Luận án Nghiên cứu chế tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của các vật liệu nano bạc tổ hợp Ag-polymer, Ag-TiO₂-GO, Ag-CoFe₂O₄-GO

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu chế tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của các vật liệu nano bạc tổ hợp Ag-polymer, Ag-TiO₂-GO, Ag-CoFe₂O₄-GO", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu chế tạo, tính chất và khả năng ứng dụng của các vật liệu nano bạc tổ hợp Ag-polymer, Ag-TiO₂-GO, Ag-CoFe₂O₄-GO

ớc hạt (thiết bị Zetasizer Ver. 6.20, Malvern – Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) và phổ UV-Vis (thiết bị DR6000). 2.3. Đặc trưng hình thái, cấu trúc và tính chất của vật liệu nano tổ hợp Ag-polymer 43 2.3.1. Đặc trưng hình thái, cấu trúc Hạt nano bạc (AgNPs) được tổng hợp bằng phương pháp hóa học sử dụng NaBH4 làm chất khử, PVP, tween 80, hoặc PHMB làm chất ổn định bề mặt. Sự hình thành của hạt nano bạc đã được chứng minh dựa trên quá trình khử ion bạc bởi NaBH4 theo phương trình 2.2 [95]. AgNO3 + NaBH4→ Ag + ½H2 + ½B2H6 + NaNO3 (2.2) Các chất hoạt động bề mặt hình thành lớp bảo vệ trên bề mặt của hạt nano bạc giúp phân tán và ổn định tốt chúng trong dung dịch [96]. Trong trường hợp sử dụng chất hoạt động bề mặt PVP, cơ chế hình thành lớp PVP bảo vệ trên bề mặt được P. Jiang và các đồng nghiệp [97] đề xuất như sau: hạt nano bạc có thể tương tác với PVP thông qua hình thành các liên kết phối trí với các nguyên tử oxy hoặc các phân tử nitơ có trong nhóm chức của PVP. Wang và cộng sự [96] cũng chỉ ra sự hình thành liên kết giữa hạt nano bạc với các nguyên tử oxy và nito, tuy nhiên họ cho rằng liên kết với nguyên tử nito sẽ đóng vai trò chính (Hình 2.3a). Hình 2.3. Cơ chế tạo thành và chỉnh sửa bề mặt hạt nano bạc bởi chất hoạt động bề mặt (a) PVP, (b) Tween 80 và (c) PHMB 44 Trong trường hợp sử dụng chất hoạt động bề mặt Tween 80, đây là chất ổn định không mang điện tích (non-ionic). Bởi vậy, tương tác giữa Tween 80 và hạt nano bạc dựa trên sự hấp phụ mạnh trên bề mặt nhờ các cấu trúc alkyl dài và liên kết C=C [98]. Bề mặt hạt nano bạc được phủ một lớp Tween 80, lớp này có tác dụng phân tán các hạt nano bạc dựa trên hiệu ứng đẩy không gian (Hình 2.3b) [57, 99]. PHMB tương tác với hạt nano bạc thông qua liên kết cộng hóa trị giữa nguyên tử bạc và nito. Sự phân tán ổn định lâu dài của hạt nano bạc sử dụng PHMB dựa trên liên kết bền này và tương tác đẩy tĩnh điện giữa các hạt nano bạc phủ PHMB tích điện dương. Cơ chế ổn định của AgNPs/PHMB sẽ được thảo luận kỹ hơn ở phần tiếp theo (mục 2.3.3). Đặc trưng cấu trúc và tính chất quang của vật liệu nano bạc tổ hợp với các polymer khác nhau được khảo sát bởi các phép phân tích nhiễu xạ tia X và phổ UV- vis. Hình 2.4 chỉ ra giản đồ nhiễu xạ tia X của nano bạc được tổ hợp với các polymer khác nhau (a) PVP, (b) Tween 80, (c) PHMB. Kết quả cho thấy rằng giản đồ nhiễu xạ tia X của tất cả các mẫu đều xuất hiện các đỉnh đặc trưng của tinh thể bạc kim loại tại ở 38,2o, 44,4o, 64,5o, 77,5o tương ứng với các mặt tinh thể (111), (200), (220), (311) theo phổ thẻ chuẩn JC PDS No. 04-0783. Kết quả này xác nhận sự hình thành tinh thể bạc kim loại với cấu trúc đơn pha trong các mẫu vật liệu tổ hợp. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng có sự khác biệt về cường độ và độ sắc nét của các đỉnh nhiễu xạ khi so sánh các mẫu hạt nano bạc. Cường độ và độ sắc nét của các đỉnh nhiễu xạ có liên hệ đến chất lượng tinh thể của mẫu. Các mẫu AgNPs/PVP và AgNPs/PHMB có chất lượng tinh thể tốt, trong khi mẫu AgNPs/Tween 80 có chất lượng tinh thể kém hơn trong cùng điều kiện chế tạo mẫu. Bên cạnh đó, kết quả tính toán kích thước tinh thể trung bình của AgNPs/PVP, AgNPs/Tween 80, AgNPs/PHMB từ bán độ rộng của đỉnh nhiễu xạ theo công thức Debye–Scherrer [100] (2.3) lần lượt là 15, 20 và 25 nm. Mẫu AgNPs/PHMB sử dụng PHMB làm chất hoạt động bề mặt cho kích thước hạt nano bạc lớn hơn so với PVP và Tween 80. 45 Trong đó, D là kích thước trung bình của tinh thể; k = 0,9 là hằng số Debye– Scherrer; ƛ = 0,15406 nm là bước sóng tia X; β là bán độ rộng đỉnh nhiễu xạ (rad); θ là góc nhiễu xạ Bragg. Hình 2.4. Giản đồ nhiễu xạ tia X của nano bạc được chức năng hóa bởi (a) PVP, (b) Tween 80, (c) PHMB Kết quả này được xác nhận thêm bởi phép phân tích phổ UV-vis của các mẫu. Hình 2.5 biểu diễn phổ UV-vis của AgNPs/PVP, AgNPs/Tween 80, AgNPs/PHMB. Mẫu AgNPs/PVP cho thấy một đỉnh hấp thụ cực đại tại vị trí ƛmax = 390 nm tương ứng với đỉnh hấp thụ đặc trưng của hạt nano bạc do hiệu ứng cộng hưởng Plasmon bề mặt (SPR) gây ra [20]. Các mẫu AgNPs/Tween 80 và AgNPs/PHMB cũng xuất hiện đỉnh hấp thụ đặc trưng của hạt nano bạc lần lượt tại ƛmax = 420 nm, và ƛmax = 425 nm. Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm đều chỉ ra rằng vị trí đỉnh hấp thụ SPR phụ thuộc mạnh vào hình dạng, kích thước cũng như môi trường xung quang hạt nano [20]. Điều này chỉ ra rằng kích thước hạt nano bạc của các mẫu sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ như sau: AgNPs/PHMB > 46 AgNPs/Tween 80 > AgNPs/PVP. Các kết quả này cho thấy rằng các chất hoạt động bề mặt có ảnh hưởng lớn tới khả năng phân tán, kích thước và chất lượng tinh thể của hạt nano bạc. Điều này đã được xác nhận bởi nhiều nghiên cứu đã công bố trước đó [57, 101, 102]. Hình 2.5. Phổ UV-vis của dung dịch nano bạc được chức năng hóa bởi (a) PVP, (b) Tween 80, (c) PHMB Phổ FTIR của các mẫu tại nhiệt độ phòng trong vùng từ 500 – 4000 cm-1 được thể hiện trong hình 2.6. Đối với mẫu AgNPs/PVP, phổ FTIR xuất hiện các dải hấp thụ đặc trưng từ 3100-3400 cm-1 tương ứng với dao động của liên kết C-H hoặc O-H (nước), tại 1642 cm-1 tương ứng với dao động kéo dãn của liên kết C=O, tại 1042 cm-1 tương ứng với dao động của nhóm CH2 hoặc dao động kéo dãn của liên kết N-H [96, 103]. Đối với mẫu AgNPs/Tween 80, phổ FTIR xuất hiện các dải hấp thụ đặc trưng tại 3100-3400 cm-1 tương ứng với dao động của liên kết O-H, tại 1666 cm-1 tương ứng với dao động kéo dãn của liên kết C=O hoặc C=C, tại 1070 cm-1 tương ứng với dao động của liên kết C-O-C [104]. Đối với mẫu AgNPs/PHMB, phổ FTIR xuất hiện các đỉnh đặc trưng tại 2134 cm-1 tương ứng với dao động kéo dãn của liên kết C=N, tại 1630 cm-1 tương ứng với phổ hấp thụ đặc trưng của nhóm amide I [105]. Thêm vào đó, trong phổ FTIR 47 của AgNPs/PHMB không xuất hiện đỉnh hấp thụ đặc trưng của nhóm amide II tại 1556 cm-1 [106] và xuất hiện thêm đỉnh hấp thụ tại 1022 cm-1 tương ứng với sự kéo dãn của liên kết C-N [107]. Các kết quả phân tích FTIR chỉ ra rằng các hạt nano bạc đã được chức hóa thành công bởi các nhóm chức năng của PVP, Tween 80 và PHMB. Hình 2.6. Phổ FTIR của (a) AgNPs/PVP, (b) AgNPs/Tween 80, và (c) AgNPs/PHMB 2.3.2. Đánh giá độ ổn định theo thời gian - Ảnh hưởng của polymer Để nghiên cứu độ ổn định theo thời gian của các vật liệu nano tổ hợp giữa hạt nano bạc và các polymer, chúng tôi sử dụng các phép đo phổ hấp thụ UV-vis và 48 phép đo thế zeta cũng như phân bố kích thước hạt (dựa trên hiện tượng tán xạ ánh sáng động – DLS - Dynamic Light Scattering). Kết quả đo phổ UV-vis của các mẫu sau khi chế tạo 2 h (đường màu đen) và sau 180 ngày bảo quản tại nhiệt độ phòng (đường màu đỏ) được trình bày trong hình 2.7. Hình 2.7. Phổ UV-vis của mẫu (a) AgNPs/PVP, (b) AgNPs/Tween 80, và (c) AgNPs/PHMB sau 180 ngày Ta thấy rằng cường độ của dải SPR của các mẫu AgNPs/PVP và AgNPs/Tween 80 bị giảm rất mạnh, đặc biệt là đối với mẫu AgNPs/Tween 80 (Hình 2.7b). Đây là kết quả của việc các hạt nano tự kết tụ trong thời gian lưu trữ, trong đó mẫu AgNPs/Tween 80 bị kết tụ gần như hoàn toàn (như ảnh nhỏ trong hình 2.7). Ngược lại, cường độ của dải SPR của AgNPs/PHMB chỉ có sự giảm nhẹ và sự dịch đỉnh từ 430 nm về 455 nm. Điều này có thể là do sự kết tụ nhỏ của các hạt nano AgNPs/PHMB gây ra. (a) (b) (c) 49 Để củng cố thêm các nhận định này, chúng tôi thực hiện các phép đo thế zeta đối với các mẫu. Điện tính bề mặt là một yếu tố quan trọng thể hiện khả năng phân tán ổn định của hạt nano trong dung dịch [108, 109]. Giá trị tuyệt đối của thế zeta của các hạt càng lớn hoặc sự thay đổi giá trị thế zeta của hạt sau thời gian lưu trữ càng nhỏ thì hạt càng phân tán ổn định trong dung dịch [110]. Kết quả đo thế zeta của các mẫu ngay sau khi chế tạo và sau khi lưu trữ 180 ngày được tóm tắt trong bảng 2.2. Bảng 2.2. Sự thay đổi thế zeta của các mẫu AgNPs/Tween 80, AgNPs/PVP, AgNPs/PHMB sau 180 ngày Mẫu Thế Zeta (mV) 2h 180 ngày ± (%) sự thay đổi sau 180 ngày AgNPs/PVP -14,7 -3,82 -74,01 AgNPs/Tween 80 -7,9 -0,02 -99,75 AgNPs/PHMB 31,5 26,5 -15,87 Kết quả cho thấy AgNPs/PHMB có giá trị thế zeta dương (31,5 mV) lớn so với các mẫu AgNPs/Tween 80 (-7,9 mV), AgNPs/PVP (-14,7 mV) và sự thay đổi thế zeta sau 180 ngày nhỏ hơn (15.87 % so với 74 % và 99 %). Các kết quả này xác nhận thêm rằng sự ổn định của AgNPs/PHMB là tốt hơn so với AgNPs/Tween 80 và AgNPs/PVP. Sự ổn định của AgNPs/PHMB cũng được xác nhận thêm bởi phép đo phân bố kích thước hạt dựa trên hiệu ứng tán xạ ánh sáng động (Hình 2.8). Có thể quan sát thấy hai vùng phân bố kích thước hạt trong phổ phân bố kích thước hạt của các mẫu với kích thước hạt thủy động học trung bình được xác định lần lượt là khoảng 60 và 105 nm. Đã có sự tăng kích thước thủy động học trung bình của hạt nano sau 180 ngày lưu trữ. Các kết quả phân tích này hoàn toàn phù hợp với các phép đo UV-Vis ở trên, cũng như các phép đo thế zeta của các mẫu. 50 Hình 2.8. Phổ phân bố kích thước thủy động của hạt nano Ag trong mẫu AgNPs/PHMB (a) 2h, (b) 180 ngày - Ảnh hưởng của nồng độ PHMB Để bổ sung thêm căn cứ cho việc đánh giá độ ổn định của AgNPs/PHMB, chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của nồng độ PHMB đầu vào ở các giá trị nồng độ từ 0,01 mg/ml đến 0,04 mg/ml thông qua phổ UV-vis. Kết quả theo dõi phổ UV-vis của mẫu sau khi chế tạo (đo sau 2h) và sau 30 ngày bảo quản ở nhiệt độ phòng được chỉ ra trong hình 2.9. Ta thấy rằng, có sự dịch chuyển đỉnh hấp thụ cực đại và giảm cường độ đáng kể dải SPR trong các mẫu chế tạo sau 30 ngày bảo quản. Trong đó, sự thay đổi lớn nhất cả về vị trí đỉnh hấp thụ cực đại và cường độ dải SPR xảy ra ở các mẫu sử dụng nồng độ PHMB tương ứng với tỷ lệ 0,03 mg/ml và 0,04 mg/ml. Đối với mẫu sử dụng nồng độ PHMB 0,01 mg/ml, mặc dù không có sự suy giảm về cường độ, nhưng vị trí đỉnh hấp thụ cực đại cũng có sự thay đổi. Sự thay đổi trên được cho là do kích thước của các hạt nano bạc đã bị thay đổi [21] và hiện tượng kết tụ của các 51 hạt nano bạc trong thời gian bảo quản [102]. Điều này cũng phù hợp với lập luận trong một số công bố trước đây về ảnh hưởng của nồng độ PHMB đến kích thước và độ ổn định của các hạt nano bạc [41, 106]. Trong các mẫu chế tạo, mẫu sử dụng nồng độ PHMB với tỷ lệ 0,02 mg/ml cho thấy khả năng ổn định tốt hơn các mẫu còn lại. Vị trí đỉnh hấp thụ cực đại không có sự dịch chuyển và sự suy giảm cường độ dải SPR là không đáng kể. Hình 2.9. Phổ UV-vis của mẫu AgNPs/PHMB với các nồng độ PHMB thay đổi (a) 0,01; (b) 0,02; (c) 0,03; (d) 0,04 mg/ml sau 2h và 30 ngày So sánh thời gian ổn định của một số dung dịch keo nano bạc sử dụng các chất ổn định khác nhau trong các công bố trước đây (Bảng 2.3) cho thấy, AgNPs được chức năng hóa bởi PHMB cho thời gian ổn định dài hơn. Khả năng ổn định 52 theo thời gian của AgNPs/PHMB hứa hẹn sẽ mở ra nhiều sự lựa chọn cho các ứng dụng thực tế. Bảng 2.3. So sánh khả năng ổn định của một số dung dịch keo nano bạc sử dụng các chất ổn định khác nhau Phương pháp chế tạo Tiền chất/chất khử Chất ổn định Điều kiện bảo quản/chỉ tiêu theo dõi Thời gian ổn định (ngày) TLTK Tổng hợp hóa học AgNO3/ Citrate Citrate/ Gelatin - Nhiệt độ phòng; - UV-vis, zeta, TEM, DLS 118 [102] Tổng hợp hóa học AgNO3/ NaBH4 Aminosilanes - Nhiệt độ phòng; - UV-vis, quan sát màu 30 [43] Tổng hợp hóa học AgNO3/ NaBH4 β- cyclodextrin, adamantine - Nhiệt độ phòng; - UV-vis 14 [111] Tổng hợp hóa học AgNO3/ NaBH4 Dodecanethiol - Nhiệt độ phòng; - UV-vis, TEM 60 [112] Tổng hợp xanh AgNO3/ NaBH4 L-cysteine - Nhiệt độ phòng; - TEM 60 [113] Tổng hợp sinh học AgNO3/ Sinh khối vi khuẩn Sinh khối vi khuẩn - Nhiệt độ phòng; - UV-vis, zeta, TEM 90 [114] Tổng hợp hóa học AgNO3/ NaBH4 PHMB - Nhiệt độ phòng; - UV-vis, zeta, DLS 180 Luận án 2.3.3. Cơ chế ổn định hạt nano bạc bởi PHMB Cơ chế ổn định lâu dài của các hạt nano bạc bởi PHMB được đề xuất như trong mô tả trên hình 2.10. Dựa trên cấu hình điện tử của nguyên tử bạc (Ag0) là [Kr] 4d105s1, trong đó có nhiều orbital còn trống tại phân lớp ngoài của nguyên tử bạc như 5p05d0. Trong khi đó, các vị trí của nguyên tử nitro trong các nhóm - H– and/or - = có dư các cặp điện tử tự do (cặp điện tử cộng hóa trị không liên kết). Bởi vậy, liên kết phối trí giữa nguyên tử bạc và nguyên tử nito được tạo ra trên cơ sở các cặp điện tử tự do này. Điều này cũng đã được chỉ ra bởi nhiều nghiên cứu 53 trước [41, 115]. Nhận định này cũng được xác nhận bởi kết quả phân tích FTIR của chúng tôi. Kết quả là các phân tử PHMB sẽ bao bọc xung quanh hạt nano bạc như trên hình 2.10a. Hình 2.10. Mô hình cơ chế đề xuất cho sự hình thành và ổn định theo thời gian của AgNPs/PHMB Hơn nữa, với tương tác giữa các nguyên tử bạc và các phân tử PHMB (Hình 2.10b) tạo cho bề mặt của các hạt nano bạc được tích điện dương [41]. Điều này cũng được chứng minh bởi kết quả đo thế zeta của chúng tôi. Tính ổn định của lớp chắn tĩnh điện này được duy trì bởi liên kết bền Ag-N. Với các lớp chắn tích điện dương trên bề mặt, các hạt nano AgNPs/PHMB sẽ có xu hướng đẩy nhau và tồn tại độc lập trong dung dịch thông qua lực đẩy tĩnh điện. Do đó, lực đẩy tĩnh điện của các chất ổn định trên bề mặt hạt nano bạc được coi là một yếu tố quan trọng để cải thiện tính ổn định của các hạt nano bạc [102]. Có thể thấy rằng độ ổn định của các mẫu giảm dần theo thứ tự AgNPs/PHMB, AgNPs/PVP, AgNPs/Tween 80. Do PHMB và PVP thể hình thành liên kết phối trí giữa Ag và phân tử N trong cấu trúc của PHMB và PVP. Tuy nhiên PHMB có khả năng ổn định tốt hơn do được tăng cường bởi lớp đẩy điện tích giữa các hạt. Với độ ổn định tốt trong thời gian dài lưu trữ và bề mặt các hạt nano có chứa nhiều các nhóm chức hữu cơ như –NH, –NH2, AgNPs/PHMB được chọn cho 54 thử nghiệm ứng dụng phát hiện ion Mn2+ và thuốc bảo vệ thực vật Thiram bởi các nhóm amin có trong cấu trúc của PHMB có khả năng tạo thành tương tác đặc hiệu với ion Mn2+ và thuốc bảo vệ thực vật Thiram [66]. 2.4. Thử nghiệm khả năng ứng dụng vật liệu nano bạc tổ hợp với PHMB trong phát hiện ion Mn2+ và thuốc bảo vệ thực vật Thiram 2.4.1. Thử nghiệm vật liệu nano tổ hợp AgNPs/PHMB cho phát hiện ion Mn2+ a) Ảnh hưởng của pH Độ pH của dung dịch là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự kết tụ của hạt nano bạc cũng như tương tác của các nhóm chức với ion kim loại. Để nghiên cứu ảnh hưởng của pH lên khả năng phát hiện ion Mn2+ của phương pháp, chúng tôi thực hiện các phép đo phổ hấp thụ của AgNPs/PHMB khi thêm 10 mM Mn2+ trong điều kiện pH dung dịch khác nhau (từ pH 3,5 đến pH 9,0). Kết quả được chỉ ra trên hình 2.11. Hình 2.11. Ảnh hưởng của pH đến sự kết tụ của AgNPs/PHMB khi bổ sung ion Mn2+ Có thể thấy rằng trong điều kiện pH dưới 6,5 không có sự thay đổi đáng kể nào trong phổ hấp thụ UV-Vis của AgNPs/PHMB sau khi thêm Mn2+ do nhóm – NH2 của PHMB được nhận thêm H+ để tạo thành nhóm -NH3+ tích điện dương cản 55 trở sự tạo thành liên kết với ion Mn2+. Khi pH dung lớn hơn 8, sụ tự kết tụ của AgNPs/PHMB cũng như sự tạo thành kết tủa Mn(OH)2 sẽ xuất hiện. Trong khoảng pH 6,5 đến pH 7,5, ta thấy sự thay đổi đáng kể của cường độ và vị trí đỉnh hấp thụ đặc trưng của AgNPs/PHMB, do đó, pH được chọn cho các thử nghiệm tiếp theo sẽ được chọn trong khoảng từ pH 6,5 đến pH 7,5. Ở đây, chúng tôi lựa chọn pH 7,5 cho các thử nghiệm tiếp theo. b) Xác định độ nhạy Quan sát phổ UV-vis của AgNPs/PHMB với các nồng độ ion Mn2+ khác nhau (Hình 2.12a), chúng tôi thấy rằng, cường độ đỉnh hấp thụ cực đại của AgNPs/PHMB giảm khi nồng độ ion Mn2+ tăng. Thêm vào đó, có sự dịch đỉnh đặc trưng này về phía bước sóng dài hơn (Dịch đỏ) do sự kết tụ của các hạt AgNPs/PHMB thông qua ion Mn2+ với vai trò kết nối. Tính toán cường độ hấp thụ của các mẫu chúng tôi thấy rằng tỉ lệ cường độ (A0/A) phụ thuộc tuyến tính theo nồng độ ion Mn2+ trong dải nồng độ từ 5-100 mM (Hình 2.12b). Giới hạn phát hiện của phương pháp được tính toán vào khoảng 0.22 mM. Các kết quả này cho thấy AgNPs/PHMB có thể được dùng trong các thử nghiệm đo màu nhằm phát hiện nhanh các ion Mn2+. Hình 2.12. (a) phổ UV-Vis của dung dịch AgNPs/PHMB chứa nồng độ ion Mn2+ khác nhau từ 0 đến 100 mM và (b) đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của tỉ lệ cường độ đỉnh hấp thụ (Ao/A) theo nồng độ ion Mn2+ 56 c) Đánh giá độ chọn lọc Để đánh giá độ chọn lọc của phương pháp, chúng tôi tiến hành thêm 10 mM dung dịch các ion Ni2+ và Co2+ vào dung dịch AgNPs/PHMB. Phổ UV-Vis của dung dịch AgNPs/PHMB trước và sau khi thêm các ion Co2+, Ni2+, Mn2+ (10 mM) được chỉ ra trên hình 2.13. Hình 2.13. Phổ UV-vis của AgNPs/PHMB với các loại ion khác (Ni2+, Co2+, Mn2+) với nồng độ 10 mM Khi thêm các ion Co2+, Ni2+, phổ UV-vis của AgNPs/PHMB không thể hiện sự thay đổi đáng kể nào. Trong khi đó, phổ UV-vis của AgNPs/PHMB sau khi thêm ion Mn2+ (đường iv) thể hiện sự thay đổi rất lớn về cường độ và vị trí đỉnh hấp thụ so với dung dịch AgNPs/PHMB (đường i), và dung dịch AgNPs/PHMB thêm ion Ni2+ (đường ii) hay dung dịch AgNPs/PHMB thêm ion Co2+ (đường iii). Kết quả thu được cho thấy rằng, AgNPs/PHMB có khả năng phát hiện chọn lọc đối với ion Mn2+ so với Co2+ và Ni2+. d) Thử nghiệm khả năng phát hiện ion Mn2+ trong mẫu thực Để đánh giá khả năng ứng dụng thực tế của phương pháp, chúng tôi tiến hành pha dung dịch chứa ion Mn2+ vào mẫu nước hồ ở các nồng độ khác nhau từ 0,5 đến 50 mM. Sau đó tiến hành quy trình phát hiện giống như miêu tả ở trên 57 (Hình 2.2), kết quả được chỉ ra trong bảng 2.4. Khả năng phát hiện ion Mn2+ trong mẫu thực được tính toán ở mức từ 88 – 102% với độ lệch chuẩn (RSD) < 3,1% (n=3). Bảng 2.4. Khả năng phát hiện ion Mn2+ trong mẫu thực Mẫu Nồng độ Mn2+ (mM) % phát hiện RSD (%) (n=3) Bổ sung Phát hiện 1 0,5 0,44 88 0,09 2 1 0,95 95 0,15 3 10 9,3 93 1,70 4 30 30,4 101 2,2 5 50 51,0 102 3,1 e) Cơ chế phát hiện ion Mn2+ của AgNPs/PHMB Như mô tả trong mục 2.3, khi AgNPs kết hợp với PHMB, bề mặt của AgNPs sẽ chứa các nhóm chức amino tự do (–NH2) tại một đầu của PHMB (Hình 2.10). Các nhóm chức này có khả năng tương tác và bắt cặp với các ion kim loại, ví dụ như ion Mn2+. Cơ chế phát hiện ion Mn2+ dựa trên các thử nghiệm đo màu dùng AgNPs/PHMB được đề xuất như chỉ ra trên hình 2.14. Hình 2.14. Mô hình đề xuất cơ chế kết tụ của AgNPs/PHMB trong sự có mặt của ion Mn2+ 58 Trong hình 2.14, AgNPs đóng vai trò là một bộ phận cảm nhận chuyển đổi tín hiệu dựa trên hiệu ứng plasmon bề mặt và các nhóm chức (–NH2) của phân tử PHMB đóng vai trò bắt cặp với ion Mn2+ thông qua sự hình thành liên kết phối trí trên cơ sở cặp điện tử độc thân của nguyên tử nitơ. Sự bắt cặp này dẫn đến sự hình thành các liên kết kiểu gọng kìm kéo gần khoảng cách giữa các hạt nano bạc gây ra sự dịch đỉnh phổ hấp thụ của Ag/PHMB. Ngoài ra, sự tạo thành liên kết gọng kìm này còn phá vỡ sự ổn định tạo ra bởi tương tác tĩnh điện giữa các hạt nano gây ra sự kết tụ của các hạt nano bạc dẫn tới sự giảm cường độ đỉnh hấp thụ của chúng [19]. Những sự thay đổi trên đều dẫn đến sự thay đổi về màu sắc của dung dịch nano bạc. Bởi vậy, cơ chế phát hiện ion Mn2+ dựa trên các xét nghiệm đo màu là sự kết tụ và giảm khoảng cách giữa các hạt nano Ag/PHMB do sự hình thành liên kết giữa chúng thông qua các ion Mn2+ [46]. Sự tạo thành liên kết này có tính chọn lọc do các ion Mn2+ có cấu hình 3d5 giả đầy và bán kính ion lớn rất dễ dàng hình thành liên kết phối trí mạnh với nguyên tử nitơ của nhóm (nhóm –NH2). 2.4.2. Thử nghiệm vật liệu nano tổ hợp AgNPs/PHMB cho phát hiện Thiram a) Ảnh hưởng của pH Độ pH của dung dịch có ảnh hưởng mạnh đến trạng thái bề mặt của các hạt nano AgNP
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_che_tao_tinh_chat_va_kha_nang_ung_dung_cu.pdf
2. BC tóm tắt V12.pdf
2. Bia BC tóm tắt V12.pdf
3. Trích yếu luận án.pdf
4. Thông tin đưa lên mạng-tiếng việt.pdf
5. Thông tin đưa lên mạng-tiếng anh.pdf