Luận án Nghiên cứu các giải pháp quản lý – kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai – Cẩm Phả

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu các giải pháp quản lý – kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai – Cẩm Phả", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu các giải pháp quản lý – kỹ thuật tổng thể nhằm phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên vùng Hòn Gai – Cẩm Phả

i định hướng CTPHMT đa mục tiêu). Do đó, để quản lý tốt công tác CTPHMT, NCS đề xuất UBND tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện việc ĐMT, xác định vùng ưu tiên BVMT...và đồng thời có định hướng vùng chức năng CTPHMT theo hướng đa mục tiêu và vùng CTPHMT thông thường. Đây sẽ là cơ sở cho việc quản lý việc lập dự án đầu tư mở rộng và đề án CTPHMT cho hoạt hoạt động khai thác khoáng sản theo định hướng vùng chức 83 năng CTPHMT để triển khai thực hiện CTPHMT ngay trong quá trình sản xuất, khi chuẩn bị kết thúc khai thác và khi kết thúc khai thác cho mỗi một dạng mỏ (có tiềm năng) theo hình thái dạng mỏ và triệt tiêu các tai biến môi trường. Kết quả này sẽ là nền tảng để tập trung nguồn kinh phí ký quỹ thực hiện CTPHMT đa mục tiêu mà không phải phá bỏ hay cải tạo trên nền địa hình đã có sẵn. Vùng đất được CTPHMT đa mục tiêu là điểm nhấn về kết quả CTPHMT phục vụ cho cộng đồng nhân dân và lại tiếp tục mang lại hiệu quả sử dụng đất, tài nguyên đất, phát triển kinh tế phù hợp với phát triển của các ngành kinh tế khác trong vùng HG-CP và phát triển KT-XH toàn tỉnh Quảng Ninh. Từ đó làm cơ sở đề xuất chính sách quản lý và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế phù hợp và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Dựa vào những phân tích ở trên, NCS đề xuất quản lý CTPHMT nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và BVMT như sau (Hình 3.1). Hình 3.1: Sơ đồ đề xuất các biện pháp quản lý CTPHMT cho các mỏ khai thác than lộ thiên tại vùng trọng điểm Các biện pháp trực tiếp Các biện pháp gián tiếp Sử dụng công cụ ĐMT vùng, khu vực trọng điểm; xác định mức độ giảm thiểu ô nhiễm vùng (xác định khả năng, mức độ đáp ứng CTPHMT); định hướng phân vùng chức năng CTPHMT Chế tài; công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý và công đồng trong việc kiểm soát CTPHMT theo các tiêu chí Các biện pháp kỹ thuật CTPHMT sử dụng lồng ghép trong quá trình khai thác mỏ Các biện pháp đảm bảo hoàn thành vùng CTPHMT theo chức năng Các biện pháp giám sát và bảo trì kết quả CTPHMT Các biện pháp về pháp luật và thể chế liên quan thực hiện quản lý CTPHMT theo chức năng phân vùng CTPHMT; Tập trung nguồn kinh phí ký quỹ và huy động vốn đầu tư vào vùng CTPHMT từ nhiều nguồn lực khác nhau Các biện pháp quản lý CTPHMT nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất và bảo vệ môi trường 84 3.3.5. Giải pháp quản lý môi trường vùng (trong đó có CTPHMT) bằng công cụ “Đánh giá môi trường tổng hợp“ 1. Cơ sở thực tiễn của việc đánh giá môi trường tổng hợp Trên thực tế, để tăng cường công tác BVMT và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, bên cạnh các công cụ như chế tài hành chính, chế tài hình sự, công cụ kinh tế (thuế môi trường, phí BVMT, ký quỹ phục hồi môi trường, Tiêu chuẩn/Quy chuẩn Việt Nam về môi trường cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển, Luật BVMT năm 2005 đã quy định về đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với một số chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường (CKBVMT) đối với một số loại hình dự án đầu tư (tùy theo tính chất của dự án mà phải áp dụng ĐTM hay CKBVMT). Tiếp theo luật BVMT năm 2005, chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT, Nghị định số 21/2008/NĐ-CP, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP; Bộ TN&MT đã có thông tư số 26/2012/TT-BTNMT quy định chi tiết và cụ thể về ĐMC, ĐTM và CKBVMT,... đã tạo khung pháp lý để giúp các nhà đầu tư thực thi nghiêm túc nhiệm vụ BVMT trong quá trình vận hành của một số CQK và dự án theo quy định của pháp luật. Như vậy, các vấn đề về môi trường đối với từng dự án cụ thể, với từng chiến lược quy hoạch hoặc kế hoạch phát triển của một ngành hay của một địa phương (tỉnh, liên tỉnh) vấn đề môi trường cần được xem xét trước khi CQK hay dự án đó triển khai thực hiện. Trong khi đó, môi trường tại các vùng lãnh thổ trọng điểm với các tụ điểm công nghiệp, cụm dân cư có nhiều cơ sở thực hiện các dự án khai thác mỏ hoặc nhiều dự án phát triển kinh tế khác nhau,... đang ngày một xuống cấp. Một số nguồn tiếp nhận (sông, suối, khu vực biển ven bờ,...) đã quá tải, vượt ngưỡng cho phép, gây ô nhiễm môi trường. Một vài nơi đã ở cấp báo động, nhưng chưa được giải 85 quyết do không có cơ sở pháp lý, chế tài xử lý (nhất là trách nhiệm của các chủ nguồn phát thải khi tham gia phát triển kinh tế) trong việc đền bù thiệt hại gây ô nhiễm MT trong một vùng, một lưu vực sông, suối, và việc qui trách nhiệm đối với các bên liên quan trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường. Để đảm bảo sự phát triển bền vững cho xã hội nói chung, cho tương lai ngành khai thác mỏ nói riêng và cho các đối tượng như đã nêu ở trên, cần tiếp tục nghiên cứu, bổ sung kịp thời vào khung chính sách và xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về “Đánh giá môi trường tổng hợp” - ĐMT, nhằm lấp khoảng trống chính sách mà các công cụ về BVMT chưa đáp ứng được. Sự khác nhau về mục tiêu, quy mô nhiệm vụ, của ĐMT với các công cụ BVMT khác (ĐMC, ĐTM, CKBVMT) được thể hiện trong bảng 3.3. Bảng 3.3: So sánh ĐMC, ĐTM, CKBVMT và ĐMT TT Chỉ tiêu so sánh ĐMC ĐTM, CKBVMT ĐMT 1 Mục tiêu cơ bản Đảm bảo sự phát triển bền vững đối với khu vực tiến hành CQK về kinh tế và xã hội BVMT, giảm thiểu ô nhiễm đối với khu vực tiến hành dự án BVMT và phát triển bền vững đối với khu vực trọng điểm 2 Quy mô tác động Tỉnh, liên tỉnh, ngành, liên ngành Dự án, khu vực tiến hành dự án Tất cả các dự án triển khai trong khu vực 3 Cơ sở lập Các CQK kinh tế và xã hội Các dự án phát triển Các khu vực trọng điểm, các điểm nóng về môi trường 4 Thời điểm tiến hành Đồng thời với quá trình lập CQK Trước khi dự án được triển khai Khi trong khu vực có nhiều dự 86 án đã, đang và sẽ hoạt động 5 Nội dung đánh giá Dự báo các biến động về kinh tế, xã hội và môi trường trong tương lai Dự báo các ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường trong và sau quá trình hoạt động của dự án Đánh giá hậu quả làm suy giảm chất lượng môi trường do hoạt động của nhiều dự án trong khu vực ĐMT vùng, khu vực nhằm tạo khung pháp lý xác lập thực trạng các vấn đề môi trường của vùng phát triển kinh tế trong một phạm vi không gian giới hạn (như trong một vùng công nghiệp phát triển; vùng phát triển trên lưu vực sông quan trọng,) để có các giải pháp tổng thể, phối hợp giữa các cơ sở, liên ngành, liên vùng nhằm giải quyết các vấn đề môi trường (trong đó bao gồm cả vấn đề CTPHMT) và các mâu thuẫn giữa các ngành cùng phát triển trong vùng, khu vực,.... ĐMT là công cụ hỗ trợ xác định rõ trách nhiệm của mỗi nhà đầu tư, của mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương khi có vấn đề môi trường nghiêm trọng xảy ra trong khu vực; xác định các vấn đề CTPHMT cần giải quyết trong vùng có vấn đề môi trường trọng yếu; các vùng CTPHMT đa mục tiêu (định hướng đa mục tiêu: các vùng tiếp tục có chức năng phát triển kinh tế); các vùng CTPHMT, vùng BVMT nguồn nước, di sản, và vùng tự CTPHMT theo tự nhiên,; vấn đề quản lý tổng hợp giữa các ngành kinh tế liên quan; trách nhiệm của chủ mỏ, của địa phương; của các nhà quản lý và chế tài quản lý quỹ CTPHMT tập trung, Việc tiến hành ĐMT cho các vùng trọng điểm, các lưu vực sông suối, của các tỉnh, thành phố sẽ là công cụ chuyên môn có tính pháp lý giúp cho nhà hoạch định chính sách các biện pháp quản lý tổng thể nhằm giải quyết xung đột giữa các ngành kinh tế, giảm thiểu sức ép lên môi trường sinh thái và các hệ tài nguyên sinh 87 vật; góp phần đảm bảo sự phát triển hài hòa và bền vững của các hoạt động kinh tế trong vùng và đảm bảo an sinh xã hội và chống suy thoái môi trường tại các địa phương. Không riêng gì khu vực Quảng Ninh, việc tiến hành ĐMT đang là vấn đề cấp thiết đối với nhiều vùng lãnh thổ, cụm dân cư, khu công nghiệp,... trong cả nước. Giải pháp này không chỉ là tình thế mà còn là lâu dài, nhằm lấp đầy khoảng trống về chính sách quản lý và BVMT mà ĐTM, CKBVMT của các dự án và ĐMC của các CQK còn bỏ sót lại. ĐMT nhằm đánh giá tổng thể thực trạng vấn đề môi trường và sự phát triển trong một phạm vi không gian nhỏ; mối tương quan giữa các đơn vị sản xuất và các dự án phát triển trong vùng công nghiệp trọng điểm; lưu vực đầu nguồn sông suối quan trọng,... nhằm làm cơ sở để có các chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu các mâu thuẫn phát triển giữa các ngành như du lịch - cảng biển; du lịch và khai thác khoáng sản, đồng thời xác định rõ trách nhiệm của mỗi nhà đầu tư, của mỗi cấp, mỗi ngành và mỗi địa phương khi có vấn đề môi trường nghiêm trọng xảy ra. Cũng như ĐMC, ĐTM và CKBVMT, việc tiến hành ĐMT cần có sự tham gia của các nhà khoa học, của cộng đồng; của các chủ đầu tư của các dự án hoạt động thuộc vùng, thuộc lưu vực sông, suối khu vực đặc thù và các cấp, các ban ngành hữu quan liên quan, nhưng trước hết là phải có khung pháp lý hướng dẫn chi tiết ĐMT của cơ quan có trách nhiệm. Việc tiến hành ĐMT cho các vùng trọng điểm của các tỉnh, thành phố sẽ giúp cho nhà hoạch định chính sách các biện pháp tổng thể quản lý giải quyết xung đột giữa các ngành kinh tế, giảm thiểu sức ép lên môi trường sinh thái và các hệ tài nguyên sinh vật; góp phần đảm bảo sự phát triển hài hoà và bền vững của các hoạt động kinh tế trong vùng và đảm bảo an sinh xã hội và suy giảm môi trường, tại địa phương. ĐMT vùng nghiên cứu cung cấp một bức tranh tổng hợp về KT-XH-MT nhằm giúp định hướng cho các hành động, các kế hoạch phát triển, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế, ổn định xã hội và đảm bảo chất lượng môi trường. 88 2. Nội dung chủ yếu của ĐMT (1). Xác lập phạm vi vùng ĐMT: xác lập vùng ĐMT trên cơ sở các thu thập thông tin về các vấn đề phát triển KT-XH-MT trong bối cảnh tổng thể thực tại của vùng để xác lập được phạm vi về không gian và thời gian. (2). Xác lập quy luật tương đối của sự thay đổi, biến thiên của các yếu tố khí tượng thủy văn có liên quan đến sự khuếch tán chất ô nhiễm trong khí quyển. - Xác định này có tính quan trọng trong quá trình ĐMT để xác lập được mức độ ổn định của khí quyển theo sự thay đổi và biến thiên của nhiệt độ. Trong điều kiện này, các chất ô nhiễm khuếch tán ra môi trường xung quanh được thuận lợi và nhanh chóng,[5] - Xác lập được chính xác quy luật nêu trên nhằm đảm bảo ĐMT như: đánh giá tác động cộng hưởng, tích lũy; đánh giá khả năng chịu tải của nguồn tiếp nhận; xác lập các phương pháp mô phỏng, chất lượng môi trường khí và nước, (3). Kiểm kê, thống kê các nguồn ô nhiễm tự nhiên phát sinh gây ô nhiễm môi trường; nguồn ô nhiễm nhân tạo (nguồn phát thải động và tĩnh) về thành phần, tải lượng chất ô nhiễm, (4). Xác định các bên liên quan: Các cơ sở phát triển kinh tế; các cơ quan ban ngành quản lý; cộng đồng dân cư; tổ chức phi chính phủ. (5). Đánh giá tác động cộng hưởng các tác động môi trường từ các nguồn phát thải nhằm xác định chính xác chất lượng thực tế các thành phần môi trường khu vực, trên cơ sở đó xác định nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự suy giảm môi trường và đề xuất giải pháp khắc phục. Vấn đề này đặc biệt có ý nghĩa đối với những tụ điểm dân cư có nhiều cơ sở kinh tế với các phương thức sản xuất và chủng loại sản phẩm khác nhau. Các yếu tố KT-XH-MT được nghiên cứu, xem xét trong mối quan hệ tương tác đa chiều [01], [31]. Ví dụ, hoạt động khai thác và vận chuyển than (bằng đường bộ và đường thủy) sẽ có tác động tới các yếu tố tự nhiên (địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật), các yếu tố KT-XH (vai trò của khai thác than trong cơ cấu kinh tế chung, cơ sở hạ tầng, các khía cạnh xã hội như lao động, thu nhập,...), các yếu tố môi trường và tai biến thiên nhiên (ô nhiễm không khí do bụi, 89 tiếng ồn, khí thải; ô nhiễm môi trường nước do rác thải rắn, chất thải độc hại từ các mỏ và khai trường),... Bản thân môi trường nước hoặc không khí cần được xem xét trong mối tương quan không chỉ với hoạt động khai thác than mà còn với các hoạt động khác như sản xuất công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, nông, lâm nghiệp, thủy sản, cảng biển, du lịch,... Phương pháp đánh giá: Lựa chọn các mô hình hoặc các bài toán truyền tải, khuếch tán vật chất và ô nhiễm môi trường; xác lập các phương pháp mô phỏng chất lượng môi trường khí và nước phù hợp, để xác lập đánh giá tác động cộng hưởng đối với điểm hoặc tập hợp điểm; xác lập các thông số phù hợp thực tế để giải các bài toán; mô hình lựa chọn; tổng hợp kết quả đánh giá và xử lý kết quả. Ví dụ, sự biến thiên tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh không chỉ phụ thuộc vào các nguồn thải khác nhau mà còn phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên. Đối với môi trường không khí xung quanh thì sự biến thiên, mức độ ô nhiễm môi trường chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện khí hậu (hướng gió và tốc độ gió), mưa, nắng,...); Đối với ô nhiễm môi trường các dòng sông, suối, thì chủ yếu phụ thuộc vào lưu lượng dòng chảy, tốc độ và hướng dòng chảy, nhiệt độ nước,...). Đối với ô nhiễm môi trường nước biển ven bờ thì chủ yếu phụ thuộc vào các dòng hải lưu và tình trạng thủy triều. Đối với ô nhiễm môi trường đất (nham thạch, thổ nhưỡng) thì chủ yếu phụ thuộc vào tính thẩm thấu, khuyếch tán ô nhiễm môi trường đất và điều kiện địa chất thủy văn. Do vậy, để đánh giá tác động cộng hưởng thì không thể dùng các biện pháp đơn lẻ mà phải lựa chọn các phương pháp phù hợp sau đó phân tích, tổng hợp kết quả của các phương pháp để đáp ứng nội dung của ĐMT. Chính vì vậy, cần phải lựa chọn các thông số đặc trưng cho vùng theo nguồn thải; lựa chọn điểm trong tập hợp điểm đại diện trong vùng; lựa chọn phương pháp tính toán, được đề xuất là tổng hợp của các phương pháp ĐTM đang áp dụng phổ biến, cụ thể như sau [19]: Bước 1: Xác định mức độ ô nhiễm tại một điểm trong tập hợp điểm đại diện trong vùng theo một số phương pháp sau: - Phương pháp mô hình của Berliand, Sutton và Gauss (cho môi trường 90 không khí) và Mike, Quai2K (cho môi trường nước), - Phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu quan trắc môi trường thực tế. Phương pháp này đòi hỏi phải có hệ thống các trạm quan trắc môi trường xung quanh hoàn thiện, phân bố các điểm đo bao trùm cả khu vực nghiên cứu, phân bố các điểm đo càng dày càng đạt được độ chính xác cao cho việc khoanh vùng ô nhiễm. Thời gian quan trắc phải phù hợp để kết quả quan trắc phản ánh đúng thực trạng ô nhiễm môi trường. - Phương pháp tính toán theo mô hình khuyếch tán ô nhiễm môi trường bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS). Phương pháp tiếp cận này đòi hỏi phải có đầy đủ các thông số về các nguồn thải gây ra ô nhiễm môi trường (vị trí không gian, lưu lượng thải, chất thải, phương thức thải và các tính chất vật lý của nguồn thải) và phải có đầy đủ các thông số về điều kiện khí hậu, thủy văn, hải văn, địa hình, địa chất thủy văn,... của khu vực nghiên cứu. Phương pháp tiếp cận tính toán phân bố ô nhiễm theo mô hình có thể vẽ được các đường đồng mức ô nhiễm tương đối chính xác, tức là có thể xác định được mức độ ô nhiễm môi trường khác nhau. - Phương pháp xác định chỉ số chất lượng môi trường tổng hợp được ký hiệu là EQI. Mô hình EQI được đề xuất và áp dụng đầu tiên ở Mỹ vào những năm 1965- 1970 và đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều bang. Hiện nay nhiều mô hình EQI đã được triển khai nghiên cứu áp dụng ở nhiều quốc gia như Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Wales, Đài Loan, Úc, Malaysia,. EQI được xem là một công cụ hữu hiệu đối với các nhà quản lý môi trường trong giám sát, kiểm tra, quản lý chất lượng môi trường, đánh giá hiệu quả của các nhà hoạch định chính sách,.... Với EQI, dễ áp dụng tin học để quản lý chất lượng môi trường và bản đồ hóa khoanh vùng ô nhiễm môi trường (chẳng hạn, màu hóa các vùng ô nhiễm theo các thang điểm xác định). Đối với mỗi loại môi trường (môi trường không khí, môi trường nước mặt, môi trường nước biển ven bờ,...), người ta thường chọn lựa ra một số chất ô nhiễm điển hình i đặc trưng, có ý nghĩa quan trọng nhất của môi trường đó, để tính toán đánh giá mức độ ô nhiễm (chỉ số chất lượng) của một môi trường nào đó, không có nước nào tính toán với tất cả các thông số ô nhiễm trong bảng thông số tiêu chuẩn/quy 91 chuẩn chất lượng môi trường. Trong trường hợp các tác dụng sinh học của các chất ô nhiễm i trong một môi trường tương tự hay xấp xỉ như nhau, thì người ta có thể xác định một chỉ số chất lượng môi trường tổng hợp để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường như sau: + Khi đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước biển ven bờ, có thể sử dụng công thức để tính toán thông qua một vài thông số đặc thù [20]: 100 )TSS(C )TSS(C n 1 SWQI n 1I 0 i J (3.6) Trong đó: j - Các thông số đặc thù; i = 1, 2, 3,, n - Chỉ số đánh số điểm i đối với mỗi vùng nước cụ thể; Ci - Nồng độ hay hàm lượng (TSS) thực tế xác định được tại điểm i, là trị số trung bình năm hay trung bình quý; C o - Nồng độ hay hàm lượng chất ô nhiễm (TSS) tối đa cho phép được quy định theo QCVN 10:2008/BTNMT; n - Số lượng điểm xác định tại nguồn nước cụ thể; Trị số 100 là chỉ số chất lượng nước biển ven bờ quy ước, tương ứng với điều kiện nồng độ quan trắc thực tế bằng nồng độ giá trị giới hạn cho phép được quy định theo QCVN. Tính toán trung bình các thông số về đánh giá chất lượng như sau: SWQI01 = JISWQ k 1 (3.7) Trong đó: k - tổng các thông số. + Khi tính toán ô nhiễm môi trường đất với các thông số riêng biệt, có thể sử dụng công thức sau [18]: 100 )J(C )J(C n 1 SOQI n 1n o I J (3.8) Trong đó: Ci - nồng độ chất ô nhiễm trung bình năm hoặc trung bình ngày đặc trưng xác định được tại điểm i trong phạm vi nghiên cứu; i = 1, 2, 3..., n; j - các thông số đặc trưng; C o - trị số nồng độ chất ô nhiễm cho phép, tương ứng với giá trị tối đa cho phép theo QCVN 03: 2008/BTNMT và QCVN 15: 2008/BTNMT. Có thể đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường thông qua các thông số: 92 SOQI = n 100 SOQIk (3.9) Trong đó: n - Tổng các thông số. + Khi tính toán sự ô nhiễm không khí với các thông số riêng biệt, có thể sử dụng công thức sau [19]: 100 )J(C )J(C n 1 AQI n 1n o I J (3.10) Trong đó: Ci - nồng độ chất ô nhiễm trung bình năm tại địa điểm i trong phạm vi nghiên cứu; i = 1, 2, 3... n; C o - trị số nồng độ chất ô nhiễm cho phép, tương ứng với giá trị tối đa cho phép theo QCVN:05/2009/BTNMT. + Khi tính toán đánh giá mức độ ô nhiễm trung bình của môi trường không khí, có thể sử dụng công thức [19]: AQI = n 100 SOQIk (3.11) Trong đó: n - tổng các thông số. Bước 2: Xác lập sự cộng hưởng (sự giao thoa) của các mô hình khuếch tán của các nguồn thải trong vùng, các thông số ô nhiễm của khu vực theo các phương pháp khác, Bước 3: Tổng hợp, phân tích kết quả và lựa chọn kết quả mang tính đại diện và đặc trưng cho vùng. (6). Đánh giá các tác động tích luỹ là việc xem xét và định lượng quá trình trầm tích, lắng đọng và tích tụ các phát thải của một hoạt động phát triển nào đó diễn biến từ quá khứ tới hiện tại và có thể tiếp tục trong tương lai. Đối với một dự án cụ thể thì tác động tích luỹ là xác định về mặt thời gian, nhưng đối với một vùng lãnh thổ thì tác động tích luỹ là vô định, theo bám vĩnh viễn suốt quá trình tồn tại và phát triển của địa phương này. Tác động này có thể tăng, giảm hay giữ nguyên ở một trạng thái nào đó tuỳ theo khả năng kiểm soát và thái độ ứng xử của con người đối với nó [22]. 93 Phương pháp để đánh giá tác động tích luỹ các thành phân ô nhiễm trong trầm tích, lắng đọng và tích tụ các phát thải như cặn cứng, chất độc hại, kim loại nặng,... là nghiên cứu xây dựng các mô hình thủy động lực, lan truyền trầm tích lơ lửng ở khu vực cửa sông; xác lập khả năng tích luỹ và phân tán chất ô nhiễm trong trầm tích theo thời gian,... để định lượng và dự báo các phát
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_cac_giai_phap_quan_ly_ky_thuat_tong_the_n.pdf
Thong tin tom tat luan an - Dang Thi Hai Yen.pdf
Tom tat luan an Tieng Anh - Dang Thi Hai Yen.pdf
Tom tat luan an Tieng Viet - Dang Thi Hai Yen.pdf