Luận án Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu các hình thức liên kết trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình

ng dứa trong tỉnh được công ty CPTPXK Đồng Giao tổ chức thu mua và chế biến thành các loại sản phẩm dứa cô đặc, dứa hộp.... phục vụ cho xuất khẩu. 73 3.1.2. Các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Ninh Bình Nhằm khuyến khích các DN thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với các hộ nông dân, qua đó gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định và bền vững, thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 80/2002/QĐ-TTg về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hoá thông qua hợp đồng nhằm tăng cường giúp nông dân tiêu thụ nông sản”. Tiếp đó năm 2008 Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Nghị quyết số 26/NQ/TW "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn” trong đó chỉ rõ nhiệm vụ và giải pháp “Tiếp tục tổng kết, đổi mới và xây dựng các mô hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn. Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các DN, HTX, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm...”. Với tinh thần đó, Đảng bộ và UBND tỉnh Ninh Bình đã tích cực triển khai các biện pháp nhằm khuyến khích và tăng cường quan hệ liên kết, đặc biệt trong tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh. Một số hình thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản đã được hình thành và phát triển, trong đó hiện nay đang tồn tại 4 hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ sản phẩm nông sản của các hộ nông dân được tổng hợp qua bảng 3.3. Các hình thức liên kết này bao gồm: (1) Hình thức hạt nhân trung tâm: Đặc trưng cơ bản của hình thức liên kết này là bên mua sản phẩm là DN nắm quyền sở hữu hay sử dụng đất đai, vườn cây còn bên bán sản phẩm là nông dân phụ thuộc chỉ thực hiện hoạt động sản xuất tạo ra sản phẩm và bán lại sản phẩm cho DN. Hình thức này được thể hiện dưới hình thức nông, lâm trường giao khoán cho nông lâm trường viên của mình thay cho phương thức quản lý tập trung trước đây. Đó chính là các trang trại gia đình được tái lập trong lòng các DN nông nghiệp lớn, về bản chất, chính là trang trại dự phần (affiliated farm) trong nông nghiệp. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay hình thức hạt nhân trung tâm này đã và đang được triển khai thực hiện trong sản xuất dứa nguyên liệu ở công ty CPTPXK Đồng Giao, trong sản xuất lúa giống ở công ty cổ phần giống cây trồng và vật nuôi Ninh Bình. Hình thức hợp đồng trong trường hợp 74 này thường là hình thức khoán sản phẩm cho hộ gia đình với sự hỗ trợ đầu tư về khoa học kỹ thuật, về vật tư... từ phía DN. Bảng 3.3. Khái quát một số hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ sản phẩm nông sản ở Ninh Bình Hình thức liên kết Đối tượng và nội dung liên kết cơ bản Sản phẩm, địa điểm 1. Hình thức hạt nhân trung tâm Doanh nghiệp nắm quyền sử dụng (hay sở hữu) đất đai trực tiếp ký hợp đồng sản xuất và bao tiêu sản phẩm. SX dứa ở công ty CPTPXK Đồng Giao; SX lúa giống ở công ty CP giống cây trồng và con nuôi Ninh Bình. 2. Hình thức đa chủ thể hay liên kết 4 nhà Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiêp, và nhà nông liên kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Liên kết sản xuất lúa giống giữa hộ nông dân với công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang ở Yên Khánh. 3. Hình thức liên kết qua trung gian Doanh nghiệp liên kết với hộ nông dân thông qua các tổ chức trung gian. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Yên Khánh, Ninh Bình. 4. Hình thức liên kết phi chính thống Hộ nông dân liên kết với doanh nghiệp hay người thu gom trong tiêu thụ sản phẩm nhưng không qua hợp đồng chính thống. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nấm ăn ở Yên Khánh; Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa giống ở Yên Khánh. (2) Hình thức đa chủ thể hay liên kết 4 nhà: Đây là hình thức hợp đồng SXNN và tiêu thụ sản phẩm bao gồm nhiều chủ thể khác nhau cùng tham gia như: Nhà nước, nhà khoa học, DN, HTX, hộ nông dân. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình hiện nay hình thức liên kết này được thể hiện rõ nét trong liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa giống giữa các hộ nông dân ở huyện Yên Khánh với công ty TNHH vật tư nông nghiệp Hồng Quang, trong đó vai trò của DN và hộ nông dân là quan trọng nhất. (3) Hình thức liên kết qua trung gian: Hình thức liên kết thông qua trung gian thường thích hợp với các công ty vừa và nhỏ, có nguồn nhân lực hạn chế, vùng nguyên liệu phân tán. Hình thức liên kết qua trung gian được thể hiện trong liên kết SX và tiêu thụ nấm ăn giữa các hộ nông dân SX nấm và DN Hương Nam thông qua các HTXNN trên địa bàn huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Trong hình thức liên kết này thì HTX đóng vai trò hết sức quan trọng vì HTX trực tiếp ký hợp đồng với DN Hương Nam (bằng văn bản) rồi tổ chức ký kết lại với nông dân (Thỏa thuận 75 miệng). HTX là đơn vị trung chuyển vật tư, tiền vốn từ DN chế biến đến hộ nông dân và thu gom sản phẩm từ hộ nông dân để chuyển cho DN chế biến. (4) Hình thức liên kết phi chính thống: Đây là hình thức liên kết chủ yếu thông qua thỏa thuận miệng giữa hộ nông dân SX nông sản với người thu gom hoặc các đại lý thu gom hoặc cơ sở chế biến nhỏ. Về cơ bản, người thu gom hay các cơ sở chế biến nhỏ thường không hỗ trợ vật tư, tiền vốn mà chỉ thỏa thuận mua sản phẩm nông sản của hộ nông dân SX ra. Hình thức này khá phổ biến trên địa bản tỉnh Ninh Bình, đặc biệt là trong SX, tiêu thụ sản phẩm nấm ăn ở huyện Yên Khánh. 3.2. Đánh giá thực trạng các hình thức liên kết chủ yếu trong tiêu thụ nông sản của hộ nông dân tỉnh Ninh Bình 3.2.1. Hình thức hạt nhân trung tâm đối với sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu tại công ty CPTPXK Đồng Giao 3.2.1.1. Sơ lược về tình hình sản xuất và thu mua sản phẩm dứa nguyên liệu ở công ty CPPXK Đồng Giao Công ty CPTPXK Đồng Giao là một đơn vị thành viên của Tổng công ty Rau quả Việt Nam, thuộc Bộ NN&PTNT. Công ty là một DN Nhà nước hạch toán độc lập, được thành lập lại theo quyết định 3193/NN-TCCB-QĐ ngày 08/12/1997 của Bộ NN&PTNT. Tiền thân của công ty là nông trường quốc doanh Đồng Giao, thành lập ngày 26/12/1956, sau đổi tên là Công ty CPTPXK Đồng Giao. Hiện nay công ty chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng rau quả, nông sản khép kín đóng trên địa bàn thị xã Tam Điệp tỉnh Ninh Bình. Tổng diện tích đất tự nhiên của công ty là 5.500 ha, trong đó đất dùng cho SXNN là 2.500 ha, chủ yếu được sử dụng để trồng dứa. Đây là một lợi thế cạnh tranh rất lớn của Công ty trong việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất và chế biến dứa. Công ty có 4 dây chuyền chế biến với thiết bị hiện đại, công suất tổng 25.000 tấn sản phẩm/năm bao gồm: dây chuyền chế biến đồ hộp công suất 10.000 tấn sản phẩm/năm; dây chuyền chế biến cô đặc công suất 5.000 tấn sản phẩm/năm; dây chuyền đông lạnh rau quả công suất 8.000 tấn sản phẩm/năm; dây chuyền chế biến nước quả công suất 2.000 tấn sản phẩm/năm (Ninh Đức Hùng, 2008). Với hệ thống dây chuyền hiện đại, các sản phẩm của Công ty sản 76 xuất đã được thị trường trong nước và ngoài nước biết đến như nước dứa cô đặc, nước dứa ép nguyên chất, dứa hộp, dứa lạnh IQF. Hiện nay tất cả các sản phẩm của Công ty đã và đang được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận và tiêu thụ với số lượng lớn, ổn định. Đặc biệt có nhiều bạn hàng chiến lược lâu dài như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Thụy Sỹ, Nga... 3.2.1.2. Thực trạng quan hệ liên kết trong sản xuất dứa nguyên liệu của hộ dân với công ty a. Hình thức tổ chức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa của hộ dân với công ty Công ty CPTPXK Đồng Giao hiện đang liên kết với hộ dân sản xuất dứa theo hình thức chủ yếu là giao khoán đất của công ty cho hộ dân và thu mua lại sản phẩm dứa nguyên liệu của hộ theo Nghị định 135/NĐ-CP/2005 của Chính Phủ. Theo đó người dân mong muốn có đất sản xuất làm đơn xin công ty cấp đất và ký Hợp đồng giao khoán sử dụng đất bằng văn bản với công ty, trong đó quy định rõ diện tích đất giao khoán, trách nhiệm và nghĩa vụ của bên giao khoán và bên nhận khoán trong suốt thời hạn giao khoán. Ngoài ra hàng năm công ty sẽ ký Hợp đồng giao khoán SXNN với hộ nhận khoán đất dựa vào hiện trạng đất đai, cơ cấu cây trồng thực tế của hộ trong năm và nhu cầu nguyên liệu của công ty. Hợp đồng này xác định rõ diện tích trồng mỗi giống dứa ở từng vụ, sản lượng giao khoán, giá thu mua dứa trong năm... Sơ đồ 3.1. Hình thức tổ chức liên kết của công ty CPTPXK Đồng Giao và hộ dân Theo kết quả thống kê từ các đội sản xuất thì trong năm 2012 có tổng số 1.547 hộ dân ký hợp đồng giao khoán SXNN với công ty trên tổng diện tích là 2.259 ha, trong đó có 1.851 ha diện tích đất trồng dứa, với tổng sản lượng giao Hợp đồng giao khoán đất Chồi giống, phân bón, hóa chất xử lý Dứa nguyên liệu Công ty CPTPXK Đồng Giao Hộ dân Hợp đồng SX nông nghiệp trong năm 77 khoán là 11,9 ngàn tấn dứa nguyên liệu. Các hộ nhận khoán có trách nhiệm giao nộp sản phẩm dứa nguyên liệu theo hợp đồng đã ký kết với công ty. b. Về nội dung liên kết Từ khi cổ phần hóa, công ty thay đổi hình thức quản lý hộ công nhân và hộ nông dân mong muốn có đất sản xuất, làm đơn xin được công ty cấp đất và làm hợp đồng với công ty được thể hiện qua bảng 3.4 (Công ty CPXKTP Đồng Giao, 2012). Bảng 3.4. Nội dung cơ bản của hợp đồng giao khoán sử dụng đất Công ty CPTPXK Đồng Giao Hộ nhận khoán Trách nhiệm - Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước về quản lý và sử dụng đất. - Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất, hạng đất; Hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện hợp đồng giao khoán đất, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về đất đai. - Thực hiện các dịch vụ và tiền vốn, khuyến nông, thu mua sản phẩm, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho bên B chủ động sản xuất, kinh doanh. - Thực hiện các chính sách về BHXH theo quy định đối với cá nhân tham gia BHXH. - Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên nhận khoán thì phải bồi thường. - Sử dụng đất nhận khoán đúng mục đích, đúng quy hoạch và chịu sự hướng dẫn kiểm tra, giám sát của bên giao khoán. - Nộp cho bên A các khoản thuế theo quy định; nộp BHYT, BHXH, phí công đoàn (nếu là người đóng BHXH); Nộp các loại quỹ theo quy định. - Bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán cho bên A theo hợp đồng. - Giao lại đất khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi sử dụng vào mục đích khác. - Không được giao lại đất khoán và đơn phương chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ 3 dưới bất kỳ hình thức nào. Quyền hạn - Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán. - Xem xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên nhận khoán theo hợp động khi có rủi ro xảy ra thiệt hại. - Khi bên B vi phạm hợp đồng (trồng cây không đúng định hướng, không hoàn thành chỉ tiêu giao khoán hụt 15% sản lượng giao khoán trong 1 năm) thì bên A căn cứ vào mức độ vi phạm để hủy bỏ hợp đồng và không đền bù tài sản cho các hộ trồng cây không đúng định hướng. - Được ký hợp đồng với bên A về dịch vụ sản xuất, vay vốn...Nếu bị thiên tai, rủi ro được xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên A theo quy định. - Được nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch và được hưởng 100% sản lượng vượt khoán theo hợp đồng đã ký. - Khi chuyển đi khỏi Công ty, chuyển đi làm nghề khác... thì được đền bù tài sản đã đầu tư trên đất theo quy định của nhà nước. - Được bồi thường thiệt hại do bên giao khoán vi phạm hợp đồng. 78 Hợp đồng giao khoán đất trồng cây hàng năm được Công ty ký kết với hộ dân trong thời hạn 20 năm, trong đó xác định rõ diện tích trồng dứa và các cây trồng khác được trồng cụ thể trên từng hạng đất. Hợp đồng giao khoán SXNN được công ty (đại diện là PGĐ Công ty và Đội trưởng đội sản xuất) ký kết với hộ dân trong từng năm, trong đó xác định rõ diện tích từng giống dứa ở từng thời kỳ (diện tích vụ 1, vụ 2, trồng mới, chồi non...), sản lượng giao khoán dựa trên hiện trạng cây trồng của hộ, quy cách phân loại sản phẩm dứa (dứa loại 1, loại 2), giá thu mua cụ thể đối với từng loại sản phẩm, giá thu mua chồi, giá bán sản phẩm vượt khoán, địa điểm giao nộp sản phẩm. Trách nhiệm của từng bên được cụ thể trong bảng 3.5 (Công ty CPXKTP Đồng Giao, 2012). Bảng 3.5. Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng giao khoán SXNN Trách nhiệm của Công ty Trách nhiệm của hộ nhận khoán - Hướng dẫn kỹ thuật, cho vay (vật tư, tiền ...) theo định mức trong quy trình kỹ thuật.. - Mua 100% số lượng sản phẩm ghi trong hợp đồng. - Hỗ trợ 50% chi phí nilon để hộ áp dụng kỹ thuật phủ màng nilon nhằm hạn chế có dại, giữ độ ẩm, nâng cao năng suất dứa. - Thu mua sản lượng vượt khoán với giá cao hơn 500 đồng/kg so với giá trong hợp đồng. - Thanh toán tiền (sau khi đã trừ nợ vay vật tư, vốn) chậm nhất là 30 ngày kể từ lúc giao nhận sản phẩm (nếu chậm thanh toán công ty chịu lãi suất bằng lãi suất cho hộ dân vay). - Tổ chức SX theo đúng kế hoạch; giao sản phẩm đủ số lượng, chất lượng theo hợp đồng. - Không được tự ý bán sản phẩm ra ngoài (sản phẩm vượt khoán chỉ được bán ra ngoài khi công ty không mua và được công ty đồng ý) - Nếu bán sản phẩm ra ngoài nhưng chưa được công ty đồng ý, bị bảo vệ, đội trưởng, phòng ban bắt và lập biên bản thì hộ sẽ bị phạt 100% theo giá mua tại thời điểm đó. - Hộ không hoàn thành sản lượng giao khoán từ 1 – 15% thì bị Công ty phạt theo giá quy định tại từng thời điểm, từ 15% trở lên (không có lý do chính đáng) thì sẽ bị thu hồi lại đất giao khoán; Hộ không hoàn thành kế hoạch trồng mới trong năm sẽ bị sẽ thu hồi lại đất. c. Về tình hình thực hiện liên kết trong sản xuất và tiêu thụ dứa nguyên liệu (1) Tình hình thực hiện hỗ trợ chi phí sản xuất dứa nguyên liệu Theo hợp đồng ký kết giữa công ty và các hộ dân, công ty sẽ hỗ trợ người dân một phần chi phí làm đất và một phần vật tư màng nilon, chồi dứa, lượng phân 79 bón, hóa chất dưới dạng ứng trước cho các hộ dân và đối trừ vào giá trị sản phẩm khi hộ dân bán dứa nguyên liệu cho công ty. Các hộ dân có thể nhận hỗ trợ của công ty hoặc có thể mua vật tư đầu vào từ thị trường tự do. Kết quả điều tra cho thấy đa số các hộ dân đều nhận hỗ trợ từ công ty. Tỷ lệ hỗ trợ chi phí làm đất của công ty chiếm 30-50% tổng chi phí làm đất của hộ. Công ty cũng hỗ trợ ứng trước khoảng 35-50% lượng nilon để hộ sử dụng, hỗ trợ ứng trước 22-60% lượng phân bón. Đối với đất đèn để xử lý dứa, do chi phí mua loại vật tư này không lớn nên nhiều hộ chủ động mua từ thị trường chứ không ứng trước của công ty, nhất là những hộ có quy mô lớn (bảng 3.6) Có thể thấy rằng công ty đã thực hiện khá tốt về cam kết hỗ trợ khối lượng vật tư đấu vào phục vụ cho sản xuất dứa của hộ dân trong vùng nguyên liệu của công ty. Bảng 3.6. Hỗ trợ chi phí sản xuất dứa nguyên liệu ĐVT Hộ quy mô lớn Hộ quy mô TB Hộ quy mô nhỏ 1. Chi phí làm đất của hộ trđ/ha 5.0 5.0 5,0 - Chi phí được hỗ trợ từ công ty trđ/ha 1,5 2,3 1,4 - Tỷ lệ được hỗ trợ trong tổng chi phí % 30.0 46,4 28,4 2. Màng nilon cuộn 14,0 14,0 14,0 - Được hỗ trợ từ công ty cuộn 5,0 5,0 7,0 - Tỷ lệ được hỗ trợ trong tổng chi phí % 35,7 35,7 50,0 3. Chồi dứa chồi 57142 60538 55256 - Được hỗ trợ từ công ty chồi 26934 43590 23455 - Tỷ lệ được hỗ trợ % 47,1 70,8 42,5 4. Lượng phân urea Kg/ha 850,0 850,0 850,0 - Mua từ công ty Kg/ha 194,0 232,0 457,0 - Tỷ lệ mua từ công ty % 22,8 27,3 53,8 5. Lượng phân lân Kg/ha 1450,0 1450,0 1450,0 - Mua từ công ty Kg/ha 469,0 486,0 884,0 - Tỷ lệ mua từ công ty % 32,3 33,5 60,9 6. Lượng phân Kali Kg/ha 950,0 950,0 950,0 - Mua từ công ty Kg/ha 289,5 347,0 456,5 - Tỷ lệ mua từ công ty % 30,5 36,5 48,1 7. Đất đèn Kg/ha 58,48 60,3 59,6 - Mua từ công ty Kg/ha 0 23,0 26,6 - Tỷ lệ mua từ công ty % 0 38,2 44,63 80 (2) Tình hình thực hiện sản lượng giao khoán Sản lượng giao khoán là một trong những điều khoản quan trọng nhất trong hợp đồng giao khoán SXNN. Căn cứ vào diện tích đất SXNN, cơ cấu diện tích cây trồng của hộ nông dân trong năm trên từng hạng đất, công ty sẽ xác định sản lượng giao khoán cho từng hộ gia đình và ghi rõ trong hợp đồng. Theo đó, đất hạng 5 (đất tốt) có mức sản lượng giao khoán ở vụ 1 đối với dứa Queen là 16,8 tấn/ha, đối với dứa Cayen là 24 tấn/ha. Mức sản lượng đối với hạng đất 6a là thấp hơn, 14,4 tấn/ha với dứa Queen và 19,2 tấn/ha đối với dứa Cayen. Sản lượng dứa giao khoán ở vụ 2 bằng khoảng 50% sản lượng giao khoán dứa vụ 1. Hộ nông dân có trách nhiệm tổ chức sản xuất và thu hoạch dứa để giao nộp khối lượng sản phẩm cho công ty theo hợp đồng đã ký kết. Tình hình thực hiện sản lượng giao khoán được thể hiện qua bảng 3.7 (Công ty CPTPXK Đồng Giao, 2013). Bảng 3.7. Tình hình thực hiện sản lượng giao khoán theo hợp đồng giao khoán SXNN Đội sản xuất Sản lượng giao khoán (tấn) Sản lượng thực tế (tấn) Tỷ lệ hoàn thành (%) Dứa Queen Dứa Cayen Tổng số Dứa Queen Dứa Cayen Tổng số 1. Yên lại 191,8 682,2 874 165,66 636,7 802,4 91,8 2. Hữu viện 271,2 772,0 1043 199,9 8411,0 1.041,0 99,8 3. Khe gồi 836,3 1.122,3 1.958,6 792,2 1.255,0 2.047,2 105,0 4. Hang nước 99,2 1.819,7 1.918,9 96,16 1.970,8 2.067,0 108,0 5. Bãi sải 405,0 1.388,0 1.793,0 423,8 1.414,4 1.837,3 102,0 6. Thống Nhất 132,0 740,0 872,0 114,9 847,7 962,6 110,0 7. Sòng vặn 134,4 618,6 753,0 149,1 674,0 823,0 109,0 8. Trại Vòng 59,1 784,0 843,0 18,2 855,3 873,5 104,0 9. Ghềnh 272,2 615,3 887,5 222,0 748,0 970,0 109,0 10. Miền Đông 74,6 466,0 540,6 32,0 305,0 337,0 62,3 11. Đền dâu 41,8 379,6 421,4 49,3 377,3 426,6 101,0 Tổng số 2.518 9.388 11.905 2.263 9.925 12.188 102,0 81 Theo kết quả tổng hợp của Phòng nông nghiệp của công ty, trong năm 2012 công ty đã ký hợp đồng giao khoán sản xuất nông nghiệp với 1.547 hộ dân trong 11 đội sản xuất. Tổng sản lượng giao khoán đối với tất cả các hộ dân trong năm là 11,9 ngàn tấn dứa nguyên liệu (bao gồm 2,5 ngàn tấn dứa Queen và 9,4 ngàn tấn dứa Cayen). Tổng sản lượng giao nộp thực tế trong năm đạt 12,2 ngàn tấn, vượt sản lượng giao khoán 2% (bảng 3.7). Tổng số hộ giao nộp vượt sản lượng giao khoán là 211 hộ với sản lượng vượt khoán là 426,1 tấn. Tuy nhiên cũng có khá nhiều hộ không hoàn thành sản lượng giao khoán do sâu bệnh, do xử lý dứa chín muộn, do bán ra bên ngoài...Sau khi công ty đã giảm sản lượng do sâu bệnh và chuyển sản sang năm sau do các hộ xử lý dứa chín muộn thì vẫn còn 102 hộ không hoàn thành mức sản lượng giao khoán với tổng sản lượng thiếu hụt là 259 tấn. Đội Miền Đông có tỷ lệ hoàn thành sản lượng giao khoán thấp nhất (chỉ đạt 62,3%) chủ yếu là do dứa xử lý chín muộn được chuyển sang thu hoạch trong năm sau và do một số diện tích dứa bị thu hồi đất phục vụ dự án xây dựng sân vận động và xây dựng khu dân cư mới. (3). Tình hình thực hiện giá thu mua sản phẩm dứa nguyên liệu Trong hợp đồng giao khoán sản phẩm nông nghiệp, giá thu mua sản phẩm dứa nguyên liệu đã được thỏa thuận và thống nhất với các hộ dân. Theo đó giá mua dứa nguyên liệu tùy thuộc vào chủng loại dứa (dứa Queen hay dứa Cayen), tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm (dứa loại 1, loại 2...). Trong năm 2012 công ty thu mua dứa nguyên liệu theo đúng giá trong hợp đồng đã ký kết được trình bày bảng 3.8 (Công ty CPTPXK Đồng Giao, 2013). Bảng 3.8. Giá thu mua dứa nguyên liệu của công ty CPTPXK Đồng Giao năm 2013 (đồng/kg) Thời vụ dứa Loại 1 Loại 2 1. Dứa chính vụ 2.500 1.840 2. Dứa xử lý - Thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 6 3.000 1.950 - Thu hoạch từ tháng 9 đến tháng 12 2.800 1.900 Trọng lượng quả dứa là chỉ tiêu cơ bản để phân loại chất lượng sản phẩm dứa nguyên liệu. Đối với dứa Cayen thì dứa loại 1 có trọng lượng từ 0,5 kg/quả trở lên 82 và dứa loại 2 là dứa có trọng lượng từ 0,35-0,5 kg/quả. Đối với dứa Queen thì loại 1 có trọng lượng từ 0,45 kg/quả trở lên và loại 2 có trọng lượng 0,3-0,45kg/quả. B
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_cac_hinh_thuc_lien_ket_trong_tieu_thu_non.pdf