Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 193 trang nguyenduy 20/07/2025 10
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ

Luận án Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn thiên địch của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) hại lúa tại Cần Thơ
cũng cho thấy rằng phương pháp 
xử lý thuốc trừ sâu thường làm giảm đáng kể mật số động vật chân đốt, nhện do tác 
hại của việc sử dụng thuốc BVTV. 
Kết quả phân tích và tính toán tất cả các mẫu thu ở ruộng lúa có phun thuốc 
BVTV ở 2 vụ lúa được ghi nhận ở Hình 3.6 cho thấy các loài bắt mồi ăn thịt 
(predator) luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu thành phần loài động vật chân đốt hiện 
diện trên ruộng lúa. Theo Rosenheim và Corbett (2003), các loài thuộc nhóm chức 
năng bắt mồi có hiệu quả cao trong kiểm soát quần thể các loài côn trùng gây hại 
vùng nhiệt đới cao hơn các nhóm khác. Trong nghiên cứu này, kết quả ở nghiệm 
thức không xử lý thuốc BVTV có tỷ lệ cơ cấu các nhóm chức năng gây hại, bắt mồi, 
ký sinh và những loài không ảnh hưởng đến lúa tương ứng là 34,07; 41,63; 2,30 và 
22,00% và cao hơn so với nghiệm thức có xử lý thuốc trừ nhóm chức năng không 
gây ảnh hưởng đến lúa, ăn xác bả thực vật (detritivore) (tương ứng với 30,12%; 
35,30%; 1,82 và 32,75%). 
68 
Hình 3.6. Tỷ lệ cơ cấu nhóm chức năng của côn trùng (Thới Lai, Tp. Cần Thơ, 
năm 2011) 
Phân tích các chỉ đa dạng sinh học của côn trùng ở 2 nghiệm thức có xử lý 
thuốc và không xử lý thuốc BVTV tại Thới Lai – Tp. Cần Thơ năm 2011 trên cơ 
cấu ruộng lúa 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu. Kết quả tại Bảng 3.4 cho thấy giữa 2 
nghiệm thức không xử lý thuốc BVTV có các chỉ số đa dạng sinh học của côn trùng 
như chỉ số đa dạng Shannon (H’= 2,47), chỉ số ưu thế loài Simpson ( 83,0 D
); tính 
đa dạng loài (56,8) đều cao hơn và khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức có 
xử lý thuốc BVTV (tương ứng với 2,27; 0,79 và 47,6). Sự đa dạng các loại động vật 
chân đốt trong hệ sinh thái ruộng lúa thay đổi theo các loại thuốc sử dụng, hạt giống 
hoặc phương pháp canh tác (Schoenly và ctv., 1998) và kết quả nghiên cứu này 
cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Park (2009). Mật độ động vật chân đốt 
suy giảm đáng kể nhất khi sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng. Thuốc trừ sâu thông 
thường để phòng trừ cũng có thể làm giảm đáng kể mật độ nhện và các loài bắt mồi 
hoặc thuộc nhóm chức năng không gây ảnh hưởng đến lúa, ăn xác bả thực vật 
(detritivore) (Park, 2009). Nghiên cứu này cũng khẳng định lại việc phun thuốc trừ 
sâu hóa học đã ảnh hưởng trực tiếp đến sự đa dạng sinh học của côn trùng. Kết quả 
nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề là sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ sâu 
hại bảo vệ cây lúa đều ảnh hưởng đến đa dạng sinh học của côn trùng. Do đó việc 
34.07
41.63
2.30
22.00
30.12
35.30
1.84
32.75
0.00
5.00
10.00
15.00
20.00
25.00
30.00
35.00
40.00
45.00
Sâu hại Bắt mồi Ký sinh Chưa rõ chức năng
Cơ cấu nhóm chức năng của côn trùng
T
ỷ 
lệ
 (
%
)
không phun
phun
69 
hạn chế và sử dụng hợp lý thuốc BVTV trong phòng trừ sâu hại trên ruộng lúa đã 
làm giảm thiểu sự ảnh hưởng của chúng đến sự đa dạng sinh học. Theo Heong 
(2011), việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi, vô tình lại 
tiêu diệt luôn nhiều loài thiên địch bắt mồi. Trong khi đó, việc canh tác 3 vụ lúa 
hoặc sử dụng cùng giống lúa trên một diện tích lớn trong một thời gian dài, có thể 
dẫn đến bùng phát dịch do dịch hại đã trải qua quá trình thích nghi và tích tụ quần 
thể. 
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phun thuốc BVTV đến chỉ số đa dạng sinh học của 
côn trùng (Thới Lai - Tp. Cần Thơ, vụ ĐX 2010 - 2011 và HT 2011) 
Chỉ số 
N. thức 
Shannon 
(H’) 
Simpson 
( D
) 
Độ đồng 
đều (E) 
Số loài 
(N0) 
SL phát 
triển (N1) 
SL ưu 
thế (N2) 
Phun thuốc 2,27 b 0,79 b 0,59 a 47,6 a 10,29 b 1,29 a 
Không phun 
thuốc 
2,47 a 0,83 a 0,61 a 56,8 a 12,62 a 1,21 b 
CV % 1,1 1,6 3,2 13,3 7,7 2,4 
LSD 0,05% 0,05 0,02 0,03 12,21 1,54 0,05 
Mức ý 
nghĩa 
** ** ns ns * * 
 Ghi chú: Trong cùng 1 cột các số có cùng một chữ theo sau không khác nhau ở 
mức ý nghĩa 5% qua phép thử LSD; *: khác biệt có ý nghĩa 5%; **: khác biệt có ý nghĩa 
1%; ns: không khác biệt. SL: số loài 
3.1.6. Hành lang trú ẩn và ảnh hưởng của sự di chuyển, nơi trú ẩn đến đa dạng 
sinh học của các loài thiên địch 
Trong nghiên cứu các giải pháp bảo tồn thiên địch rầy nâu trên ruộng lúa tại 
Cần Thơ, có nghiên cứu đến vấn đề hành lang trú ẩn và các ảnh hưởng của sự di 
chuyển và nơi trú ẩn đến đa dạng sinh học của thiên địch rầy nâu hại lúa thông qua 
nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập các mẫu côn trùng tại ba khu vực: Ruộng lúa 
– Bờ – Mương ở các vụ ĐX 2010-2011, HT 2011. Trên bờ, mương giáp với ruộng 
thí nghiệm có trồng cây mè (Sesamum indicum L), rau muống (Ipomoea aquatica 
Forsk) là những loài cây trồng có sẳn ở khu vực ruộng thí nghiệm. Qua phân tích cơ 
sở dữ liệu số mẫu côn trùng thu được trên bờ, mương và ruộng lúa, cho thấy: 
- Số lượng loài thiên địch thu được trên bờ có xu hướng giảm dần ở giữa vụ 
70 
và tăng vào giai đoạn cuối vụ (phụ lục 2). Theo Heong (2014), các loài thiên địch và 
các loài động vật chân đốt khác chủ yếu bắt nguồn từ môi trường sống xung quanh 
các cánh đồng lúa. Môi trường sống ở các cây thực vật có hoa không phải là lúa 
không chỉ cung cấp nơi ẩn náu mà còn là một nguồn chính cung cấp các loại thực 
phẩm thay thế như phấn hoa, mật hoa cho thiên địch. Do đó, các điều kiện trong các 
sinh cảnh xung quanh ruộng lúa là cực kỳ quan trọng đối với sự tái lập của cộng 
đồng động vật chân đốt (You và ctv., 2004). 
- Trên bờ ruộng tập trung chủ yếu là các loài nhện bắt mồi Pardosa 
pseudoannulata, Atypena formosana, Tetragnatha maxillosa (Thonell), bọ xít mù 
xanh Cyrtorhinus lividipennis Reuter. Điều này cũng cho thấy rằng ở giai đoạn đầu 
của cây lúa, đa số các loài thiên địch thường tập trung cư trú ở trên bờ có lẻ do thiếu 
nguồn thức ăn, các yếu tố khí hậu, môi trường trên ruộng lúa ở giai đoạn mới gieo 
trồng ảnh hưởng xấu đến sự sinh hoạt của các loài thiên địch bắt mồi và ký sinh. 
Một số loài thiên địch giảm thời gian hoạt động của chúng trong điều kiện thời tiết 
nóng, khô (Riechert, 1998). 
Kết quả điều tra thu mẫu ở vụ Hè Thu 2011 cho thấy thiên địch bắt mồi trên 
lúa chiếm ưu thế ở giai đoạn mạ và giai đoạn đẻ nhánh (chiếm 45,42 và 67,85%), 
ngược lại sâu hại lúa chiếm ưu thế ở giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng và trổ (tương 
ứng 53,29; 52,16 và 49,83%). Các loài ký sinh sâu hại cũng xuất hiện rãi rác ở cả 5 
giai đoạn nhưng ở giai đoạn đòng có tỷ lệ cao hơn các giai đoạn còn lại (chiếm 4%). 
Kết quả điều tra trên bờ ruộng và mương cho thấy thiên địch bắt mồi ở giai đoạn mạ 
và làm đòng cao hơn 3 giai đoạn còn lại. Trong đó thiên địch bắt mồi ở mương cao 
hơn ở bờ ruộng (tương ứng 10,94 và 15,69% ở giai đoạn mạ và chín) (Hình 3.7). 
Theo Selvaraj và ctv.(2013) cho rằng sự đa dạng các loài côn trùng trong quần thể 
ruộng lúa còn phụ thuộc vào sự đa dạng của các loài thực vật trong hệ sinh thái này. 
71 
GĐ1 GĐ2 GĐ3 GĐ4 GĐ5
0
10
20
30
40
50
60
70
Giai đoạn sinh trưởng cây 
lúa - HT 2011 
Bắt mồi BỜ
Bắt mồi Mương
Bắt mồi LÚA
Ký sinh BỜ
Ký sinh Mương
Ký sinh LÚA
Sâu hại BỜ
Sâu hại Mương
Sâu hại LÚA
Tỷ lệ 
(%)
Hình 3.7. Hành lang trú ẩn và di chuyển của các nhóm chức năng ở các giai 
đoạn sinh trưởng cây lúa 
Diện tích canh tác quy mô lớn thường được đặc trưng bởi sự độc canh, tập 
quán canh tác cũng ảnh hưởng đến nơi trú ẩn của các loài thiên địch, ảnh hưởng đến 
đa dạng cảnh quan nông nghiệp, làm giảm môi trường sống không canh tác cung 
cấp các nguồn hoa và điểm làm tổ cho các loài ong tại các lề của cánh đồng canh 
tác. Tại các cánh đồng có quy mô diện tích lớn thường có tỷ lệ các bờ lề, bờ ranh 
thấp và vì đó là những nơi cung cấp nơi làm tổ và nguồn hoa bổ sung thức ăn thiên 
địch, không phụ thuộc vào chế độ thuốc trừ sâu (Belfrage và ctv., 2005). Nếu kích 
thước cánh đồng lớn, sẽ không đủ các loài ong đến cánh đồng. 
Tóm lại: 
Thành phần côn trùng tại Cần Thơ khá phong phú với 116 loài. Trong đó các 
loài rầy nâu, sâu cuốn lá là những loài côn trùng gây hại phổ biến, các loài thiên 
địch của chúng như bọ xít mù xanh, nhện lưới trắng, nhện Pardosa, nhện chân dài 
cũng hiện diện nhiều trên đồng ruộng Cần Thơ, 
- Chỉ số đa dạng sinh học của côn trùng ở ruộng không phun thuốc hóa học 
(H’=2,47, D
= 0,83, E=0,61) cao hơn ruộng có phun thuốc hóa học (H’=2,27, D
= 
0,79, E=0,59). 
 - Giai đoạn đầu trong canh tác lúa chúng ta nên hạn chế sử dụng thuốc hóa 
72 
học trong phòng trừ sâu hại, tăng cường tạo điều kiện cho các loài thiên địch (bắt 
mồi, ký sinh) phát triển như bổ sung thức ăn cho chúng phát triển tăng tần suất xuất 
hiện trên đồng. 
 - Sử dụng thuốc hóa học trong phòng trừ rầy nâu và các loài sinh vật gây hại 
khác đã ảnh hưởng đến chỉ số đa dạng sinh học côn trùng. Hạn chế việc dùng thuốc 
hóa học làm tăng chỉ số đa dạng sinh học côn trùng, tăng các loài sinh vật có ích 
thiên địch trên ruộng lúa. 
 - Các bờ, mương xung quanh ruộng lúa cũng là nơi trú ẩn của các loài thiên 
địch khi không có canh tác lúa. Do đó việc trồng các loài thực vật có hoa vừa tạo 
nơi trú ẩn và cung cấp thêm nguồn thức ăn bổ sung cho các loài thiên địch. 
3.2. Nghiên cứu các biện pháp bảo tồn tập hợp của một số loài thiên địch chính 
của rầy nâu hại lúa 
3.2.1. Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến thiên địch của rầy nâu hại 
lúa 
3.2.1.1. Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến mật số rầy nâu và thiên 
địch chính 
a. Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến mật số rầy nâu hại lúa 
 Trên cây lúa có nhiều loại sâu hại nhưng rầy nâu là đối tượng gây hại nguy 
hiểm đối với lúa. Rầy nâu thuộc họ muội bay, bộ cánh đều; ngoài gây hại trực tiếp, 
rầy nâu còn là môi giới truyền bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Trong điều tra theo dõi 
của nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy rằng rầy nâu thường xuyên hiện diện trên 
đồng và chúng gây nhiều ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. 
Sự tăng giảm mật số rầy nâu được quyết định bởi yếu tố vòng đời, nguồn thức ăn và 
hệ thiên địch. Nhìn chung, mật số rầy nâu luôn duy trì ở suốt các lần quan sát trong 
thí nghiệm. 
 Ghi nhận số liệu tại vụ Hè Thu 2010 cho thấy mật số rầy nâu thấp ở giai đoạn 
mạ, chỉ từ 9,33 đến 13,33 con/m2 (Bảng 3.5). Tuy nhiên, không có sự khác biệt ý 
nghĩa giữa các nghiệm thức xử lý với ô đối chứng, mật số rầy cao nhất ở ô đối 
chứng (13,33 1,46 con/m2, p> 0,05). 
73 
Trong giai đoạn đẻ nhánh, mật số rầy gia tăng khá mạnh và rất khác biệt lẫn 
nhau giữa các ô thí nghiệm. Mật số cao nhất vẫn là nghiệm thức đối chứng (78,67 
 22,94con/m2, p>0,001), thấp nhất ở nghiệm thức xử lý dung dịch đường (18,00 
 22,94 con/m2), khác biệt ý nghĩa lẫn nhau và khác biệt so với các nghiệm thức 
còn lại. Chất đường có thể đã thu hút mật số thiên địch nên mật số rầy thấp ở 
nghiệm thức này. Ở các nghiệm thức có xử lý thì mật số rầy cao nhất ở nghiệm thức 
phun Protein (66,67 22,94 con/m2), khác biệt ý nghĩa so với các nghiệm thức còn 
lại, có lẽ là do chất Protein làm cho cây lúa tốt hơn nhưng lại thu hút sự tấn công 
của sâu rầy. Ở các nghiệm thức trồng hoa thì mật số rầy nâu tương đối thấp, dao 
động từ 30,67 đến 41,33 con/m2, có lẽ là do các loại hoa này thu hút các loài thiên 
địch hoặc có chất xua đuổi côn trùng gây hại. 
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của bổ sung thức ăn đến mật số rầy nâu hại lúa (Thới Lai 
- TP. Cần Thơ, Hè Thu 2010) 
Nghiệm 
thức 
Mật số rầy nâu (con/m2) 
Mạ Nhánh Đòng Trổ Chín sáp 
1. Đường 9,33 18,00 b 70,67 b 40,00 b 26,67 a 
2. Protein 10,67 66,67 a 149,33 a 48,67 a 32,00 a 
3. Trâm ổi 10,67 30,67 b 73,33 b 25,33 c 14,67 b 
4. Cẩm tú 9,33 36,00 b 84,00 b 32,00 bc 16,00 b 
5. Cúc chanh 10,67 41,33 b 88,00 b 37,33 b 17,33 b 
6. Đối chứng 13,33 78,67 a 145,33 a 54,67 a 30,67 a 
CV (%) 20,41 41,63 11,35 31,15 33,64 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có mẫu tự theo sau giống nhau không khác 
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; mẫu tự theo sau khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống 
kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. 
74 
Hình 3.8. Hoa được trồng xung quanh bờ ở các lô thí nghiệm bổ sung thức ăn 
cho các loài thiên địch tại huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ (Đông Xuân 2010 -
2011) 
 Mật số rầy nâu tiếp tục gia tăng mạnh ở giai đoạn làm đòng trên tất cả các 
nghiệm thức. Tập trung cao nhất ở nghiệm thức xử lý Protein (149,33 35,89 
con/m2), không khác biệt so với đối chứng (145,33 35,89 con/m2, p>0,001), 
nhưng khác biệt so với tất cả các nghiệm thức khác. Giữa các nghiệm thức xử lý 
còn lại không có sự khác biệt lẫn nhau, mật số rầy dao động từ 70,67 đến 88,00 
con/m2. 
Rầy nâu giảm mật số trở lại vào giai đoạn trổ trên tất cả các nghiệm thức có 
lẽ do ảnh hưởng của vòng đời và nguồn thức ăn. Mật số rầy chênh lệch nhiều giữa 
các nghiệm thức, cao nhất là đối chứng (54,67 10,73 con/m2, p<0,001), thấp nhất 
là ô có trồng hoa Trâm ổi (25,33 10,73 con/m2, p<0,001), khác biệt ý nghĩa lẫn 
nhau và khác biệt so với tất cả các ô khác. Mật số rầy cao kế tiếp ở nghiệm thức xử 
lý Protein (48,67 10,73 con/m2, p<0,001) và xử lý Đường (40,00 10,73 con/m2, 
p<0,001), hai nghiệm thức này có khác biệt ý nghĩa và cũng khác biệt so với 
nghiệm thức trồng hoa Cẩm tú và Cúc chanh (32,00 - 37,33 con/m2). Trong giai 
đoạn chín sáp rầy nâu tiếp tục giảm mật số và đạt cao nhất ở ô phun Protein (32,00 
 7,79 con/m2,p<0,001), không khác biệt so với đối chứng (30,67 7,79 con/m2, 
p<0,001) và ô xử lý dung dịch đường (26,67 7,79 con/m2, p<0,001), nhưng khác 
75 
biệt so với ba nghiệm thức trồng hoa (từ 14,67 - 17,33 con/m2). 
Kết quả nghiên cứu ở vụ Hè Thu 2011 cho thấy mật số rầy nâu trên các 
nghiệm thức ở các giai đoạn sinh trưởng cây lúa có sự biến động ở các thời điểm 
quan sát trong thí nghiệm. Mật số rầy nâu cao nhất ở giai đoạn đẻ nhánh biến động 
từ 1.436 đến 2.180 con/m2. Mật số rầy nâu ở các nghiệm thức có xử lý bổ sung thức 
ăn hay trồng hoa thu hút thiên địch hầu hết đều thấp hơn nghiệm thức đối chứng. 
Tuy nhiên, nghiệm thức phun Protein có mật số rầy nâu cao hơn đối chứng (2.180 
con/m2), điều này có thể do chất đạm làm cho cây lúa tốt hơn nên thu hút sự tấn 
công của rầy nâu. Nghiệm thức đối chứng không xử lý cũng có mật số cao (2.056 
con/m2), cao hơn các nghiệm thúc có trồng hoa trên bờ và mật số thấp nhất là 
nghiệm thức xử lý đường (1.436 con/m2). Ngược lại, trong vụ Đông Xuân 2011-
2012, mật số rầy nâu cao nhất ghi nhận ở giai đoạn làm đòng, mật số biến động từ 
183 đến 414 con/m2. Nghiệm thức trồng hoa Trâm ổi có mật số rầy nâu cao nhất 
(414 con/m2), thấp nhất là nghiệm thức xử lý dung dịch đường (183 con/m2). Mật số 
rầy nâu có xu hướng giảm dần ở giai đoạn cuối vụ Đông Xuân (Hình 3.9). 
Kết quả nghiên cứu trong vụ Đông Xuân 2011-2012 có mật số rầy nâu thấp 
hơn so với vụ Hè Thu 2011, mật số biến động từ 183 đến 414 con/m2 và chưa thấy 
rõ ảnh hưởng của các biện pháp bổ sung thức ăn đến rầy nâu hại lúa. 
 Trong hệ thống sinh thái nông nghiệp, giữa loài gây hại và thiên địch thì 
thường khuynh hướng có lợi cho các loài gây hại nhiều hơn. Bởi vì cây trồng là 
thức ăn thuận lợi cho chúng phát triển quần thể lớn. Đồng thời, môi trường sống, 
nguồn thức ăn không thuận lợi cho các loài thiên địch (ký sinh và bắt mồi ăn thịt) 
(Wackers và ctv. 2005; Bianchi và ctv. 2006; Winkler và ctv. 2006, 2009). Trong 
điều kiện thâm canh cao, lúa cao sản được trồng liên tục 2-3 vụ trong năm trên đồng 
ruộng luôn có thức ăn thích hợp cho rầy nâu nên rầy nâu luôn duy trì mật số tại các 
nghiệm thức trong thí nghiệm. Mật số rầy nâu ở các nghiệm thức trồng hoa luôn 
thấp và ổn định hơn đối chứng có thể là do tác động từ sự đa dạng của quần thể 
thiên địch và kết quả nghiên cứu này cũng giống như kết quả nghiên cứu của Hồ 
Văn Chiến và ctv. (2010) và Nguyễn Văn Lộc và ctv. (2012) đã ghi nhận. 
76 
Vụ Hè Thu 2011
0
500
1000
1500
2000
2500
S
ố
 c
o
n
/m
2
 DD đường 227 1437 34 50 403
DD protein 141 2180 28 60 415
Hoa Trâm ổi 120 1776 34 54 524
Hoa Cúc chanh 122 1578 27 44 428
Hoa Cẩm tú mai 158 1438 37 77 402
đối chứng 137 2056 20 83 518
GĐ mạ GĐ đẻ nhánh GĐ làm đòng GĐ trổ GĐ chín sáp
Vụ Đông Xuân 2011-2012
0
100
200
300
400
500
S
ố
 c
o
n
/m
2
 DD đường 50 18 183 96 67
DD protein 78 25 204 104 90
Hoa Trâm ổi 80 22 414 98 102
Hoa Cúc chanh 55 23 262 110 136
Hoa Cẩm tú mai 66 35 283 104 79
đối chứng 65 24 383 147 84
GĐ mạ GĐ đẻ nhánh GĐ làm đòng GĐ trổ GĐ chín sáp
Hình 3.9. Ảnh hưởng của bổ sung thức ăn đến mật số rầy nâu hại lúa (Thới Lai 
- TP. Cần Thơ, vụ Hè Thu 2011 và ĐX 2011 - 2012). 
77 
b. Ảnh hưởng của biện pháp bổ sung thức ăn đến mật số nhện trên ruộng lúa 
 Trên ruộng lúa có nhiều loài thiên địch bắt mồi ăn thịt tiêu diệt sâu hại. 
Chúng có vai trò quan trọng trong việc khống chế số lượng của nhiều loài sâu hại. 
Qua điều tra nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các loài nhện đều là các loài thiên địch 
bắt mồi ăn thịt đa thực trong đó có rầy nâu. 
 Vụ Đông Xuân 2010 - 2011 giữa các nghiệm thức tại giai đoạn mạ đến làm 
đòng nghiệm thức phun dung dịch đường có mật số nhện (5,67 - 6,00 - 7,33 con/m2) 
cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với đối chứng (3,67 - 4,00 -4,00 
con/m2) và không khác biệt so với các nghiệm thức khác. Giai đoạn làm đòng có 
mật số nhện cao nhất (4 - 7,33 con/m2), cao nhất ở nghiệm thức phun đường (7,33 
con/m2) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với đối chứng. Các nghiệm 
thức còn lại có mật số nhện cao hơn đối chứng như phun protein có mật số nhện 
5,67 con/m2, nghiệm thức trồng hoa Cẩm tú mai, Trâm ổi có 6 con/m2 nhưng không 
khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với đối chứng. Mật số nhện giảm dần ở 
giai đoạn trổ và chín (Bảng 3.6). 
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của bổ sung thức ăn đến mật số nhện (Thới Lai - TP. 
Cần Thơ, ĐX 2010 - 2011) 
Nghiệm thức Mật số nhện (con/m2) 
Mạ Nhánh Đòng Trổ Chín sáp 
1. Đường 5,67 ab 6,00 a 7,33 a 1,33 b 2,00 a 
2. Protein 3,33 c 5,00 ab 5,67 ab 2,00 ab 2,67 a 
3. Cẩm tú 6,00 a 5,33 ab 6,00 ab 1,33 b 2,00 a 
4. Cúc chanh 5,00 abc 4,00 b 5,00 ab 2,33 ab 2,67 a 
5. Trâm ổi 5,33 abc 5,67 a 6,00 ab 4,33 a 1,67 a 
6. Đối chứng 3,67 bc 4,00 b 4,00 b 2,00 ab 2,00 a 
CV (%) 23,9 16,7 30,1 65,6 69,5 
Ghi chú: Trong cùng một cột, các số có mẫu tự theo sau giống nhau không khác 
biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5%; mẫu tự theo sau khác nhau khác biệt có ý nghĩa thống 
kê ở mức 5% qua phép thử Duncan. 
 Kết quả ở Hình 3.10 cho thấy nhện hiện diện trong suốt các giai đoạn phát 
triển cây lúa. Mật số nhện cao ở giai đoạn đầu cây lúa (mạ, đẻ nhánh) trong vụ Hè 
Thu 2011 và có xu hướng giảm dần vào các giai đoạn cuối. Mật số nhện cao nhất 
78 
ghi nhận ở nghiệm thức trồng hoa Cúc chanh (51,3 con/m2) vào giai đoạn đẻ nhánh, 
các nghiệm thức khác có mật số nhện tương đối đồng đều giữa các nghiệm thức và 
không khác biệt so với đối chứng. 
Vụ Hè Thu 2011
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
50,0
60,0
S
ố
 c
o
n
/m
2
 DD đường 48,7 46,0 20,7 16,7 17,7
DD protein 48,3 40,7 17,3 19,7 16,3
Hoa Trâm ổi 36,0 46,7 24,3 18,0 18,0
Hoa Cúc chanh 38,7 51,3 18,7 17,3 12,3
Hoa Cẩm tú mai 40,3 40,3 16,0 22,0 12,7
đối chứng 40,7 41,0 18,7 19,0 19,0
GĐ mạ GĐ đẻ nhánh GĐ làm đòng GĐ trổ GĐ chín sáp
Vụ Đông Xuân 2011-2012
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
50,0
60,0
S
ố 
co
n/
m
2
 DD đường 19,7 14,7 40,7 18,3 24,3
DD protein 15,3 9,0 42,3 21,3 16,0
Hoa Trâm ổi 15,7 12,3 42,3 21,7 28,0
Hoa Cúc chanh 24,0 19,3 26,3 15,7 14,7
Hoa Cẩm tú mai 13,0 13,0 53,7 25,0 20,7
đối chứng 14,0 10,7 52,0 19,0 35,0
GĐ mạ GĐ đẻ nhánh GĐ làm đòng GĐ trổ GĐ chín sáp
Hình 3.10. Ảnh hưởng của b

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_cac_bien_phap_bao_ton_thien_dich_cua_ray.pdf