 
T
T 
Chỉ tiêu Đvt 
2001-
2005 
2006-
2010 
2011-
2013 
2001-
2010 
2001-
2013 
1 NSLĐ tổng nông nghiệp 1000đ/ng 2.870 3.461 3.892 3.162 3.324 
 Nhóm nông lâm 1000đ/ng 2.617 3.039 3.388 2.823 2.945 
 Thuỷ sản 1000đ/ng 4.138 5.414 6.082 4.798 5.106 
2 Tăng NSLĐ tổng nông nghiệp % 2,1 1,4 1,5 2,8 2,8 
 Nhóm nông lâm % 0,0 1,6 -0,2 1,9 1,9 
 Thuỷ sản % 8,9 0,5 3,4 5,1 5,3 
3 
Việc làm tăng thêm từ vốn 
ĐT cho PT tổng nông nghiệp 
ngàn chỗ 126,1 128,5 63,3 250,4 301,3 
 Nhóm nông lâm ngàn chỗ 103,1 120,1 58,8 223,6 272,4 
 Thuỷ sản ngàn chỗ 23,0 8,4 4,5 26,7 29,0 
Nguồn: Tính toán từ dữ liệu của Cục Thống kê và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế 
Tốc độ tăng năng suất lao động thấp hơn so tốc độ tăng trưởng kinh tế; năm 
2009 năng suất lao động bình quân bằng 93% so bình quân chung cả nước, năng suất 
lao động nông nghiệp chỉ bằng 34% so năng suất lao động chung toàn tỉnh [53]. Tỷ lệ 
hộ nghèo ở khu vực nông thôn giảm bình quân 4%/năm, thu nhập bình quân hộ gia đình ở 
khu vực nông thôn năm 2008 đạt 665,7 nghìn đồng/người/tháng, tăng hơn 2 lần so năm 
2004 [51]. 
Số việc làm được tạo ra từ vốn ĐT cho PT các ngành nông nghiệp và lâm 
nghiệp rất lớn, ngành thuỷ sản thấp, trái ngược với tổng số lao động nhóm ngành nông 
lâm giảm, lao động ngành thuỷ sản tăng, cho thấy vốn ĐT cho PT nông nghiệp chưa 
87 
có hiệu quả, cần điều chỉnh tăng vốn ĐT cho PT cho ngành thuỷ sản nhiều hơn các 
ngành nông và lâm nghiệp. 
Tổng thu nhập bình quân một người lao động doanh nghiệp nông nghiệp được 
trả 18 triệu đồng/năm giảm từ 21 triệu đồng năm 2005 xuống còn 13 triệu đồng năm 
2008 sau đó tăng lên 19 triệu đồng năm 2010, trong khi của các doanh nghiệp lĩnh vực 
công nghiệp và dịch vụ có chiều hướng tăng dần. 
Thu nhập bình quân hàng năm người lao động ngành nông nghiệp đạt thấp 17 
triệu đồng giảm từ 22 triệu đồng năm 2005 xuống còn 14 triệu đồng năm 2010, doanh 
nghiệp ngành lâm nghiệp đạt mức khá 37 triệu đồng năm 2005 sau đó giảm đột ngột 
xuống còn 19 triệu đồng và tăng dần lên mức 38 triệu đồng năm 2010. Thu nhập bình 
quân người lao động ngành thủy sản bằng ngành nông nghiệp nhưng có xu hướng tăng 
nhanh từ 6 triệu đồng 2005 lên 29 triệu đồng 2010. Tốc độ tăng thu nhập bình quân lao 
động giai đoạn 2006-2010 các doanh nghiệp nông nghiệp là 1,95% thấp hơn nhiều so 
với tốc độ tăng bình quân của các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. 
Trong đó, doanh nghiệp ngành nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 0,33%, doanh 
nghiệp lâm nghiệp tăng 5,9%, doanh nghiệp ngành thủy sản tăng 46,69%. 
Tỉnh đã huy động và lồng ghép nhiều nguồn lực cho chương trình xoá đói giảm 
nghèo (Vốn huy động 5 năm ước đạt 2.208 tỷ đồng, tăng 2,76 lần so kế hoạch); nâng 
cao năng lực cán bộ, triển khai các hoạt động khuyến nông, xây dựng mô hình sản 
xuất, trồng trọt, chăn nuôi có năng suất và hiệu quả cao, thực hiện chính sách cho hộ 
nghèo vay vốn (170.500 lượt hộ vay so với kế hoạch 5 năm của chương trình là 
150.000 lượt hộ), dạy nghề con em hộ nghèo. 
Trong giai đoạn 2006-2012, nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia bố trí 
cho đào tạo nghề lao động nông thôn và người nghèo là 115 tỷ đồng nhằm đầu tư cơ 
sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ công tác đào tạo nghề và trong giai đoạn 2006-2011, 
chỉ riêng chương trình này đã đào tạo nghề cho 13.388 người lao động (đào tạo 7.304 
lao động nuôi trồng, chăn nuôi, thú y, chế biến thuỷ hải sản, đào tạo 4.243 lao động về 
cơ khí nông nghiệp, điện nông nghiệp, sửa chữa máy nổ, đào tạo 2340 lao động về 
dịch vụ nông nghiệp). Đầu tư xây dựng và hỗ trợ đào tạo 01 trường cao đẳng nghề, 2 
trường trung cấp và 12 trung tâm, cơ sở dạy nghề, góp phần quan trọng trong công tác 
đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông 
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế. 
88 
Tạo sản phẩm thiết yếu cho xã hội 
 Báo cáo về tình hình đầu tư, sản xuất nông nghiệp, liên quan đến các sản phẩm 
thiết yếu, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế [51], [52], [53] đánh giá: 
Hình thành nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả; một số địa phương đã 
khẳng định được đất trồng cây ăn quả đặc sản với giá trị thu hoạch đạt 80-120 triệu 
đồng/ha; vùng đất bãi chuyên canh ngô có giá trị thu hoạch từ 35 - 40 triệu đồng/ha; 
vùng đồng bằng có các mô hình chuyên canh rau, chuyên canh hoa, cây cảnh cho thu 
hoạch trên 100 triệu đồng/ha; mô hình 1vụ lúa - 1vụ cá cho thu hoạch 30 triệu 
đồng/ha; nuôi trồng thuỷ sản cho thu hoạch trên cát từ 50 - 55 triệu đồng/ha, trên đầm 
từ 100 – 200 triệu đồng/ha. 
Giá trị bình quân trên 1 ha canh tác lúa tăng từ 10,8 triệu đồng năm 2000 lên 20 
triệu đồng năm 2005. Giá trị bình quân 1 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản từ 27,9 
triệu đồng năm 2000 tăng lên 52,3 triệu đồng năm 2005, riêng nuôi tôm: từ 34,5 triệu 
đồng lên 68 triệu đồng, trong đó, nuôi tôm thâm canh đạt 134 triệu đồng và nuôi cao 
triều trên cát đạt 127 triệu đồng. 
Thực hiện đề án “dồn điền, đổi thửa” từ năm 2003, giao đất tại thực địa ở 63 xã 
với 27.291 hộ làm giảm trên 60% số thửa đất, diện tích một thửa nhỏ nhất là 500m2, 
tăng trên 5 lần, giải quyết tình trạng phân tán, manh mún; gắn qui hoạch đồng ruộng 
với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh. Giai 
đoạn 2006-2010, giao đất rừng cho các địa phương phát triển rừng sản xuất trên 
60.000 ha rừng kinh tế, sản lượng khai thác hàng năm trên 100 nghìn m3. 
Kinh tế vườn – rừng trở thành ngành kinh tế quan trọng gắn với bảo vệ môi 
trường tự nhiên (tỷ lệ che phủ rừng năm 2006 đứng thứ 7/64 tỉnh, thành). Tuy nhiên, 
trên 70% diện tích gieo trồng vẫn là cây lúa; cây ăn quả chủ yếu vẫn là vườn tạp. Công 
tác đổi mới giống hiệu quả chưa cao. 
Chất lượng đàn gia súc, gia cầm được nâng cao tỷ lệ bò lai sind chiếm 17,7% 
năm 2005 và 27% năm 2010, lợn ngoại chiếm 2,3% năm 2005 và 2% năm 2010 tổng 
đàn. Giai đoạn 2006-2010 đã đầu tư cải thiện chất lượng đàn gia súc, nâng tỷ lệ bò lai 
sind từ 16% (năm 2005) lên 27% (năm 2010), tỷ lệ lợn ngoại trong tổng đàn tăng từ 0,7% 
lên 2%; hình thành một số mô hình chăn nuôi an toàn dịch bệnh và các trang trại chăn 
nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, công tác tiêm phòng, vệ sinh thú y, kiểm soát giết 
mổ thực hiện chặt chẽ, tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt trên 85%. 
89 
Sản lượng đánh bắt thuỷ sản 5 năm 2001-2005 đạt 82,74 nghìn tấn, bình quân 
một năm tăng 3,4 nghìn tấn so với thời kỳ 1996-2000. 
Kết quả tổng hợp số liệu về tình hình thực hiện các chỉ tiêu năng suất, sản lượng 
sản phẩm nông nghiệp chủ yếu tỉnh Thừa Thiên Huế (phụ lục 42) cho thấy: 
Sản lượng, năng suất các cây lương thực tăng nhanh, tương đối ổn định qua các 
năm từ năm 1995 đến năm 2013, đóng góp quan trọng vào an ninh lương thực, ổn định 
kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội làm nền tảng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, 
đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước 
như hiện nay, thể hiện trình độ sản xuất tăng lên. 
Diện tích, sản lượng các cây công nghiệp tăng nhanh trong cả giai đoạn 1995-
2013, nhưng diện tích cây lạc, sản lượng cà phê giảm, sản lượng lạc tăng chậm trong 
giai đoạn 2006-2013. Diện tích cây ăn quả năm 2005 tăng 1.579 ha, trong đó các loại 
bưởi, thanh trà tăng 742 ha so với năm 2000. 
Số lượng trâu, bò giảm dần từ năm 1995 đến năm 2001, sau đó tăng dần đến 
năm 2008 và sau đó giảm dần, tốc độ giảm giai đoạn 1996-2000 đàn trâu là 3%, đàn 
bò 3,2%, trong giai đoạn 2001-2005 đàn trâu tăng 0,1%, đàn bò tăng 0,6%, trong giai 
đoạn 2006-2010 đàn trâu giảm 3,2%, đàn bò tăng 0,8%. Số lượng lợn tăng trong giai 
đoạn 1996-2005, đặc biệt tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2005 nhưng lại giảm trong 
giai đoạn 2006-2010 (giảm bình quân hàng năm 1%) và tăng trở lại 2011-2013. 
Số lượng gia cầm tăng cả trong giai đoạn 1996-2010 đặc biệt tăng nhanh trong 
giai đoạn 1996-2000 và 2006-2013. 
Diện tích, sản lượng thuỷ sản tăng cả trong giai đoạn 1995-2013, đặc biệt là 
nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích và sản lượng nuôi tôm tăng nhanh trong giai đoạn 1995-
2005 và bị chững lại trong giai đoạn 2006-2010, năng suất nuôi tôm tăng nhanh thời 
kỳ 1995-2013. 
Cơ cấu nội bộ ngành thủy sản chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng nuôi 
trồng, giảm tỷ trọng đánh bắt, phát triển theo hướng bền vững, gắn tăng hiệu quả với 
bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định diện tích nuôi trồng, giảm mật độ nuôi và tập 
trung làm tốt việc kiểm dịch, dập dịch, hướng dẫn kỹ thuật, chủ động con giống. 
c) Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với môi trường 
Trong thời gian vừa qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tập trung thực hiện kiên cố 
hóa kênh mương và đầu tư cho các công trình đê, kè sông, biển theo các chương trình 
90 
của tỉnh và Trung ương đặc biệt là việc đầu tư xây dựng đập hồ Truồi, hồ Tả Trạch, hồ 
chứa nước Thuỷ Yên-Thuỷ Cam, hồ Châu Sơnđây là những công trình lớn đầu tư 
phát t

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nang_cao_hieu_qua_von_dau_tu_cho_phat_trien_nong_ngh.pdf