Luận án Nghiên cứu chuyển pha, trật tự từ và hiệu ứng từ nhiệt trong các hệ vật liệu perovskite nền La₀,₇A₀,₃MnO₃ (A = Ca, Sr, Ba)

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu chuyển pha, trật tự từ và hiệu ứng từ nhiệt trong các hệ vật liệu perovskite nền La₀,₇A₀,₃MnO₃ (A = Ca, Sr, Ba)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu chuyển pha, trật tự từ và hiệu ứng từ nhiệt trong các hệ vật liệu perovskite nền La₀,₇A₀,₃MnO₃ (A = Ca, Sr, Ba)

(5) bệ đỡ, (6) cần rung, (7) mẫu đo, (8) cuộn dây thu tín hiệu, (9) các cực nam châm; và hình ảnh các thiết bị đo: (b) Hệ VSM; (c) Hệ MPMS SQUID. Trong luận án này, các phép đo đường cong từ nhiệt M(T) và các đường cong từ hóa M(H) được ghi nhận trong quá trình tăng nhiệt với bước nhảy nhiệt độ là 2 K, được thực hiện trên hệ VSM và hệ đo các tính chất từ MPMS SQUID (Hình 3.5b,c). Trong đó, hệ VSM đặt tại Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam có độ nhạy khoảng 10-3 emu, từ trường hoạt động từ -12 kOe đến 12 kOe, nhiệt độ đo từ 77 - 1000 K. Hệ VSM đặt tại đại học quốc gia Chungbuck, Hàn Quốc với từ trường hoạt động từ -10 kOe đến 10 kOe, nhiệt độ đo từ 100 - 400 K. Hệ MPMS SQUID đặt tại Viện nghiên cứu tiêu chuẩn và khoa học Hàn Quốc (Korea Research Institute of Standards and Science, KRISS) có độ nhạy đạt cỡ 10-8 emu, dải nhiệt độ đo từ 5-400 K và khoảng từ trường hoạt động từ -50 kOe đến 50 kOe. Các hệ đo này đều được ghép nối máy tính và có chương trình đo tự động. Số liệu thu được ở dạng số và thuận tiện cho phân tích trên các phần mềm thương mại như KaleidaGraph hoặc Origin Lab. 61 Kết luận chương 3 Các kỹ thuật thực nghiệm sử dụng trong luận án đã được giới thiệu. Trong đó trình bày chi tiết phương pháp và các điều kiện công nghệ chế tạo các hệ vật liệu dạng khối gồm: La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0-0,1), La0,7Ca0,3-xAxMnO3 (A = Sr, Ba; x = 0-0,3), La0,7Sr0,3Mn1-xCoxO3 (x = 0-1) và hệ vật liệu cấu trúc nano La0,7Ca0,275Ba0,025MnO3 với kích thước tinh thể thay đổi trong khoảng 38-200 nm Phần lớn các thí nghiệm được tiến hành trên các thiết bị đặt tại Phòng Thí nghiệm trọng điểm Vật liệu và Linh kiện Điện tử, Viện Khoa học vật liệu, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam. Một số thí nghiệm khác được tiến hành tại Đại học quốc gia Chungbuk và Viện Nghiên cứu tiêu chuẩn và Khoa học Hàn Quốc, Hàn Quốc. Đây là các hệ thiết bị hiện đại và có độ tin cậy cao. CHƯƠNG 4 CHUYỂN PHA VÀ HIỆU ỨNG TỪ NHIỆT CỦA HỆ VẬT LIỆU La0,7-xNaxCa0,3MnO3 Như đã trình bày trong phần tổng quan, vật liệu La0,7Ca0,3MnO3 dạng mẫu khối hoặc đơn tinh thể biểu hiện chuyển pha bậc một tại TC ≈ 260 K và cho vùng 62 chuyển pha rất hẹp, mặc dù giá trị |ΔSM| đạt tới 5 J/kgK (ΔH = 10 kOe) [36]. Do đó, để tăng khả năng ứng dụng của vật liệu này trong vùng nhiệt độ phòng, nhiều nhóm tác giả đã thay thế một phần La/Ca bằng các nguyên tố hóa trị một (Na, K...). Không như việc thay thế các nguyên tố hoá trị hai cho Ca (như sẽ được đề cập trong Chương 5), khi thay thế các nguyên tố hoá trị một cho Ca thường cho thấy sự không ổn định về quy luật thay đổi TC và độ lớn MCE trong các nghiên cứu khác nhau trên cùng một hệ vật liệu. Chúng tôi cho rằng sự thay thế này đã làm ảnh hưởng đồng thời tới cả hai yếu tố quan trọng đối với tính chất từ của LCMO, đó là bán kính ion trung bình tại vị trí A và số cặp tương tác trao đổi của các ion Mn3+ và Mn4+. Do đó, chỉ cần một thay đổi nhỏ trong công thức hợp phần hoặc trong điều kiện công nghệ chế tạo vật liệu sẽ dẫn đến kết quả rất khác biệt giữa các nhóm nghiên cứu. Ngoại trừ các trường hợp thay thế Li và Ag cho La/Ca trong LCMO không cải thiện đáng kể nhiệt độ TC [150], [151], các công bố về việc thay thế K hoặc Na đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng làm cơ sở hữu ích cho nghiên cứu của chúng tôi. Koubaa và cộng sự [152] đã công bố một kết quả đáng chú ý về hiệu ứng từ nhiệt trên hệ La0,65Ca0,35-xKxMnO3 (x = 0,05-0,2). Sự gia tăng nồng độ K từ 0,05 đến 0,2 đã làm nhiệt độ TC tăng tương ứng từ 274-310 K và độ biến thiên entropy từ cực đại |ΔSM| tăng từ 3,5 đến 5,8 J/kgK (ΔH = 50 kOe). Hơn nữa, với nồng độ x = 0,1, vật liệu có MCE tại nhiệt độ phòng với RCP = 313 J/kg, đạt tới 76% so với Gd trong cùng ΔH = 50 kOe [153]. Trái lại Bejar và cộng sự [154] cho rằng sự thay thế K cho Ca trong hệ La0,7Ca0,3-xKxMnO3 (x = 0,05; 0,075; 0,1) làm giảm |ΔSM| (3,95-3,49 J/kgK tại ΔH = 20 kOe) và TC tăng từ 270 K với x = 0,05 lên đến cực đại chỉ là 281 K với x = 0,075, rồi lại giảm xuống đến 272 K với x = 0,1. Trong một nghiên cứu khác, Koubaa và cộng sự [155] cũng chỉ ra sự gia tăng nhiệt độ chuyển pha và |ΔSM| khi thay thế Na cho Ca trong hợp chất La0,65Ca0,35-xNaxMnO3 (x = 0-0,25). Khi hàm lượng Na tăng, TC tăng từ 248 K với x = 0 đến cực đại 315 K với x = 0,2. Trong khi đó độ biến thiên entropy từ cực đại của hai mẫu này thu được là khá nhỏ, |ΔSM| tương ứng chỉ đạt 1,45 và 2,04 J/kgK bằng khoảng 23 và 32% so với Gd [9] trong cùng ΔH = 20 kOe. Ngược lại Ho và cộng sự [156] nhận định, nhiệt độ TC có thể tăng nhưng |ΔSM| sẽ suy giảm khi Na thay thế cho Ca trong hệ La0,7Ca0,3-xNaxMnO3 (x = 0,03-0,09). Trong nghiên cứu này mặc dù các giá trị |ΔSM| thu được là tương 63 đối lớn (Bảng 4.4), tuy nhiên nhiệt độ chuyển pha thay đổi không đáng kể, TC chỉ tăng từ 260 K với x = 0,03 cho đến 271 K với x = 0,09. Một điều đáng lưu ý là các tác giả đã cho thấy tại nồng độ x = 0,06, vật liệu biểu hiện giao giữa FOPT và SOPT với khả năng làm lạnh tương đối đạt 186 J/kg cao hơn hai mẫu còn lại là 181 J/kg với x = 0,03 (FOPT) và 180 J/kg với x = 0,09 (SOPT) trong ΔH = 40 kOe. Nhìn chung, đối với việc thay thế Na cho Ca đã cải thiện được nhiệt độ chuyển pha TC của LCMO, nhưng khi nồng độ Na cao đã gây ra sự suy giảm nhanh giá trị từ độ của vật liệu dẫn đến làm giảm đáng kể độ lớn của MCE. Do đó, việc lựa chọn nồng độ Na thích hợp, sao cho vật liệu có phẩm chất từ tốt và hiệu ứng từ nhiệt cao ở vùng nhiệt độ phòng là chủ đề cần được quan tâm nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi thực hiện thay thế một phần La bằng Na trong LCMO theo công thức danh định La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05 và 0,1) và nghiên cứu tính chất từ cũng như hiệu ứng từ nhiệt của vật liệu. Kết quả của chúng tôi chỉ ra, mặc dù Na thay thế cho La không làm biến đổi hệ cấu trúc tinh thể của LCMO nhưng ảnh hưởng mạnh đến bậc chuyển pha (làm biến đổi bản chất chuyển pha từ FOPT sang SOPT), làm tăng giá trị TC và mở rộng vùng chuyển pha sắt từ - thuận từ, qua đó góp phần cải thiện đáng kể khả năng làm lạnh của vật liệu LCMO. Một điều đáng lưu ý, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng trực tiếp bộ số liệu từ độ phụ thuộc nhiệt độ đo tại các từ trường khác nhau M(T, H) để đánh giá độ lớn MCE thông qua mô hình hiện tượng luận do Hamad đề xuất [45]. Đây là một phưong pháp nghiên cứu MCE rất phù hợp với điều kiện thực nghiệm tại Việt Nam, khi các hệ đo từ trong nước thường hạn chế về các phép đo đẳng nhiệt tại các vùng nhiệt độ lớn hơn hoặc nhỏ hơn nhiệt độ phòng. Sự hợp lý và tương đồng của các kết quả xác định ΔSm(T) bằng số liệu M(T, H) theo mô hình hiện tượng luận (phương trình (1.18)) của Hamad [45] và bằng số liệu M(H, T) theo phương trình (1.7) đã được chúng tôi và một số tác giả khác khẳng định trong các nghiên cứu gần đây [47], [48], [157]. 4.1. Cấu trúc tinh thể của hệ La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05 và 0,1) Hệ mẫu gốm La0,7-xNaxCa0,3MnO3 với x = 0; 0,05 và 0,1 sau khi chế tạo, được tiến hành đo nhiễu xạ tia X mẫu bột tại nhiệt độ phòng. Hình 4.1 trình bày 64 giản đồ nhiễu xạ tia X (XRD) của các mẫu. Chúng ta nhận thấy các vạch nhiễu xạ đều sắc nét và có cường độ lớn. Đây là các dấu hiệu cho thấy vật liệu đã chế tạo có độ kết tinh cao. Kết quả phân tích định tính pha tinh thể cho thấy tất cả các vạch nhiễu xạ trên giản đồ đều thuộc pha tinh thể perovskite. Ngoài ra chúng tôi không quan sát thấy sự có mặt của bất kỳ vạch nhiễu xạ lạ nào khác, điều này chứng tỏ các mẫu đã chế tạo hoàn toàn đơn pha tinh thể perovskite La0,7-xNaxCa0,3MnO3. Giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu hoàn toàn phù hợp với thẻ chuẩn PDF số 49-0416 [158] trong cơ sở dữ liệu tinh thể học quốc tế, trong đó các chỉ số Miller của các đỉnh XRD thuộc về cấu trúc trực giao (nhóm không gian Pnma). Hình 4.1. Giản đồ XRD của hệ La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05 và 0,1). Khi phân tích chi tiết giản đồ nhiễu xạ tia X của các mẫu, chúng tôi nhận thấy một số đỉnh XRD có sự thay đổi về hình dạng và thể hiện đỉnh kép rõ nét hơn khi nồng độ Na tăng lên (hình nhỏ trong Hình 4.1). Biểu hiện này cho thấy việc thay thế một phần La bằng Na đã có tác động làm thay đổi giá trị các tham số mạng của pha tinh thể La0,7-xNaxCa0,3MnO3. Trên cơ sở số liệu XRD mẫu bột tại nhiệt độ phòng của các mẫu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tính Rietveld (Rietveld refinement) để tính toán các giá trị hằng số mạng. Hình 4.2 trình bày giản đồ XRD cùng với kết quả phân tích 65 Rietveld của mẫu đại diện x = 0,1. Các kết quả thu được từ phân tích Rietveld của hệ mẫu La0,7-xNaxCa0,3MnO3 được trình bày trong Bảng 4.1. Từ Bảng 4.1 ta thấy thể tích của ô đơn vị (V) tăng nhẹ khi nồng độ Na tăng. Sự gia tăng của V được cho là liên quan đến sự thay thế của ion Na+ với bán kính lớn hơn cho ion La3+ với bán kính nhỏ hơn trong vị trí A. Bên cạnh đó, chúng ta có thể thấy độ dài liên kết Mn-O giảm, trong khi góc liên kết Mn-O-Mn tăng theo sự gia tăng nồng độ Na. Hình 4.2. Giản đồ phân tích Rietveld của mẫu đại diện La0,6Na0,1Ca0,3MnO3 (x = 0; 0,05; 0,1). Theo các nghiên cứu đã công bố trước đây, tính chất điện từ của các hệ vật liệu perovskite nền manganite phụ thuộc mạnh vào nồng độ của các ion Mn3+, Mn4+ và có thể được điều chỉnh bằng cách pha tạp các nguyên tố phù hợp tại vị trí A. Khi đó những yếu tố như bán kính ion trung bình tại vị trí A (), phương sai bán kính đối với giá trị trung bình ( 2 2 2 i i Ay r r ) và thừa số dung hạn Goldsmith (τ) trở thành những nhân tố quan trọng trong việc giải thích sự thay đổi các tính chất điện-từ của vật liệu perovskite. Dựa trên bảng bán kính ion của Shannon [159], vị trí của A có số phối trí XII, do đó bán kính của các ion La3+, Ca2+ và Na+ tương ứng là rLa3+ = 1,36; rCa2+ = 1,34 và rNa+ = 1,39 Å. Vị trí của B có số phối trí VI do đó bán kính ion của Mn3+ và Mn4+ là rMn3+ = 0,645 và rMn4+ = 0,53 Å. 66 Từ đó giá trị của ( = (0,7 - x)rLa3+ + (x)rNa+ + 0,3rCa2+), σ2 và τ đã được xác định và được liệt kê trong Bảng 4.1. Dễ thấy, các tham số này tăng đơn điệu theo nồng độ Na. Thừa số dung hạn tăng từ 0,9686 đến 0,9809 với x từ 0 đến 0,1 cho thấy sự giảm biến dạng trong cấu trúc của La0,7-xNaxCa0,3MnO3 theo sự gia tăng của nồng độ Na. Bảng 4.1. Các tham số cấu trúc của hệ La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0, 0,05 và 0,1). Mẫu x = 0 x = 0,05 x = 0,1 a (Å) 5,4577 5,4497 5,4496 b (Å) 7,7066 7,7154 7,7189 c (Å) 5,4742 5,4776 5,4779 V (Å3) 230,25 230,31 230,43 Mn-O (Å) 1,9296 1,9289 1,9262 Mn-O-Mn (o) 163,36 163,79 164,93 (Å) 1,354 1,3555 1,357 σ2 (10−4 Å2) 0,8413 1,4485 2,0106 τ 0,9686 0,9747 0,9809 W ~ ω (10−2) 9,915 9,932 9,995 4.2. Tính chất từ của hệ La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05 và 0,1) Hình 4.3(a) biểu diễn sự phụ thuộc của từ độ theo nhiệt độ tại H =100 Oe (được chuẩn hoá theo giá trị từ độ tại T = 100 K) đo trong chế độ làm lạnh không có từ trường của hệ vật liệu La0,7-xNaxCa0,3MnO3. Từ các đường cong này, chúng ta thấy các mẫu đều có một chuyển pha sắt từ-thuận từ khi nhiệt độ tăng và độ sắc nét của chuyển pha giảm dần theo sự gia tăng nồng độ Na thay thế cho Ca. Để xác định nhiệt độ chuyển pha TC, chúng tôi xây dựng đường cong vi phân bậc nhất từ độ theo nhiệt độ, dM/dT phụ thuộc T, của các mẫu (Hình 4.3(b)). 67 (b)(a) H = 100 Oe 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 100 150 200 250 300 350 0.1 0.05 0 T (K) M (T )/ M (1 0 0 K ) -1.2 -1 -0.8 -0.6 -0.4 -0.2 0 100 150 200 250 300 350 0.1 0.05 0 d M /d T T (K) H = 100 Oe Hình 4.3. (a) Các đường cong từ nhiệt tương đối M(T)/M(100 K), (b) dM/dT phụ thuộc nhiệt độ đo trong chế độ làm lạnh không có từ trường tại H = 100 Oe của hệ La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05; 0,1). Nhiệt độ chuyển pha TC của các mẫu được xác định tại điểm cực tiểu trong biểu diễn dM/dT phụ thuộc T của các mẫu. Ta thấy, khi chưa pha tạp Na (x = 0) TC có giá trị là 260 K và dịch chuyển dần đến vùng nhiệt độ phòng khi nồng độ Na tăng, TC = 284 K với x = 0,05 và TC = 298 K với x = 0,1. Xu hướng thay đổi nhiệt độ TC mà chúng tôi quan sát thấy trong hệ vật liệu này rất phù hợp với kết quả công bố trước đây của Koubaa và cộng sự [155]. Sự tăng nhiệt độ TC của hệ vật liệu La0,7- xNaxCa0,3MnO3 có thể được giải thích một cách định tính là do sự tăng bán kính ion trung bình tại vị trí A dẫn đến sự thay đổi các tham số cấu trúc cũng như cường độ tương tác sắt từ. Ion Na+ với bán kính rNa+ = 1,39 Å thay thế cho các ion La3+/Ca2+ nhỏ hơn (với rLa3+ = 1,36 Å và rCa2+ = 1,34 Å) làm gia tăng bán kính ion trung bình và thừa số dung hạn τ như kết quả đã chỉ ra trong Bảng 4.1. Ngoài ra, việc giảm độ dài liên kết Mn-O và sự gia tăng góc liên kết Mn-O-Mn như đã được xác nhận sẽ làm tăng sự xen phủ giữa quỹ đạo 3d của ion Mn và quỹ đạo 2p của ion oxy, những yếu tố này góp phần làm tăng cường độ tương tác trao đổi kép FM, kết quả là làm tăng nhiệt độ chuyển pha TC. Quy luật thay đổi TC khi bán kính ion trung bình tăng cũng được quan sát thấy trong một số LCMO pha tạp vào vị trí A các ion có bán kính lớn hơn La3+/Ca2+ như Ag+, K+, Sr2+ và Ba2+ [32], [154], [156], [150], [160], [161], [162]... hoặc trong các hợp chất La0,34R0,33Ba0,33MnO3 với R = Pr, Nd, Sm và Gd [163]. 68 Về mặt định lượng, sự thay đổi nhiệt độ TC có thể được đánh giá thông qua bề rộng dải dẫn W, là tham số ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ tương tác trao đổi kép. Bề rộng dải dẫn phụ thuộc vào góc liên kết (φ = Mn-O-Mn) và độ dài liên kết (l = Mn-O) theo biểu thức sau [164]: W ~ 3,5 cos ( ) / 2 . l (4.1) Các giá trị ω được liệt kê trong Bảng 4.1 cho thấy khi nồng độ Na tăng, giá trị của W tăng lên, điều kiện này sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình chuyển điện tử từ ion Mn3+ sang Mn4+ thông qua ion O2-, dẫn đến tăng cường độ tương tác trao đổi kép và làm tăng nhiệt độ TC của vật liệu. 4.3. Chuyển pha và hiệu ứng từ nhiệt của hệ La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05 và 0,1) Như đã trình bày chi tiết trong Phần 1.1.2, sự thay đổi từ độ theo nhiệt độ của một vật liệu có thể được biểu diễn bằng biểu thức (1.16). Do vậy trong nội dung này chúng tôi thực hiện các kỹ thuật đo từ độ phụ thuộc nhiệt độ trong các từ trường khác nhau M(T, H) của các mẫu La0,7-xNaxCa0,3MnO3. Các số liệu thực nghiệm M(T, H) sẽ được làm khớp với biểu thức (1.16). Từ giá trị các tham số thu được, chúng tôi tiến hành tính toán các thông số liên quan đến hiệu ứng từ nhiệt của mỗi mẫu, qua đo đánh giá và xác định loại chuyển pha từ của hệ vật liệu La0,7-xNaxCa0,3MnO3. Hình 4.4 trình bày các đường cong từ nhiệt của hệ vật liệu La0,7- xNaxCa0,3MnO3 đo trong chế độ làm lạnh có từ trường tại các giá trị từ trường khác nhau H = 2, 4, 6, 8, 10 và 12 kOe (các ký hiệu). Ta thấy tất cả các đường cong M(T) đều thể hiện một chuyển pha sắt từ - thuận từ với giá trị TC phù hợp với kết quả trình bày ở trên. Khi từ trường tăng, từ độ của các mẫu tăng dần. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi vì trong vùng từ trường nhỏ hơn từ trường bão hòa, mô men từ tổng cộng của vật liệu định hướng theo từ trường ngoài sẽ tăng khi giá trị từ trường ngoài tăng. 69 0 20 40 60 80 100 100 150 200 250 300 350 12 kOe 10 kOe 8 kOe 6 kOe 4 kOe 2 kOe M ( e m u /g ) T (K) 0 20 40 60 80 100 100 150 200 250 300 350 12 kOe 10 kOe 8 kOe 6 kOe 4 kOe 2 kOe T (K) 0 20 40 60 80 100 100 150 200 250 300 350 12 kOe 10 kOe 8 kOe 6 kOe 4 kOe 2 kOe T (K) (c)(b)(a) Hình 4.4. Số liệu M(T) đo trong các từ trường khác nhau (kí hiệu) và các đường cong làm khớp (đường liền nét) của hệ La0,7-xNaxCa0,3MnO3: (a) x = 0; (b) x = 0,05; và (c) x = 0,1. Bảng 4.2. Các tham số thu được từ việc làm khớp số liệu thực nghiệm M(T, H) theo phương trình (1.16) trong biến thiên từ trường 12 kOe của hệ vật liệu La0,7- xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05; 0,1). Mẫu x = 0 x = 0,05 x = 0,1 TC (K) 259,19 287,04 298,52 Mi (emu/g) 71,917 66,914 63,897 Mf (emu/g) 14,329 14,006 10,798 A (K−1) 0,1449 0,1334 0,0404 B (emu/gK) - 0,1569 - 0,1768 - 0,1547 R2 0,9967 0,9983 0,9979 Sử dụng biểu thức (1.16), chúng tôi tiến hành làm khớp các số liệu thực nghiệm M(T, H) của các mẫu La0,7-xNaxCa0,3MnO3. Đường liền nét trong Hình 4.4 biểu diễn kết quả làm khớp các số liệu thực nghiệm M(T, H) theo biểu thức (1.16). Độ tin cậy của kết quả làm khớp được đánh giá thông qua giá trị bình phương hệ số tương quan tuyến tính (R2). Kết quả tính toán cho hệ số R2 ≈ 1 cho thấy, bộ số liệu thực nghiệm M(T, H) đều được làm khớp rất tốt và các tham số làm khớp thu được là đáng tin cậy. Bảng 4.2 trình bày các giá trị TC, Mi, Mf, A, B và R2 của hệ vật liệu La0,7-xNaxCa0,3MnO3 thu được trong từ trường 12 kOe. 70 Hình 4.5. Các đường cong -ΔSm(T) trong biến thiên từ trường khác nhau của hệ La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05; 0,1). Sử dụng bộ các tham số TC, Mi, Mf, A, B thu được ở trên, kết hợp với phương trình (1.18) chúng tôi xác định độ biến thiên entropy từ phụ thuộc nhiệt độ -ΔSm(T) cho tất cả các mẫu trong các biến thiên từ trường khác nhau, từ 2 đến 12 kOe, và kết quả tính toán được biểu diễn trên Hình 4.5. Bảng 4.3 trình bày các tham số từ nhiệt cho các mẫu trong biến thiên từ trường đại diện là 12 kOe. Ta nhận thấy khi biến thiên từ trường tăng, giá trị biến thiên entropy từ của mỗi mẫu tăng dần. Tại một giá trị ΔH nhất định, trên mỗi đường cong -ΔSm(T) có một điểm cực đại |ΔSM| tương ứng với nhiệt độ Tpeak (gần với nhiệt độ TC). Chúng tôi đã quan sát thấy vị trí điểm 71 cực đại trên các đường cong -ΔSm(T) của hai mẫu x = 0 và 0,05 có xu hướng dịch dần về phía nhiệt độ cao khi ΔH tăng. Cụ thể, nhiệt độ Tpeak dịch chuyển từ 257 đến 259 K đối với mẫu x = 0 và từ 284 đến 287 K đối với mẫu x = 0,05 khi từ trường tăng từ 2 đến 12 kOe. Tuy nhiên dấu hiệu này không được quan sát thấy trên các đường cong -ΔSm(T) của mẫu x = 0,1 (tức là Tpeak không thay đổi khi từ trường thay đổi). Theo các nghiên cứu trước đây, hiện tượng này được cho có liên quan đến sự khác nhau về bản chất của quá trình chuyển pha FM-PM trong các mẫu. Căn cứ vào một số kết quả tương tự trong những nghiên cứu trước [32], [144], [156], [165], [166], chúng tôi cho rằng chuyển pha FM-PM trong các mẫu x = 0 và 0,05 là chuyển pha bậc một và của mẫu x = 0,1 là chuyển pha bậc hai. Bảng 4.3. Các tham số đặc trưng của hiệu ứng từ nhiệt trong biến thiên từ trường 12 kOe của hệ vật liệu La0,7-xNaxCa0,3MnO3 (x = 0; 0,05; 0,1). Mẫu x = 0 x = 0,05 x = 0,1 TC (K) 259,19 287,04 298,52 |ΔSM| (J/kgK) 5,19 1,91 1,47 δTFWHM (K) 11 38,5 51,5 RCP (J/kg) 57,12 73,45 75,88 ΔTad (K) 2,5 1,0 0,8 Để hiểu rõ hơn về bản chất chuyển pha FM-PM trong hệ vật liệu La0,7- xNaxCa0,3MnO3, chúng tôi xây dựng các đường cong ΔSm(T)/ΔSM phụ thuộc θ trong các biến thiên từ trường khác nhau, trong đó nhiệt độ rút gọn θ được tính theo công thức (1.19). Trong nội dung này chúng tôi tiếp nhận TC là nhiệt độ ở vị trí cực đại của các đường cong -ΔSm(T) và nhiệt độ tham chiếu Tr > TC được chọn tương ứng với tỷ lệ ΔSm(Tr)/ΔSM = k = 0,5. Hình 4.6 trình bày kết quả của biểu diễn ΔSm(T)/ΔSM phụ thuộc θ cho các mẫu vật liệu La0,7-xNaxCa0,3MnO3. Chúng tôi nhận thấy tất cả số liệu ΔSm(T)/ΔSM phụ thuộc θ tại các biến thiên từ trường khác nhau của các mẫu đã chồng phủ lên nhau tạo thành một đường cong duy nhất trong vùng nhiệt độ trên TC (vùng θ > 0) và nguyên nhân của hiện tượng này được giải thích là 72 do trạng thái PM trong vật liệu. Tuy nhiên, trong vùng nhiệt độ dưới TC (vùng θ < 0), đã có sự khác biệt đáng kể trên các đường cong ΔSm(T)/ΔSM phụ thuộc θ giữa các mẫu có nồng độ Na khác nhau. Các số liệu ΔSm/ΔSM phụ thuộc θ trong vùng nhiệt độ dưới TC đối với các mẫu x = 0 và 0,05 có sự phân tán mạnh, đặc biệt trong vùng nhiệt độ thấp, xa TC. Hiện tượng phân tán số liệu ΔSm(T)/ΔSM phụ thuộc θ trong vùng nhiệt dưới TC là một trong số các đặc trưng của vật liệu FOPT. Trong khi đó
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_chuyen_pha_trat_tu_tu_va_hieu_ung_tu_nhie.pdf
Dong gop moi tieng Anh - Linh.pdf
Dong gop moi tieng Viet-Linh.pdf
Đóng góp mới_T.Anh.doc
Đóng góp mới_T.Viet.doc
Quyet dinh Hoi dong Linh.pdf
TOM TAT_Tieng Anh.docx
TOM TAT_Tieng Viet.docx