Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 183 trang nguyenduy 05/07/2025 50
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Luận án Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ và than sinh học đến năng suất cây trồng và một số tính chất của đất xám bạc màu huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
hi sử dụng PHC có tỷ lệ TSH phối trộn 15% (CT3), 
năng suất ngô tăng ở mức có ý nghĩa so với CT1 và CT2 (α = 0,05). Tăng tỷ lệ TSH 
phối trộn trong PHC lên 25%, năng suất ngô ở công thức CT4 tăng 12,3% so với 
75 
công thức đối chứng, nhưng không có sự sai khác so với CT3 (α = 0,05). Như vậy, 
đối với cây ngô trong vụ đông nếu sử dụng PHC phối trộn với TSH thì tỷ lệ TSH 
phối trộn trong PHC cũng chỉ nên dừng lại ở mức 15%. 
Ảnh 3: Một số hình ảnh về tỷ lệ TSH và phân khoáng cho ngô 
Qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ lệ TSH phối trộn trong PHC 
cho cây trồng trên đất bạc màu trong cả ba vụ lúa xuân, lúa mùa và ngô đông cho 
thấy trên nền phân khoáng năng suất cây trồng tăng không tuyến tính với tỷ lệ TSH 
phối trộn trong PHC, bón PHC phối trộn với 25% TSH đều không đem lại sự khác 
biệt về năng suất ở cả ba vụ so với PHC có tỷ lệ TSH phối trộn là 15% (α=0,05). 
Nguyên nhân có thể do khi bón 7 tấn PHC phối trộn với 15% TSH kết hợp với phân 
khoáng thì tổng lượng dinh dưỡng đưa vào đất đã đủ cho cây trồng hấp thu để kiến 
tạo năng suất tối đa, vì khi thừa dinh dưỡng đặc biệt là đạm sẽ làm cho cây trồng 
kéo dài thời gian sinh trưởng, sinh khối tăng cao nhưng chủ yếu phát triển thân lá, 
mẫn cảm với sâu bệnh hại và ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch. Hơn nữa, ảnh 
hưởng tích cực của TSH đối với năng suất cây trồng cũng chỉ ở một tỷ lệ nhất định, 
khi bón quá nhiều TSH không những không cải thiện năng suất mà còn làm cho 
76 
năng suất cây trồng có chiều hướng giảm theo quy luật của đường cong năng suất. 
Theo nhiều nghiên cứu ở nước ngoài khi bón dư thừa TSH làm cho môi trường đất 
thay đổi đột ngột, đặc biệt là pH đất, khi pH đất tăng quá cao cao sẽ làm tăng khả 
năng mất đạm và làm cho hệ vi sinh vật trong đất cũng thay đổi và trong ngắn hạn 
sẽ không có lợi cho cây trồng. Trong nghiên cứu này khi bón PHC phối trộn với 
25% TSH trên đất bạc màu không cho năng suất cây trồng tăng tuyến tính như khi 
thay đổi tỷ lệ TSH trong PHC từ 5% lên 15% chỉ có thể giải thích qua hiện tượng 
khi tăng thêm 10% TSH kết hợp với lượng phân khoáng đã làm dư thừa đạm trong 
đất, thực tế quan sát trên đồng ruộng cho thấy màu sắc lá lúa trong vụ mùa đã có 
những biểu hiện thừa đạm ở các ô thí nghiệm bón PHC phối trộn với 25% TSH. Để 
giải thích sâu hơn về phản ứng của năng suất cây trồng khi bón TSH với liều lượng 
cao cần phải có những nghiên cứu tiếp theo vì tác động của TSH đối với đất trong 
mối quan hệ với cây trồng không chỉ đơn thuần là dinh dưỡng trong đất mà có các 
tác động về quá trình hóa học, sinh học trong đất mà trong phạm vi nghiên cứu này 
chưa thể tiến hành để giải thích một cách đầy đủ. 
3.3.4. Hiệu quả kinh tế của TSH phối trộn với PHC bón cho cây trồng trong cơ 
cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông 
Hiệu quả kinh tế giữa các tỷ lệ phối trộn TSH so với PHC ủ theo phương 
pháp truyền thống được trình bày tại bảng 3.10. 
Việc tính toán hiệu quả kinh tế của giữa các công thức thí nghiệm nhằm bổ 
sung cho hiệu quả về năng suất đồng thời cho phép đưa ra những lựa chọn phù hợp 
với điều kiện thực tế, vì hiệu quả kinh tế là yếu tố quyết định đến sự lựa chọn của 
người sản xuất trong thực tế. 
Hiệu quả kinh tế trong thí nghiệm được tính theo phương pháp thông dụng: 
lãi = tổng thu - tổng chi. Phần thu nhập được tính toán trên cơ sở sản lượng và giá 
thành sản phẩm. Giá lúa và ngô được thu thập tại địa bàn sau thời điểm thu hoạch, 
giá lúa xuân 6.200 đồng/kg, giá lúa mùa 7.000 đồng/kg và giá ngô 6.900 đồng/kg. 
Phần chi phí được tính toán trên cơ sở giá các loại vật tư đầu vào bao gồm: PHC giá 
77 
500 đồng/kg, TSH giá 1.000 đồng/kg, phân đạm giá 11.000 đồng/kg, phân lân giá 
3.500 đồng/kg, phân kali giá 12.000 đồng/kg và các loại chi phí khác. 
Bảng 3.10. Hiệu quả kinh tế của tỷ lệ TSH phối trộn với PHC 
ĐVT: Triệu đồng/ha 
Công 
thức 
Lúa xuân Lúa mùa Ngô đông 
Tổng 
thu 
Tổng 
chi 
Lợi 
nhuận 
Tổng 
thu 
Tổng 
chi 
Lợi 
nhuận 
Tổng 
thu 
Tổng 
chi 
Lợi 
nhuận 
CT1 41,35 27,70 13,65 39,13 27,50 11,63 40,15 27,32 12,83 
CT2 41,47 27,87 13,60 39,34 27,68 11,66 40,50 27,50 13,00 
CT3 44,26 28,22 16,04 42,21 28,03 14,18 43,47 27,85 15,61 
CT4 45,13 28,57 16,56 43,19 28,38 14,81 45,12 28,20 16,92 
Ghi chú: CT1: NPK + PHC (đc); CT2: NPK + PHC-5% TSH; CT3: PHC- 15% TSH; CT4: NPK+ 
PHC-25% TSH. 
Kết quả tính toán về hiệu quả kinh tế giữa các công thức cho thấy với mức 
TSH phối trộn là 5%, thì lãi thuần của công thức CT2 không sai khác nhiều so với 
công thức CT1 trên cả 3 vụ. Bón PHC phối trộn với 15% TSH cho hiệu quả kinh tế 
cao hơn, so với công thức CT1 lãi thuần trên hecta tăng 2,44 triệu đồng đối với vụ 
lúa xuân, 2,52 triệu đồng đối với lúa mùa và 2,61 triệu đồng đối với ngô đông. 
Không có sự khác biệt nhiều về hiệu quả kinh tế giữa hai công tức CT3 và CT4. 
Như vậy sử dụng PHC có tỷ lệ TSH phối trộn 15% được coi là phù hợp kể cả về 
năng suất và hiệu quả kinh tế. Mặc dù sự chênh lệch về hiệu quả kinh tế giữa các 
công thức CT3 so với công thức đối chứng là không nhiều nhưng sử dụng PHC phối 
trộn với TSH sẽ đem lại những lợi ích lâu dài trong việc duy trì và cải tạo độ phì 
đất, đây là điểm cần được chú trọng vì khi độ phì và sức sản xuất của đất được cải 
thiện sẽ đảm bảo cho một nền sản xuất bền vững trong tương lai. Ngoài ra, tận dụng 
rơm rạ để chế biến TSH phục vụ cho nông nghiệp còn giảm thiểu được ô nhiễm môi 
trường do hiện tượng đốt rơm rạ sau thu hoạch. 
78 
3.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng PHC đối với năng suất cây trồng 
trong cơ cấu lúa xuân lúa mùa và ngô đông trên đất bạc màu 
Năng suất là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả của toàn bộ quá trình 
sinh trưởng và phát triển của cây trồng dưới tác động của phân bón và các biện pháp 
chăm sóc. Năng suất được tạo nên bởi các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông 
trên/m
2, số hạt chắc trên bông, khối lượng 1000 hạt (P1000 hạt). Các yếu tố này bị chi 
phối bởi nhiều yếu tố như: giống, mật độ, phân bón và các biện pháp kỹ thuật canh 
tác, trong đó phân bón đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện năng suất 
3.4.1. Ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất lúa xuân 
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức PHC khác nhau đến năng 
suất lúa xuân trên đất bạc màu được trình bày tại bảng 3.11. 
Kết quả cho thấy khi bón PHC các yếu tố cấu thành năng suất như: số bông 
trên m
2
 và số hạt chắc trên bông đều có xu hướng tăng so với chỉ bón phân khoáng, 
dẫn đến năng suất lý thuyết cũng như năng suất thực thu đều có chiều hướng tăng. 
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất lúa xuân 
 trên đất bạc màu năm 2012 
Công thức 
thí 
nghiệm 
Các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất 
Số 
bông/m
2 
Số hạt chắc 
trên bông 
P 1000 hạt 
(gam) 
NSLT 
(tạ/ha) 
NSTT 
(tạ/ha) 
Tăng so 
với đc (%) 
CT1 (đc) 285,0 102,2 19,7 57,1 51,9 100,0 
CT2 272,0 121,7 19,6 64,4 61,3 118,1 
CT3 301,7 119,1 19,6 70,6 66,7 128,5 
CT4 295,0 132,3 19,2 74,7 69,1 133,1 
LSD0,05 4,2 
Ghi chú: CT1 (đc): NPK; CT2: NPK+ 4 tấn PHC; CT3: NPK+ 7 tấn PHC; CT4: NPK + 10 tấn PHC 
So sánh về năng suất lúa xuân thực thu với các mức phân bón hữu cơ khác 
nhau trên nền phân khoáng NPK cho thấy năng suất lúa tăng tỷ lệ thuận với lượng 
PHC sử dụng so với đối chứng, ở mức bón 4 tấn/ha cho năng suất tăng 18,1%, khi 
tăng lượng PHC sử dụng lên 7 tấn/ha, năng suất tăng 28,5% và năng suất tăng 
79 
33,1% khi tăng lượng bón 10 tấn trên ha. So sánh năng suất giữa hai mức PHC sử 
dụng, khi sử dụng 7 tấn/ha cho năng suất lúa xuân tăng 5,4 tạ/ha so với mức 4 
tấn/ha, mức sai khác này là có ý nghĩa (α = 0,05). Khi tăng mức bón PHC lên 10 
tấn/ha, năng suất lúa chỉ tăng được 4,6%, tương đương 2,4 tạ/ha, không có sự sai 
khác so với mức bón 7 tấn/ha (α = 0,05). Tính toán hiệu quả nông học của PHC trên 
nền phân khoáng cho thấy bón ở mức 7 tấn đạt 2,1 tạ/ tấn PHC, trong khi đó ở mức 
bón 10 tấn/ha thì hiệu quả của PHC chỉ đạt 1,7 tạ/tấn PHC. Từ kết quả thí nghiệm 
cho thấy đối với đất bạc màu trong vụ xuân lượng PHC sử dụng cho lúa nên bón ở 
mức 7 tấn/ha được coi là phù hợp. 
3.4.2. Ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất lúa mùa 
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng phân hữu cơ đến năng suất 
lúa mùa trên đất bạc màu được trình bày tại bảng 3.12. 
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất lúa mùa 
trên đất xám bạc màu năm 2012 
Công thức 
thí 
nghiệm 
Các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất 
Số 
bông/m
2 
Số hạt chắc 
trên bông 
P 1000 hạt 
(gam) 
NSLT 
(tạ/ha) 
NSTT 
(tạ/ha) 
Tăng so 
với đc 
(%) 
CT1 (đc) 300,0 90,6 19,1 51,9 48,4 100,0 
CT2 320,0 90,3 19,4 56,1 51,7 106,8 
CT3 321,7 103,9 19,1 63,7 55,9 115,4 
CT4 346,7 100,9 18,7 65,5 57,4 118,5 
LSD0,05 2,8 
Ghi chú: CT1 (đc): NPK; CT2: NPK+ 4 tấn PHC; CT3: NPK+ 7 tấn PHC; CT4: NPK + 10 tấn PHC. 
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của PHC đến năng suất lúa trong vụ mùa 
trên đất bạc màu cũng cho thấy về xu thế phản ứng của năng suất lúa đối với liều 
lượng PHC sử dụng cũng có chiều hướng tương tự. Các yếu tố cấu thành năng suất 
như số bông trên m2 và số hạt chắc trên bông đều tăng so với công thức chỉ bón phân 
khoáng. Theo dõi ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất lúa mùa cho thấy 
khi bón 4 tấn/ha, năng suất lúa mùa tăng 6,8%, khi tăng lượng PHC lên 7 tấn/ha và 
10 tấn/ha năng suất lúa mùa tăng tương ứng là 15,4% và 18,5% so với công thức đối 
80 
chứng. So sánh giữa ba mức PHC sử dụng cho thấy năng suất thực thu của lúa mùa 
chỉ tăng có ý nghĩa từ lượng bón 4 - 7 tấn/ha. Tăng lượng bón đến 10 tấn/ha sự khác 
biệt về năng suất không có ý nghĩa so với mức bón 7 tấn/ha (α = 0,05). Tính toán về 
hiệu quả nông học của PHC trong vụ mùa ở các mức PHC khác nhau cho thấy hiệu 
quả nông học đạt cao nhất ở mức bón 7 tấn PHC trên ha là 1,07 tạ/ha/tấn PHC. Như 
vậy tương tự như lúa xuân, trong vụ mùa lượng PHC sử dụng cho lúa cũng lên dừng 
lại ở mức 7 tấn/ha là phù hợp. 
3.4.3. Ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất ngô đông 
Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của PHC đến năng suất ngô đông với mức 
phân khoáng trên đất bạc màu được trình bày tại bảng 3.13. 
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất ngô đông 
trên đất bạc màu năm 2012 
Công 
thức thí 
nghiệm 
Các yếu tố cấu thành năng suất Năng suất 
TB số 
hàng/bắp 
Số 
hạt/hàng 
P 1000 hạt 
(gam) 
Số cây 
trên m2 
NSLT 
(tạ/ha) 
NSTT 
(tạ/ha) 
Tăng so 
với đc (%) 
CT1 (đc) 13,7 28,3 232,9 6 54,0 49,9 100,0 
CT2 13,9 30,0 234,4 6 58,6 54,4 109,0 
CT3 14,1 32,3 231,7 6 63,3 58,2 116,6 
CT4 15,1 30,2 238,8 6 67,1 61,6 123,4 
CT4.1 15,4 31,2 240,0 6 69,2 63,6 127,4 
LSD0,05 3,1 
Ghi chú: CT1 (đc): NPK; CT2: NPK- 4 tấn PHC; CT3: NPK-7 tấn PHC; CT4: NPK -10 tấn PHC. CT4.1: 
NPK +PHC-13 tấn 
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của PHC trên nền phân khoáng đối với ngô 
đông cho thấy, khi bón PHC cho ngô đã cải thiện đánh kể về các yếu tố cấu thành 
năng suất, số hàng hạt trên bắp tăng từ 13,7 - 15,4 hàng/bắp, số hạt trên hàng tăng từ 
28,3 - 31,2 hạt/hàng, khối lượng P1000 hạt tăng từ 232,9 - 240,0 gam. 
Đánh giá về ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất ngô đông trên nền 
phân khoáng, kết quả nghiên cứu cho thấy năng suất thực thu đều có xu hướng tăng 
theo lượng PHC sử dụng từ 9,0 - 27,4%. So sánh về năng suất giữa các mức PHC 
81 
cho thấy với ba mức bón 4 tấn/ha, 7 tấn/ha và 10 tấn/ha, năng suất tăng tỷ lệ thuận 
với các mức bón và đều cho sai khác có ý nghĩa. Tuy nhiên khi tăng mức bón đến 
13 tấn/ha thì sai khác về năng suất so với mức bón 10 tấn/ha là không đáng kể (α = 
0,05). Tính toán về hiệu quả nông học của PHC đối với ngô đông trên đất bạc màu 
cho thấy không có sự khác biệt nhiều giữa hai mức bón 7 tấn/ha và 10 tấn/ha (1,18 
tạ và 1,17 tạ/tấn PHC), trong khi đó ở mức bón 13 tấn/ha, hiệu suất chỉ đạt 1,05 
tạ/tấn PHC. Kết quả nghiên cứu cho thấy đối với ngô đông trên đất bạc màu, lượng 
hữu cơ sử dụng nên dừng ở mức 10 tấn/ha. 
Qua kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của liều lượng PHC đến năng suất trên 
đất bạc màu đối với cơ cấu lúa xuân - lúa mùa - ngô đông cho thấy khi bón phối 
hợp PHC với phân khoáng đều đem lại hiệu quả khá rõ, PHC không chỉ cung cấp 
thêm dưỡng chất cho cây, mà còn có tác dụng điều hòa các chất dinh dưỡng trong 
đất, giúp cây trồng tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng khoáng từ đó góp phần tăng 
năng suất cây trồng. Đặc biệt trong vụ đông PHC còn có tác dụng tăng khả năng trữ 
ẩm của đất, khi độ ẩm đất tăng không chỉ giúp cho cây trồng sử dụng nước tốt hơn 
trong điều kiện khô hạn của vụ đông trên đất bạc màu (Nguyễn Thị Dần, 1995). 
Ngoài ra, khi độ ẩm đất tăng quá trỉnh chuyển hóa dinh dưỡng trong đất diễn ra 
thuận lợi hơn, các chất dinh dưỡng như đạm, lân và kali trong đất sẽ được chuyển 
hóa từ dạng khó tiêu sang dễ tiêu không chỉ các chất dinh dưỡng đa lượng, mà các 
chất dinh dưỡng ở dạng trung và vi lượng trong đất cũng được cải thiện khi độ ẩm 
đất tăng, sự có mặt đầy đủ của các loại dưỡng chất trong đất đã giúp cho cây trồng 
sử dụng dinh dưỡng (đa, trung và vi lượng) sẵn có trong đất một cách tốt hơn trong 
giai đoạn sinh trưởng từ đó góp phần tăng năng suất. Ngoài ra, bón phân hữu cơ còn 
cải thiện các tính chất vật lý và sinh học đất đã được chứng minh qua nhiều nghiên 
cứu trước đây, những thay đổi này đã tác động đến sự phát triển của hệ rễ cây trồng, 
khi cây trồng có bộ rễ khỏe sẽ nâng cao khả năng hấp thu dinh dưỡng và kiến tạo 
năng suất ở giai đoạn sau của quá trình sinh trưởng. 
82 
3.4.4. So sánh hiệu quả của PHC phối trộn với TSH và PHC ủ theo phương pháp 
truyền thống 
Bên cạnh nghiên cứu về liều lượng PHC đến năng suất cây trồng thì việc 
nghiên cứu về dạng PHC cho sản xuất là hết sức cần thiết. PHC được hình thành từ 
nhiều nguồn khác nhau, chất lượng PHC cũng khác nhau tùy theo tỷ lệ chất độn hay 
nguyên liệu đầu vào, đối với các nguyên liệu đầu vào có tỷ lệ C/N thấp thì chất 
lượng PHC thường tốt hơn so với các nguyên liệu hữu cơ có tỷ lệ C/N cao (Hoàng 
Thị Thái Hòa và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, trong một số trường hợp các chất hữu 
cơ có tỷ lệ C/N cao khi bón cho cây trồng vẫn đem lại hiệu quả, TSH là một ví dụ 
(Zwieten và cộng sự, 2010) vì TSH có khả năng hấp phụ rất cao, khi bón vào đất 
TSH không tiếp tục bị phân giải mặc dù có hàm lượng các bon cao, ngoài ra do có 
tính hấp phụ cao mà khi bón TSH vào đất làm cho đất tăng khả năng trữ ẩm và tăng 
khả năng lưu giữ các chất dinh dưỡng (Cheng và cộng sự, 2010). Trong những năm 
gần đây ở nước ngoài đã có một số nghiên cứu bài bản về vai trò của TSH và việc 
phối trộn TSH với các loại phân gia súc để đưa ra các loại PHC có giá trị dinh 
dưỡng tốt hơn và đã có những kết luận rất khả quan đối với năng suất cây trồng 
(Agegnehu và cộng sự 2013, Zhang và cộng sự, 2016). 
Kết quả so sánh về ảnh hưởng của hai loại PHC (PHC và PHC - 15% TSH) 
đối với năng suất cây trồng trong cơ cấu lúa xuân, lúa mùa và ngô đông trên đất bạc 
màu được trình bày tại bảng 3.14. 
Số liệu trình bày trong bảng 3.10 trình bày ở dạng phân số để so sánh về 
năng suất thực thu của 3 loại cây trồng ở ba vụ khác nhau, trong đó tử số là năng 
suất tương ứng với các công thức theo cột (CT5, CT6, CT7) bón PHC phối trộn với 
15% TSH và phần mẫu số là năng suất của các công thức theo hàng (CT2, CT3, 
CT4) bón PHC phối trộn với rơm rạ, cùng tương ứng với các mức bón là 4 tấn/ha, 7 
tấn/ha và 10 tấn/ha. 
83 
Bảng 3.14. So sánh cặp đôi về năng suất giữa hai loại PHC 
Mùa vụ Lúa xuân 2012 (tạ/ha) Lúa mùa 2012 (tạ/ha) Ngô đông 2012 (tạ/ha) 
Công thức CT5 CT6 CT7 CT5 CT6 CT7 CT5 CT6 CT7 
CT2 
64,0 
-----
61,3 
71,4 
-----
61,3 
70,3 
-----
61,3 
54,7 
-----
51,7 
60,3 
-----
51,7 
62,4 
-----
51,7 
56,6 
-----
54,4 
63,0 
-----
54,4 
63,4 
-----
54,4 
CT3 
64,0 
----- 
66,7 
71,4 
----- 
66,7 
70,3 
----- 
66,7 
54,7 
-----
55,9 
60,3 
-----
55,9 
62,4 
-----
55,9 
56,6 
-----
58,2 
63,0 
-----
58,2 
63,4 
-----
58,2 
CT4 
64,0 
----- 
69,1 
71,4 
----- 
69,1 
70,3 
----- 
69,1 
54,7 
-----
57,4 
60,3 
-----
57,4 
62,4 
-----
57,4 
56,6 
-----
61,6 
63,0 
-----
61,6 
63,4 
-----
61,6 
Ghi chú: CT2: NPK+ 4 tấn PHC; CT3: NPK+7 tấn PHC; CT4: NPK +10 tấn PHC; CT5: NPK + 4 tấn PHC-15%TSH; 
CT6: NPK +7 tấn PHC-15%TSH; CT7: NPK + 10 tấn PHC-15%TSH 
Kết quả so sánh về năng suất giữa hai loại PHC trên 3 vụ cho thấy: trên nền 
phân khoáng, nếu sử dụng cùng mức bón PHC thì năng suất của các công thức sử 
dụng PHC - 15% TSH đều cho năng suất cao hơn so với sử dụng PHC ủ với rơm rạ 
theo phương pháp truyền thống. Cụ thể, ở mức bón 4 tấn/ha, năng suất lúa xuân ở 
công thức CT5 cho năng suất cao hơn 4,4% so với công thức CT2, ở mức bón 7 
tấn/ha, năng suất công thức CT6 cao hơn so với công thức CT3 là 6,4% và ở mức 
bón 10 tấn/ha, năng suất của công thức CT7 cũng cao hơn với công thức CT4, mặc 
dù mức tăng chỉ có 1,3%. Tương tự đối với lúa mùa và ngô đông năng suất của các 
công thức bón PHC phối trộn với TSH đều cho năng suất cao hơn so với sử dụng 
PHC ủ với rơm ra ở tất cả các mức bón khác nhau. 
Đánh giá về ảnh hưởng của liều lượng PHC phối trộn với TSH (CT5, CT6 và 
CT7) đến năng suất cây trồng trong thí nghiệm cho thấy năng suất đều tăng có ý nghĩa 
từ mức bón 4 tấn/ha lên 7 tấn/ha, cụ thể đối với lúa xuân năng suất tăng 11,5%, năng 
suất lúa mùa tăng 10,2% và năng suất ngô đông tăng 11,3%. Khi nâng mức bón lên 10 
tấn trên ha cho thấy không có sự sai khác về năng suất của cây trồng trong cả ba vụ 
(α=0,05). Kết quả này cho thấy, khác với PHC không phối trộn với TSH, khi sử dụng 
PHC phối trộn với 15% TSH chỉ nên sử dụng ở mức 7 tấn/ha cho cả lúa và ngô. 
84 
So sánh năng suất thực thu của các loại cây trồng giữa các mức bón khác 
nhau giữa hai loại PHC cho thấy trong vụ lúa xuân ở mức bón 7 tấn PHC phối trộn 
với TSH (CT7) đạt 71,4 tạ/ha còn cao hơn so với mức bón 10 tấn PHC ủ với rơm rạ 
(CT3) là 69,1 tạ/ha. Tương tự khi bón 7 tấn PHC phối trộn với TSH cho lúa mùa và 
ngô đông năng suất cũng cao hơn so với mức bón 10 tấn/ha PHC ủ với rơm rạ mặc 
dù sự chênh lệnh là không nhiều. 
Qua kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hai loại PHC đến năng suất cây trồng 
cho thấy PHC phối trộn với TSH luôn cho năng suất cao ở cả ba vụ, trên cả ba mức 
bón, điều đó cho thấy bón PHC phối trộn với TSH đã có tác dụng tích cực trong 
việc nâng cao năng suất cây trồng. Lý giải về hiệu quả của PHC phối trộn với 15% 
TSH đã cho năng suất cây trồng trong thí nghiệm cao hơn là do hàm lượng các chất 
dinh dưỡng (N,P,K) sau ủ trong PHC ủ với TSH cao hơn so với PHC ủ theo phương 
pháp truyền thống. Theo Steiner và cộng sự, (2009) khi ủ PHC với TSH đã làm 
giảm hiện tượng mất đạm rất rõ vì TSH có tính hấp phụ cao nên hạn chế được sự 
thất thoát dinh dưỡng trong quá trình ủ. Một nguyên nhân khác lý giải cho hiệu quả 
của PHC phối trộn với TSH là khi bón PHC có chứa TSH vào đất, TSH sẽ làm tăng 
pH đất (Knox et al, 2015), trong bối cảnh pH của đất bạc màu chua và nghèo dinh 
dưỡng khi được bổ sung PHC có chứa TSH sẽ làm thay đổi pH đất theo chiều 
hướng có lợi vì khi khi pH đất tăng sẽ giải phóng đạm, lân, kali và các nguyên tố 
trung lượng như canxi, magie vv.. đồng thời hạn chế các độc tố như ion sắt, nhôm 
và mangan di động trong đất, các độc tố này thường ảnh hưởng không tốt cho sự 
phát triển của hệ rễ (Hisinger et al, 2003). Bón PHC có chứa TSH cũng làm cải 
thiện dung tích hấp thu trao đổi của đất vì TSH có tính hấp phụ cao (Muhammad và 
cộng sự, 2012 Jose và cộng sự, 2013), khi dung tích hấp thu của đất được cải thiện 
do ảnh hưởng của TSH sẽ làm tăng sự hiện diện của các cation trao đổi (K+, Ca+2, 
Mg
+2) trong dung dịch đất, giảm quá trình thất thoát do rửa trôi theo chiều sâu ở đất 
bạc màu, tạo ra nguồn dinh dưỡng cho cây trồng hấp thu và kiến tạo năng suất. 
85 
3.5. Nghiên cứu ảnh hưởng trực tiếp và tồn dư của PHC đến tính chất đất và 
năng suất cây trồng trong cơ cấu lúa xuân-lúa mùa-ngô đông trên đất bạc

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_anh_huong_cua_phan_huu_co_va_than_sinh_ho.pdf