Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dâng do sóng đến biến động bãi biển và giải pháp bảo vệ bãi biển cửa đại, Hội An
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dâng do sóng đến biến động bãi biển và giải pháp bảo vệ bãi biển cửa đại, Hội An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dâng do sóng đến biến động bãi biển và giải pháp bảo vệ bãi biển cửa đại, Hội An
t quả mô phỏng phân bố độ cao sóng (hình 3.17) tại các vị trí mặt cắt CD01, CD02, CD03 trong khu vực 2 cho thấy, tại vị trí mặt cắt CD01 phân bố độ cao sóng theo mặt cắt ngang có khác biệt nhiều so với các vị trí mặt cắt khác trong khu vực, độ cao sóng tại vị trí mặt cắt CD01 chỉ biến động mạnh trong phạm vi sát bờ (khoảng 79m), từ phạm vi 79m ra ngoài khơi (300m) độ cao sóng có biến động không lớn. Xét cùng độ lớn Hs=2m trên các vị trí mặt cắt, tại mặt cắt CD01 giá trị Hs=2m cách mép đường bờ là 79m, tại mặt cắt CD02 là 120m, tại mặt cắt CD03 là 141m, điều đó chứng tỏ phân bố độ cao sóng và mức độ suy giảm độ cao sóng cũng khác biệt giữa các vị trí mặt cắt, vị trí mặt cắt khu vực biển phía bắc (MC CD03) có mức độ suy giảm độ cao sóng lớn hơn so với các vị trí mặt cắt khác trong khu vực. Khu vực 3: là khu vực biển từ bãi tắm KS Agribank đến bãi tắm An Bàng. Tại khu vực này phân bố độ cao sóng tương đối ổn định, không có khác biệt lớn giữa các vị trí mặt cắt dọc theo vùng bờ. 3.3.2.4.. Kết quả mô phỏng, trích xuất độ cao NDDS các trường hợp tính toán Sử dụng mô hình XBEACH đã được hiệu chỉnh, kiểm định trong chương 2 để mô phỏng phân bố độ cao NDDS cho toàn khu vực ven biển phía Bắc Cửa Đại, Hội An theo các trường hợp tính toán. Kết quả mô phỏng phân bố độ cao NDDS các trường hợp được thể hiện trong hình 3.18. a) Trường hợp 1 (P=10%) b) Trường hợp 2 (P=5%) 76 c) Trường hợp 3 (P=2%) d) Trường hợp 4 (P=1%) Hình 3.18 Phân bố độ cao nước dâng do sóng theo các trường hợp tính toán. Từ kết quả mô phỏng phân bố độ cao NDDS các trường hợp tính toán, tiến hành trích xuất các giá trị độ cao NDDS theo mặt cắt tính toán. Giá trị trích xuất độ cao NDDS theo mặt cắt tính toán các trường hợp tính toán được thể hiện trong hình 3.19. a) Phân bố độ cao NDDS các trường hợp theo MC CD01 b) Phân bố độ cao NDDS các trường hợp theo MC CD02 c) Phân bố độ cao NDDS các trường hợp theo MC CD03 d) Phân bố độ cao NDDS các trường hợp theo MC CD04 Hình 3.19 Phân bố NDDS theo mặt cắt ngang các trường hợp tính toán. Từ kết quả trích xuất độ cao NDDS theo mặt cắt tính toán, thống kê được các giá trị NDDS lớn nhất vị trí sát mép bờ (bảng 3.8) 28m 42m 78m 55m 90m 77 Bảng 3.8 Bảng thống kê NDDS lớn nhất vị trí sát mép bờ các mặt cắt tính toán TT Mặt cắt tính toán Trường hợp Vị trí 01 02 03 04 Độ lớn NDDS cực đại (m) 1 CD01 0,40 0,40 0,41 0,41 Bãi bố trí Kè mái nghiêng 2 CD02 0,40 0,40 0,44 0,45 Bãi tắm Cửa Đại 3 CD03 0,46 0,47 0,47 0,48 Bãi tắm K.S Agribank 4 CD04 0,47 0,47 0,48 0,49 Bãi biển An Bàng Hình 3.20 Biểu đồ so sánh NDDS lớn nhất các trường hợp tại các vị trí mặt cắt. Từ kết quả mô phỏng phân bố độ lớn NDDS (hình 3.18) cho thấy, dải phân bố độ lớn NDDS dọc theo vùng ven bờ khu vực biển Cửa Đại có khác biệt rõ rệt giữa các vị trí mặt cắt, khu vực có khác biệt rõ nhất là khu vực ven bờ từ phía Bắc cửa sông Cửa Đại đến bãi tắm chính Cửa Đại (MC CD02), khu vực ven bờ từ bãi tắm chính Cửa Đại (MC CD02) lên phía bắc (MC CD04) phân bố độ lớn NDDS vùng ven bờ có khác biệt nhưng không nhiều. Tuy nhiên, với những trường hợp tính toán có tần suất nhỏ thì dải NDDS sẽ rộng hơn các trường hợp tính toán có tần suất lớn. Cũng từ kết quả phân bố độ lớn nước dâng theo mặt cắt ngang tại các vị trí mặt cắt tính toán (xem hình 3.19) cho thấy: - Phân bố NDDS tại vị trí mặt cắt CD01 có khác biệt nhiều so với các vị trí mặt cắt tính toán khác dọc theo vùng ven bờ, phân bố độ lớn NDDS tại vị trí mặt cắt này có biến động mạnh trong phạm vi cách mép bờ 28m (HNDDS=0,3m), từ phạm vi 28m ra ngoài khơi (vùng sóng vỡ) độ lớn NDDS không có biến động nhiều; Tại các vị trí mặt cắt tính toán khác (CD02, CD03, CD04), phân bố độ lớn NDDS có xu thế tăng dần đều về độ lớn từ phía ngoài khơi vào phía bờ. - Độ lớn NDDS giữa các vị trí có khác biệt lớn về phạm vi phân bố, như kết quả so sánh 78 ở hình 3.19, cùng một giá trị độ lớn (HNDDS=0,35m) nhưng độ lớn NDDS tại mặt cắt CD04 có phạm vi rộng ra ngoài biển hơn so với các vị trí khác. - Tại khu vực sát bờ độ lớn NDDS có giá trị khác nhau theo các vị trí và có xu thế giảm dần từ phía Bắc xuống phía Nam khu vực nghiên cứu. Vị trí có giá trị NDDS sát bờ lớn nhất thuộc mặt cắt CD04, nhỏ nhất mặt cắt CD01. - Cùng một vị trí, độ lớn NDDS được tính toán theo các trường hợp không chênh lệch nhau nhiều. Với kết quả nghiên cứu trên về NDDS, có thể thống kê được giá trị NDDS bất kỳ tại vị trí nào trong khu vực nghiên cứu. Do vậy, trong nghiên cứu của luận án các giá trị NDDS được sử dụng và cung cấp cho mô hình XBEACH để nghiên cứu ảnh hưởng của NDDS đến biến động bãi biển Cửa Đại, Hội An là dạng phân bố theo không gian của mặt cắt từ vị trí đường bờ ra tới vị trí biên của mặt cắt tính toán. Giá trị mực nước (không bao gồm thành phần NDDS) sử dụng số liệu trong TCVN 9901:2014 [57] và được đưa vào mô hình dưới dạng hằng số trên toàn mặt cắt ngang tính toán. 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước dâng do sóng đến biến động bãi biển Cửa Đại, Hội An 3.3.3.1. Kịch bản mô phỏng biến động bãi biển do ảnh hưởng của NDDS Để có bức trang tổng thể về biến động bãi biển do ảnh hưởng của NDDS, luận án xây dựng các kịch bản có xét và không xét đến ảnh hưởng của NDDS. Mặt khác, biến động bãi biển Cửa Đại, Hội An cũng bị ảnh hưởng lớn bởi mực triều trong thời gian bão đổ bộ (xem hình 3.21 và 3.22), nên trong các kịch bản được xây dựng cũng xét đến thành phần mực triều để làm rõ hơn quy luật biến động bãi biển, các kịch bản gồm: a) Kịch bản 1 (KB1): Biến động bãi biển trong bão vào thời kỳ triều trung bình có xét đến ảnh hưởng của NDDS. b) Kịch bản 2 (KB2): Biến động bãi biển trong bão vào thời kỳ mực cao có xét đến ảnh hưởng của NDDS. c) Kịch bản 3 (KB3): Biến động bãi biển trong bão vào thời kỳ mực triều trung bình không xét đến ảnh hưởng của NDDS. 79 Hình 3.21 Mực nước dâng trạm Sơn Trà tháng 10, 11/2020. Bãi biển An Bàng bão đổ bộ thời kỳ mực triều = 0,4m lúc 7h, ngày 20/10/2020 Bãi biển An Bàng sau bão đổ bộ thời kỳ mực triều = 0,8m lúc 10h,ngày 14/11/2020 Hình 3.22 Biến động bãi biển do các cơn bão đổ bộ vào thời kỳ mực triều khác nhau. 3.3.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nước dâng do sóng đến biến động bãi biển khu vực nghiên cứu Sử dụng mô hình XBEACH đã được hiệu chỉnh, kiểm định trong chương 2 để mô phỏng biến đổi địa hình khu vực nghiên cứu theo các kịch bản xây dựng ứng với các trường hợp tính toán. Từ kết quả mô hình mô phỏng về biến đổi địa hình khu vực nghiên cứu, tiến hành trích xuất giá trị cao độ địa hình bãi biển và biểu diễn dưới dạng mặt cắt ngang theo các vị trí măt cắt tính toán cho từng kịch bản, từng trường hợp tính toán. Để phân tích, đánh giá ảnh hưởng của NDDS đến biến động bãi biển khu vực nghiên cứu, luận án so sánh kết quả mô phỏng biển đổi MCN địa hình của các kịch bản: Biến động bãi biển trong bão vào thời kỳ triều trung bình (KB1) và thời kỳ triều cao (KB2) có xét đến ảnh hưởng của NDDS. Biến động bãi biển trong bão vào thời kỳ triều trung bình có xét đến ảnh hưởng của NDDS (KB1) và không xét đến ảnh hưởng của NDDS (KB3). Khi tiến hành chập các mặt cắt ngang của các kịch bản: KB1 & KB2 và KB1 & KB3 theo các trường hợp tính toán ta sẽ thu được bức tranh về biến đổi địa hình bãi biển khu vực nghiên cứu và từ đó cũng thấy rõ được phạm vi, mức độ ảnh hưởng của NDDS đến MN tại thời điểm bão đổ bộ 10 giờ, ngày 14/11/2020 MN tại thời điểm bão đổ bộ 7 giờ, ngày 20/10/2020 80 biến đổi bãi biển theo các thời kỳ bão đổ bộ. Kết quả so sánh mặt cắt ngang các kịch bản, các trường hợp tính toán được trình bày trong các hình dưới đây (hình 3.22 đến hình 3.29). + Biến động bãi biển khu vực đã xây dựng công trình bảo vệ bờ theo KB1 & KB2 Hình 3.23 So sánh biến động bãi biển tại mặt cắt tính toán CD01các trường hợp tính toán theo KB1 (triều TB) và KB2 (triều cao). Hình 3.24 So sánh biến động bãi biển tại mặt cắt tính toán CD02 các trường hợp tính toán theo KB1 (triều TB) và KB2 (triều cao). Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Đê mềm phá sóng Đê mềm phá sóng Đê mềm phá sóng Đê mềm phá sóng Kè bờ 81 + Biến động bãi biển khu vực bãi tự nhiên theo KB1 & KB2 Hình 3.25 So sánh biến động bãi biển tại mặt cắt tính toán CD03 các trường hợp tính toán theo KB1 (triều TB) và KB2 (triều cao). Hình 3.26 So sánh biến động bãi biển tại mặt cắt tính toán CD04 các trường hợp tính toán theo KB1 (triều TB) và KB2 (triều cao). 82 + Biến động bãi biển khu vực đã xây dựng công trình bảo vệ bờ theo KB1 & KB3 Hình 3.27 So sánh biến động bãi biển tại mặt cắt tính toán CD01các trường hợp tính toán theo KB1 (có xét đến NDDS) và KB3 (không xét NDDS). Hình 3.28 So sánh biến động bãi biển tại mặt cắt tính toán CD02 các trường hợp tính toán theo KB1 (có xét đến NDDS) và KB3 (không xét NDDS). Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Kè bờ Đê mềm phá sóng Đê mềm phá sóng Đê mềm phá sóng Đê mềm phá sóng 83 + Biến động bãi biển khu vực bãi tự nhiên theo KB1 & KB3 Hình 3.29 So sánh biến động bãi biển tại mặt cắt tính toán CD03 các trường hợp tính toán theo KB1 (có xét đến NDDS) và KB3 (không xét NDDS). Hình 3.30 So sánh biến động bãi biển tại mặt cắt tính toán CD04 các trường hợp tính toán theo KB1 (có xét đến NDDS) và KB3 (không xét NDDS). Từ kết quả mô phỏng biến động địa hình theo MCN ở trên, tiến hành phân tích, đánh giá phạm vi, mức độ và xu thế xói/bồi bãi biển tại các mặt cắt tính toán theo các kịch bản như đã trình bày ở trên . 84 3.3.4. Phân tích ảnh hưởng của nước dâng do sóng đến biến động bãi biển Để phân tích, làm rõ ảnh hưởng của NDDS đến biến động bãi biển Cửa Đại, Hội An, trong phân tích của luận án đưa ra quy ước chung các ký hiệu đại diện về phạm vi, mức độ biến động địa hình mặt cắt ngang bãi biển giữa các kịch bản được lựa chọn để so sánh như trình bày trong mục 3.3.3. Hình 3.31 quy ước chung các ký hiệu về biến động bãi biển theo các kịch bản KB1 & KB2; Hình 3.32 quy ước chung các ký hiệu về biến động bãi biển theo kịch bản KB1 & KB3. Hình 3.31 Ký hiệu phạm vi, mức độ biến động địa hình MCN bãi KB1& KB2. Hình 3.32 Ký hiệu phạm vi, mức độ biến động địa hình MCN bãi KB1 & KB3. Giải thích các ký hiệu trong hình 3.31 và hình 3.32 C1 là chiều rộng xói lở thềm bãi cao của KB1, C2 là chiều rộng xói lở thềm bãi cao của KB2; C3 là chiều rộng xói lở bãi của KB3; b1 là chiều rộng xói lở bờ xác định từ mép bờ ban đầu đến mép bờ theo KB1, b2 là chiều rộng xói lở bờ xác định từ mép bờ ban đầu đến mép bờ theo KB2; b3 là chiều rộng xói lở bờ xác định từ mép bờ ban đầu đến mép bờ theo KB3; L1 là phạm vi khu vực biến động mạnh theo KB1 & KB2; L2 là phạm vi biến động mạnh theo KB1 & KB3; MN1 là mực nước bao gồm mực nước triều trung bình và NDDS, MN2 là mực nước bao gồm mực nước triều cao và NDDS; MN3 là mực nước triều trung bình. 3.3.4.1. Phân tích ảnh hưởng của NDDS đến biến động bãi biển theo KB1&KB2 Từ kết quả mô phỏng biến động MCN bãi biển theo các kịch bản (ở mục 3.3.3.2), tiến hành phân tích, thống kê các giá trị về phạm vi, mức độ biến động bờ và bãi biển, kết quả thống kê các giá trị trình bày ở bảng 3.9. Qua kết quả thống kê trong bảng 3.9 cho thấy, biến động bờ và bãi biển do ảnh hưởng của NDDS đều nghiêm trọng khi bão đổ bộ vào thời kỳ triều cao và thời kỳ triều trung MN2 MN1 MN3 MN1 85 bình, nhưng nghiêm trọng hơn vẫn là trường hợp bão đổ bộ vào thời kỳ triều cao (KB2). Phạm vi, mức độ biến động bãi biển có khác biệt lớn giữa các trường hợp tính toán và giữa các vị trí tính toán dọc theo đường bờ biển Cửa Đại, Hội An. Khu vực bãi biển bị xói lở bờ và bãi mạnh nhất là khu vực tại MC CD03 đến MC CD04, các khu vực bãi biển tại MC CD01 và CD02 tình trạng xói lở bờ không xảy ra. Bảng 3.9 Bảng thống kê giá trị biến động về cao trình, kích thước, phạm vi xói lở bãi biển giữa KB1 & KB2 Tên MC TH tính toán Cao trình xói lở bãi phía ngoài và phía trong các KB Chiều rộng xói lở bờ Chiều rộng xói lở bãi L1 (m) Phía ngoài KB1 Phía trong KB1 Phía ngoài KB2 Phía trong KB2 b1 (m) b2 (m) C1 (m) C2 (m) CD01 1 -0,70 -1,79 -0,70 -1,83 -10,5 -10,5 0 0 100 2 -0,70 -1,81 -0,70 -1,90 -10,5 -10,5 0 0 100 3 -0,70 -1,83 -0,70 -1,90 -10,5 -10,5 0 0 102 4 -0,70 -1,83 -0,70 -1,92 -10,5 -10,5 0 0 102 CD02 1 -0,93 -1,23 -0,94 -1,34 -10,5 -10,5 0 0 145 2 -0,95 -1,25 -0,97 -1,32 -10,5 -10,5 0 0 145 3 -0,98 -1,28 -0,96 -1,41 -10,5 -10,5 0 0 145 4 -0,98 -1,28 -0,96 -1,47 -10,5 -10,5 0 0 145 CD03 1 0,20 0,40 0,60 1,30 -6,80 -15,2 -4,8 -14,4 105 2 0,22 0,43 0,70 1,42 -7,30 -24,2 -5,2 -19,5 105 3 0,23 0,45 0,88 1,75 -8,10 -29,7 -6,4 -24,6 105 4 0,23 0,45 0,92 2,05 -8,50 -34,8 -8,8 -32,7 105 CD04 1 0,10 0,40 0,47 1,34 -9,80 -20,2 -2,8 -14,7 95,0 2 0,10 0,40 0,68 1,47 -10,7 -24,8 -4,8 -17,8 95,0 3 0,11 0,43 0,80 1,80 -11,5 -34,2 -5,6 -23,3 95,0 4 0,11 0,74 0,83 2,04 -12,3 -35,5 -7,2 -25,2 95,0 Để làm rõ hơn phạm vi, mức độ biến động của từng khu vực dọc theo đường bờ, luận án đi sâu phân tích phạm vi, mức độ biến động tại các vị trí mặt cắt tính toán. + Đối với bãi biển đã xây dựng công trình bảo vệ bờ (tại MC CD01 và MC CD02) Đối với khu vực biển đã có công trình bảo vệ bờ, đường bờ tại các vị trí này ổn định không bị ảnh hưởng của NDDS, biến động bãi chỉ xảy ra ở thềm bãi phía trước các công trình; Phạm vi xói/bồi cách mép chân công trình ra phía biển khoảng 10,5m, vị trí bãi sát chân công trình bị xói lở nghiêm trọng nhất. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ xói/bồi thềm bãi phía trước công trình và gây xói lở bãi tại chân công trình nghiêm trọng hơn vẫn là khi bão đổ bộ vào thời kỳ triều cao, chiều sâu xói sâu nhất ứng với P1% tại MC CD01 là -1,92m, tại MC CD02 là -1,47m (bảng 3.11). Phạm vi biến động bãi biển tại 86 khu vực này tính từ mép bờ ra phía ngoài khơi trong khoảng từ 95m đến 145 m tùy theo khu vực. So sánh mức độ biến động bờ và bãi biển tại 2 vị trí mặt cắt CD01 và CD02 (hình 3.33) cho thấy, mức độ xói lở thềm bãi phía ngoài và sát chân công trình tại mặt cắt CD01 lớn hơn so với mặt cắt CD02. Điều đó chứng tỏ, công trình đê ngầm phá sóng ngoài khơi được xây dựng tại vị trí mặt cắt CD02 có tác dụng giảm được một phần chiều cao của sóng khi tác động đến vùng bờ. Diễn biến cao trình, chiều sâu xói chân công trình KB1 & KB2 tại MC tính toán CD01 Diễn biến cao trình, chiều sâu xói chân công trình KB1 & KB2 tại MC tính toán CD02 Hình 3.33. So sánh cao trình, chiều sâu xói chân công trình KB1 và KB2 các trường hợp tính toán tại MC tính toán CD01, CD02 (bãi biển đã có công trình bảo vệ). + Đối với bãi biển tự nhiên (tại MC CD03 và MC CD04) Đối với khu vực biển tự nhiên, chưa xây dựng công trình bảo vệ bờ, mức độ ảnh hưởng của NDDS đến biến động bãi biển không phải như đối với khu vực đã xây dựng công trình bảo vệ bờ (vị trí MC CD01, CD02), bờ và bãi biển tại các vị trí này đã bị NDDS tác động làm xói lở nghiêm trọng, khu vực bãi biển bị xói lở nghiêm trọng nhất tại vị trí mặt cắt CD04 và vùng bị xói lở mạnh nhất là vùng bãi cao, chân đụn cát ven bờ. Qua kết quả so sánh các kịch bản (bảng 3.9) cho thấy, khi bão đổ bộ vào thời kỳ triều cao (KB2) thì NDDS tác động và gây ra xói lở thềm bãi cao và xói lở đường bờ lớn hơn gần 3 lần (như TH3, xói bãi KB1 là 11,5m và xói bãi KB2 là 32,4m) so với trường hợp khi bão đổ bộ vào thời kỳ triều trung bình (KB1); Cao trình thềm bãi bị NDDS tác động gây xói lở của KB2 cũng ở phạm vi cao hơn so với KB1 (xem hình 3.34). Mức độ xói lở bờ và bãi biển càng nghiêm trọng khi bão xuất hiện trong khu vực với tần suất bão càng nhỏ (như tại MC CD04, TH1- P10% thì xói lở bãi theo KB2 là 20,2m; TH3 - P1% thì xói lở bãi theo KB2 là 35,5m). Phạm vi biến động xói/bồi nằm trong khu vực cách mép 87 bờ khoảng từ 95m - 105m tùy theo khu vực, mức độ biến động bờ và bãi biển tại mặt cắt CD04 (khu vực bãi biển An Bàng) nghiêm trọng hơn các vị trí mặt cắt khác trong khu vực nghiên cứu. Diễn biến chiều rộng xói bãi KB1 & KB2 tại MC tính toán CD04 Diễn biến cao trình xói bãi KB1 & KB2 tại MC tính toán CD04 Hình 3.34 So sánh cao trình, chiều rộng xói bãi KB1 & KB2 các trường hợp tính toán tại MC tính toán CD03, CD04 (bãi biển chưa có công trình bảo vệ). Tóm lại: từ các phân tích trên có thể khẳng định, biến động bãi biển do ảnh hưởng của NDDS đều nghiêm trọng khi bão đổ bộ vào cả thời kỳ mực triều trung bình và thời kỳ mực triều cao, nhưng nghiêm trọng hơn vẫn là khi bão đổ bộ vào thời kỳ triều cao. Khu vực bờ và bãi biển tại các vị trí mặt cắt CD03, CD04 (bãi biển tự nhiên) bị xói lở mạnh nhất. Bão xuất hiện trong khu vực với tần suất bão càng nhỏ thì tình trạng xói lở bờ và bãi biển khu vực nghiên cứu càng nghiêm trọng và đường bờ ngày càng bị lấn sâu vào phía trong đất liền; Công trình bảo vệ bờ trong khu vực (tại CD01, CD02) cũng đã phát huy hiệu quả bảo vệ vùng bờ, tuy nhiên thềm bãi phía trước và sát chân công trình vẫn bị xói sâu do tác động của NDDS. Phạm vi biến động bãi biển do ảnh hưởng cuả NDDS cách mép bờ khoảng 200m, khu vực biến động mạnh nhất là khu vực sát bờ. Để làm rõ hơn vai trò của yếu tố NDDS đến biến động bãi biển Cửa Đại, Hội An, luận án tiến hành phân tích, đánh giá kết quả giữa kịch bản có xét đến yếu tố NDDS (KB1) và không xét đến yếu tố NDDS (KB2). 3.3.4.2. Phân tích ảnh hưởng của NDDS đến biến động bãi biển theo KB1&KB3 Từ kết quả mô phỏng biến động MCN bãi biển theo các kịch bản (ở mục 3.3.3.2), tiến hành phân tích, thống kê các giá trị về phạm vi, mức độ biến động bờ và bãi biển, kết quả thống kê các giá trị trình bày ở bảng 3.10. 88 Bảng 3.10 Bảng thống kê giá trị biến động về cao trình, kích thước, phạm vi xói lở bãi biển giữa KB1 & KB3 Tên MC TH tính toán Cao trình xói lở bãi phía ngoài và phía trong các KB Chiều rộng xói lở bờ Chiều rộng xói lở bãi L2 (m) Phía ngoài KB1 Phía trong KB1 Phía ngoài KB3 Phía trong KB3 b1 (m) b3 (m) C1 (m) C3 (m) CD01 1 -0,70 -1,79 -0,70 -1,73 -10,5 -10,5 0 0 100 2 -0,70 -1,81 -0,70 -1,73 -10,5 -10,5 0 0 100 3 -0,70 -1,83 -0,70 -1,75 -10,5 -10,5 0 0 105 4 -0,70 -1,83 -0,70 -1,76 -10,5 -10,5 0 0 105 CD02 1 -0,93 -1,23 -1,03 -1,19 -10,5 -10,5 0 0 130 2 -0,95 -1,25 -1,04 -1,20 -10,5 -10,5 0 0 130 3 -0,98 -1,28 -1,07 -1,23 -10,5 -10,5 0 0 135 4 -0,98 -1,28 -1,09 -1,26 -10,5 -10,5 0 0 135 CD03 1 0,20 0,40 -0,24 -0,24 6,80 0,00 4,80 0,00 100 2 0,22 0,43 -0,30 -0,30 7,30 0,00 5,20 0,00 100 3 0,23 0,45 -0,30 -0,30 8,10 0,00 6,40 0,00 100 4 0,23 0,45 -0,30 -0,30 8,50 0,00 8,80 0,00 100 CD04 1 0,10 0,40 -0,75 -0,67 9,80 4,70 1,80 0,00 105 2 0,10 0,40 -0,76 -0,70 10,70 4,90 4,80 0,00 105 3 0,11 0,43 -0,85 -0,82 11,50 5,40 5,60 0,00 105 4 0,11 0,74 -0,89 -0,85 12,30 5,80 7,20 0,00 105 Qua kết quả thống kê giá trị biến động về cao trình, kích thước, phạm vi xói lở bãi biển giữa KB1 & KB3 ở bảng 3.10 cho thấy rõ vai trò ảnh hưởng của yếu tố NDDS tới biến động bãi biển, cụ thể như sau: Khi không xét đến thành phần NDDS, phạm vi biến động của bãi biển nằm ở phía bãi dưới ngoài khơi, nhưng khi có xét đến thành NDDS thì phạm vi biến động bãi biển không những khu vực bãi dưới mà ảnh hưởng đến khu vực bãi cao, chân các đụn cát ven bờ ( xem hình 3.35). Như kết quả trong bảng 3.10 cho thấy, tình trạng xói bãi không xảy ra khi không xét đến yếu tố NDDS (KB3), nhưng khi xét đến yếu tố NDDS thì toàn bộ thềm bãi cao, chân đụn cát ven bờ đã bị xói lở nghiêm trọng làm đường bờ lấn sâu vào phía trong đất liền, mức độ lấn sâu đường bờ khi có xét đến yếu tố NDDS lớn gấp 2 lần so với khi không xét đến yếu tố NDDS (xem hình 3.36). Mức độ ảnh hưởng của NDDS đến biến động bãi biển càng nghiêm trọng khi bão đổ bộ vào khu vực với tần suất bão càng nhỏ, phạm vi và mức độ biển động cũng tù
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_nuoc_dang_do_song_den_bien.pdf
- Tomtat VN_LATS NCS NguyenNgocThe.pdf
- Tomtat EN_LATS NCS NguyenNgocThe.pdf
- Thongtindonggopmoi_TV_LATS NguyenNgocThe.pdf
- Thongtindonggopmoi_TA_LATS NguyNgocThe.pdf