Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học của giải pháp quản lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng ở vườn quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học của giải pháp quản lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng ở vườn quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học của giải pháp quản lý thủy văn phục vụ phòng cháy chữa cháy rừng ở vườn quốc gia U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang

rong ba giai đoạn năm 2006, 2009 và 2014 đƣợc thống kê ở bảng 4.5. - Thảm thực vật năm 2006: Sau trận cháy rừng năm 2002, phần lớn diện tích rừng tràm và đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa bị thiệt hại nghiêm trọng. Từ năm 2003 đến năm 2006 VQG U Minh Thƣợng đã triển khai điều tiết chế độ thủy văn để xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng tràm bị cháy. Rừng tràm đã phục hồi đƣợc 2.312,64 ha, đạt 72% diện tích bị cháy năm 2002. Tại những khu vực bị cháy hết lớp than bùn và đồng cỏ bị cháy năm 2002, cây tràm không có khả năng tái sinh đã hình thành đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa, phần lớn là Sậy, Năng, Choại với diện tích 1.828,11 ha. Tại những khu vực ngập sâu trung bình từ 40 cm trở lên và trong thời gian dài hình thành những đầm lầy thực vật thủy sinh với diện tích 1.126,74 ha với các loài ƣu thế là Súng ma, Bèo cái, Bèo tai chuột và Bồn bồn. - Thảm thực vật năm 2009: Từ năm 2006 đến năm 2009, thảm thực vật ở VQG U Minh Thƣợng có sự biến đổi mạnh mẽ: diện tích thảm thực vật rừng tràm giảm 498,36 ha chủ yếu là kiểu thảm thực vật rừng tràm trên đất sét; đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa giảm 1.387,04 ha; đầm lầy thực vật thủy sinh tăng 1.885,4 ha. Tại những khu vực nƣớc ngập sâu trung bình từ 40 cm trở lên trong thời gian dài đã làm cho hệ rễ cây tràm bị chết dần, các rễ khí sinh không có khả năng giữ vững đƣợc cây tràm làm cho cây tràm bị chết cục bộ. Ngƣợc lại, quá trình giữ nƣớc trong thời gian dài đã làm tăng diện tích mặt nƣớc tạo điều kiện cho các loài thực vật thủy sinh phát triển nhanh. 70 Bảng 4.5. Sự thay đổi thảm thực vật ở VQG U Minh Thƣợng từ năm 2006 - 2014 Stt Năm 2006 Năm 2009 Năm 2014 Kiểu thảm thực vật Diện tích (ha) Kiểu thảm thực vật Diện tích (ha) Kiểu thảm thực vật Diện tích (ha) I Rừng tràm 4.936,24 Rừng tràm 4.437,88 Rừng tràm 4.868,26 1 Rừng tràm trên than bùn 2.647,43 Rừng tràm trên than bùn 2.468,45 Rừng tràm trên than bùn 2.598,70 2 Rừng tràm trên đất sét 2.153,06 Rừng tràm trên đất sét 1.659,06 Rừng tràm trên đất sét 1.659,06 3 Rừng hỗn giao 135,75 Rừng hỗn giao 118,37 Rừng hỗn giao 116,50 4 Tràm trồng 192 Tràm trồng 494,00 II Đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa 1.828,11 Đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa 441,07 Đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa 1.838,73 5 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi năng (Eleocharis dulcis (Burm. f.) Hensch.) 376,94 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi năng (Eleocharis dulcis (Burm. f.) Hensch.) 182,6 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi năng (Eleocharis dulcis (Burm. f.) Hensch.) 553,23 6 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi U du (Cyperus digitatus), Cỏ ống (Panicum repens), Lác (Cyperus ramosii) 350,22 7 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi sậy (Phragmites vallatoria) 1337,5 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi sậy (Phragmites vallatoria) 258,47 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi sậy (Phragmites vallatoria) 581,47 8 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi Dớn (Blechnum indicum), Choại (Stenochlaena palustris) 113,67 Đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi Dớn (Blechnum indicum), Choại (Stenochlaena palustris) 353,81 III Đầm lầy thực vật thủy sinh 1.126,74 Đầm lầy thực vật thủy sinh 3.012,14 Đầm lầy thực vật thủy sinh 1.184,10 9 Loài Súng ma (Nymphaea nouchali) chiếm ƣu thế 584,6 Loài Súng ma (Nymphaea nouchali) chiếm ƣu thế 726,34 Loài Súng ma (Nymphaea nouchali) chiếm ƣu thế 269,38 10 Loài Bèo (Pistia stratiotes/Salvinia cucullata) chiếm ƣu thế 613,18 Loài Bèo (Pistia stratiotes/Salvinia cucullata) chiếm ƣu thế 1.053,17 Loài Bèo (Pistia stratiotes/Salvinia cucullata) chiếm ƣu thế 797,24 11 Loài Bồn bồn (Typha domingensis) chiếm ƣu thế 164,7 Loài Bồn bồn (Typha domingensis) chiếm ƣu thế 879,15 Loài Bồn bồn (Typha domingensis) chiếm ƣu thế 95,13 12 Mặt nƣớc trống 348,86 Mặt nƣớc trống 353,48 Mặt nƣớc trống 22,35 IV Các rạch và kênh 96,21 Các rạch và kênh 96,21 Các rạch và kênh 96,21 13 Các rạch tự nhiên 39,24 Các rạch tự nhiên 39,24 Các rạch tự nhiên 39,24 14 Kênh đào 56,97 Kênh đào 56,97 Kênh đào 56,97 Tổng 7.987,30 7.987,30 7.987,30 71 Hình 4.12. Bản đồ thảm thực vật VQG U Minh Thƣợng (in A3) 72 - Thảm thực vật năm 2014: Sau khi thay đổi phƣơng án quản lý nƣớc vào năm 2010, mực nƣớc trong khu vực VQG U Minh Thƣợng đƣợc điều tiết phù hợp với điều kiện địa hình và hệ thống công trình hiện có nên rừng tràm đã có sự thay đổi và phục hồi tốt hơn, tăng 02 kiểu thực vật so với năm 2009 (đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi U du, Cỏ ống, Lác; đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi Dớn, Choại) và 01 kiểu thực vật so với năm 2006 (đồng cỏ chiếm ƣu thế bởi U du, Cỏ ống, Lác). Những khu vực rừng tràm trên đất than bùn bị chết do ngập sâu trong nƣớc trƣớc đây đã tái sinh phục hồi. Đồng cỏ ngập nƣớc theo mùa đƣợc phục hồi với diện tích 1.838,73 ha, tăng 1.397,66 ha so với năm 2006. Diện tích đầm lầy thực vật thủy sinh giảm 1.828,04 ha. Thảm thực vật các kênh, rạch tự nhiên không có sự thay đổi về diện tích. Qua kết quả điều tra và phân tích số liệu cho thấy: sự phục hồi và phát triển của thảm thực vật phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mực nƣớc. Chế độ ngập nƣớc sâu và trong thời gian dài làm cho diện tích rừng tràm, đồng cỏ giảm; diện tích mặt nƣớc, đầm lầy thực vật thủy sinh tăng và ngƣợc lại. 4.2.3. Đặc điểm cấu trúc của rừng tràm ở VQG U Minh Thượng Mật độ, đƣờng kính, chiều cao, phẩm chất cây Tràm ở các trạng thái rừng ở VQG U Minh Thƣợng đƣợc thống kê ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Đặc trƣng mẫu tại các trạng thái rừng TT Trạng thái rừng DTB (cm) SD HvnTB (m) SHvn N/ha Phẩm chất (%) Tốt TB Xấu 1 Rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn 35,9 16,2 12,66 1,65 326 41,17 37,26 21,57 2 Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn 8,28 2,11 9,41 1,5 2.768 76,99 20,42 2,59 3 Rừng tràm trên đất sét 6,44 1,58 5,81 1,07 493 16,81 26,61 56,58 4 Rừng tràm ngoài vùng đệm 7,66 1,72 10,25 0,96 2.920 60,45 32,64 6,91 73 Qua bảng 4.6 cho thấy các trạng thái rừng khác nhau đƣờng kính (D1.3), chiều cao (HVN) có sự khác nhau tƣơng đối rõ rệt. Đƣờng kính trung bình, chiều cao trung bình giảm dần từ trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn, rừng tràm tái sinh trên đất than bùn. Số lƣợng cây tốt có sự khác biệt giữa các trạng thái rừng khác nhau, số lƣợng cây tốt nhiều nhất thuộc trạng thái rừng tràm tái sinh trên than bùn (chiếm 76,99%) và thấp nhất thuộc trạng thái rừng tràm tái sinh trên đất sét (chỉ chiếm 16,81%). Nhƣ vậy, chế độ ngập nƣớc khác nhau (thời gian ngập và mức độ ngập) đã ảnh hƣởng đến cấu trúc rừng tràm ở khu vực nghiên cứu. Đƣờng kính trung bình, chiều cao trung bình, tỷ lệ cây tốt của rừng tràm ở VQG U Minh Thƣợng đều có xu hƣớng tỷ lệ nghịch với chiều sâu ngập nƣớc. Nghĩa là ở những khu vực ngập nƣớc càng sâu thì sinh trƣởng và phẩm chất cây càng kém và ngƣợc lại. Sự khác biệt về sinh trƣởng rừng tràm ở các vùng ngập nƣớc với những mức độ khác nhau thể hiện rõ ở rừng tràm tái sinh trên đất than bùn sau cháy năm 2002. Kết quả điều tra đƣờng kính, chiều cao rừng tràm 12 tuổi ở 06 OTC của tràm tái sinh đƣợc ghi ở bảng 4.7. Bảng 4.7: Đƣờng kính và chiều cao rừng tràm 12 tuổi tràm ở các mực nƣớc ngập Stt Mức ngập nƣớc tối đa (cm) D1.3 (cm) Hvn (m) 1 20 12,58 13,80 2 40 9,83 11,45 3 60 7,62 8,80 4 80 6,44 6,70 5 110 5,73 6,28 Kết quả thống kê cho thấy tràm có đƣờng kính TB từ 5,73 đến 12,58 cm và chiều cao TB từ 6,28 đến 13,8 m. Đƣờng kính lớn nhất ở mực nƣớc ngập tối đa 20 cm (12,58 cm) và thấp nhấp ở mực nƣớc ngập tối đa 110 cm (5,73 cm). Chiều cao lớn nhất ở mực nƣớc ngập tối đa 20 cm và thấp nhất ở mực nƣớc ngập tối đa 110 cm. Phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy ảnh hƣởng của mực nƣớc ngập đến sinh 74 trƣởng đƣờng kính và chiều cao của Tràm là rất rõ. Liên hệ của đƣờng kính và chiều cao rừng tràm với mức ngập nƣớc tối đa đƣợc thể hiện qua hình 4.13 và hình 4.14. Hình 4.13: Biểu đồ liên hệ giữa đƣờng kính TB cây rừng với độ sâu mực nƣớc ngập tối đa Hình 4.14: Biểu đồ liên hệ giữa chiều cao TB cây rừng với độ sâu mực nƣớc ngập tối đa Số liệu và các hình vẽ chứng tỏ ảnh hƣởng mạnh mẽ của mực nƣớc ngập với sinh trƣởng của cây rừng. Các phƣơng trình có hệ số tƣơng quan cao. Hệ số tƣơng quan giữa mực nƣớc ngập với sinh trƣởng đƣờng kính và chiều cao tuần tự là 0,98 75 và 0,97. Kết quả kiểm tra đã khẳng định sự tồn tại của các phƣơng trình tƣơng quan trên, mức ý nghĩa của các phƣơng trình tƣơng quan trên đều nhỏ hơn 0,05. Hình 4.13 và hình 4.14 cho thấy sinh trƣởng đƣờng kính và chiều cao của tràm tái sinh trên đất than bùn ở mực nƣớc ngập tối đa 20 cm là tốt hơn cả vì có trung bình đƣờng kính và chiều cao trội hơn. Không chỉ có sinh trƣởng mà cả chất lƣợng cây rừng cũng thay đổi rõ theo độ sâu mực nƣớc bị ngập. Khi mực nƣớc ngập tối đa đạt từ 50 cm trở lên cây tràm bắt đầu có hiện tƣợng đổ ngả và chết do hệ rễ bị ngập sâu trong nƣớc quá lâu. Rõ rệt nhất là khi mực nƣớc ngập tối đa vƣợt quá 80 cm. Tỷ lệ cây tốt trong những trƣờng hợp này thƣờng không vƣợt quá 60%. Ở những khu vực nƣớc ngập sâu (60 cm trở lên), các rễ chính của cây Tràm chết dần do yếm khí, các rễ khí sinh không tiếp xúc đƣợc đến mặt đất nên phát triển kém. Chúng trở nên yếu ớt, vừa không thực hiện đƣợc chức năng thu nhận dinh dƣỡng từ đất để duy trì sinh trƣởng vừa không giữ đƣợc cây khi gió mạnh làm cho cây tràm bị vàng úa, đổ ngả. Hình 4.15: Rễ Tràm tái sinh trên than bùn ở mực nƣớc ngập > 100 cm Từ tất cả các phân tích trên cho phép khẳng định: sức sinh trƣởng và tính ổn định sinh thái của rừng tràm giảm dần theo độ sâu ngập nƣớc tối đa. 76 4.2.4. Đặc điểm sinh trưởng đường kính Các chỉ tiêu thống kê sinh trƣởng đƣờng kính rừng tràm ở 21 OTC trong các trạng thái rừng đƣợc thống kê ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Đặc trƣng mẫu về đƣờng kính ở các trạng thái rừng TT Trạng thái rừng (cm) SD SD % PD Ex Sk D max D Min 1 Rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn 35,9 16,2 45,92 1,81 -0,7 -0,19 71,98 8,96 2 Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn 8,28 2,11 28,75 1,36 -0,45 0,26 13,83 3,18 3 Rừng tràm trên đất sét 6,44 1,58 36,83 1,65 0,31 0,59 9,89 2,82 4 Rừng tràm ngoài vùng đệm 7,66 1,72 25,37 1,17 0,12 0,18 15,38 3,27 Nhận xét: Ở các trạng thái rừng khác nhau, đặc trƣng mẫu về đƣờng kính D1.3 khác nhau thậm chí trong cùng một trạng thái rừng. Đƣờng kính trung bình giảm dần từ trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn, rừng tràm tái sinh trên đất than bùn đến trạng thái rừng Tràm trên đất sét. Tại khu vực rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn đƣờng kính cao hơn so với 2 trạng thái còn lại là do rừng tại khu vực không bị cháy nên tuổi cây cao hơn các trạng thái khác. Mặt khác tại trạng thái này tầng than bùn dày nên giàu chất dinh dƣỡng nên tạo điều kiện thuận lợi cho cây Tràm sinh trƣởng phát triển tốt. Ngƣợc lại tại trạng thái rừng tràm trên đất sét có đƣờng kính bình quân thấp nhất 6,44 cm, trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn có đƣờng kính trung bình lớn nhất là 35,9 cm. Hệ số biến động đƣờng kính của trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn là lớn nhất (45,92%); điều này chứng tỏ mức độ phân hóa về đƣờng kính của trạng thái rừng hỗn giao trên đất than bùn sớm hơn các trạng thái rừng còn lại. Hệ số biến động và phạm vi biến động về đƣờng kính của trạng thái rừng tràm tái sinh trên đất than bùn là nhỏ nhất trong 3 trạng thái (28,75 %). Tuy nhiên hệ số biến 77 động của cả 3 trạng thái rừng đều tƣơng đối lớn, từ 28,75 – 45,92%. Nguyên nhân của sự biến động này là do sự sinh trƣởng của các cây trong lâm phần có sự sai khác lớn, sinh trƣởng không đồng đều. Dựa vào kết quả tính toán độ lệch Sk ở Bảng 4.8 cho thấy trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn có Sk = - 0,19 < 0 nên phân bố về đƣờng kính lệch phải so với giá trị trung bình. Trạng thái rừng này số cây tập trung nhiều ở cỡ kính cao. Vì đây là trạng thái rừng không bị cháy và có tuổi cao hơn 2 trạng thái rừng còn lại nên qua đào thải tự nhiên số cây còn lại là những cây có khả năng sinh trƣởng phát triển tốt nhất. Hai trạng thái rừng tràm còn lại có Sk > 0 nên có phân bố ở các trạng thái rừng tràm này là phân bố lệch trái so với giá trị trung bình. Phân bố lệch trái tức là số cây thuộc cỡ kính thấp tập trung nhiều, số cây tập trung nhiều ở cỡ kính bé điều này phản ánh thực tế về hiện trạng của rừng phục hồi (hay nói cách khác điều này chứng tỏ rừng tràm tại các trạng thái này đang phục hồi). Đƣờng kính tăng thì số cây giảm do đào thải tự nhiên. Hình 4.16: Biểu đồ phân bố N/D ở các trạng thái rừng 78 So sánh sinh trƣởng đƣờng kính rừng tràm bên trong vùng lõi và ngoài vùng đệm cho thấy chế độ ngập nƣớc có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng đƣờng kính. Rừng tràm ngoài vùng đệm do không bị ảnh hƣởng bởi chế độ ngập nên có hệ số biến động về đƣờng kính thấp hơn so với các kiểu rừng trong vùng lõi. 4.2.5. Đặc điểm sinh trưởng chiều cao Các chỉ tiêu thống kê sinh trƣởng chiều cao rừng tràm ở 21 OTC đại diện cho các trạng thái rừng đƣợc thống kê ở bảng 4.9. Bảng 4.9: Bảng tính các đặc trƣng mẫu về chiều cao. TT Trạng thái rừng Htb (m) SH SH % PH Ex Sk H max H min 1 Rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn 12,79 1,65 14,15 0,58 0,76 -1,11 16,8 8,0 2 Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn 9,41 1,5 16,39 1,11 4,93 -1,73 12,5 3,6 3 Rừng tràm trên đất sét 5,26 1,07 28,08 1,02 -0,87 -0,02 6,9 3,0 4 Rừng tràm ngoài vùng đệm 10,33 0,96 13,24 0,75 2,57 0,68 12,6 5,8 Nhận xét: Các đặc trƣng mẫu về chiều cao giữa các OTC có sự khác nhau. Từ kết quả tính toán đƣợc ở bảng 4.9 ta thấy chiều cao trung bình của Hvn cũng giảm dần theo các trạng thái rừng tràm nhƣ ở đƣờng kính D1.3; Hvn lần lƣợt giảm dần từ trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn, rừng Tràm tái sinh trên đất than bùn đến rừng tràm trên đất sét. Chiều cao của Tràm ở trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn có Hvn trung bình lớn nhất 12,79 m, rừng tràm trên đất sét có Hvn trung bình nhỏ nhất 5,26 m. Chiều cao vút ngọn (Hvn) cũng nhƣ D1.3 chịu sự tác động của các điều kiện tự nhiên, điều kiện lập địa, dinh dƣỡng . . . nên có sự khác biệt về chiều cao. Hệ số biến động về chiều cao tăng dần từ trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn, rừng tràm tái sinh trên đất than bùn đến rừng tràm trên đất sét. Đối với chiều cao thì hệ số biến động nằm trong khoảng 14,15 – 28,08 % nên có thể nói 79 biến động về chiều cao của các trạng thái rừng nhƣ vậy là bình thƣờng. Các trạng thái rừng tràm đều có Sk < 0 vì vậy phân bố ở các trạng thái rừng tràm này là phân bố lệch phải so với giá trị trung bình. Phân bố lệch phải tức là số cây thuộc cỡ chiều cao lớn tập trung nhiều. Hình 4.17: Biểu đồ phân bố N/H ở các trạng thái rừng 4.2.6. Ảnh hưởng của chế độ mực nước đến sinh trưởng rừng tràm Kết quả giải tích 21 cây tiêu chuẩn ở các OTC đại diện cho các trạng thái rừng đã xác định đƣợc tuổi của tràm nhƣ sau: - Rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn có tuổi từ 23 đến 27 tuổi. - Rừng tràm trên đất sét có tuổi từ 20 đến 23 tuổi. - Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn có 11 đến 12 tuổi. - Rừng tràm ngoài vùng đệm có 19 tuổi. Để phân tích ảnh hƣởng của chế độ mực nƣớc đến đặc điểm sinh trƣởng về đƣờng kính và chiều cao của Tràm. Chúng tôi chỉ tiến hành mô tả thống kê các chỉ tiêu sinh trƣởng và tăng trƣởng trung bình về đƣờng kính, chiều cao từ năm 2002 đến năm 2013 của 4 trạng thái rừng tràm. 80 4.2.6.1. Ảnh hưởng của chế độ mực nước đến sinh trưởng về đường kính (D) của rừng tràm ở VQG U Minh Thượng Khi tiến hành giải tích nghiên cứu sinh trƣởng thì nhân tố D là một nhân tố biểu hiện rõ nét sinh trƣởng của cây rừng qua sinh trƣởng và tăng trƣởng vòng năm. Sinh trƣởng về đƣờng kính chính là sự biến đổi của bề rộng vòng năm theo tuổi cây. Lƣợng bề rộng vòng năm biến đổi đƣợc trong một đơn vị thời gian nào đó gọi là tăng trƣởng. Lƣợng tăng trƣởng ít hay nhiều thể hiện đƣợc tốc độ sinh trƣởng mạnh hay yếu của đƣờng kính cây tràm. Tăng trƣởng thƣờng xuyên hàng năm về đƣờng kính (ZD) chính là bề rộng vòng năm trung bình nhân 2. Kết quả tính toán chỉ tiêu sinh trƣởng và ZD của 4 trạng thái rừng đƣợc ghi tại bảng 4.10. Bảng 4.10: Sinh trƣởng, tăng trƣởng, xuất tăng trƣởng trung bình về đƣờng kính cây tràm giai đoạn 2002 - 2013 Chỉ tiêu Trạng thái rừng Rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn Rừng tràm tái sinh trên đất than bùn Rừng tràm trên đất sét Rừng tràm ngoài vùng đệm D(mm) 359,3 82,43 64,93 73,25 ZD (mm) 4,8 11,02 9,34 11,2 ∆D 0,34 2,73 2,5 4,44 PD% 5,39 18,42 22,65 20,18 81 Hình 4.18: Biểu đồ đƣờng cong tăng trƣởng ZD của 4 trạng thái rừng Hình 4.19: Biểu đồ đƣờng cong tăng trƣởng ∆D của 4 trạng thái rừng Qua bảng 4.10 và biểu đồ cho thấy sinh trƣởng về đƣờng kính liên tục tăng theo tuổi, đƣờng kính bình quân giảm dần ở các trạng thái rừng tràm trong vùng lõi từ rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn, rừng tràm tái sinh trên đất than bùn đến rừng tràm trên đất sét. Đƣờng kính bình quân của trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn lớn nhất 359,3 mm và rừng tràm trên đất sét là nhỏ nhất 64,4 mm. Ngƣợc lại suất tăng trƣởng của các trạng thái tăng dần từ rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn, rừng tràm tái sinh trên đất than bùn đến rừng tràm trên đất sét. Trạng thái rừng tràm trên đất sét có PD% lớn nhất 22,65%, trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn là nhỏ nhất 5,39% điều này chứng tỏ tốc độ tăng trƣởng về đƣờng kính của trạng thái rừng tràm trên đất sét là lớn nhất. Suất tăng trƣởng luôn giảm theo tuổi phù hợp với quy luật biến đổi chung của suất tăng trƣởng. Sinh trƣởng và tăng trƣởng về đƣờng kính: tăng trƣởng thƣờng xuyên hàng năm, tăng trƣởng bình quân chung biến đổi không theo quy luật chung, liên tục giảm từ năm 2002 đến năm 2009, sau đó tiếp tục tăng từ năm 2010 đến năm 2013. Nhƣ vậy, tốc độ sinh trƣởng về đƣờng kính của 3 trạng thái rừng tràm trong vùng lõi giảm từ năm 2002 đến năm 2009 và tăng từ năm 2010 đến năm 2013. Tăng trƣởng đƣờng kính bình quân chung giai đoạn 2002 - 2009 ở các trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn, rừng tràm tái sinh trên đất than bùn, rừng tràm trên đất sét theo tuần tự là: 0,24; 1,98 và 2,3 mm. Tăng trƣởng đƣờng kính trung bình của 3 trạng thái rừng trên giai đoạn 2010 - 2013 là 0,5; 3,9 và 2,83 mm. Tăng trƣởng đƣờng kính hàng năm rất nhạy cảm với những thay đổi của các yếu tố nội tại và ngoại cảnh, đặc biệt là chế độ ngập. Tăng trƣởng thƣờng xuyên hàng năm về đƣờng kính của trạng thái rừng tràm tái sinh trên đất than bùn là lớn nhất (10,92 82 mm), tiếp theo là trạng thái rừng tràm trên đất sét (9,34 mm) và nhỏ nhất là trạng thái rừng hỗn giao trên đất than bùn (4,8 mm). Vì trạng thái rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn hiện tại có tuổi từ 23 đến 27 tuổi, giai đoạn này là giai đoạn sinh trƣởng tƣơng đối ổn định nên ít có sự biến động về đƣờng kính. Trạng thái rừng tràm ngoài vùng đệm có tăng trƣởng thƣờng xuyên hàng năm về đƣờng kính là lớn nhất 11,22 mm do không bị ảnh hƣởng bởi chế độ ngập và thời gian ngập. Nhƣ vậy, mức độ ngập nƣớc khác nhau ở các trạng thái rừng khác nhau đã ảnh hƣởng đến sinh trƣởng và tăng trƣởng đƣờng kính cây tràm tại khu vực. Sinh trƣởng, tăng trƣởng đƣờng kính cây tràm tỷ lệ nghịch với mức độ ngập nƣớc, nghĩa là ở những nơi ngập sâu sinh trƣởng và tăng trƣởng đƣờng kính kém hơn so với những nơi ngập nông. Ngập nƣớc lâu ngày đã làm biến đổi quy luật sinh trƣởng và tăng trƣởng đƣờng kính của rừng tràm tại khu vực. 4.2.6.2. Ảnh hưởng của chế độ mực nước đến sinh trưởng chiều cao (H) của rừng tràm ở VQG U Minh Thượng Kết quả tính toán các chỉ tiêu sinh trƣởng và tăng trƣởng về chiều cao đƣợc ghi ở bảng 4.11: Bảng 4.11: Bảng các chỉ tiêu sinh trƣởng và tăng trƣởng trung bình về chiều cao giai đoạn 2002 - 2013 của 4 trạng thái rừng tràm. Chỉ tiêu Trạng thái rừng Rừng tràm hỗn giao trên đất than bùn Rừng tràm tái sinh trên đất tha
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_cua_giai_phap_quan_ly_thuy.pdf