Luận án Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về vận tải ô tô tại tỉnh Ninh Bình
và các quy hoạch chi tiết phát triển GTVT trên phạm vi toàn tỉnh. - Phê duyệt điều chỉnh các quy hoạch thuộc quyền hạn và nhiệm vụ như: quy hoạch tuyến vận tải hành khách cố định nội tỉnh, quy hoạch VTHKCC bằng xe taxi, quy hoạch điểm dừng đỗ xe khách, xe buýt... + Quy hoạch phát triển VTHK bằng xe taxi và mạng lưới tuyến VTHK cố định nội tỉnh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1381/QĐ-UBND ngày 16/12/2015). + Điều chỉnh vị trí bến xe phía Đông trong quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quyết định 1236/QĐ-UBND ngày 22/9/2016). - Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch chi tiết phát triển GTVT, kinh tế - xã hội của địa phương. * UBND huyện, thành phố thuộc tỉnh: + Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện quy hoạch kinh tế-xã hội của địa phương, quy hoạch xây dựng Nông thôn mới của các xã. + Tham gia đóng góp ý kiến vào quy hoạch tổng thể và chi tiết phát triển GTVT của tỉnh, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. * Sở Giao thông vận tải Ninh Bình: 79 + Cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh về lĩnh vực GTVT, tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó có quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh; tham mưu giúp UBND tỉnh trong công tác tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh và các quy hoạch chi tiết phát triển GTVT trên phạm vi toàn tỉnh. + Xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển GTVT của tỉnh và các quy hoạch chi tiết phát triển GTVT trên toàn tỉnh. + Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện quy hoạch giao thông trên địa bàn tỉnh; tham mưu giúp UBND tỉnh phê duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch GTVT trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương và tỉnh hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của cả nước. 3.3.2. Quản lý hoạt động kinh doanh vận tải ô tô 3.3.2.1. Quản lý các điều kiện kinh doanh KDVT là loại hình kinh doanh có điều kiện. Các đơn vị KDVT phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và được cấp phép hoạt động. Công tác cấp Giấy phép KDVT được triển khai thực hiện đồng bộ, thống nhất trên cả nước, tại các địa phương, giao cho các Sở GTVT thực hiện. Các Sở GTVT địa phương đã phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện và cấp Giấy phép kinh doanh vận tải cho các đơn vị KDVT. Điều kiện KDVT được quy định rõ tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện KDVT bằng xe ô tô. Theo đó, các đơn vị KDVT phải đáp ứng các điều kiện chung KDVT bằng xe ô tô và điều kiện quy định riêng cho từng loại hình vận tải. Các điều kiện kinh doanh bao gồm các điều kiện về phương tiện, người lái và người phục vụ trên xe, về tổ chức quản lý của doanh nghiệp.... Tuy nhiên, việc cấp giấy phép KDVT hiện nay mới chỉ chủ yếu căn cứ trên hồ sơ, báo cáo của các đơn vị KDVT về việc đáp ứng các yêu cầu về điều 80 kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật. Công tác kiểm tra trước và sau khi cấp phép chưa được thực hiện nghiêm túc. Do đó, trong thực tế, còn nhiều đơn vị KDVT chưa thực sự đáp ứng được đầy đủ các điều kiện KDVT, đặc biệt là việc thực hiện nghiêm túc các quy định về lắp đặt, sử dụng dữ liệu từ thiết bị GSHT; hoạt động của bộ phận quản lý các điều kiện về ATGT; việc đảm bảo chất lượng dịch vụ vận tải theo như đăng ký. 3.3.3.2. Quản lý phương tiện a) Số lượng, thành phần phương tiện Tổng số phương tiện vận tải đang lưu hành trên địa bàn tỉnh Ninh Bình tính đến thời điểm năm 2016 có 21.855 phương tiện. Trong đó, phương tiện VTHK có 9.357 xe, phương tiện VTHH có 12.498 xe. Bảng 3. 1. Phương tiện đang lưu hành tỉnh Ninh Bình đến tháng 12/2016 STT Loại phương tiện Số lượng (Chiếc) Tổng số xe các loại 21.855 I Phương tiện vận tải hành khách 9.357 1 Xe con từ 9 chỗ trở xuống 7.365 2 Xe taxi từ 9 chỗ trở xuống 821 3 Xe khách từ 10 chỗ đến 26 chỗ 492 4 Xe khách từ 26 chỗ đến 46 chỗ 482 5 Xe khách >46 chỗ 80 6 Xe giường nằm 40 7 Xe chở người chuyên dùng 52 II Phương tiện vận tải hàng hóa 12.498 1 Xe tải 10.174 - Xe tải đến 2 tấn 3.868 - Xe tải trên 2 tấn đến 7 tấn 3.472 - Xe tải trên 7 tấn đến 20 tấn 2.754 - Xe tải trên 20 tấn 80 81 STT Loại phương tiện Số lượng (Chiếc) Tổng số xe các loại 21.855 2 Xe Sơmi-rơmoóc 942 3 Ô tô sơmi-rơmoóc 16 4 Ô tô tải chuyên dùng 420 5 Ô tô chuyên dùng 317 6 Đầu kéo 629 Nguồn [56] Bảng 3. 2. Tỷ lệ phương tiện vận tải năm 2016 so với quy hoạch STT Phương tiện Năm 2016 Quy hoạch đến năm 2020 Đạt tỷ lệ (%) 1 Phương tiện vận tải hành khách 9.357 10.068 92,94 2 Phương tiện vận tải hàng hóa 12.498 11.751 106,36 Tổng số phương tiện 21.855 21.819 100,17 Nguồn [67], [73] Qua so sánh số liệu phương tiện vận tải năm 2016 với số liệu theo quy hoạch đến năm 2020, tác giả thấy tổng số lượng phương tiện đến năm 2016 đã vượt quy hoạch đặt ra đến năm 2020, nhất là số phương tiện vận tải hàng hóa phát triển nhanh. b) Tốc độ tăng trưởng phương tiện Tốc độ tăng trưởng nhanh, bình quân 17,2%/năm, có năm tăng gần 20%, tốc độ tăng nhanh hơn so với cả nước (tốc độ tăng trưởng cả nước từ 13,5-15%). Tác giả biểu thị tốc độ tăng trưởng qua biểu đồ dưới đây: 82 Hình 3. 3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng phương tiện tỉnh Ninh Bình và cả nước giai đoạn 2012-2016 c) Chất lượng phương tiện Độ tuổi của phương tiện - Xe lớn hơn 20 tuổi: 2.199 xe chiếm 10,06% - Xe lớn hơn 10 tuổi: 6.329 xe chiếm 28,96% - Xe nhỏ hơn hoặc bằng 07 tuổi: 13.327 xe chiếm 60,98% Nguồn [56] Hình 3. 4. Biểu đồ tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi tại Ninh Bình 1539 1670 1837 2102 2516 13.24 15.25 18.77 22.1 24.97 0 5 10 15 20 25 30 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 2012 2013 2014 2015 2016 N gh ìn x e Năm Cả nước Ninh Bình >20 năm >10 năm <= 7 năm Tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi tại Ninh Bình 83 Hình 3. 5. Biểu đồ tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi trên cả nước Chất lượng phương tiện vận tải ở Ninh Bình chưa cao. Điều này thể hiện ở kết quả đăng kiểm phương tiện định kỳ. Sau đây là biểu đồ tỷ lệ phần trăm các hạng mục không đạt tiêu chuẩn An toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới tỉnh Ninh Bình năm 2016. Nguồn [56] Hình 3. 6. Biểu đồ tỷ lệ các hạng mục không đạt tiêu chuẩn d) Lưu lượng xe và dòng phương tiện Lưu lượng phương tiện qua địa bàn tỉnh Ninh Bình tương đối lớn, có sự phân bố không đồng đều trên các tuyến đường và trên các trục vận tải của tỉnh. >20 năm 10-20 năm <10 năm Tỷ lệ xe ô tô theo độ tuổi cả nước 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% 30.00% 35.00% 40.00% Hệ thống phanh Hệ thống lái Thân vỏ, ghế Điện , đèn Hệ thống treo Bánh lốp Hệ thống truyền lực Khí xả Động cơ và hệ thống liên quan Nhận dạng Các cụm, hệ thống khác Tỷ lệ không đạt chung 84 Để phản ánh chính xác thành phần phương tiện vận tải, lưu lượng và dòng phương tiện vận tải, Nghiên cứu sinh đã tiến hành đếm xe trên một số tuyến vận tải chủ đạo của tỉnh Nguồn [56] Hình 3. 7. Tỷ lệ phương tiện vận tải trên một số tuyến đường tỉnh Ninh Bình Qua biểu đồ ta thấy lưu lượng phương tiện trên các tuyến QL có khác biệt rõ rệt. Lưu lượng xe trên QL.1 là lớn nhất với gần 1.600 nghìn lượt xe, đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc có hơn 200 nghìn lượt xe, QL.12B có khoảng 100 nghìn lượt xe lưu thông qua tuyến. Đặc biệt, lưu lượng xe trên tuyến QL.1 có lớn hơn nhiều so với các tuyến QL khác (gấp 6,5 lần lưu lượng xe trên đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc và gấp khoảng 16 lần lưu lượng xe trên QL.12B). Bên cạnh đó, lưu lượng xe tuyến QL.12B chưa bằng ½ lưu lượng xe trên đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc. Kết quả đã phản ánh được lưu lượng vận tải thực tế, dòng vận tải và vai trò của các tuyến đường với năng lực vận tải của địa phương. Nghiên cứu sinh rút ra nhận xét như sau: Dòng phương tiện vận tải chủ đạo trên địa bàn tỉnh là đi theo trục dọc của tỉnh là tuyến QL.1, đi từ phía Bắc, thủ đô Hà Nội vào các tỉnh miền trung và phía Nam của đất nước và ngược lại. Dòng phương tiện này lớn hơn nhiều so với phương tiện trên tuyến trục ngang QL.12B nối từ vùng biển Kim Sơn đi Hòa Bình và các tỉnh miền núi Tây Bắc. 0 500 1000 1500 2000 Số phương tiện vận tải trên một số tuyến đường Nghìn phương tiện QL.1 QL.12B Đường nối QL.1 với cảng Ninh Phúc 85 Việc quản lý phương tiện trên cả nước nói chung và tại tỉnh Ninh Bình nói riêng được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Cụ thể quản lý phương tiện được thực hiện trên những mặt sau: e)Quản lý phương tiện - Quản lý chất lượng phương tiện được thực hiện qua việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện. + Đăng ký phương tiện do Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện. + Công tác kiểm định kỹ thuật an toàn phương tiện cơ giới đường bộ được thực hiện bởi Cục Đăng kiểm Việt Nam. Đây là cơ quan QLNN về an toàn và chất lượng của các phương tiện và thiết bị giao thông VTÔT. Cơ quan dưới Cục tại các địa phương là các Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ. Qua quá trình đăng kiểm sẽ kịp thời phát hiện những hư hỏng của phương tiện để chủ phương tiện khắc phục, sửa chữa, đảm bảo an toàn phương tiện. Đồng thời, thông qua việc đăng kiểm phương tiện sẽ từng bước loại bỏ các các phương tiện quá niên hạn sử dụng, không đảm bảo các yêu cầu an toàn kỹ thuật, vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, vẫn còn có một số phương tiện kém chất lượng lưu hành. Một nguyên nhân quan trọng là do công tác kiểm định chất lượng phương tiện chưa tốt, không đảm bảo quy định. Do đó, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đăng kiểm phương tiện cần được tiến hành thường xuyên và nghiêm túc hơn nữa. - Quản lý xe quá khổ, quá tải, xe cải tạo + Kiểm tra tại các trung tâm đăng kiểm, trực tiếp cắt bó thành thùng cơi nới những xe tự ý cơi nới thành thùng. + Quản lý qua việc kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm khi xe đang lưu thông tại các Trạm kiểm tra tải trọng xe, kiểm tra khi phát hiện dấu hiệu vi phạm để kịp thời xử lý. - Giám sát hoạt động 86 + Trong quá trình phương tiện lưu thông trên đường, cơ quan QLNN quản lý hoạt động của phương tiện bằng việc tuần tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông. + Giám sát hoạt động của phương tiện bằng thiết bị giám sát hành trình. Các phương tiện đang được từng bước lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định tại Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Việc giám sát phương tiện bằng thiết bị giám sát hành trình đã phát huy hiệu quả, giúp việc theo dõi, giám sát được thường xuyên, liên tục, nhanh chóng, tiết kiệm chi phí. Nhìn chung, công tác quản lý phương tiện cũng được quản lý chặt chẽ thông qua việc đăng kiểm, khám xe định kỳ tại các trung tâm đăng kiểm. Việc cấp phù hiệu hoạt động theo từng loại xe, lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đang được thực hiện cũng góp phần quan lý chặt chẽ hơn các phương tiện vận tải hoạt động trên địa bàn tỉnh. 3.3.3.3. Quản lý người lái a) Quản lý đào tạo người lái Đào tạo người lái theo chương trình đã được phê duyệt và thực hiện thống nhất trên toàn quốc theo qui định tại thông tư số 46/2012/TT-BGTVT ngày 7/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GTVT qui định về đào tạo, sát hạch, cấp GPLX. Hiện nay Ninh Bình có 4 cơ sở đào tạo lái xe ô tô các hạng do Tổng cục Đường bộ Việt Nam cấp phép. Tổng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô các hạng trên địa bàn tỉnh Ninh Bình thời điểm hiện tại là 3246 học viên. Tuy nhiên, thời lượng giờ thực hành lái xe trên đường còn hạn chế, học viên chưa có nhiều thời gian để thực hành, xử lý tình huống thực tế trên đường. Việc quản lý thời gian thực hành chưa được kiểm soát, hoàn toàn phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn. 87 b) Quản lý sát hạch Quản lý sát hạch người lái theo trình tự, nội dung đã được quy định, thực hiện thống nhất trên toàn quốc. Việc sát hạch người lái đang được thực hiện trên hệ thống phần mềm theo dõi, chấm điểm tự động. Do đó, kết quả sát hạch mang tính khách quan, chính xác cao và dễ dàng để quản lý và giám sát. Công tác giám sát được giao cho lực lượng thanh tra của Sở GTVT. Nội dung giám sát được quy định cụ thể, kết thúc kỳ sát hạch, tổ giám sát có báo cáo gửi giám đốc Sở, để kịp thời có biện pháp chấn chỉnh nếu có bất cập hoặc sai phạm trong quá trình sát hạch. c) Quản lý, cấp đổi giấy phép lái xe Theo dự án đổi mới GPLX và xây dựng hệ cơ sở dữ liệu GPLX thống nhất toàn quốc đã tạo điều kiện để cơ quan quản lý GPLX, lực lượng tuần tra kiểm soát xử lý vi phạm của Ngành Công an và doanh nghiệp sử dụng người lái xe dễ dàng quản lý và theo dõi vi phạm của người lái xe, hạn chế việc sử dụng GPLX giả, giảm bớt thủ tục xác minh GPLX; GPLX mới sử dụng song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, được làm bằng vật liệu có độ bền cao, kích thước phù hợp tiêu chuẩn quốc tế, thuận tiện trong việc bảo quản, sử dụng và hội nhập quốc tế. d) Quản lý người lái tại các đơn vị vận tải Trong thực tế hiện nay, việc quản lý người điều khiển phương tiện và người làm các công việc hỗ trợ trên phương tiện trong hoạt động VTHK vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lượng sản phẩm vận tải phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong chất lượng phục vụ của người lao động trên phương tiện là yếu tố đứng hàng đầu. Các cơ quan QLNN cũng như bản thân doanh nghiệp vận tải hiện nay hầu như không có biện pháp để quản lý chất lượng phục vụ của lái, phụ xe đối với hành khách. Một số doanh nghiệp vận tải lớn có uy tín đã hình thành được các trạm kiểm soát dọc đường và duy trì công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ. Phần lớn các doanh nghiệp vận tải còn lại được thành lập trên cơ sở các nhà xe kinh doanh mang tính chất nhỏ lẻ được tập hợp lại nên rất khó kiểm soát được chất lượng phục vụ. 88 đ) Quản lý bằng tuần tra, kiểm soát Nhà nước quản lý người điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường bằng hình thức kiểm tra, kiểm soát của lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông. Qua quá trình kiểm tra thực tế, lực lượng chức năng kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm ATGT của người điều khiển phương tiện. 3.3.3.4. Thực trạng quản lý đơn vị vận tải ô tô a) Quy mô Doanh nghiệp Trên địa bàn tỉnh có 95 doanh nghiệp KDVT. Trong đó có 45 doanh nghiệp VTHK và 50 doanh nghiệp VTHH. Phần lớn các đơn vị có quy mô nhỏ lẻ, manh mún. Trong số 45 doanh nghiệp VTHK có đến 20 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 44,44%) có số lượng phương tiện dưới 10 xe. Trong số 50 doanh nghiệp VTHH có đến 30 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 60%) có số phương tiện dưới 10 xe. [56] Khảo sát 60 doanh nghiệp vận tải đang hoạt động trên địa bàn tỉnh, cho thấy phần lớn các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động ổn định, kết quả có 47 doanh nghiệp có thời gian hoạt động trên 5 năm (chiếm 78%), còn lại 22% là các doanh nghiệp có thời gian hoạt động kinh doanh ngắn (3 doanh nghiệp mới thành lập (5%), 9 doanh nghiệp có thời gian hoạt động từ 1-3 năm (15%) và ít nhất là 1 doanh nghiệp hoạt động từ 3-5 năm (2%). [56] Với lượng phương tiện không lớn, thêm vào công tác tổ chức bộ máy quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến hiệu lực điều hành các doanh nghiệp, Hợp tác xã không cao. Nhiều doanh nghiệp, Hợp tác xã tổ chức rất hình thức, không có bộ máy quản lý, không tổ chức hạch toán. b) Công tác quản lý và tổ chức tại doanh nghiệp Quy mô nhiều doanh nghiệp vận tải hiện nay là quá nhỏ. Chính vì vậy số doanh nghiệp có bộ máy quản lý đầy đủ, tổ chức quản lý và điều hành tập trung là rất ít. Đa số các doanh nghiệp thực hiện cơ chế khoán cho lái xe, một số doanh nghiệp được thành lập chỉ để đối phó với quản lý vận tải còn thực tế các phương tiện là sở hữu của từng cá nhân, tự quản lý, tự kinh doanh. Còn lại là các hợp tác xã chủ yếu hoạt động theo mô hình dịch vụ hỗ trợ, các hợp tác xã 89 này hầu như không tham gia quản lý, không trực tiếp KDVT, việc quản lý và KDVT do xã viên, người sở hữu chính thức của phương tiện đảm nhiệm. Phương pháp quản lý đơn giản, khả năng chuyên môn của cán bộ quản lý, điều hành nhìn chung rất yếu kém; hiệu quả kinh doanh thấp. Phần lớn các doanh nghiệp vận tải không thực hiện quản lý nội dung nào của quá trình vận tải mà chỉ đứng ra làm các thủ tục theo quy định đối với cơ quan quản lý và thu phí dịch vụ hoặc chỉ quản lý một số nội dung, các nội dung khác được giao cho lái xe thực hiện. Bộ phận ATGT đã được thành lập (77% số doanh nghiệp KDVT được khảo sát có thành lập bộ phận theo dõi ATGT) nhưng chỉ mang tính đối phó, đủ thủ tục, thực tế không hoạt động hoặc hoạt động không hiệu quả. Nguồn [56] Hình 3. 8. Đánh giá hoạt động của bộ phận theo dõi ATGT tại doanh nghiệp c) Quản lý VTHH bằng Sàn Giao dịch vận tải Sàn GDVTHH là sàn giao dịch thương mại điện tử dành cho các doanh nghiệp VTHH, các nhà cung cấp dịch vụ logistics (các doanh nghiệp vận tải) và các khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa (chủ hàng) đăng thông tin về khả năng cung cấp dịch vụ VTHH, hàng hóa cần chuyên chở và tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán dịch vụ vận chuyển hàng hóa. Các doanh nghiệp vận tải tham gia Sàn GDVTHH được kiểm chứng về năng lực, uy tín và các cam kết về vận chuyển hàng hóa cho chủ hàng. 3% 1% 50% 46% Khi sự cố xảy ra đối với phương tiện của đơn vị, đơn vị được biết qua hình thức nào? (1)Phương tiện thông tin đại chúng (2)Cơ quan chứ năng thông báo (3)Lái xe báo về cho Lãnh đạo (4)Bộ phận theo dõi an toàn giao thông 90 Sàn GDVTHH cũng sẽ là nơi tạo điều kiện kết nối các phương thức vận tải với nhau, giúp doanh nghiệp vận tải sử dụng năng lực vận tải hai chiều, giảm chi phí vận tải. Cơ quan QLNN thực hiện chức năng QLNN và thực hiện việc tổng hợp, phân tích các dữ liệu có được từ quá trình hoạt động của Sàn GDVTHH để nắm bắt tình hình hoạt động VTHH và công bố công khai những thông tin chung về hoạt động VTHH như: Luồng tuyến vận chuyển hàng hóa, giá cước vận chuyển, luồng hàng đi, về, khối lượng giao dịch Sàn GDVTHH còn có chức năng xác thực thông tin về năng lực của bên vận tải cũng như nhu cầu vận tải của chủ hàng (đầu mối, doanh nghiệp, cơ quan có nhu cầu thật hay không). Là nơi kết nối cung và cầu vận tải, phản ánh nhu cầu sử dụng dịch vụ, yêu cầu chất lượng vận tải của khách hàng và năng lực đáp ứng, cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp KDVT. Đây cũng là nơi cung cấp dữ liệu, cơ sở để thực hiện các nghiên cứu, đánh giá, dự báo và định hướng phát triển vận tải trong tương lai. Đồng thời cũng là căn cứ để tiến hành phân loại, xếp loại doanh nghiệp KDVT định kỳ theo thực tế hoạt động và đánh giá của người sử dụng dịch vụ vận tải sau này. Sàn GDVTHH còn làm các chức năng khác như: khai báo hải quan, đại lý bảo hiểm hàng hoá... Nhờ có thông tin đầy đủ, công khai minh bạch, các doanh nghiệp KDVT có môi trường tiếp xúc với chủ hàng để ký kết hợp đồng cho chiều đi - chiều về, giảm phương tiện chạy “rỗng”. Như vậy ý nghĩa kinh tế rất lớn đối với doanh nghiệp vận tải. Chi phí về nhiên liệu giảm cũng góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm nhiên liệu. Giảm xe chạy “rỗng” cũng đồng nghĩa với giảm phương tiện chạy trên đường, giảm ùn tắc, nguy cơ TNGT, giảm khí thải là giảm ô nhiễm môi trường. Năm 2015, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đưa vào hoạt động Sàn GDVTHH trên phạm vi cả nước. Tại Ninh Bình, việc áp dụng Sàn GDVTHH mới chỉ manh mún cho một số doanh nghiệp quan tâm, chưa thực sự đi vào đại trà phục vụ cho hoạt động của các doanh nghiệp. 91 3.3.3.5. Thực trạng dịch vụ kinh doanh vận tải ô tô Bảng 3. 3. Thực trạng hoạt động vận tải hành khách tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2007-2016 TT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Khối lượng vận chuyển (Đv: 10
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_cac_giai_phap_hoan_thien_quan_ly_nha_nuoc.pdf
- NCS Le Trong Thanh - Tom tat - TV.pdf
- NCS Le Trong Thanh - Tom tat - TV (Bia).pdf
- NCS Le Trong Thanh - Tom tat - TA.pdf
- NCS Le Trong Thanh - Tom tat - TA (Bia).pdf
- LATHONGTINLETRONGTHANH(TV).doc
- LATHONGTINLETRONGTHANH(TA).doc