Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 111 trang nguyenduy 17/07/2025 80
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung

Luận án Nghiên cứu biến dị và khả năng di truyền một số tính trạng của Keo lá liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. ex Benth.) tại các tỉnh miền Trung
ũng từ số liệu bảng 3.3 cho thấy khối lượng riêng có xu hướng tăng từ trong 
ra ngoài, cụ thể khối lượng riêng trung bình của các xuất xứ ở phần gỗ lõi là 0,438 
g/cm3, ở phần gỗ giữa là 0,486 g/cm3 và ở phần gỗ giác là 0,528 g/cm3. Các nghiên 
cứu về tính chất cơ lý gỗ của Keo lá liềm cho tới nay còn hạn chế, song một số loài 
keo nhiệt đới khác như ở Keo lá tràm ở tuổi 11 tại Ba Vì (Hà Huy Thịnh và cộng 
sự, 2006)[21] ghi nhận khối lượng riêng ở phần gỗ lõi là 0,40 g/cm3, ở phần gỗ giữa 
và phần gỗ giác là 0,55 g/cm3. Nghiên cứu các tính chất cơ lý gỗ của Keo tai tượng 
ở tuổi 17 tại Đá Chông - Ba Vì cũng cho thấy khối lượng riêng phần gỗ lõi 0,48 
g/cm3, phần gỗ giữa 0,50 g/cm3 và ở phần gỗ giác 0,52 g/cm3. Trên thế giới nghiên 
cứu về Keo tai tượng cũng đã kết luận, ở tuổi 14 Keo tai tượng có khối lượng riêng 
tăng từ lõi ra vùng giữa thân và sau đó giảm tới phần giác (Lim và Gan, 2000)[58]. 
Như vậy biến động khối lượng riêng gỗ Keo lá liềm có xu hướng tăng dần từ lõi ra 
vỏ, cũng có sự tương đồng với Keo lá tràm và Keo tai tượng đã được nghiên cứu 
trước đây ở trong nước cũng như trên thế giới. 
- Biến dị về hàm lượng cellulose 
 Keo lá liềm là một trong những loài cây trồng rừng ở nước ta nhằm mục 
đích cải tạo môi trường và cung cấp nguyên liệu để sản xuất bột giấy, ván dăm và 
đồ mộc gia dụng. Các nghiên cứu về cải thiện giống cho loài cây này đã được tiến 
hành từ những năm 1990, bước đầu đã chọn được một số xuất xứ có sinh trưởng 
nhanh như Mata province, Dimisisi, Deri-Deri, Morehead và Bensbach (Lê Đình 
Khả, 2003)[12]. Các nghiên cứu trước đây chỉ mới chú trọng đến cải thiện khả 
năng sinh trưởng mà chưa chú trọng đến cải thiện các tính chất gỗ đặc biệt như 
hàm lượng cellulose hay khối lượng riêng của gỗ. Cellulose là thành phần chính 
của gỗ, chiếm từ 40% đến 50% khối lượng gỗ khô kiệt, nằm chủ yếu ở màng thứ 
cấp của vách tế bào, cellulose là thành phần chính của bột giấy (chiếm từ 74% đến 
86%) và có tương quan với hiệu suất bột giấy (Wallis và cộng sư, 1996)[80]. 
 Từ số liệu phân tích ở bảng 3.4 cho thấy không có sự sai khác rõ rệt về hàm 
lượng cellulose giữa các xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm Cam Lộ, hàm lượng 
cellulose dao động từ 48,4% - 51,1%. Xuất xứ Đông Nam Bộ là xuất xứ có hàm 
54 
lượng cellulose cao nhất ( 51,1%) và đây cũng chính là xuất xứ có sinh trưởng 
nhanh nhất tại khảo nghiệm Cam Lộ (458,8 dm3/cây), kế tiếp là xuất xứ Oriomo và 
Gubam. Xuất xứ có hàm lượng cellulose thấp nhất trong khảo nghiệm Cam Lộ là 
Bimadebun (48,4%), đây là xuất xứ có sinh trưởng đứng thứ hai tại khảo nghiệm 
Cam Lộ. Như vậy có thể nhận thấy rằng các gia đình thu hái từ khảo nghiệm Đông 
Nam Bộ đều có khả năng sinh trưởng nhanh đồng thời có hàm lượng cellulose và 
khối lượng riêng cao vì các gia đình này được chọn lọc từ các gia đình tốt nhất tại 
khảo nghiệm Đông Nam Bộ. Do đó, có thể khẳng định rằng việc chọn lọc các gia 
đình với cường độ cao có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện giống. 
Hình 3.2. Thu thập mẫu phân tích khối lượng riêng và hàm lượng cellulose 
55 
Bảng 3.4. Hàm lượng cellulose của các xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm 
Cam Lô - Quảng Trị (1/2001 - 2/2010) 
Xuất xứ 
Cellulose (%) V (dm3/cây) 
X V% X V% 
Đông Nam Bộ (VN) 51,1 6,4 431,4 47,4 
Oriomo (PNG) 50,7 7,7 427,3 26,5 
Gubam Village (PNG) 49,8 10,0 414,8 35,3 
Samlleberr Irian (INDO) 49,8 8,2 382,3 28,3 
Bensbach (PNG18947) 49,5 8,3 375,9 33,4 
Bensbach (PNG17552) 49,3 8,2 327,1 29,3 
Bimadebun (PNG) 48,4 9,8 426,4 22,4 
F.pr 0,546 <0,001 
Lsd 0,91 50,79 
3.1.1.2. Biến dị về sinh trưởng, chỉ tiêu chất lượng thân cây và tính chất 
gỗ giữa các xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm Phong Điền 
a. Biến dị về sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng thân cây 
Khảo nghiệm Phong Điền (Thừa Thiên Huế) trồng năm 2002, trên đất cát 
nội đồng nghèo dinh dưỡng, từ số liệu phân tích ở bảng 3.5 cho thấy tại khảo 
nghiệm Phong Điền các xuất xứ không có sự phân hóa rõ rệt (hoặc có phân hóa rất 
ít) về các chỉ tiêu sinh trưởng. Tại tuổi 8 sinh trưởng về đường kính biến động từ 
16,9 cm đến 18,1 cm, chiều cao biến động từ 14,8 m đến 15,4 m và thể tích biến 
động từ 166,0 dm3/cây đến 193,0 dm3/cây. Hai xuất xứ có sinh trưởng nhanh nhất 
tại khảo nghiệm Phong Điền đó là xuất xứ Bimadebun (thể tích thân cây = 193,0 
dm3/cây) và Đông Nam Bộ (189,5 dm3/cây), đây cũng chính là hai xuất xứ có sinh 
trưởng nhanh nhất tại khảo nghiệm vùng đồi Cam Lộ, xuất xứ sinh trưởng kém 
nhất là xuất xứ Samlleberr đến từ Indonesia, thể tích thân cây chỉ đạt 166,0 
dm3/cây. Tại tuổi 9 ở khảo nghiệm Cam Lộ và tuổi 8 tại Phong Điền kết quả 
nghiên cứu biến dị xuất xứ trái ngược với kết quả nghiên cứu biến dị xuất xứ Keo 
lá liềm tại tuổi 3, cụ thể là tại tuổi 3 các xuất xứ sinh trưởng nhanh tại khảo nghiệm 
Phong Điền lại là các xuất xứ sinh trưởng kém nhất tại khảo nghiệm Cam Lộ 
56 
(Phạm Xuân Đỉnh và cộng sự, 2007)[4]. Do đó, có thể khẳng định rằng nhịp điệu 
sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá liềm tại Phong Điền biến động khá lớn. Một 
điều dễ nhận thấy là khảo nghiệm tại Phong Điền được trồng trên cát nội đồng, 
nghèo dinh dưỡng, do đó sinh trưởng của xuất xứ cao nhất vẫn còn thấp hơn sinh 
trưởng của xuất xứ thấp nhất tại khảo nghiệm Cam Lộ. 
Bảng 3.5. Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm Phong 
Điền - Thừa Thiên Huế (12/2002 - 12/2010) 
Xuất xứ 
D1.3 (cm) H (m) V (dm
3/cây) 
X V% X V% X V% 
Bimadebun (PNG) 18,1 21,8 15,0 13,1 193,0 47,9 
Đông Nam Bộ (VN) 17,7 26,5 15,4 17,3 189,5 47,7 
Bensbach (PNG) 17,8 20,9 14,9 12,1 185,4 47,4 
Gubam (PNG) 17,7 20,9 14,8 14,2 182,1 47,7 
Oriomo (PNG) 17,4 22,3 14,8 12,6 176,0 50,7 
Samlleberr (INDO) 16,9 20,9 14,8 16,7 166,0 44,4 
F pr. 0,14 0,081 0,061 
Lsd 1,69 3,32 30,96 
Độ thẳng thân và duy trì trục thân tại khảo nghiệm Phong Điền được thể 
hiện ở bảng 3.6 và cho thấy tính trạng độ thẳng thân và duy trì trục thân có sự phân 
hóa rõ rệt giữa các xuất xứ. Tương tự khảo nghiệm Cam Lộ tại khảo nghiệm phong 
Điền các xuất xứ có sinh trưởng nhanh thì đồng thời có độ thẳng thân và duy trì 
trục thân cao. Đứng đầu vẫn là các lô hạt được thu hái từ các khảo nghiệm giống 
tại Đông Nam Bộ, tiếp theo là các xuất xứ Bimadebun và Bensbach. Khảo nghiệm 
Phong Điền được trồng trên đất cát nội đồng nghèo dinh dưỡng, song tại tuổi 8 các 
chỉ tiêu chất lượng thân cây cũng tương đối cao (mặc dầu thấp hơn vùng đồi Cam 
Lộ) cụ thể các xuất xứ đứng đầu như xuất xứ Đông Nam Bộ đạt 4,3/6 điểm đối với 
chỉ tiêu duy trì trục thân và 3,5/5 điểm đối với độ thẳng thân, tương tự xuất xứ 
Bimadebun đạt 3,5/6 điểm và 3,5/5 điểm. Xuất xứ có chỉ tiêu duy trì trục thân thấp 
nhất là Samlleberr đến từ Indonesia chỉ đạt 3,5/6 điểm. 
57 
Bảng 3.6. Chất lượng thân cây của các xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm 
Phong Điền (12/2002 – 12/2010) 
Xuất xứ 
V (dm3/cây) Dtt (điểm) Dttt (điểm) 
X V% X V% X V% 
Bimadebun (PNG) 193,0 47,7 3,5 7,8 4,3 26,4 
Đông Nam Bộ (VN) 189,5 47,9 3,5 19,0 3,5 20,9 
Bensbach (PNG) 185,4 47,4 3,4 11,9 3,4 21,4 
Gubam (PNG) 182,1 47,7 3,5 14,3 3,5 19,3 
Oriomo (PNG) 176,0 50,7 3,4 14,9 3,4 20,3 
Samlleberr (INDO) 166,0 44,4 3,6 15,4 3,5 18,2 
F pr. 0,061 <0,001 <0,001 
Lsd 30,96 0,41 0,33 
Hình 3.3. Đo đếm số liệu tại khảo nghiệm Phong Điền – Thừa Thiên Huế 
58 
b. Biến dị về khối lượng riêng và hàm lượng cellulose 
Tại khảo nghiệm Phong Điền theo số liệu phân tích từ bảng 3.7 cũng cho 
thấy không có sự sai khác rõ rệt giữa các xuất xứ về hàm lượng cellulose và khối 
lượng riêng. Hàm lượng cellulose dao động từ 45,5% - 47,0%, khối lượng riêng từ 
0,487 g/cm3 - 0,523 g/cm3. Trái với khảo nghiệm ở Cam Lộ, ở khảo nghiệm Phong 
Điền xuất xứ Đông Nam Bộ lại có hàm lượng cellulose thấp nhất, chỉ đạt 45,5%, 
trong khi đó xuất xứ Bimadebun và Oriomo có hàm lượng cellulose cao nhất. 
Bảng 3.7. Khối lượng riêng và hàm lượng cellulose của các xuất xứ Keo lá 
liềm tại khảo nghiệm Phong Điền - Thừa Thiên Huế (12/2002 – 12/2010). 
Xuất xứ 
Cellulose (%) KLR (g/cm3) V (dm3/cây) 
X V% X V% X V% 
Oriomo (PNG) 47,0 9,5 0,505 7,1 176,0 50,7 
Bimadebun (PNG) 47,0 9,8 0,507 8,8 193,0 47,9 
Gubam Village (PNG) 46,6 9,9 0,523 10,0 182,1 47,7 
Samlleberr (INDO) 45,9 9,3 0,516 5,3 166,0 44,4 
Bensbach (PNG) 45,8 8,8 0,487 6,9 185,4 47,4 
Đông Nam Bộ (VN) 45,5 9,6 0,506 6,7 189,5 47,7 
F.pr 0,301 0,389 0,061 
Lsd 0,82 7,68 30,96 
Đến nay chưa có nhiều kết quả nghiên cứu về tính chất gỗ của Keo lá liềm, song 
về sinh trưởng các kết quả nghiên cứu đã cho thấy Keo lá liềm sinh trưởng tương đương 
với Keo tai tượng và Keo lai và cao hơn Keo lá tràm (Harwood, 1993)[50]. Ngoài ra Keo 
lá liềm có khả năng thích nghi trên nhiều dạng lập địa, đặc biệt dạng lập địa cát nội đồng 
bị úng nước trong suốt mùa mưa và khô hạn trong suốt mùa khô (Turnbull và cộng sự, 
1998)[78]. Từ kết quả nghiên cứu trên cho thấy khảo nghiệm Phong Điền được trồng trên 
cát nội đồng có lên líp, với năng suất bình quân tại tuổi 8 đạt 14,6 m3/ha/năm và hàm 
lượng cellulose biến động từ 45,5% - 47,0% thì có thể đánh giá rằng đây là loài cây có 
triển vọng cho việc phát triển rừng trồng trên đất cát nội đồng. 
59 
3.1.1.3. Biến dị về sinh trưởng, chỉ tiêu chất lượng thân cây và tính chất 
gỗ giữa các xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm Hàm Thuận Nam 
a. Biến dị về sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng thân cây 
Do một số lý do khách quan, Khảo nghiệm Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) 
chỉ được thu thập số liệu về sinh trưởng cũng như các chỉ tiêu chất lượng thân cây 
ở tuổi 5 mà không tiến hành ở các tuổi cao hơn. Vì vậy việc đánh giá biến dị sinh 
trưởng và chất lượng thân cây ở khảo nghiệm này chỉ được thực hiện tại tuổi 5. 
Giống với khảo nghiệm tại Phong Điền (Thừa Thiên Huế), khảo nghiệm tại 
Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) cũng không có sự sai khác về các chỉ tiêu sinh 
trưởng giữa các xuất xứ. Tại tuổi 5 sinh trưởng đường kính biến động từ 12,8 cm 
đến 15,2 cm, chiều cao biến động từ 12,7 m đến 19,3 m và thể tích từ 87,2 dm3/cây 
đến 122,8 dm3/cây. So sánh sinh trưởng của các xuất xứ giữa Cam Lộ, Phong Điền 
và Hàm Thuận Nam cho thấy các xuất xứ Bimadebun và Đông Nam Bộ là những 
xuất xứ sinh trưởng nhanh trên cả ba lập địa. Xuất xứ Bensbach sinh trưởng kém 
trong 7 xuất xứ tại Cam Lộ nhưng lại là xuất xứ có sinh trưởng đứng thứ ba tại 
Phong Điền và thứ hai ở Hàm Thuận Nam. Khảo nghiệm tại Hàm Thuận Nam 
được trồng trên đất cát pha nghèo dinh dưỡng, tuy nhiên khả năng sinh trưởng 
cũng tương đương với khảo nghiệm Cam Lộ trồng trên đất đồi có hàm lượng dinh 
dưỡng tương đối tốt. Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy xuất xứ Oriomo là 
xuất xứ có triển vọng, nhưng ở khảo nghiệm Hàm Thuận Nam thì xuất xứ này lại 
là xuất xứ có sinh trưởng kém nhất với trử lượng bình quân chỉ đạt 14,0 
m3/ha/năm. Kết quả nghiên cứu của Lê Đình Khả và cộng sự (2003)[12] cũng chỉ 
ra rằng một số xuất xứ chỉ thích hợp cho một vùng nhất định, cụ thể xuất xứ Mata 
Province (PNG) và Gubam Village (PNG) cho các tỉnh miền Bắc, Morehead 
(PNG) và Bensbach (PNG) cho các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. 
60 
Bảng 3.8. Sinh trưởng của các xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm Hàm 
Thuận Nam - Bình Thuận (8/2001 - 8/2006) 
Xuất xứ 
D1.3 (cm) H (m) V (dm
3/cây) 
X V% X V% X V% 
Bimadebun (PNG) 15,2 23,3 12,7 10,5 122,8 46,5 
Bensbach (PNG) 14,2 24,1 12,5 10,6 105,8 48,8 
Đông Nam Bộ (VN) 14,1 22,2 12,5 9,8 104,5 47,1 
Gubam (PNG) 13,7 22,4 12,2 9,1 97,5 46,1 
Samlleberr (INDO) 13,8 24,1 11,9 8,6 97,1 51,5 
Oriomo (PNG) 12,8 25,7 12,4 9,4 87,2 54,6 
F.pr 0,116 0,038 0,097 
Lsd 2,48 0,77 20,84 
Kết quả phân tích độ 
thẳng thân và duy trì trục thân ở 
bảng 3.9 cho thấy có sự phân 
hóa rõ rệt giữa các xuất xứ về 
chỉ tiêu độ thẳng thân và duy trì 
trục thân. Tương tự khảo 
nghiệm Cam Lộ và Phong 
Điền, tại khảo nghiệm Hàm 
Thuận Nam các xuất xứ sinh 
trưởng nhanh thì đồng thời 
cũng có chỉ số về chất lượng 
thân cây cao. Đứng đầu vẫn là 
xuất xứ Đông Nam Bộ, đạt 
3,5/6 điểm về chỉ tiêu duy trì 
trục thân và đạt 3,9/5 về độ 
thẳng thân, tiếp theo là các xuất 
xứ Bimadebun và Bensbach. Hình 3.4. Khảo nghiệm Hàm Thuận Nam – Bình Thuận 
61 
Chỉ số duy trì trục thân của Keo lá liềm tại tuổi 9 ở Cam Lộ đã được cải 
thiện hơn nhiều so với tuổi 5 ở Hàm Thuận Nam, cụ thể duy trì trục thân tại tuổi 5 
đạt từ 3,1 đến 3,5 điểm (trước khi tỉa thưa), trong khi đó duy trì trục thân tại tuổi 9 
Cam Lộ đạt từ 4,6 đến 5,1 điểm (sau khi tỉa thưa ở tuổi 5). Thông thường các loài 
keo có nhiều thân, phân thân sớm và thân không thẳng (Pinyopusarerk, 1990)[69], 
chính vì vậy cải thiện duy trì trục thân có ý nghĩa rất lớn trong cải thiện giống cho 
các loài keo nói chung và Keo lá liềm nói riêng. 
Bảng 3.9. Chất lượng thân cây của các xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm 
Hàm Thuận Nam (8/2001 - 8/2006) 
Xuất xứ 
V (dm3/cây) Dtt (điểm) Dttt (điểm) 
X V% X V% X V% 
Bimadebun (PNG) 122,8 46,5 3,4 9,1 3,4 40,7 
Bensbach (PNG) 105,8 48,8 3,5 14,5 3,3 51,6 
Đông Nam Bộ (VN) 104,5 47,1 3,9 17,1 3,5 44,5 
Gubam (PNG) 97,5 46,1 3,2 14,8 3,3 50,3 
Samlleberr (INDO) 97,1 51,5 3,4 12,6 3,1 47,4 
Oriomo (PNG) 87,2 54,6 3,0 11,6 3,2 36,3 
F.pr 0,097 <0,001 <0,001 
Lsd 20,84 0,56 0.89 
b. Biến dị về khối lượng riêng, chỉ số pilodyn và hàm lượng cellulose 
Nghiên cứu biến dị về khối lượng riêng và hàm lượng cellulose tại khảo 
nghiệm Hàm Thuận Nam ở tuổi 11 cho thấy không có sự sai khác rõ rệt giữa các 
xuất xứ về khối lượng riêng, chỉ số pilodyn và hàm lượng cellulose của gỗ. Khối 
lượng riêng và hàm lượng cellulose có xu hướng cao hơn hẳn khảo nghiệm tại Cam 
Lộ và Phong Điền. Hàm lượng cellulose dao động từ 49,1% - 53,6%, khối lượng 
riêng từ 0,512 g/cm3 - 0,572 g/cm3 và chỉ số pilodyn từ 11,32 - 12,64 mm. Tương 
tự khảo nghiệm Phong Điền, xuất xứ có hàm lượng cellulose cao nhất là xuất xứ 
Oriomo (53,6%) và thấp nhất vẫn là xuất xứ Đông Nam Bộ chỉ đạt 49,1%, nhưng 
một điều ngạc nhiên là xuất xứ Oriomo lại là xuất xứ có sinh trưởng kém nhất 
trong các xuất xứ khảo nghiệm tại Hàm Thuận Nam chỉ đạt 81,9 dm3/cây ở tuổi 5. 
62 
Bảng 3.10. Khối lượng riêng, chỉ số pilodyn và hàm lượng cellulose của các 
xuất xứ Keo lá liềm tại khảo nghiệm Hàm Thuận Nam - Bình Thuận (8/2001- 
8/2012). 
Xuất xứ 
KLR (g/cm3) Pilodyn (mm) Cellulose (%) V (dm3/cây) 
X V% X V% X V% X V% 
Oriomo (PNG) 0.558 0.558 11,3 11,6 53,6 6,6 87,2 54,6 
Samlleberr (INDO) 0.572 0.572 12,2 24,3 53,3 7,6 97,1 51,5 
Bimadebun (PNG) 0.556 0.556 12,3 15,8 52,4 8,3 122,8 46,5 
Gubam (PNG) 0.548 0.548 12,3 15,6 52,2 4,9 97,5 46,1 
Bensbach (PNG) 0.535 0.535 11,9 14,1 50,8 8,2 105,8 48,8 
Đông Nam Bộ (VN) 0.512 0.512 12,6 19,9 49,1 12,1 104,5 47,1 
F.pr 0,087 0,087 0,555 0,139 0,097 
Lsd 11,38 0,48 1,62 20,84 
Từ những kết quả phân tích ở trên cho thấy lập địa tại ba khảo nghiệm Cam 
Lô - Quảng Trị, Phong Điền - Thừa Thiên Huế, Hàm Thuận Nam - Bình Thuận có 
đặc điểm hoàn toàn khác nhau. Khảo nghiệm ở Cam Lộ được trồng trên vùng đồi 
có hàm lượng dinh dưỡng tương đối cao, trong khi đó khảo nghiệm ở Phong Điền 
được trồng trên đất cát nội đồng có lên líp và khảo nghiệm ở Hàm Thuận Nam 
trồng trên đất cát pha nghèo dinh dưỡng. Với năng suất bình quân từ 14,5 - 19,6 
m3/ha/năm và hàm lượng cellulose biến động từ 49,1% - 53,6% thì loài cây này có nhiều 
triển vọng gây trồng trên vùng đất cát pha nghèo dinh dưỡng. 
3.1.2. Biến dị về sinh trưởng, chỉ tiêu chất lượng thân cây và tính chất 
gỗ giữa các gia đình Keo lá liềm 
3.1.2.1. Biến dị về sinh trưởng, chỉ tiêu chất lượng thân cây và tính chất 
gỗ giữa các gia đình Keo lá liềm tại khảo nghiệm Cam Lộ 
a. Biến dị về sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng thân cây 
Tại khảo nghiệm Cam Lộ (Quảng Trị), kết quả phân tích thống kê cho thấy 
sinh trưởng về đường kính, thể tích và các chỉ tiêu chất lượng thân cây của các gia 
đình trong khảo nghiệm có sự sai khác rất rõ rệt (F.pr <0,001), ngoại trừ sinh 
trưởng về chiều cao. Biến động giữa các gia đình là rất lớn, từ 20,5 - 28,9 cm cho 
63 
đường kính, từ 12,2 - 17,5 m cho chiều cao, từ 225,1 - 582,1 dm3/cây cho thể tích 
và từ 2,2 - 3,9 điểm cho độ thẳng thân. Năm gia đình sinh trưởng nhanh nhất thuộc 
ba xuất xứ có triển vọng của Keo lá liềm tại Cam Lộ như Gubam, Oriomo và Đông 
Nam Bộ. Điều đáng ngạc nhiên là các lô hạt có nguồn gốc từ các cây chọn lọc 
trong các vườn giống và khu khảo nghiệm giống tại Indonesia, Trung Quốc và Fiji 
đều không thuộc nhóm gia đình có sinh trưởng nhanh. Trong 5 gia đình sinh 
trưởng kém nhất trong khảo nghiệm cũng có sự hiện diện của cả xuất xứ tốt 
(Gubam) và các xuất xứ sinh trưởng kém (Bensbach). Kết quả tính toán cho thấy 
thể tích có hệ số biến động rất lớn, từ 22,4% - 59,2%. Nhưng biến động này thay 
đổi không đồng đều giữa các gia đình trong cùng một xuất xứ. Chính vì vậy dẫn 
đến hiện tượng trong cùng một xuất xứ vừa có gia đình sinh trưởng tốt lại vừa có 
gia đình sinh trưởng kém. Trong 10 gia đình sinh trưởng nhanh nhất có thể tích 
vượt trội hơn so với 10 gia đình sinh trưởng kém là 92,2 % và đồng thời cũng vượt 
hơn thể tích trung bình của toàn khảo nghiệm tới 32,0% (biểu đồ 3.2). Đặc biệt về 
các chỉ tiêu chất lượng thân cây như độ thẳng thân và duy trì trục thân, các gia đình 
sinh trưởng nhanh nhất cũng có độ vượt khá lớn so với các gia đình sinh trưởng 
kém và trung bình khảo nghiệm, với độ thẳng thân thì độ vượt lần lượt là 64,4% và 
22,9% và duy trì trục thân là 25,6% và 8%. 
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
V D1.3 H Dtt Dttt
92.2
34.1
16.6
65.4
25.6
32.0
13.4
6.4
22.9
8.0
Đ
ộ
 v
ư
ợ
t 
(%
)
GĐTN - GĐXN
GĐTN - TBKN
Biểu đồ 3.1. Độ vượt (%) về thể tích, đường kính, chiều cao và chỉ tiêu chất 
lượng thân cây của 10 gia đình sinh trưởng tốt nhất so với 10 gia đình sinh trưởng xấu 
nhất và trung bình khảo nghiệm tại khảo nghiệm Cam Lộ 
64 
Bảng 3.11. Sinh trưởng và chỉ tiêu chất lượng thân cây giữa các gia đình tại 
khảo nghiệm Cam Lộ (1/2001 – 2/2010) 
Gia đình 
D1.3 (cm) H (m) V (dm
3/cây) Dtt (điểm) Dttt (điểm) 
X V% X V% X V% X V% X V% 
9 28,9 9,7 17,5 12,1 582,1 35,0 3,8 12,0 5,5 19,3 
4 28,6 11,8 18,1 7,2 568,7 36,0 3,6 26,5 5,4 15,7 
56 27,9 19,6 17,6 8,0 562,4 13,1 2,8 38,7 5,2 16,5 
156 27,8 18,6 17,3 13,2 557,4 44,7 3,9 15,3 5,5 17,4 
62 28,2 10,6 18,4 5,6 557,4 22,1 3,7 34,3 5,8 18,3 
- - - - - - 
30 21,54 10,3 16,2 11,7 293,2 12,0 2,7 25,7 3,8 16,4 
19 20,55 15,3 16,6 8,1 285,1 41,7 3,8 27,8 4,8 13,4 
12 20,94 11,3 16,0 6,6 280,6 26,1 2,7 32,2 4,4 12,1 
17 19,73 13,2 17,1 8,4 269,2 35,6 2,2 28,8 4,6 13,5 
13 20,50 23,5 12,2 37,3 225,1 80,5 3,5 17,7 4,0 15,4 
F. pr <0,001 0,823 <0,001 <0,001 0,009 
Lsd 0,95 0,34 33,47 0,67 0,78 
TBKN 24,60 17,2 418,6 3,5 5,00 
10 GĐTN 27.9 18,3 552,7 4,3 5,4 
10 GĐXN 20.8 15,7 287,5 2,6 4,3 
b. Biến dị về khối lượng riêng, chỉ số pilodyn và hàm lượng cellulose 
Kết quả phân tích khối lượng riêng, chỉ số pilodyn và hàm lượng cellulose 
của các gia đình Keo lá liềm tại khảo nghiệm Cam Lộ được thể hiện tại bảng 3.12 
và cũng cho thấy các gia đình có sự sai khác khá rõ rệt về khối lượng riêng, chỉ số 
pilodyn và hàm lượng cellulose. Biến động giữa các gia đình về các tính chất gỗ 
cũng khá lớn, chẳng hạn như về khối lượng riêng có biến động từ 0,514 - 0,541 
g/cm3, hàm lượng cellulose từ 42,0 - 55,3%. 
Từ số liệu ở bảng 3.12 cho thấy đứng đầu danh sách các gia đình có khối 
lượng riêng cao nhất là 85, 139, 40, 142, 55, 8, 156, 83, 148, 22 và biến động trong 
khoảng 0,430 - 0,541g/cm3. Các gia đình có khối lượng riêng thấp nhất trong khảo 
nghiệm là 6, 89, 75, 96 và 141. Trong 10 gia đình có khối lượng riêng cao nhất thì 
có 3 gia đình thuộc xuất xứ Bimadebun, 2 gia đình thuộc lô hạt hỗn hợp của xuất 
xứ Morehead còn lại là sự xuất hiện của 1 gia đình thuộc xuất xứ có sinh trưởng 
nhanh như Đông Nam Bộ, Oriomo và Gubam. Trong 10 gia đình có khối lượng 
65 
riêng thấp nhất thì hầu hết thuộc xuất xứ Bimadebun (6 gia đình), hiện tượng này 
tương tự như các chỉ tiêu sin

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_bien_di_va_kha_nang_di_truyen_mot_so_tinh.pdf