Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 143 trang nguyenduy 05/07/2025 50
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và kỹ thuật trồng keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa A. Cunn. Ex. Benth) ở vùng cát cho mục đích phòng hộ và kinh tế tại tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
hí nghiệm, thu thập số liệu đánh giá hiệu quả cải tạo đất 
Lựa chọn vị trí bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu trùng với đánh giá điều kiện 
tiểu khí hậu. 
c1) Nhiệt độ đất: Đo bằng nhiệt kế thường 
51 
c2) Bố trí mẫu phẫu diện đất 
+ Ở mỗi khu vực đất cát cố định và đất cát di động, đào phẫu diện đất ở trong 
rừng Keo lưỡi liềm, nơi mà đất rừng ổn định nhất và ngoài đất trống, mỗi vị trí đào 3 
phẫu diện trong rừng và 3 phẫu diện ngoài đất trống. 
+ Kích thước phẫu diện: rộng 0,8-1 m, dài 1,6-2 m, sâu 90cm. Độ sâu lấy mẫu 
thống nhất 0-30cm, 30-60cm, 60-90cm, mỗi mẫu lấy khoảng 1kg. Cân khối lượng tại 
chỗ và bỏ vào hộp nhôm, đánh số thứ tự. 
+ Xác định ẩm độ đất 
Mẫu đất được sấy khô ở nhiệt độ 105 0C đến khi khối lượng không đổi, đem 
tính độ ẩm tuyệt đối. 
+ Phân tích thành phần hóa học của mẫu đất 
Mẫu đất được phân tích tại phòng phân tích nông hóa thổ nhưỡng Trường Đại học 
Nông Lâm Huế. Các chỉ tiêu lý, hóa tính đất theo tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. 
+ pHKCl: Đo trên máy pH mét. 
+ Mùn (%): Phương pháp Tiurin. 
+ Đạm (%): Phương pháp Kjendhal (Theo Bremner). 
+ K2O dễ tiêu (mg/100g): Đo trên máy quang kế ngọn lửa. 
+ P2O5 dễ tiêu (mg/100g): Phương pháp oniani lên màu bằng hỗn hợp 
axit ascorbic antimoantartrat. 
+ Ca++, Mg++ (lđl/100g): Phương pháp chuẩn độ bằng Trilon B, rút tinh 
bằng NaCl 1N. 
c3) Bố trí thí nghiệm thu thập số liệu đánh giá hệ rễ Keo lưỡi liềm 
- Khối lượng rễ: Sử dụng cây tiêu chuẩn và số liệu sinh khối rễ ở phần tính sinh 
khối trong phần tính lượng tích lũy Các bon. 
- Số lượng nốt sần: Từ khối lượng rễ từng cây tiêu chuẩn, chặt nhỏ trộn đều rễ 
từng cây, lấy mỗi bộ rễ 5 mẫu, mỗi mẫu 300 g, đếm số nốt sần từng mẫu để tính tổng số 
nốt sần cho từng cây để xác định khả năng chống chịu trong điều kiện đất úng ngập, cát 
bay cục bộ và nghèo dinh dưỡng đồng thời khả năng cải tạo đất. 
52 
d) Phương pháp bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu đánh giá hiệu quả 
tích lũy Các bon 
Sử dụng phương pháp của IPCC (2002) [83] trong nghiên cứu sinh khối. 
Phương pháp này là chặt hạ để đo đếm mẫu nghiên cứu. Các bước tiến hành như sau. 
d1) Phương pháp bố trí thí nghiệm và thu thập sô liệu cây tiêu chuẩn 
Sử dụng hai mô hình thực nghiệm rừng Keo lưỡi liềm sẵn có tại Triệu Phong 
và Gio Linh tỉnh Quảng Trị, trong mỗi mô hình, lập 5 ô tiêu chuẩn diện tích 500 m2 
(20 x 25 m) bố trí 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở trung tâm. Đo toàn bộ đường kính, chiều cao 
cây trong ô tiêu chuẩn để xác định cây tiêu chuẩn. 
+ Xác định cây tiêu chuẩn để chặt hạ, tính sinh khối và đếm nốt sần: Cây tiêu 
chuẩn là cây có đường kính và chiều cao bằng hoặc xấp xỉ đường kính và chiều cao 
bình quân của ô tiêu chuẩn, mỗi ô tiêu chuẩn chọn 1 cây tiêu chuẩn để chặt hạ. 
+ Thu thập sinh khối cây tiêu chuẩn: chặt hạ cây tiêu chuẩn sát mặt đất, tách 
riêng các bộ phận: thân, cành, lá và đào lấy tất cả rễ. Cân các bộ phận ngay tại chỗ 
được sinh khối tươi của cây tiêu chuẩn. Chặt nhỏ từng bộ phận của cây, trộn đều, lấy 
mẫu mỗi bộ phận 3 mẫu, mỗi mẫu 300 g, riêng mẫu thân được lấy ở ba vị trí (gốc, 
giữa và ngọn cây trộn đều chọn 3 mẫu). 
d2) Phương pháp bố trí thí nghiệm thu thập sô liệu tầng thảm mục 
+ Tầng cây bụi thảm tươi ở các mô hình mẫu hầu như không có nên không thu 
thập số liệu. 
+ Phương pháp thu thập sinh khối tầng thảm mục: Trong mỗi mô hình, lập 5 
ô dạng bản có diện tích 4m2 tại trung tâm của ô tiêu chuẩn 500 m2 ở phần lựa chọn 
cây tiêu chuẩn (phần d1), thu toàn bộ vật rơi rụng, cân ngay vật rơi rụng có được sinh 
khối tươi. Trộn đều mẫu thảm mục của từng ô dạng bản, mỗi ô lấy 3 mẫu, khối lượng 
mỗi mẫu là 300 g. 
d3) Xác định sinh khối khô: 
Mẫu lấy về được sấy khô ở 1050C đến khối lượng không đổi, sau đó dùng cân 
điện tử có độ chính xác 0,1% để xác định sinh khối khô cho từng bộ phận của thân, 
rễ, cành lá và tầng thảm mục. 
53 
d4) Xác định trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối 
Việc tính toán trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối ở quy mô toàn cầu hàm 
lượng các bon thường được mặc định là 47% tức là k = 0,47 (theo IPCC 2002) [72] và 
hệ số này được sử dụng trong đánh giá trữ lượng các bon rừng toàn cầu. Hệ số này 
được sử dụng để thực hiện nghiên cứu này. 
3.3.6. Phương pháp điều tra và thu thập số liệu đánh giá hiệu quả kinh tế 
Sử dụng mô hình thí nghiệm thuộc Đề tài “Điều tra tập đoàn cây trồng và xây 
dựng mô hình trồng rừng Keo lưỡi liềm trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ” để 
phân tích các chỉ tiêu (D1,3, Hvn, V, M) để xác định các sản phẩm gỗ, củi để tính giá 
trị kinh tế thu được trừ đi các chi phí thực tế trồng rừng để tính hiệu quả cuối cùng. 
Hiệu quả kinh doanh rừng trồng sẽ được tính bao gồm hiệu quả về gỗ, củi, và 
hiệu quả thương mại Các bon. Trong luận án này chỉ tính hiệu quả kinh tế thông qua 
giá trị thu nhập (từ gỗ, củi) trừ đi khoản chi phí đầu tư bỏ ra gồm (chi phí trồng, chăm 
sóc, bảo vệ, khai thác gỗ, củi) với các chỉ tiêu NPV, BCR và IRR để đánh giá. Tổng 
thu nhập = giá bán gỗ + giá bán củi. 
+ Giá bán gỗ, củi ngoài thị trường trong thời điểm nghiên cứu được áp dụng 
để quy đổi thành giá trị bằng tiền của gỗ, củi (áp giá tại thời điểm tháng 9 /2016). 
Trong đề tài ước tính: Khối lượng gỗ 70%, củi 30%, trong khối lượng gỗ thì 
20% gỗ xẻ và 80% gỗ dăm giấy. 
 Cách tính thu nhập từ gỗ, củi theo công thức (3. 6 và 3.7 ) và tại phụ lục (35 - 37) 
Chi phí: 
+) Chi phí trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng theo dự toán ở phụ lục 35 và 37. 
+) Chi phí khai thác gỗ: 125.000 đồng/tấn (theo thực tế tháng 9/2016). 
+) Chi phí vận tải tới nhà máy: 100.000 đồng/tấn (theo thực tế tháng 9/2016) 
 Thu nhập: 
+) Giá gỗ lóng chế biến dăm, MDF (Tại nhà máy): 1.050.000 đồng/tấn. 
+) Giá gỗ xẻ (Đường kính > 15cm): 1.250.000 đ/tấn (tại nhà máy). 
+) Giá củi: 100.000 đồng/m3 (giá bán cây đứng tại rừng). 
54 
+ Giá trị hiện tại ròng (NPV). Nếu NPV > 0 thì dự án có khả thi về kinh tế và 
ngược lại. 
+ Tỷ lệ chi phí lợi ích (BCR): Được tính bằng tỷ lệ của tổng lợi ích kinh tế (đã 
được chiết khấu) thu từ dự án trồng rừng với tổng chi phí đầu tư cho việc trồng rừng 
và các chi phí khác có liên quan (đã được chiết khấu). Nếu BCR > 1 thì dự án có hiệu 
quả và nếu BCR < 1 thì dự án không có hiệu quả kinh tế: 
+ Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR): Là mức lãi suất tại đó giá trị hiện tại ròng của 
dự án bằng 0. Nếu dự án trồng rừng là có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ lớn hơn tỷ lệ hoàn 
vốn đã được xác định từ trước (ví dụ tỷ lệ hoàn vốn nội bộ lớn hơn lãi suất vốn vay) 
thì dự án đó được khuyến khích thực hiện). Ngược lại nếu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ nhỏ 
hơn tỷ lệ hoàn vốn mục tiêu thì cần phải căn cứ vào nhiều chỉ tiêu khác để quyết định. 
+ Thương mại Các bon: Đã có thị trường khí CO2 , 
giá thường biến động từ 10-15 Euro/tấn, tuy nhiên, đây là giá CO2 mà các ngành công 
nghiệp phải trả khi mua chứng chỉ Các bon. Việc bán Các bon từ rừng trồng hầu như 
chưa được thực hiện, các tài liệu nghiên cứu trước đây cho rằng giá CO2 của ngành 
lâm nghiệp dao động từ 4-5 USD/tấn, tác giả lấy giá CO2 là 5 USD/tấn để tính. 
3.3.7. Phương pháp xử lí số liệu 
Số liệu nghiên cứu được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 (Nguyễn 
Hải Tuất và Nguyễn Trọng Bình , 2005) [9]. Theo phương pháp phân tích thống kê 1 
nhân tố với 3 lần lặp lại để đánh giá kết quả thí nghiệm. 
- Tính các đặc trưng thống kê theo từng thí nghiệm để đánh giá kết quả 
+ Trung bình mẫu (Xtb): 
n
i
Xi
n
X
1
1
 (3.2) 
+ Hệ số biến động (V%): 100*%
X
Sd
V (3.3) 
Sd là sai tiêu chuẩn mẫu 
+ Tỷ lệ nảy mầm: 100 
N
n
TLNM (3.4) 
TLNM: là tỷ lệ nảy mầm; n: là số hạt nảy mầm; N: là tổng số hạt thí nghiệm 
+ Tỷ lệ ra rễ: 100 
N
n
TLRR (3.5) 
TLRR: là tỷ lệ ra rễ của hom; n: là số hom ra rễ; N: là tổng số hom thí nghiệm 
55 
+ Thể tích thân cây: 
fH
D
V vntc ..
4
.
2
3.1 (3.6) 
Vtc = Thể tích thân cây cá lẻ; D1,3:đường kính ngang ngực, 
Hvn: chiều cao vút ngọn, f: độ thon = 0,55 
+ Trữ lượng trên một ha: httc xNVM (m
3/ha) (3.7) 
M: Trữ lượng cây đứng trên một ha; Nht: mật độ hiện tại 
+ Lượng tăng trưởng bình quân năm: AM / (3.8) 
∆ : Lượng tăng trưởng bình quân năm; A: Tuổi rừng. 
+ Tỷ lệ sống: 100.(%)
bd
ht
N
N
TLS (3.9) 
Nht: Số cây hiện tại/ô hoặc mật độ hiện tại/ha; 
Nbd: Số cây ban đầu/ô hoặc mật độ ban đầu/ha. 
+ Hiệu năng phòng hộ (tốc độ gió giảm theo %): 100
0
0 x
V
VV
E n
 (3.10) 
+ Tốc độ gió còn lại sau đai: 100
0
x
V
V
F n (3.11) 
E: hiệu năng phòng hộ (%); V0: tốc độ gió trước đai 9H; 
F: tốc độ gió còn lại sau đai (%); Vn là tốc độ gió trung bình ở các vị trí sau đai 
3H, 6H và 9H. 
+ Độ ẩm tuyệt đối: A(%) = 100 x 
VV
VV
13
32
 (3.12) 
V1: Khối lượng hộp nhôm; V2: Khối lượng hộp nhôm và đất trước khi sấy 
V3:Khối lượng hộp nhôm và đất sau khi sấy 
+ Trữ lượng Các bon tích lũy trong sinh khối: MC = Mkhô x k (3.13) 
MC: Trữ lượng Các bon tích lũy trong sinh khối; Mkhô là sinh khối khô 
k là hệ số chuyển đổi: k = 0,47. 
+ Trữ lượng CO2 hấp thu: MC02 = 
MC∗44
12
tấn/ha (3.14) 
𝑀𝐶02 là trữ lượng CO2 tương đương được cây hấp thu 
+ Giá bán cây đứng tại rừng: Pcđ = Pnm – Pkt – Pvt (3.15) 
Pcđ là giá bán cây đứng tại rừng/1tấn; Pnm là giá gỗ lóng bán tại nhà máy/1tấn; 
Pkt là chi phí khai thác/1tấn; Pvt là chi phí vận tải từ rừng tới nhà máy/1tấn 
56 
+ Giá trị hiện tại ròng: NPV = 
Bt−Ct
(1+r)t
 (3.16) 
+ Tỷ lệ chi phí lợi ích: BCR = 
∑
Bt
(1+r)t
n
i=1
∑
Ct
(1+r)t
n
i=1
 (3.17) 
+ Tỷ lệ lãi suất tối đa chịu được: IRR = r1 + 
NPV1
NPV1−NPV2
∗ (r1 − r2) (3.18) 
r là tỷ lệ chiết khấu; r1, r2 tỷ lệ chiết khấu giả định, r2>r1. 
NPV: giá trị hiện tại ròng; NPV1, NPV2 tương ứng với r1, r2 và có giá trị ≈ 0; 
BCR: Tỷ lệ chi phí lợi ích; Bt: tổng doanh thu từ rừng (gỗ, củi, vv ); 
Ct: tổng chi phí (trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ); t là thời gian kinh doanh. 
- Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý thống kê kết quả thí nghiệm. 
+ Các yếu tố ảnh hưởng đến nhân tố đánh giá về định lượng của thí nghiệm 
dựa trên phân tích phương sai nếu: 
Ftính > F0,05 thì các yếu tố ảnh hưởng rõ rệt đến nhân tố đánh giá. 
Kết quả phân nhóm theo Duncan: Các công thức được phân cùng một nhóm 
thì xem như đồng nhất với nhau, tức là sai khác không hoàn toàn, các công thức phân 
khác nhóm thì sai khác hoàn toàn. Để thuận tiện trong theo dõi số liệu trong bảng 
biểu, phân nhóm theo Ducan sẽ được ký hiệu theo nhóm: Tốt nhất là A, tiếp đến là 
B,C... và thể hiện ở số mũ trên mỗi kết quả thí nghiệm. Ví dụ: 85,23A, hoặc 78,12BC 
như vậy 85,23 xếp nhóm tốt nhất, 78,12 được xếp cả hai nhóm tốt thứ hai và thứ 3. 
+ Với tỷ lệ nãy mầm, tỷ lệ ra rễ và tỷ lệ sống sử dụng tiêu chuẩn χ2tính > χ20,05 
thì có sai khác rõ rệt giữa các tỷ lệ, sau đó so sánh từng cặp theo tiêu chuẩn χ2 để đánh 
giá công thức cho kết quả tốt nhất. Nếu có sai khác giữa công thức tốt nhất và công 
thức tiếp theo thì kết luận công thức đó tốt nhất và không so sánh tiếp, ký hiệu số mũ 
ví dụ: 15,24ª, 14,3b, nếu kết quả chưa có sai khác thì tiếp tục so sánh để đánh giá. 
+ Trường hợp chỉ có 2 công thức thí nghiệm thì chỉ cần so sánh Ftính > F0,05 
hoặc χ2tính > χ20,05 thì kết luận ngay được hai công thức sai khác hoàn toàn. 
57 
Chương 4 
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Hiện trạng đất cát và sử dụng đất cát ven biển Bình - Trị - Thiên 
4.1.1. Hiện trạng sử dụng đất Lâm nghiệp vùng cát ven biển 
4.1.1.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên vùng cát ven theo diện tích 
Kết quả điều tra thực địa kết hợp với nguồn số liệu từ Chi cục Kiểm lâm các 
tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế được tổng hợp tại bảng 4.1. Hiện 
trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên cạn vùng cát ven biển các tỉnh Bình - Trị - Thiên 
năm 2016. 
Kết quả bảng 4.1. cho thấy tổng diện tích tự nhiên vùng đất cát ven biển các 
tỉnh Bình - Trị - Thiên là 123.037,4 ha, trong đó diện tích đất Lâm nghiệp trên cạn là 
40.953,7 ha, chiếm 33,29 % tổng diện tích tự nhiên, trong đó diện tích đã có rừng là 
35.765,5ha (chiếm 87,33%), chủ yếu là rừng trồng 32.950,5 ha, rừng tự nhiên chỉ 
chiếm 2.815,0 ha. Diện tích đất trống là 5.188,2 ha (chiếm 12,67%). Trong tổng diện 
tích đất Lâm nghiệp là 40.953,7 ha thì chỉ hai loại rừng là rừng đặc dụng và phòng 
hộ, mỗi loại chiếm gần 50%, cụ thể đất rừng phòng hộ là 20.153,3 ha và rừng sản 
xuất là 20.800,3 ha. 
Với thống kê tổng diện tích có rừng cao, chiếm tới 87,33% tổng diện tích đất 
lâm nghiệp, tuy nhiên trên thực tế có những diện tích có rừng chỉ là những đai lưới ô 
vuông, hoặc những diện tích có rừng nhưng không thành rừng, chỉ dạng cây bụi thấp, 
nên hiệu quả sử dụng đất thấp. 
Diện tích đất trống còn nhiều 5.188,2 ha (chiếm 12,67%), với diện tích này 
cần sớm phát triển rừng trồng vừa đảm bảo phòng hộ, cải tạo môi trường vừa tạo công 
ăn việc làm cho người dân, cải thiện đời sống nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh 
tế xã hội trong vùng. 
58 
Bảng 4.1. Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp trên cạn vùng cát ven biển 
Đơn vị tính: ha 
TT Loại đất/ loại rừng 
Đất tự 
nhiên 
Đất Lâm nghiệp 
Tổng 
Phòng 
hộ 
Sản xuất Diện 
tích 
Tỷ lệ/đất tự 
nhiên (%) 
A Tỉnh Thừa Thiên Huế 
 Tổng diện tích 41.627,5 8.978,7 21,55 3.758,8 5.219,8 
1 Đất có rừng 8.044,1 3.168,8 4.875,3 
1.1 Rừng tự nhiên 1.227,3 1.227,3 
1.2 Rừng trồng 6.816,8 1.941,5 4.875,3 
2 Đất chưa có rừng 934,6 590,0 344,5 
B Tỉnh Quảng Trị 
 Tổng diện tích 38.057,9 13.445,7 35,33 8.165,7 5.280,0 
1 Đất có rừng 12.274,2 7.768,6 4.505,6 
1.1 Rừng tự nhiên 1.587,7 1.239,3 348,4 
1.2 Rừng trồng 10.686,5 6.529,3 4.157,2 
2 Đất chưa có rừng 1171.5 397,1 774,4 
C Tỉnh Quảng Bình 
 Tổng diện tích 43.307 18.529,3 42,79 8.228,8 10.300,5 
1 Đất có rừng 15.447,2 6.138,5 9.308,7 
1.1 Rừng tự nhiên 0.0 
1.2 Rừng trồng 15.447,2 6.138,5 9.308,7 
2 Đất chưa có rừng 3.082,1 2.090,3 991,8 
D Tổng cộng (A+B+C) 123.307,4 40.953,7 33,3 20.153,3 20.800,3 
1 Có rừng 35.765,5 17.075,9 18.689,6 
1.1 Rừng tự nhiên 2.815,0 2.466,6 348,4 
1.2 Rừng trồng 32.950,5 14.609,3 18.341,2 
2 Chưa có rừng 5.188,2 3.077,4 2.110,7 
59 
4.1.1.2. Hiện trạng rừng tự nhiên trên đất cát ven biển 
Bảng 4.2. Danh mục một số loài cây rừng tự nhiên trên vùng đất cát ven biển 
TT 
Tên Việt Nam (phổ thông 
và địa phương) 
Tên khoa học 
1 An điền, An điền bốn cạnh Hedyotis tetrangularis Walp 
2 Bách bệnh Eurycoma Longifolia Jack 
3 Bời lời nhớt, Bời lời dầu Litsea glutinosa (Lour.) C.B. Rob. 
4 Bứa Garcinia oblongifolia Champ. Ex Benth 
5 Bưởi bung Acronychia pedunculata (L.) Miq. 
6 Cam rượu, Cơm rượu Glycosmis pentaphylla (Retz.) Correa 
7 Cam thảo,Dây cườm cườm Abrus precatorius Linn 
8 Chà đam Homalium sp. 
9 Cỏ đậu Arachis pintoi Krapov. & W.C. Greg 
10 Cỏ rười Aneilema sp. 
11 Cổ ướm, Cổ yếm Archidendron lucidum (Benth.) Niels. 
12 Chạc chìu Tetracera scandens (L.) Merr. 
13 Chai, Trai nước Fagraea fragans Roxb 
14 Dành dành Gardenia jasminoides Ellis 
15 Dẻ cát 
Lithocarpus sabulicolus (Hick. & Cam.) 
Cam. 
16 Dẻ gai, Dẻ gai Ấn độ, Cà ổi Castanopsis indica (Roxb.) A.DC. 
17 Dẻ lá bóng 
Lithocarpus polystachyus (Wall. ex A. DC.) 
Rehd. 
18 Gai xanh Severinia monophylla (L.) Tan. 
19 Gáo trắng Neolamarckia cadamba (Roxb) Booser 
20 Lục long, Cỏ lục lông Chloris barbata (L.) Sw. 
21 Mặt cắt, Mật sát Cerbera odollam Gaertn. 
22 Móc đồng, Trâm sừng 
Syzygium chanlos (Gagnep.) Merr. & 
L.M.Perry 
23 Mua Melastoma affine D. Don 
24 Muồng trâu Cassia alata L. 
25 Muồng truống Zanthoxylum avicenniae (Lamk.) DC. 
26 Niệt gió, Dó miết Ấn Wikstroemia indica (L.) C. A. Mey. 
60 
27 Ran, Rang, Sầm Memecylon edule Roxb. 
28 Rỏi mật Garcinia ferrea Pierre 
29 Sầm tán, Sầm ngọt, Cóoc mộc Memecylon Edule Roxb. 
30 Sim Rhodomyrtus tomentosa (Ait.) Hassk. 
31 Trả Poutria ovata 
32 Tràm Melaleuca cajuputi Powel. 
33 Trèn trèn, Quế rành Cinnamomum burmanni ((C. & T. Nees) Blume 
34 Trang đỏ Ixora duffii T. Moore 
35 Trang trắng Ixora finlaysoniana Wall. 
36 Trâm bầu, Trâm bội Syzygium corticosum (Lour.) Merr. & Perry 
37 Trâm đại, Lá bội Syzygium grandis Wight. 
38 Trâm vỏ đỏ, Nổ Syzygium zeylanicum (L.) DC. 
39 Trường vải, Trường duyên hải Arytera littoralis Bl. 
40 Thầu dầu, Ðu đủ dầu, Ðu đủ tía Ricinus communis L. 
41 Xăng mã, Xăng mã chẻ Carallia brachiata (Lour.) Merr. 
42 Thài lài, Bích trai mồng Cyanotis burmanniana Wight 
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2015 – 2016 phối hợp với chi cục Kiểm lâm các tỉnh Bình - Trị - Thiên) 
Rừng tự nhiên: Với trạng thái rừng phục hồi dạng rú cát và trảng cây bụi, chỉ 
phân bố trên phạm vi hẹp, tổ thành loài đơn giản, thường gặp nhất là 40 loài trên, đó 
chủ yếu là Trâm bầu, Dẻ, Bời lời nhớt... mật độ cây phân bố theo đám hoặc theo cụm 
và độ che phủ tương đối cao nên khả năng phòng hộ cho vùng cát rất tốt. 
Hình 4.1. Rú cát tự nhiên trên đất cát ven biển Hình 4.2. Trảng cây tự nhiên trên đất cát ven biển 
Cây gỗ rừng tự nhiên chủ yếu tập trung ở các rú cát, các trảng cây tự nhiên, có 
nhiều loài sinh trưởng khá tốt, phòng hộ chống cát bay, cát lấp và giữ nước rất tốt. 
61 
Cây bụi thấp và cây cỏ mọc rải rác trên các bãi cát và các cồn cát giúp cố định 
cát, phần nào giữ ẩm và cải tạo đất, giúp ổn định cây trồng, tránh cát bay lấp cây. 
Cây rừng tự nhiên ngoài tác dụng phòng hộ thì còn góp phần làm tăng đa dạng 
sinh học cho vùng đất cát có điều kiện lập địa khắc nghiệt này. 
4.1.1.3. Hiện trạng rừng trồng trên vùng đất cát ven biển 
a) Loài cây trồng 
Bảng 4.3. Danh mục một số loài cây trồng trên vùng đất cát ven biển 
TT Tên Việt Nam Tên khoa học 
1 Bạch đàn chanh Eucalyptus citriodora Hook.F 
2 Bạch đàn lá nhỏ Eucalyptus tereticornis Dehnhardt 
3 Bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis Dehn. 
4 Cọ dầu Elaeis guineensis Jacq 
5 Dừa Cocos nucifera L. 
6 Điều Anacardium occidentale L. 
7 Keo chịu hạn Acacia torulosa Benth 
 Acacia difficilis Maiden 
 Acacia tumida Benth 
8 Keo lá tràm Acacia auriculiformis A.Cunn. Ex Benth. 
9 Keo lai Acacia hybrid 
10 Keo lưỡi liềm Acacia crassicarpa A.Cunn Ex Benth 
11 Keo tai tượng Acacia mangium Wild 
12 Mà ca Rapanea linearis (Lour.) Moore 
13 Phi lao Casuarina equisetyfolia J.R et G. Forst 
14 Sở Camellia sasanqua Thunb. ex Murray 
15 Trẩu Aleurites montana (Lour) Wils. 
 Trẩu lá xẻ Vernicia montana Lour 
16 Thầu dầu Ricinus communis L. 
Tại bảng 4.3 có tổng số loài cây trồng rừng là 16 loài, tuy nhiên thực tế chỉ có 
một số loài được trồng chính gồm Phi lao, Keo lá tràm, Keo lưỡi liềm, Keo tai tượng, 
Keo chịu hạn, Keo lai và Bạch đàn trắng. Trong đó diện tích lớn nhất là Keo lá tràm, 
Phi lao và Keo lưỡi liềm. Sau đây là sinh trưởng của một số loài trồng chính. 
62 
b) Sinh trưởng của một số loài cây trồng chính 
Bảng 4.4. Sinh trưởng của một số loài cây trồng chính trên đất cát ven biển 
Lập 
địa 
Loài cây Tuổi 
Nht 
(cây/ha) 
D0 
(cm) 
D1,3 
(cm) 
Hvn (m) Dt (m) 
C
ố
 đ
ịn
h
 b
án
 n
g
ập
 Keo lá tràm 
8 2200 4,25 4,88 2,35 
11 1865 6,38 5,33 2,54 
13 1525 8,74 6,34 2,64 
20 1235 9,76 6,96 4,73 
Keo tai tượng 
1 3000 2,11 1,38 0,52 
5 2500 5,34 2,56 2,89 
Phi lao 
10 800 5,32 4,20 3,50 
15 650 7,65 4,67 4,12 
C
ố
 đ
ịn
h
 k
h
ô
n
g
 n
g
ập
Keo lá tràm 
4 2500 18,05 2,53 2,21 
6 1860 3,95 4,41 2,73 
10 800 10,38 5,33 3,52 
Keo tai tượng 
2 2500 3,22 2,35 1,42 
5 1800 5,65 2,77 2,99 
Phi lao 
6 900 3,25 2,34 2,56 
10 800 6,42 4,77 3,50 
15 650 8,36 5,34 4,12 
Keo lai 
5 2000 4,25 5,56 2,06 
10 1200 5,94 6,58 2,33 
Bạch đàn 10 8000 6,37 7,02 2,00 
D
i 
đ
ộ
n
g
Keo chịu hạn 10 2700 5,61 4,38 2,44 
Phi lao 
10 900 6,98 3,55 3,26 
15 780 8,27 5,76 4,32 
20 670 14,36 7,65 4,56 
63 
- Phi lao là loài được trồng sớm nhất, là cây tiên phong trong trồng rừng chắn 
gió, chắn cát ven biển, được trồng nhiều nhất ở các dải cát di động sát bờ biển của cả 
3 tỉnh. Sau đó Phi lao cũng được trồng sâu vào các cồn cát cao phía sâu trong dân cư 
và các vùng cát bán ngập đã được lên líp hoặc trồng dạng vành đai, bờ vùng, bờ thửa. 
Diện tích trồng Phi lao chiếm khoảng 30% tổng diện tích rừng trồng. 
Phi

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_va_ky_thuat_trong_keo_luoi.pdf