Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 198 trang nguyenduy 02/05/2025 120
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học lập quy hoạch phòng chống úng ngập dựa trên phân tích rủi ro
ài toán tối 
ưu với các ràng buộc điều kiện không còn là vấn đề lớn. Một vấn đề lớn đối với các 
nhà kinh tế tài nguyên nói riêng đó là làm sao mô phỏng, xây dựng được bài toán phù 
hợp với điều kiện, đặc điểm tự nhiên, quá trình mô phỏng và giải bài toán tối ưu 
thường phải chấp nhận một số vấn đề đó là đơn giản hóa, hay lý tưởng hóa những điều 
kiện thực tế, hay tối ưu hóa một số vấn đề quá phức tạp để biến một bài toán giải thực 
tế về một bài toán đơn giản hơn, nhưng vẫn không mất đi ý nghĩa về khoa học cũng 
như thực tiễn. Kết quả của các bài toán tối ưu được xem là một thông tin quan trọng, 
giúp các nhà đầu tư, hoạch định chính sách đưa ra các quyết định, chính sách mang 
tính bền vững hơn. Một số phần mềm giải bài toán tối ưu, được sử dụng nhiều trong 
tính toán tối ưu phân bổ tài nguyên nước, tối ưu kinh tế, với công cụ giải các bài toán 
tối ưu phi tuyến và tối ưu động được giải quyết tốt trên các phần mềm hỗ trợ như: 
GAMS (General Algebraic Modeling System); LINGO2, LINDO,... Các công cụ này 
được sử dụng một cách rộng rãi trong tính toán tối ưu trong phân tích kinh tế hay hoạt 
động vận tải và cũng được sử dụng rất rộng rãi trong tính toán phân bổ tối ưu tài 
nguyên nước như trong nghiên cứu của Tô Trung Nghĩa và Lê Hùng Nam (2008) 
[81]. 
- Phần mềm LINDO dùng để giải toán tối ưu tuyến tính, tối ưu tuyến tính biến 
nguyên và tối ưu hàm bậc hai. 
- Phần mềm LINGO dùng để thiết kế giải các bài toán tối ưu dạng tối ưu tuyến tính, 
tối ưu tuyến tính biến nguyên, tối ưu phi tuyến. 
2 
75 
- Phần mềm GAMS được thiết kế để giải các bài toán lớn về tối ưu tuyến tính, tối ưu 
phi tuyến, tối ưu biến nguyênGAMS là một loại ngôn ngữ lập trình bậc cao, và được 
viết dưới dạng ngôn ngữ mở, dùng để quản lý số liệu, mô phỏng hệ thống cùng với 
một bộ các thư viện toán giải tối ưu. Ưu điểm của Mô hình tối ưu thiết kế trên GAMS 
đó là có thể thiết kế bài toán tối ưu một cách linh hoạt với việc thiết kế bài toán khung 
với ngôn ngữ riêng, các số liệu đầu vào được lưu giữ độc lập và có thể thay đổi số liệu 
đầu vào của bài toán dễ dàng. Ngoài ra khi thiết kế bài toán tối ưu trên phần mềm 
GAMS có thể liên kết chuyển đổi dễ dàng với các phần mềm lưu trữ số liệu khác như 
Wordpad hoặc Excel trong Microsoft. 
Trước đây LINDO được sử dụng khá rộng rãi, tuy nhiên thời gian gần đây công nghệ 
GAMS ngày càng được quan tâm, sử dụng cũng như áp dụng cho các nghiên cứu mô 
phỏng bài toán tối ưu và đặc biệt sử dụng trong quy hoạch và quản lý tài nguyên. 
Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án này, tác giả đề xuất sử dụng phần mềm hỗ 
trợ tính toán là mô hình tối ưu dựa trên phần mềm GAMS, áp dụng tính toán tối ưu 
trong bài tối ưu quy hoạch rủi ro. 
2.7.3. Giới thiệu về phần mềm giải toán tối ưu GAMS 
GAMS là một phần mềm giúp giải các bài toán tối ưu, với ngôn ngữ lập trình riêng 
trên nền giao diện của phần mềm GAMS. Để giải được bài toán tối ưu thì phải dùng 
đúng ngôn ngữ lập trình của GAMS. Các thành phần cơ bản của một bài toán lập trình 
tối ưu trên phần mềm GAMS như sau: 
Bảng 2.4. Bảng tổng hợp cấu trúc của một chương trình viết trên GAMS 
Input (Đầu vào): 
 Tập hợp các file ghi dữ liệu đầu vào (ví 
dụ: là file ghi biên dữ liệu thủy văn, 
file ghi dữ liệu về giá, hay chi phí, lợi 
ích của từng biến theo thời gian và 
không gian trong bài toán mô phỏng. 
 Các file được ghi dưới dạng Parame-
ters, Tables, Scalars) 
Output (Đầu ra): 
 Tập hợp các file ghi dữ liệu đầu ra (ví 
dụ là file ghi các biến được giải của mô 
hình, hoặc kết quả đối với từng yêu cầu 
cụ thể 
 Các file được thiết kế dưới dạng kết 
quả file dạng bảng 
76 
 Các file gồm có phần khai báo và gán 
các giá trị 
Chương trình chính: 
 Sets (Tập hợp): Đây là phần khai báo và đặt các dạng phân chia các đối tượng 
 Data (Dữ liệu): Có thể gắn dữ liệu trực tiếp trên khung chương trình hoặc trích 
dẫn đường dẫn tới file dữ liệu đầu vào riêng 
 Varilables (Biến): 
 Khai báo biến, 
 Gắn các thuộc tính cho từng loại biến; 
 Gắn các giá trị biên hoặc giá trị ban đầu cho các biến (nếu có); 
 Equations (Phương trình) 
 Khai báo, định nghĩa và định dạng phương trình mô phỏng 
 Các phương trình thể hiện hàm mục tiêu và hàm ràng buộc 
 Model and Solve (Mô hình và giải) 
 Display (Hiển thị): Câu lệnh thể hiện hiển thị ra file riêng, hay hiển thị trực 
tiếp trên chương trình, cách thức và loại số liệu cần hiển thị của chương trình 
2.8. Phân loại, điều tra, thu thập và phân tích số liệu 
2.8.1. Phân loại số liệu 
2.8.1.1. Số liệu thứ cấp 
Số liệu thứ cấp là những số liệu thu thập từ những tài liệu nghiên cứu có liên quan đã 
được công bố từ dự án, nghiên cứu, bài báo khoa học, các tài liệu thống kê: Về thiệt 
hại trong quá khứ, các tài liệu khí tượng thủy văn, địa chất, công trình; các văn bản về 
chính sách liên quan đến công tác quy hoạch, công tác phòng chống và giảm thiểu rủi 
ro thiên tai nói chung và rủi ro úng ngập nói riêng; các quan điểm liên quan đến đánh 
giá rủi ro úng ngập trên thế giới và Việt Nam 
77 
Số liệu thứ cấp được dùng để xây dựng tính toán mô hình thủy lực phục vụ tính toán 
mô hình mô phỏng úng ngập, tính toán thiệt hại kinh tế rủi ro úng ngập, đề xuất các 
giải pháp, chiến lược giảm thiểu rủi ro úng ngập. Số liệu thứ cấp còn là nguồn quan 
trọng để dùng trong việc phân tích, tổng hợp nhiều vấn đề liên quan trong luận án này. 
2.8.1.2. Số liệu sơ cấp 
Số liệu sơ cấp là số liệu được thu thập thông qua việc điều tra bảng hỏi hoặc phỏng 
vấn trực tiếp hoặc điều tra trực tuyến. Đây là các số liệu hoàn toàn mới chưa được sử 
dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào và được sử dụng trong luận án. Trước khi các số liệu 
sơ cấp được sử dụng phải qua quy trình đánh giá và kiểm định chất lượng số liệu đảm 
bảo tính khách quan khoa học và đảm bảo không có sai sót lớn trong quá trình thu thập 
số liệu cũng như sai số của hệ thống. 
2.8.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp 
2.8.2.1. Xác định kích thước của mẫu điều tra 
Có nhiều phương pháp xác định kích thước của mẫu điều tra cho một nghiên cứu khoa 
học, có phương pháp dựa trên quy mô tổng thể, tính toán mẫu tối thiểu dựa trên số lần 
số câu hỏi trong phiếu điều tra. Trong luận án này, kích thước mẫu điều tra xác định 
theo công thức trong giáo trình sách Thống kê của Trần Thị Kim Thư [82] : 
2
2 2
(1 )
(1 )
NZ p p
n
Ne Z p p
 (2-30) 
Trong đó: 
n : Là số phiếu điều tra. 
N : Là quy mô tổng thể. 
(1 )p p : Là phương sai lấy lớn nhất[0, 5.(1 0,5)] 0, 25 . 
1,96Z : Tương ứng với độ tin cậy 0,95 hay mức ý nghĩa α=5%. 
0,05e : Là phạm vi sai số chọn mẫu. 
Đối với tính toán luận án khi điều tra đánh giá về thiệt hại của các hộ gia đình trong 
vùng nghiên cứu với N=838.000 dân ứng với 201.951 hộ dân thì số phiếu điều tra 
khảo sát tối thiểu sẽ là 384 phiếu. Trong luận án số phiếu khảo sát thực tế sẽ là dư 10% 
78 
và thực tế sẽ là 420 phiếu điều tra đối với các hộ dân trong vùng nghiên cứu (Phụ lục 
II). 
2.8.2.2. Xác định phương pháp điều tra số liệu bằng phỏng vấn trực tiếp 
Số liệu được điều tra đối với từng khu vực trong vùng nghiên cứu được tiến hành như 
sau: Tính toán số liệu tỷ lệ % các hộ gia đình thuộc các huyện thành phố trong vùng 
nghiên cứu để có lượng số phiếu tương ứng với tỷ lệ %. 
Đối với mỗi vùng, huyện có cơ cấu chia tỷ lệ của các hộ nông nghiệp, hộ kinh doanh 
và hộ sản xuất thủ công nghiệp. Xác định các tỷ lệ phân bổ số phiếu cần lấy cho phù 
hợp đảm bảo tính đại diện cho các vùng dân cư, các loại đối tượng là hộ gia đình và 
đảm bảo tính ngẫu nhiên và khách quan trong lưu vực và vùng nghiên cứu. 
Để đảm bảo tính ngẫu nhiên khách quan cho số liệu được thu thập từ phỏng vấn điều 
tra, các hộ gia đình tại địa phương vùng chịu ảnh hưởng của úng ngập sẽ được điều tra 
theo phương pháp lựa chọn mẫu ngẫu nhiên không thông qua lịch hẹn trước. Người 
phỏng vấn sẽ trực tiếp xuống tận từng hộ dân và đặt câu hỏi. Ngoài ra các thông tin 
quan trọng có liên quan cũng được thu thập giúp cho việc kiểm định các tính toán 
mang tính khoa học. Do đó, số liệu điều tra sẽ đảm bảo tính ngẫu nhiên, đảm bảo tính 
đại diện và hạn chế các sai sót mang tính hệ thống. 
2.8.3. Phương pháp phân tích và đánh giá số liệu 
Tất cả các số liệu điều tra từ phỏng vấn trực tiếp đều được xử lý sơ bộ, sau đó kiểm 
định mức độ tin cậy, theo các tương quan giả thiết về thu nhập, về độ tuổi về giáo dục 
và về vai trò của người trả lời trong hộ gia đình, trước khi đưa vào sử dụng và phân 
tích tính toán. Bộ dữ liệu phân tích đánh giá thiệt hại của các hộ dân được quản lý và 
sử dụng trên phần mềm phân tích thống kê STATA hoặc phần mềm thông dụng SPSS 
để đảm bảo tính ngẫu nhiên và khách quan không có sự sai số trước khi các số liệu 
được sử dụng tính toán. 
2.9. Phương pháp xây dựng hàm thiệt hại và hàm chi phí đầu tư 
Các phương pháp: (i) Phương pháp phân tích thống kê; (ii) Phương pháp sử dụng phân 
tích hồi quy tuyến tính được sử dụng để ước lượng các hàm rủi ro còn lại theo từng 
79 
cấp bảo vệ và hàm tổng chi phí đầu tư xây dựng công trình tương ứng với từng cấp 
bảo vệ. Hàm toán học phi tuyến của chi phí đầu tư cũng như của rủi ro còn lại được 
thiết lập dựa trên vận dụng phương pháp tuyến tính hóa rồi sử dụng phương pháp hồi 
quy tuyến tính để tìm các hệ số và kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số đó. 
Nguyên tắc và trình tự thực hiện được thể hiện cụ thể như sau: 
2.9.1 Các bước thực hiện xây dựng hàm thiệt hại và hàm chi phí đầu tư 
- Thu thập số liệu (số liệu điều tra) đủ lớn để đảm bảo tính toán ít sai số. 
- Lựa chọn dạng hàm toán học phù hợp, theo dạng phù hợp với các xu hướng của số 
liệu thống kê. 
- Sử dụng thuật toán đưa hàm phi tuyến về dạng hàm tuyến tính để xác định các hệ số 
tương quan thông qua hồi quy tuyến tính. 
- Dựa trên hàm hồi quy tuyến tính sẽ xác định ra các hệ số, kiểm định các hệ số về 
mặt ý nghĩa thống kê để đảm bảo hàm toán học xây dựng được đảm bảo có tính khả thi 
và có ý nghĩa thống kê (mức ý nghĩa thường α =5%). 
- Tính toán lại các hệ số ban đầu của dạng hàm ban đầu và thay vào hàm số được 
hàm chi phí đầu tư, hàm rủi ro thiệt hại tương ứng. 
2.9.2 . Xây dựng hàm phi tuyến Y = a  
Phương pháp xác định hệ số a và b trong hàm Y= a  như sau: 
- Logarit hóa hàm phi tuyến: 
Ln(Y) = Ln (a) + b Ln(X) (2-31) 
- Ứng với cặp quan hệ (X, Y) ta có các cặp giá trị (Ln(Y), Ln(X)). 
- Ta có phương trình hồi quy tuyến tính: () = + × () (2-32) 
- Sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính dạng (OLS – Phương pháp bình phương 
tối thiểu nhỏ nhất) để xác định các hệ số ,. 
- Kiểm tra ý nghĩa thống kê của các đại lượng , với các tiêu chuẩn T-test 
(Student Test) với mức ý nghĩa α =5% hay mức mức bảo đảm P= 95%. 
80 
- Nếu đảm bảo ý nghĩa thống kê trong phương trình tuyến tính thì: Ln (a) = và b 
= 
2.10. Kết luận Chương 2 
Chương 2 đã tổng kết các cách tiếp cận quy hoạch bài toán úng ngập và chỉ ra phương 
pháp lựa chọn quy hoạch úng ngập dựa trên tối ưu rủi ro là cách tiếp cận phù hợp với 
điều kiện hiện nay của Việt Nam. Trên cơ sở nhận dạng các loại hình thiệt hại, đối 
tượng chịu ảnh hưởng thiệt hại để có thể phân loại các loại hình thiệt hại của úng ngập, 
giúp cho nghiên cứu được thể hiện một cách toàn diện về bức tranh thiệt hại do úng 
ngập. 
Các phương pháp ước lượng thiệt hại úng ngập cũng được chỉ ra. Từng đối tượng thiệt 
hại cụ thể sẽ được áp dụng một hay nhiều phương pháp tính toán ước lượng thiệt hại 
khác nhau nhằm để đảm bảo tính phù hợp với số liệu, mức độ yêu cầu chính xác về giá 
trị ước lượng. Vận dụng các phương pháp ước lượng thiệt hại cũng cần phải linh hoạt 
và sử dụng với nhiều phương pháp khác nhau, để kiểm chứng kết quả tính toán được 
sát với thực tế hơn. 
Ước lượng thiệt hại úng ngập sẽ là cơ sở cho việc phân tích chi phí lợi ích của việc đầu 
tư giảm thiểu rủi ro úng ngập. Sự tích hợp giữa phương pháp phân tích chi phí lợi ích 
với quá trình quản lý rủi ro sẽ được thực hiện theo tiếp cận phân tích đánh giá tối ưu 
rủi ro. Bài toán tối ưu rủi ro với hàm mục tiêu là tối thiểu chi phí đầu tư và phần rủi ro 
còn dư. Từ mô hình lý thuyết khi áp dụng vào thực tế cần phải có những luận giải chặt 
chẽ, đơn giản hóa mô hình nhưng cũng không làm mất đi tính khoa học và logic của 
bài toán. Phương pháp giải cũng cần phải được lý giải phù hợp với điều kiện tính toán 
bài toán tối ưu phi tuyến cũng như lý giải lựa chọn các công cụ để tính toán. Công cụ 
được sử dụng cho bài toán tối ưu là công cụ GAMS do tính dễ sử dụng và tích hợp với 
các phần mềm khác một cách linh hoạt. 
Phương pháp luận về cơ sở lựa chọn điều tra bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, 
số lượng phiếu điều tra, các bước tiến hành điều tra và phân tích xử lý số liệu phục vụ 
bài toán cũng được chỉ ra trong Chương 2. 
81 
CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ MÔ HÌNH BÀI TOÁN 
QUY HOẠCH PHÒNG CHỐNG ÚNG NGẬP TỐI ƯU LƯU VỰC SÔNG 
PHAN- CÀ LỒ TỈNH VĨNH PHÚC 
3.1. Lý do lựa chọn vùng nghiên cứu 
3.1.1. Giới thiệu về lưu vực sông Phan – Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc 
Lưu vực sông Phan – Cà Lồ có tổng diện tích lưu vực là 1.229 km2 trong đó lưu vực 
sông Phan 348 km2, lưu vực sông Cà Lồ 881 km2. Lưu vực sông Phan- Cà Lồ gồm: 
Phần lớn diện tích tự nhiên tỉnh Vĩnh Phúc (gồm các huyện Bình Xuyên, Tam Dương, 
TP. Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc) với diện tích 710 km2 và 
chiếm 60% diện tích tỉnh Vĩnh Phúc; Phần diện tích lưu vực thuộc Hà Nội (bao gồm 
thị xã Mê Linh, huyện Đông Anh và Sóc Sơn) với diện tích 496 km2 (Hình 3.1). 
Hình 3.1. Bản đồ vị trị địa lý lưu vực sông Phan – Cà Lồ 
Vùng 1: Lưu vực sông Lô, Phó Đáy, diện tích lưu vực tiêu 445,8 km2, hướng tiêu 
thoát chủ yếu là tiêu tự chảy ra sông Lô, Phó Đáy. 
Vùng 2: Lưu vực sông Phan - Cà Lồ (Hình 3.2) có diện tích lưu vực tiêu 710,0 km2 
chiếm 60% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc. Hướng tiêu thoát hiện tại chủ yếu là 
82 
tự chảy ra sông Phan - Cà Lồ, sau đó thoát ra sông Cầu tại cửa Phúc Lộc Phương. 
Vùng 3: Vùng bãi Yên Lạc, Vĩnh Tường (nằm ngoài đê sông Hồng) diện tích lưu vực 
tiêu 39,7 km2 tiêu tự chảy ra sông Hồng. 
Hình 3. 2. Vùng 2- lưu vực sông Phan – Cà Lồ Tỉnh Vĩnh Phúc (Vùng nghiên cứu) 
Lưu vực sông Phan- Cà Lồ tỉnh Vĩnh Phúc là vùng tiêu độc lập với 2 vùng còn lại và 
tiêu theo hình thức tự chảy qua sông Phan- Cà Lồ đổ ra sông Cầu tại cửa Phúc Lộc 
Phương. Vùng 2 được chọn làm vùng nghiên cứu điển hình của luận án về phân tích 
tối ưu rủi ro úng ngập. 
3.1.1.1 . Đơn vị hành chính và dân số vùng nghiên cứu 
Vùng nghiên cứu thuộc địa phận gồm thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên và các 
huyện: Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên, Yên Lạc và Vĩnh Tường. Đặc biệt trong 
vùng có khu đô thị quan trọng đó là thành phố Vĩnh Yên, trung tâm kinh tế chính trị 
của toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Tổng số dân trong vùng nghiên cứu là 838.743 người, chiếm 
79,5% dân số toàn lưu vực. Số người sống tại khu vực thành thị chiếm 27,3 % tổng số 
dân số của vùng nghiên cứu. (Bảng 3.1. Phần phụ lục 3.1) 
83 
3.1.1.2 . Đặc điểm địa hình 
Vùng nghiên cứu có điều kiện địa hình phức tạp, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông 
Nam. Phần lớn diện tích phía Bắc là vùng núi, đồi (huyện Tam Dương, Tam Đảo, Bình 
Xuyên) cao độ phổ biến từ 300 m đến 700 m. Phía Nam và Đông Nam là vùng đất 
thấp, trũng, cao độ phổ biến từ +10,0 m đến +12,0 m (huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, 
Bình Xuyên, Vĩnh Yên) và các vùng trũng có cao độ +5,0 ~ 8,0m. 
Hình 3. 3. Địa hình tự nhiên vùng nghiên cứu [83] 
3.1.1.3 . Đặc điểm khí hậu 
Vùng nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Trong năm có 2 
mùa rõ rệt: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng IV đến tháng XI; mùa khô lạnh từ tháng XII 
đến tháng III năm sau. Khí hậu Vĩnh Phúc mang những nét chung của miền Bắc và 
Đông Bắc Bắc Bộ đồng thời có những nét riêng của của một vùng chuyển tiếp giữa 
miền núi và đồng bằng. 
Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23,2 ÷25,0°C và có sự giảm đáng kể khi lên vùng 
Tam Đảo ở cao độ 900 m với nhiệt độ trung bình còn 18,2oC. 
84 
Độ ẩm không khí trung bình nhiều năm (2003÷2012) dao động từ 78 ÷ 90%, ở các 
vùng núi có nhiều cây rừng, mưa nhiều thì độ ẩm cao hơn, nơi có độ ẩm cao nhất là 
vùng núi Tam Đảo (90,1%). 
Gió chính: Gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Gió mùa Đông Bắc thịnh hành 
từ tháng X năm trước đến tháng III năm sau và thường kèm theo sương muối ảnh 
hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Gió mùa Đông Nam từ tháng IV đến tháng IX mang 
theo hơi nước và gây mưa rào. Tốc độ gió trung bình năm biến động theo địa hình, 
càng lên cao tốc độ gió càng lớn. Vùng đồng bằng tốc độ gió trung bình năm đạt 1,6 
m/s vùng núi cao Tam Đảo tốc độ gió trung bình 3,0 m/s. 
Số giờ nắng trong năm dao động từ 1.200 ÷ 1.600 giờ, trong đó tháng có nhiều giờ 
nắng trong năm chủ yếu từ tháng VII÷IX, tháng có ít giờ nắng trong năm là tháng II. 
3.1.1.4 . Mưa 
Lượng mưa trong vùng nghiên cứu phân bố không đồng đều theo không gian và thời 
gian, tập trung chủ yếu từ tháng VI đến tháng IX (chiếm 75÷85% tổng lượng mưa của 
cả năm). Ở miền núi, lượng mưa thường lớn hơn ở đồng bằng và trung du, lượng mưa 
bình quân cả năm tại trạm Vĩnh Yên đại diện cho vùng đồng bằng và trung du là 
1.574,8 mm trong khi đó lượng mưa bình quân cả năm tại trạm Tam Đảo đại diện cho 
vùng núi là 2.439,4 mm. 
Bảng 3. 1. Đặc trưng lượng mưa giờ lớn nhất nhiều năm của vùng nghiên cứu 
Đặc trưng 
Vĩnh Yên Tam Đảo 
X(mm) Thời gian X(mm) Thời gian 
1hmax 86,3 0h 23/VII/2012 108,5 1h 8/IX/2006 
24hmax 361,9 31/X/2008 397,8 3/X/1978 
48hmax 459,6 31/X÷1/XI/2008 433,5 2÷3/X/1978 
72hmax 500,5 31/X÷2/XI/2008 451,5 30/X÷2/XI/2008 
120hmax 525,0 30/X÷4/XI/2008 620,1 20÷24/VII/1980 
Nguồn: Sở NN&PTNT tỉnh Vĩnh Phúc [84] 
Thời gian xuất hiện mưa úng vùng đồng bằng thường xuất hiện vào các tháng VI, VII, 
VIII hàng năm chiếm khoảng 70%; trong khi vùng núi xuất hiện vào tháng VII, VIII 
85 
và IX. Số lần lượng mưa lớn nhất xuất hiện nhiều nhất là tháng VIII hàng năm. Mưa 
lớn thường kéo dài 2 ÷ 3 ngày và thường tập trung vào ngày thứ 2 dạng mưa đỉnh ở 
giữa trận. Số trận mưa có đỉnh ngày đầu trận chiếm 32 %, trận mưa có đỉnh giữa trận 
chiếm 45 % và trận mưa có đỉnh ngày thứ 3 là 23 %. 
Cường độ mưa do bão gây nên rất lớn có thể đạt tới 86 mm/giờ tại trạm Vĩnh Yên và 
108 mm/giờ tại Tam Đảo. Số ngày mưa có cường độ 50 ÷ 100mm trung bình mỗi năm 
có khoảng 6 ÷ 18 ngày; số ngày mưa có cường độ trên 100 mm trong một năm có 
khoảng 2 ÷ 5 ngày và thường tập trung vào tháng VII và VIII (chiếm khoảng 50% số 
ngày mưa có cùng cường độ trong năm). 
Hình 3.4. Bản đồ đẳng trị lượng mưa 1 ngày max nhiều năm của vùng nghiên cứu [84] 
Các trận mưa lớn nhất của lưu vực thường kéo dài từ 3 đến 5 ngày và thường xảy ra 
trên một diện rộng bao trùm toàn vùng nghiên cứu. Đặc biệt thấy rõ là các trận mưa do 
bão đổ bộ và gió mùa Đông Bắc, thường gây ra mưa lớn liên tục 2 ÷ 3 ngày và gây lũ 
lụt lớn trên lưu vực sông Hồng nói chung và vùng nghiên cứu nói riêng. Lượng mưa 
01 ngày lớn nhất đạt từ 300 ÷ 330 mm, 03 ngày lớn nhất đạt 450 ÷ 550 mm, 05 ngày 
lớn nhất đạt từ 500 ÷ 680 mm. (Bảng 3.2.- Phần phụ lục 3.1) 
86 
3.1.1.5 . Đặc điểm sông ngòi 
Sông ngòi vùng nghiên cứu gồm 2 sông chính là sông Phan và sông Cà Lồ, 3 sông 
nhánh chính là sông Cầu Tôn, sông Tranh – Ba Hanh, sông Đồng Đò (Hình 3.5). 
Sông Phan: Bắt nguồn từ sườn Tây dãy Tam Đảo, từ xã Tam Quan, Hoàng Hoa huyện 
Tam Dương, chảy qua các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc rồi đổ vào đầm Vạc (thành 
phố Vĩnh Yên), nhập với sông Cà Lồ tại xã Nam Viêm (huyện Mê Linh). Chiều dài 
sông Phan tính từ An Hạ (huyện Tam Dương) đến cửa nhập lưu là 64,5 km. Diện tích 
lưu vực sông 347,5 km2, độ dốc lưu vực biến đổi 2,5‰ ÷5,3 ‰. 
Hình 3. 5. Bản đồ mạng lưới sông suối lưu vực sông Phan – Cà Lồ [83] 
Sông Cà Lồ: được tính từ Hương Canh huyện Bình Xuyên, sông chảy qua thị xã Phúc 
Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Mê Linh, huyện Sóc Sơn, thanh phố Hà Nội và nhập vào 
sông Cầu tại ngã ba Xá (gần trạm thủy văn Phúc Lộc Thươ

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_lap_quy_hoach_phong_chong.pdf
  • pdf2. TomtatLATS(TV)_NguyenThienDung.pdf
  • pdf3. TomtatLATS (TA)_NguyenThienDung.pdf
  • pdf4. Thongtindonggopmoi.pdf