Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 177 trang nguyenduy 19/07/2025 70
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

Luận án Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn làm căn cứ đề xuất định hướng phát triển lâm nghiệp phục vụ quản lý rừng bền vững tại tỉnh Bolykham xay nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào
ực sông năm Ka đinh 
hiện nay cũng đang có dự án xây dựng nhà máy thủy điện nặm Ka đinh. Ngoài ra, 
các vùng hồ được quy hoạch làm thủy điện hiện còn là khu vực cung ứng thủy sản 
cho người dân trong tỉnh và các tỉnhlân cận. 
70 
Hình 3.2. Bản đồ địa giới hành chính các huyện thuộc tỉnh Bolykhamxay 
3.1.1.2. Đặc điểm tài nguyên rừng khu vực nghiên cứu 
 Tài nguyên rừng trên địa bàn nghiên cứu thuộc loài rừng kín thường xanh Á 
nhiệt đới vùng thấp và vùng cao. Trải qua một thời gian dài khai thác và sử dụng 
quá mức tài nguyên rừng đã bị suy giảm đi khá nhiều, không còn được nguyên vẹn 
như trước, nhưng vẫn có thể khẳng định tài nguyên rừng ở đây khá phong phú cả về 
mức độ tập trung và thành phần loài. 
 - Về thực vật rừng 
Thực vật rừng trong khu vực nghiên cứuđã thống kê khoảng 180 loài thực 
vật thân gỗ thuộc 83 chi, 59 họ với các loài cây gỗ chủ yếu: Sưa đỏ (Dalbergia 
tonkinensis Prain), Trắc (Dalbergia cochinchinensis), Giáng hương (Pterocarpus 
macrocarpus), Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Trầm hương (Aquilaria crassna)Gụ mật 
(Sindoracochinchinensis), Săng đá (Hopeaferrea), Dầu rái (Dipterocarpusalatus), Dầu 
mít (Dipterocarpuscostatus), Căm xe (Xyliaxylocarpa), Sao đen (Hoppeaodorata), 
Thiên niên nam bộ (Hoppea cochinchinensis), Sấu đỏ (Sandoricum indicum), Thung 
(Tetrameles nudìlira), Chò chỉ Lào (Parashoreabuchananii), Săng lẻ (Lagerstroemia 
tomentsa Prest), Chò chỉ (Parashoreachinensis), Táu mật (Vatica tonkinensis), Sến mật 
(Madhuca pasquieri), Giổi (Michelia medoicris Dandy), Gội (Aphanamixis 
grandifolia lume) và ... 
71 
Ngoài cây gỗ lớn, LSNG cũng rất phong phú với các loài phổ biến như: 
Song, Mây, Lụi, Hèo, Vàng đắng (Haem), nhựa cây Chò Chỉ (Khi Sii), lá Cọ, rau 
ngọt rừng, Trầm hương, Chây trung bộ,...và các loại dây leo dưới tán rừng, và các 
loại tre - nứa. 
 - Động vật rừng 
 Địa bàn tỉnh Bolykhamxay còn là rừng nguyên sinh khá nhiều, chiếm khoảng 
77,53 % của diện tích cả tỉnh, có độ che phủ của rừng rất cao nên hệ động vật rừng 
ở đây còn khá phong phú. Các loài hiện đang có số lượng nhiều là: Lợn rừng, Cày, 
các loại Chim, Gà rừng, Sóc, ... Đặc biệt là khu vực rừng Khu Bào tồn năm Ka đinh 
và khu bào tồn Phu khẩu khoai là sinh cảnh phân
Khỉ, Voi, Gấu, Hổ mèo, Tê tê, Nhím, Dê núi, Trăn đất, Hồng hoàng, NaiThống 
kê ban đầu nghi nhận được của khu bào tồn có hơn 48 loài động vật, ngoài ra còn có 
các loài Bò sát, loài Cá, Côn trùng, Lưỡng cư và... Tuy nhiên,
3.1.1.3. Điều kiện kinh tế-xã hội 
a). Tình hình dân số, lao động 
Để có được cái nhìn tổng quát về dân số, đề tài đã tiến hành thu thập số liệu về 
đặc điểm dân số và lao động trong các năm 2005, 2010 và 2011, xác định các đặc 
điểm về những đặc trưng kinh tế, xã hội tại khu vực nghiên cứu. Các đặc trưng về 
kinh tế, xã hội mà đề tài quan tâm bao gồm: Dân số, số người trong độ tuổi lao 
động, tỷ lệ lao động trong các ngành nghề, đặc biệt là tỷ lệ lao động trong ngành 
Nông Lâm nghiệp, và tỷ lệ hộ gia đình phân theo mức độ giàu, nghèo, trung bình 
trên địa bàn nghiên cứu. 
Kết quả nghiên cứu được thể hiện trong bảng sau: 
Bảng 3.1. Đặc điểm về dân số và lao động trong toàn tỉnh 
Hạng mục ĐV Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015 
Số 
lƣợng 
Tỷ lệ 
(%) 
Số lƣợng Tỷ lệ 
(%) 
Số lƣợng Tỷ lệ 
(%) 
Tổng số nhân khẩu 
Người 
223.325 100 249.858 100 254.076 100 
72 
 - Tỷ lệ nam Người 111.328 49,85 125.111 50,07 132.037 51,97 
 - Tỷ lệ nữ Người 111.997 50,15 124.747 49,93 122.039 48,03 
Tổng số hộ GĐ Hộ 42.873 - 43.135 - 43.697 - 
 - Quy mô hộ Người/hộ 5,21 - 5,79 - 5,81 - 
 - Số hộ nghèo Số hộ 11.589 27,03 9.758 22,62 9.720 22,24 
 - Số hộ trung bình Số hộ 19.216 44,82 21.103 48,92 21.103 48,29 
 - Số hộ giàu Số hộ 12.068 28,15 12.274 28,45 12.874 29,46 
Tổng số LĐ trong độ tuổi Người 113.575 100 140.608 100 142.445 100 
 - Lao động trong ngành 
nông, lâm nghiệp 
Người 72.322 6368 68.322 48,59 65.238 45,80 
 - Lao động trong dịch vụ Người 12.473 10,98 30.248 21,51 30.294 21,27 
 - Lao động trong ngành 
sản xuất, tiểu thủ công 
nghiệp 
Người 18.260 16,08 28.063 19,96 30.682 21,54 
 - Lao động trong các 
ngành khác 
Người 10.520 9,26 13.975 9,94 16.231 11,39 
Tỷ lệ tăng dân số tự 
nhiên 
% 1,75 - 1,82 - 1,61 - 
 Nguồn: Văn phòng dân số của tỉnh, 2012 
 + Dân số 
Theo số liệu thống kê của tỉnh Bolykhamxay: Tính đến năm 2014, tỉnh 
Bolykhamxay bao gồm 7 huyện (huyện Thaphabat, Bolykhan, Paksan, Pakkađinh, 
Khamkot, Viengthong và Xaychamphone), 327 thôn (bản) với 37 dân tộc cùng chung 
sống. Trong đó, người Kinh chiếm tỷ lệ nhiều nhất, với tổng số 254.076 nhân 
khẩutrên43.697 hộ dân. Dân số tỉnh Bolykhamxay tăng dần theo các năm với tốc độ 
tăng dân số trung bình khoảng 1,73%. Trong năm 2005, dân số toàn tỉnh khoảng 
223.325 người, đến năm 2011, dân số toàn tỉnh đã hơn 254.076 người. Như vậy, sau 
6 năm dân số toàn tỉnh đã tăng lên khoảng 27.000 người. 
 + Tỷ lệ hộ giàu nghèo 
 Tỷ lệ hộ giàu nghèo là một chỉ tiêu phản ánh mức độ phát triển của xã hội, 
kết quả nghiên cứu về tỷ lệ hộ giàu, nghèo được thể hiện tại biểu đồ sau: 
73 
Hình 3.3. Phân cấp giàu nghèo tại khu vực nghiên cứu 
Qua biểu đồ 3.3 ta thấy, tỷ lệ hộ giàu, nghèo, trung bình qua các năm nghiên 
cứu không có sự biến động mạnh.Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo chiếm ít nhất và giảm 
dân theo các năm. Số lượng hộ giàu tại khu vực nghiên cứu tương đương với hộ 
nghèo tuy nhiên, số lượng hộ giàu tăng dần theo các năm. Kết quả này cho thấyđiều 
kiện kinh tế tại tỉnh Bolykhamxay đang phát triển nhanh chóng và vững chắc. 
+ Lao động và tỷ lệ lao động trong các ngành nghề 
Tổng số lao động toàn tỉnh Bolykhamxay năm 2014 là 142.445 người, chiếm 
56,06% dân số. Tăng khoảng 2000 người so với năm 2010 và 28.000 người so với 
năm 2005. Số lao động chủ yếu nằm trong các ngành nghề Nông lâm nghiệp 
(45,8% tổng số lao động toàn tỉnh), các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp 
(21,27%) và dịch vụ (21,54%). Cơ cấu lao động theo các ngành có sự biến động 
theo từng năm. Kết quả nghiên cứu thành phần lao động theo các năm 2005, 2010và 
2011 cho thấy, tỷ lệ lao động trong các ngành nghề Nông lâm nghiệp giảm dần theo 
các năm (năm 2005 tỷ lệ lao động trong nông lâm nghiệp là 63,68%, năm 2010 là 
48,59%). 
3.1.1.4. Cơ sở hạ tầng 
- Giao thông: khá thuận lợi, có tuyến đường Quốc lộ 13 nam đi xuyên qua 
trung tâm tỉnh và có các tuyến đường tỉnh quản lý gồm: 
74 
-
phục vụ sản xuất vừa là đường dân sinh dài khoảng 190 km. 
+ Tuyến quốc lộ 8A Ngã ba Lak sao-Lak sao-xuyên qua Việt Nam dài 
khoảng 130km: phục vụ vận chuyển lâm sản, vừa là dân sinh và lưu thông hàng hoá 
từ Việt Nam sang Lào và ngược lại. 
+ Tuyến quốc lộ 4B ngã tư Pak Sun-Tha sỉ: dài 70km, chủ yếu phục vụ vận 
chuyển lâm sản, vừa là đường dân sinh và lưu thông hàng hoá. 
+ Tuyến quốc lộ 1B Lak Sao-Huyện Viêng Thong: dài khoảng 70km chủ yếu 
phục vụ vận chuyển lâm sản, vừa là đường dân sinh và lưu thông hàng hoá. 
+ Tuyến ngã ba Pak Sun-tỉnh Xiêng Khoảng: dài khoảng 200km đó là đường 
mòn Trường Sơn đã và đang làm lại, chủ yếu phục vụ vận chuyển lâm sản, vừa là 
đường dân sinh và lưu thông hàng hoá. 
- Về cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết bị: có 42 nhà máy xẻ gỗ, 5 nhà 
máy chế biến lâm sản, 32 Xưởng mộc tổng cộng là 79 cơ sở chế biến lâm sản. 
Với truyền thống thi đua lao động sản xuất, vì sự nghiệp bảo vệ xây dựng và 
phát triển vốn rừng, bảo vệ an ninh trật tự khu vực tỉnh nhân dịp 60 năm thành lập 
Quân đội nhân dân Lào đã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: 
Đơn vị Anh hùng vào năm 2010. 
3.1.1.5. Đánh giá chung 
Tỉnh Bolykhamxay có địa hình phức tạp bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi 
Khao khoay, Ka đinh, Phu pha man..., hệ thống sông suối dày đặc xen kẽ với các 
thung lũng. Đất đai của khu vực nghiên cứu rất đa dạng với tầng đất dầy, màu mỡ và phì 
nhiêu. Điều kiện khí hậu khu vực nghiên cứu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. 
Lượng mưa phân bố không đều trong năm. Nguồn lao động trong vùng tương đối 
dồi dào, nhưng do nguồn tài nguyên rừng đã cạn kiệt, dẫn tới tình trạng người lao 
động thiếu việc làm, gây ralãng phí lao động,ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế 
trong vùng. Công tác đa dạng hoá các ngành nghề đang được đẩy mạnh tại các địa 
75 
phương và được sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cả về mặt đầu 
vào cũng như đầu ra của sản phẩm, trong đó có lâm sản. 
Như vậy, xuất phát từ tiềm năng, lợi thế của vùng và để đảm bảo nâng cao 
đời sống của người dân địa phương, cần hoàn thiện và thiết lập hệ thống cơ chế 
chính sách đồng bộ, những giải pháp phát triển kinh tế, xã hội .... Trong đó, vấn đề 
đưa ra giải pháp lâm sinh nhằm phát triển bền vững rừng tự nhiên và rừng sản xuất 
là hướng đi có hiệu quả góp phần đảm bảo sản xuất, kinh doanh và sử dụng rừng lâu 
dài, liên tục, qua đó gắn kết bảo tồn rừng với phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. 
3.1.2. Hiện trạng đất đai, tài nguyên rừng của tỉnh Bolykhamxay 
3.1.2.1. Cơ cấu các loại đất tại tỉnh Bolykhamxay 
 Diện tích sử dụng đất là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong quá trình 
xác định phương hướng và chiến lược phát triển của bất kỳ ngành sản xuất nào đặc 
biệt là đối với ngành lâm nghiệp. Khi xác định phương hướng phát triển của ngành 
lâm nghiệp trong một khu vực nào đó người ta cần xác định rõ đặc điểm và tỷ trọng 
của diện tích so với các ngành khác có mặt trong khu vực đó. Kết quả xác định diện 
tích và tỷ lệ diện tích sử dụng đất trong tỉnh được thể hiện trong bảng 3.2. 
Bảng 3.2. Cơ cấu sử dụng đất đai tỉnh Bolykhamxay 
TT Hạng mục Đơn vị 
tính 
Tỷ lệ 
(%) 
Năm 2015 
 Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 100 1.577.593,36 
1 Đất Nông Nghiệp Ha 7,85 123.876,50 
 Đất trồng lúa và hoa màu ở đồng bằng Ha 91.584,30 
Đất trồng lúa và hoa màu ở miền núi Ha 32.292,20 
2 Đất lâm nghiệp Ha 77,53 1.223.101 
 Rừng sản xuất Ha 251.223 
Rừng phòng hộ Ha 617.369 
Rừng đặc dụng Ha 354.509 
3 Đất phi nông nghiệp Ha 2,65 41.838,20 
 Đất ở Ha 11.268 
Đất sân bay Ha 41 
76 
Sông suối, hồ ao Ha 27.816 
Giao thông Ha 2.713,20 
4 Đất khác Ha 11,97 188.777,60 
 Nguồn: Sở Nông lâm nghiệp, 2014 
Nhận xét: 
Toàn bộ diện tích đất đai của tỉnh Bolykhamxay được chia theo 4 nhóm như sau: 
+ Đất nông nghiêp: Bao gồm các loại đất hoa màu và đất trồng lúa. Diện tích 
của đất nông nghiệp trên toàn tỉnh là 123.876,5ha chiếm tỷ lệ 7,85% so với tổng 
diện tích toàn tỉnh. 
+ Đất lâm nghiệp có diện tích là 1.223.101ha chiếm tỷ lệ 77,53%: Được 
phân chia thành các loại đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng, trong 
đó diện tích đất rừng sản xuất là 251.196 ha, diện tích đất rừng phòng hộ là 
617.369ha và diện tích rừng đặc dụng là 354.509ha. Đây là diện tích đất chủ yếu 
của tỉnh. 
+ Đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 41.838,20ha chiếm 2,65%. Đây là 
diện tích đất được sử dụng để làm nghĩa trang, sông suối, ao hồ, đất thổ cư, các loại 
công viên, khu vui chơi giải trí, dân bây..v.v. 
+ Đất khác: Có diện tích là 188.777,60ha chiếm 11,97%. Là các loại đất 
không thuộc loại đất nông nghiệp hay lâm nghiệp, đất khác cũng có thể là các diện 
tích đất trống, cho đến nay vẫn chưa được quy hoạch và sử dụng. 
Số liệu trong bảng 3.2 được thể hiện dưới dạng biểu đồ về cơ cấu đất đai tại 
khu vực nghiên cứu tại hình 3.4 sau đây: 
77 
Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng các loại đất tại tỉnh Bolykhamxay 
 Dựa vào Hình 3.4 và Bảng 3.2 ta có thể thấy rõ ràng cơ cấu diện tích đất tại 
tỉnh Bolykhamxay không đồng đều. Diện tích đất lâm nghiệp 1.223.101ha chiếm tới 
hơn 77,53% diện tích toàn tỉnh, trong đó chủ yếu là đất đã có rừng và diện tích đất 
rừng tự nhiên. Đây là một cơ hội trong quá trình phát triển ngành Lâm nghiệp của tỉnh. 
3.1.2.2. Cơ cấu diện tích các trạng thái rừng 
Trên cơ sở các số liệu thu thập được về diện tích các trạng thái rừng trong tỉnh 
Bolykhamxay , cơ cấu diện tích các trạng thái rừng trên địa bàn tỉnh được thể hiện 
tại bảng 3.3 dưới đây: 
Bảng 3.3. Cơ cấu diện tích các trạng thái rừng 
Đơn vị tính: ha 
TT Các trạng thái rừng Tổng 
Các loại rừng 
Sản xuất Phòng hộ Đặc dụng 
 Tổng diện tích đất LN 1.223.101 251.223 617.369 354.509 
A Đất có rừng 1.131.278,1 227.268,9 549.500,2 354.509 
I Rừng tự nhiên 1.065.601 197.956,9 519.386,6 348.257,5 
1 Rừng lá rộng 906.833,8 148.003 410.237 331.593,8 
1.1 Rừng giàu 319.392,98 32.639,78 179.857,7 121.895,5 
1.2 Rừng trung bình 466.231,02 88.036,12 208.318,6 139.876,3 
1.3 Rừng phục hồi 65.728,4 9.653,8 12.661,6 36.416 
78 
1.4 Rừng nghèo 55.481,4 17.673,3 9.399,1 33.406 
2 rừng tre nứa 77.556,3 23.735 47.187,5 633,7 
3 Rừng hỗn giao 43.537,7 16.808,2 6.429,5 7.300 
4 Rừng núi đá 37.673,2 9.410,7 55.532,6 8.730 
II Rừng trồng 65.677,1 29.312 30.113,6 6.251,5 
1 Rừng trồng có trữ lượng 27.364,5 13.172 9.840 4.361,5 
2 Rừng trồng chưa có trữ lượng 38.312,6 16.140 20.273,6 1.890 
B Đất chưa có rừng 91.822,9 23.954,1 67.895,8 0,00 
Nguồn: Sở Nông lâm nghiệp tỉnh, 2014 
Nhận xét: 
 Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 1.223.101ha.Trong đó, diện tích đất có 
rừnglà 1.131.278,1ha, diện tích rừng tự nhiênlà 1.065.601ha, trong đó diện tích 
rừng gỗ lá rộng là 906.833,8ha, chiếm tỷ lệ chủ yếu. Trong diện tích này, diện tích 
rừng giàu và rừng trung bình tương đối lớn đã cho thấy khả năng kinh doanh và 
phát triển sản xuất lâm nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi. Tổng diện tích rừng sản xuất 
trên địa bàn tỉnh là 251.223ha, trong đó chủ yếu là diện tích rừng tự nhiên phục vụ 
mục đích khai thác và kinh doanh. Diện tích đất chưa có rừng là 91.822,9ha, bao 
gồm các loại đất trống, trảng cỏ, cây bụi... còn tương đối lớn tại địa bàn tỉnh, đây là 
một trong những diện tích có thể trồng rừng sản xuất sau này. 
3.1.3. Tình hình và kết quả các hoạt động lâm nghiệp của tỉnh Bolykhamxay 
3.1.3.1. Tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh 
 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp 
Ở cấp tỉnh: Cấp tỉnh có 02 cơ quan quản lý toàn bộ các hoạt động liên quan 
đến rừng là sở Nông lâm nghiệp và sở Tài nguyên rừng và môi trường. Để thực hiện 
tốt việc quản lý bảo vệ rừng, Chi cục lâm nghiệp chủ trì và thýờng xuyên phối hợp với 
các phòng ban, các bộ phận khác như phòng quản lý tài nguyên thiên nhiên, phòng 
nông nghiệp, Chi cục kiểm lâm và các bộ phận liên quan khác trong các hoạt động: 
- Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng chống các 
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. 
79 
- Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị chủ rừng thực hiện phương án bảo vệ rừng, tổ 
chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng, PCCCR cho chủ rừng và các đơn 
vị cơ sở. 
- Kiểm tra việc khai thác rừng, sử dụng rừng của các tổ chức, cá nhân trên địa 
bàn. Kiểm soát việc kinh doanh, mua bán, vận chuyển lưu thông lâm sản, đấu tranh 
phòng chống các hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ rừng, quản lý rừng, quản lý 
lâm sản. 
- Theo dõi, dự báo nguy cơ gây cháy rừng, tổ chức lực lượng chuyên trách 
phòng cháy chữa cháy rừng. 
- Chỉ đạo công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, quản lý, triển khai đầu tư các 
dự án trồng rừng, bảo vệ rừng. 
Thực hiện hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ rừng, kiểm soát kinh doanh, buôn bán 
thực, động vật rừng. 
3.1.3.2. Kết quả các hoạt động sản xuất lâm nghiệp 
 Trong những năm qua nhờ có những chính sách tích cực trong phát triển lâm 
nghiệp, các hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, rừng 
được bảo vệ tốt, diện tích và độ che phủ rừng ngày càng tăng. Đặc biệt sau khi nhu cầu 
về nguồn gỗ nguyên liệu của các nhà máy băm dăm tăng, giá thành sản phẩm cao đã 
thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển, người dân tích cực trồng, chăm sóc, bảo vệ 
rừng, đời sống của các hộ dân sốnggần rừng, ven rừng từng bước được nâng cao, thu 
hút và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Những kết quả cụ thể mà nghành 
lâm nghiệp đã đạt được như sau: 
Bảng 3.4. Kết quả sản xuất lâm nghiệp giai đoạn 2010-2015 
TT Hạng mục Đơn vị Thực hiện 
1 Bảo vệ rừng tự nhiên Ha 63.357 
 Dự án SUFORD Ha 53.282 
 Vốn đóng góp của tỉnh Ha 10.075 
2 KNTS có trồng bổ sung Ha 1.000 
 Dự án SUFORD Ha 1.000 
3 Trồng rừng Ha 1.200 
 Nguồn vốn của nhân dân Ha 1.200 
80 
4 Cải tạo rừng tự nhiên Ha 130.326 
3.1.3.3. Tình hình giao đất, giao rừng. 
Giao đất giao rừng là một chủ trương lớn có tính chiến lược trong quản lý bảo 
vệ và phát triển rừng bền vững dựa vào người dân, công đồng của chính phủ Lào. 
Mục tiêu của chính sách là giao đất giao rừng cho người dân để quản lý sử dụng, 
kinh doanh lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, người dân sẽ là chủ thực sự trên 
khoảnh rừng được giao. 
Ngoài diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao cho các doanh nghiệp, ban quả 
lý rừng phòng hộ, các đơn vị Quân đội và hộ gia đình trên địa bàn, hiện đang còn 
một số diện tích tương đối lớn do chính quyền thôn bản quản lý, số diện tích này 
trong thực tế có một số diện tích chính quyền thôn bản đã giao khoán cho các hộ gia 
đình nhưng chưa được hoàn thiện hồ sơ pháp lý, vì vậy rất khó khăn cho việc triển 
khai các dự án trồng rừng, đặc biệt là dự án hỗ trợ hộ gia đình trồng rừng sản xuất 
hàng năm. 
Hiện nay, Hạt kiểm lâm đang xây dựng kế hoạch phối hợp cùng các phòng 
chức năng UBND huyện triển khai việc giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp cho 
các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quản lý. 
3.1.3.4. Về tổ chức bảo vệ rừng 
Hệ thống tổ chức bảo vệ rừng được bố trí từ tỉnh, huyện đến thôn, bảnvà chủ 
rừng. Ở huyện, Hạt kiểm lâm là cơ quan tham mưu cho UBND huyện về quản lý 
nhà nước về công tác bảo vệ rừng và đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. 
Phòng Nông lâm nghiệp là cơ quan chuyên môn tham mưu giúp UBND huyện thực 
hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn. 
Mỗi thôn bản bố trí 02-03 cán bộ địa bàn chuyên trách lâm nghiệp, đây là lực 
lượng đóng góp rất lớn trong công tác bảo vệ rừng tại cơ sở. Đơn vị chuyên kinh 
doanh, bảo vệ rừng tự bố trí và xắp xếp nhân lực. 
Trong những năm qua, để bảo vệ tốt diện tích rừng trên địa bàn tỉnh 
Bolykhamxay, Hạt kiểm lâm đã chủ động, tích cực phối hợp cùng các ngành chức 
năng, các Huyện, chủ rừng thường xuyên tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các 
hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ rừng. Các tụ điểm kinh doanh, mua bán, 
81 
vận chuyển lâm sản được phát hiện và xử lý kịp thời do đó đã hạn chế được tình 
trạng khai thác, lấn chiếm, sử dụng đất lâm nghiệp trái quy định, góp phần bảo đảm 
tình hình an ninh, chính trị trên địa bàn. 
3.1.3.5. Về trồng rừng 
Trong những năm gần đây, công tác trồng rừng đã được quan tâm và phát triển 
tương đối mạnh. Theo số liệu thống kê từ năm 2007 - 2009 toàn tỉnh đã trồng được 
gần 4.500ha rừng tập trung và gần 800ha rừng phân tán. Ngoài các dự án đầu tư 
của nhà nước thì người dân cũng đang tự bỏ vốn phát triển mạnh diện tích, rừng 
trồng chủ yếu là các loài cây Tếch, Bạch đàn, Cao su, Keo, Trầm hương... Từ năm 
2010 đến nay, theo chủ trương của nhà nước và tỉnh Bolykhamxay, kế hoạch trồng 
rừng mỗi năm phải trồng rừng 1.000ha. Tổng cộng 20 năm là 20.000ha (từ năm 
2010-2030). Kết quả thực hiện trong năm 2010 và năm 2015 đã vượt chỉ tiêu đề ra: 
Bảng 3.5. Kết quả trồng rừng kinh tế năm 2010 - 2015 
T
TT 
Hạng mục 
Tên khoa học 
Năm 2010 Năm 2015 
Trồng 
rừng (ha) 
Trồng rừng 
(ha) 
1 Sao đen Hoppea Odorata 280 300 
2 Thiên niên nam bộ Hoppea Cochinchinnensis 300 300 
3 Giáng hương Pterocarpus macrocarpus 300 300 
4 Cà te /Gõ đỏ Afzelia xylocarpa 300 300 
5 Tếch Teactona grandis 150 200 
6 Gáo trắng Anthocephalus 
chinensis(Lamk.) 50 50 
7 Cao su Rubber 170 130 
8 Trầm hương Aquilaria crassna 120 100 
9 Các loại khác Tổng hợp 130 120 
Tổng: 1.800 1.800 
 Nguồn: Sở Nông lâm nghiệp tỉnh, 2014 
 Qua số liệu thống kê và kế hoạch triển khai cho thấy công tác trồng rừng tại 
tỉnh Bolykhamxay đang được phát triển mạnh và vượt kế hoạch đề ra. Trong hai 
năm đầu triển khai kế hoạch trồng rừng, toàn tỉnh đã thực hiện trồng mới 1.800ha 
vượt 800ha so với kế hoạch, đây là một con số ấn tượng trong công tác trồng rừng 
v

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_co_so_khoa_hoc_va_thuc_tien_lam_can_cu_de.pdf