Luận án Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc hiện đại hóa lưới khống chế trắc địa quốc gia ở Việt Nam bằng hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc hiện đại hóa lưới khống chế trắc địa quốc gia ở Việt Nam bằng hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu cơ sở lý thuyết cho việc hiện đại hóa lưới khống chế trắc địa quốc gia ở Việt Nam bằng hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu GNSS

2.6 [1] đã thể hiện cách tính phần biển của mỗi quốc gia kể từ đường cơ sở của quốc gia đó theo Luật quốc tế. Theo Công ước Luật Biển năm 1982 và tuyên bố ngày 12 - 5 - 1977 của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Việt Nam có quyền chủ quyền đối với thềm lục địa tối thiểu 200 hải lý. Do đó, vùng biển nước ta tính từ đường cơ sở đến hết phần thềm lục địa khoảng 424 hải lý tương đương với khoảng 785 km. Về phần đất liền, Việt Nam có chiều ngang rộng nhất khoảng 600 km, chỗ hẹp nhất khoảng 50 km. Theo [5] (năm 2004), tầm hoạt động là khoảng 700 km của các trạm GNSS có chức năng trạm chủ cung cấp số cải chính sai phân cho các trạm GNSS di động Hình 2.6. Các vùng biển theo Luật biển quốc tế (rover station) thì độ chính xác có thể đạt được là cỡ 1 đến 3 mét. Hiện nay, với một số máy thu GNSS, độ chính xác có thể đạt được về vị trí mặt bằng khi sử dụng công nghệ DGPS là ± 0,25 m + 10-6.D (D là khoảng cách từ trạm di chuyển đến trạm cố định) [61], điều này có nghĩa là để đạt được độ chính xác cỡ 1 mét thì khoảng cách giữa trạm di dộng đến trạm cố định cỡ 750 km. Như vậy, để đảm bảo độ phủ sóng phần lãnh hải, Việt Nam cần có tối thiểu 4 trạm GNSS CORS có chức năng DGPS. Hình 2.7. thể hiện độ phủ sóng của 4 trạm GNSS CORS đã tồn tại trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, điểm Móng Cái (MCRS), điểm Đã Nẵng (DNRS), điểm Phú Quốc (PQRS) và điểm Trường Sa (TSRS). Các điểm này có cả hai chức năng GNSS CORS và DGPS. Ý tưởng ban đầu khi thiết kế điểm đặt ở Quần đảo Hoàng Sa đã được lựa chọn, vì nếu điểm đặt ở vị trí này thì việc phủ sóng phần lãnh hải Việt Nam sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, do các điều kiện khách quan, việc lựa chọn điểm Đã Nẵng (DNRS) hiện có là tối ưu và vẫn đáp ứng được mục tiêu đặt ra. 55 Hình 2.7. Trạm DGPS với độ phủ sóng 750 km * Lưới GNSS CORS loại 2 - lưới GNSS CORS đóng vai trò thiết lập khung quy chiếu trắc địa quốc gia và đáp ứng các yêu cầu nghiên cứu chuyển dịch hiện đại của vỏ Trái đất ở Việt Nam. - Theo [22], khi nghiên cứu việc xây dựng lưới GNSS CORS để hiện thực hóa định nghĩa hệ tọa độ quốc gia và đáp ứng được mục tiêu nghiên cứu địa động học ở Việt Nam theo góc nhìn địa kiến tạo, tác giả đã đề xuất lưới gồm 11 điểm CAM PU CHIA LÀO THÁI LAN TRUNG QUỐC Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) Quần đảo Trường Sa (Việt Nam) MALAYSIA MALAYSIA Hải Nam 1040 1080 1120 1160 200 160 120 80 56 phân bố trên 5 khối: Đông Bắc, Mường Tè, Tây Bắc - Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ - Nam Bộ và Biển Đông với số điểm tương ứng là 3, 1, 3, 3 và 1. Sơ đồ lưới GNSS cơ sở đã được đề xuất dựa trên các tiêu chí: Điểm được bố trí tại phần ổn định của mỗi khối; bố trí 3 điểm tại mỗi khối cấu trúc lớn; và các điểm GNSS đo chu kỳ đã và đang được thiết lập tại Việt Nam trên các đới biến dạng dọc các đứt gẫy là một bộ phận cấu thành của lưới GNSS quốc gia. - Theo tài liệu hướng dẫn lưới GNSS CORS của Australia [62], New South Wales [76], Rizos (2008) [96] và ý tưởng về khoảng cách giữa các trạm đối với lưới GNSS CORS loại 2 đóng vai trò thiết lập khung quy chiếu trắc địa quốc gia, khoảng cách tiêu biểu của các điểm là từ 90 đến 500 km (bảng 2.3) sẽ tương ứng với số điểm nằm trong khoảng từ 2 đến 47 điểm. Để thực hiện việc chuyển đổi giữa hai hệ tọa độ, hiện nay người ta sử dụng 14 tham số tính chuyển vì hệ tọa độ được xây dựng theo quan điểm động. Ngoài 7 tham số là 3 tham số về góc xoay, 3 tham số về dịch gốc tọa độ và 1 tham số biểu thị sự khác nhau về tỷ lệ chiều dài, yếu tố biến đổi theo thời gian cần phải được tính toán đến trong các bài toán này. Để xác định được 14 tham số chuyển đổi cần có tối thiểu 5 trạm GNSS CORS được xác định ở cả hai hệ tọa độ (điểm song trùng). Tuy nhiên, trạm GNSS CORS được đề xuất phục vụ cho mục đích này sẽ nhiều hơn 5 do cần có các điểm dự phòng và để nâng cao độ chính xác của việc xác định các tham số tính chuyển và do mặc dù các trạm GNSS CORS trên lý thuyết là thu tín hiệu liên tục 24/24 giờ tuy nhiên trên thực tế không phải lúc nào tín hiệu thu cũng đủ để đáp ứng được yêu cầu của công việc. Hệ thống các trạm GNSS CORS đóng vai trò thiết lập khung quy chiếu trắc địa quốc gia mang một ý nghĩa rất quan trọng, nó không những hình thành nên một lưới "xương sống" xác định hệ quy chiếu trắc địa quốc gia mà còn là cầu nối gắn kết lưới quốc gia với lưới quốc tế. Theo [76], thông thường có khoảng 10% các trạm trong lưới GNSS CORS quốc gia cần phải được xây dựng theo tiêu chuẩn của cấp hạng cao nhất để cung cấp một liên kết mạnh, bền vững giữa các vị trí trong lưới GNSS CORS, khung quy chiếu quốc gia và quốc tế, nâng cao độ chính xác của hệ quy chiếu trắc địa quốc gia. Kết hợp quan điểm này cùng với các phân tích đã nêu trên [22], 8 điểm là số lượng được đề xuất. Trong số 11 điểm loại 2 đáp ứng mục 57 tiêu nghiên cứu chuyển dịch hiện đại vỏ Trái đất sẽ lựa chọn 8 điểm có vị trí phù hợp để đóng vai trò thiết lập khung quy chiếu trắc địa quốc gia ở Việt Nam. Hình 2.8. Sơ đồ các khối kiến tạo lãnh thổ Việt Nam [22] Ghi chú: Đường đánh số 1, 2, 3 và 4 là đường chia khối kiến tạo. * Lưới GNSS CORS loại 1 - trạm GNSS CORS tham gia vào IGS quốc tế để giải quyết các nhiệm vụ khoa học mang tính quốc gia, khu vực và toàn cầu. Theo [41], [62], [76], [96] tương ứng với khoảng cách giữa các trạm GNSS CORS từ 500 đến 1500 km, Việt Nam cần có từ 1 đến 2 điểm tham gia vào lưới trắc địa quốc tế IGS. Tuy nhiên, do đặc điểm tự nhiên của Việt Nam phần lãnh thổ dài khoảng 1.650 km theo hướng Bắc Nam và phần lãnh hải, vì vậy để đáp ứng được nhiệm vụ này, luận án đề xuất 4 điểm để đảm bảo một kết cấu bền vững. Trong số 8 điểm đóng vai trò thiết lập khung quy chiếu trắc địa quốc gia ở Việt Nam sẽ lựa chọn 4 điểm để tham gia vào IGS. 58 Tổng hợp các phân tích ở trên, lưới khống chế trắc địa quốc gia sẽ được hiện đại hóa bằng lưới GNSS CORS với mật độ điểm tối thiểu vừa đủ, thống nhất và bền vững, lưới gồm 79 điểm trong đó: - 4 điểm tham gia vào IGS - loại 1; - 8 điểm có chức năng phục vụ cho việc xây dựng khung quy chiếu trắc địa quốc gia - loại 2; - 11 điểm có chức năng phục vụ cho nghiên cứu chuyển dịch hiện đại của vỏ Trái đất - loại 2; - 4 điểm có chức năng DGPS phục vụ cho nhiệm vụ đạo hàng và giám sát - loại 3; - 79 điểm phục vụ cho các công tác đo đạc bản đồ cơ bản - loại 3. Việc thống nhất về mặt phẳng, độ cao và trọng lực để có lưới 3D thống nhất là một vấn đề rất được quan trọng trong việc hiện đại hóa lưới khống chế trắc địa quốc gia. Các trạm GNSS CORS quốc gia sẽ góp phần vào việc xây dựng mô hình geoid độ chính xác cao của Việt Nam. Chính vì vậy, việc đo thủy chuẩn chính xác (ít nhất là đạt độ chính xác hạng 2 Nhà nước) tại các vị trí trạm GNSS CORS là cần thiết. Ở nước ta, với hệ thống hơn 20 trạm nghiệm triều, mực nước biển cũng được quan trắc liên tục. Số liệu này chỉ ghi nhận quá trình thay đổi chênh cao giữa mực nước biển và mốc độ cao chuẩn gần bờ, vì vậy biến động mực nước biển tính từ số liệu các trạm nghiệm triều ở nước ta chỉ mang tính tương đối (khoảng 2mm/năm). Các số liệu này cần được kết hợp với các số liệu GNSS nhằm xác định mực nước biển cũng như các biến động trong hệ tọa độ tuyệt đối, thống nhất toàn cầu, ổn định trong một thời gian dài như các nước khu vực cũng như thế giới đã tiến hành. Như vậy, trạm GNSS CORS về cơ bản cần được bố trí tương đối đồng đều trên toàn lãnh thổ và những quy định đối với trạm GNSS CORS. Trong quá trình bố trí các trạm GNSS CORS ngoài thực địa, tùy vào mỗi trường hợp cụ thể, cần cân nhắc đến việc bố trí các điểm này trùng hoặc cùng hoạt động với các điểm khống chế trắc địa Nhà nước (như các thủy chuẩn hạng cao Nhà nước, các trạm GNSS - TC cơ sở, điểm trọng lực,...), điểm nghiệm triều và các trạm GNSS thuộc các công trình, dự án, đề tài,... để khai thác, tận dụng triệt để cơ sở hạ tầng đã có. Lưới GNSS CORS được thiết kế trên cơ sở các tài liệu thu thập được: - Bản đồ nền Việt Nam; - Các trạm DGPS quốc gia [6]; - Các trạm DGPS/CORS [8]; 59 - 36 điểm GNSS - TC cơ sở [6]; - 11 điểm trọng lực cơ sở và 29 điểm trọng lực hạng 1 [16]; - 3 điểm GNSS CORS thuộc sự quản lý của Viện Vật lý địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam; - 11 điểm nghiệm triều nằm dọc theo đường bờ biển [16]; - Sơ đồ khối kiến tạo [22]. Hình 2.9. Các trạm GNSS LÀO THA ́I LAN TRUNG QUỐC CAM PU CHIA MALAYSIA MALAYSIA Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) Quần đảo Trường Sa (Việt Nam) Hải Nam 1040 1080 1120 1160 200 160 120 80 DNRS QT03 QNAM MCRS PQRS TSRS THCM NT04 VUNT NT03 HUES DOSN NT01 HNOI DIEB QT01 CBAN HGIA NT05 60 Ghi chú: Điểm màu xanh da trời là ký hiệu các trạm GNSS do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý; điểm màu đỏ là ký hiệu các trạm DGPS/CORS do Bộ Quốc Phòng quản lý; điểm màu xanh lá cây ký hiệu các trạm do Viện Vật lý địa cầu – Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam quản lý. Hình 2.10. Các trạm nghiệm triều và điểm trọng lực Ghi chú: Điểm màu đen là điểm nghiệm triều; điểm màu xanh lá cây là điểm trọng lực hạng 1; điểm màu xanh lam là điểm trọng lực cơ sở. LÀO THÁI LAN TRUNG QUỐC CAM PU CHIA MALAYSIA MALAYSIA Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) Quần đảo Trường Sa (Việt Nam) Hải Nam 1040 1080 1120 1160 200 160 120 80 61 Hình 2.11. Lưới GNSS CORS ở Việt Nam Ghi chú: : Chức năng thiết lập khung quy chiếu quốc gia; : Chức năng nghiên cứu địa động lực; : Chức năng DGPS; : Tham gia vào IGS. Đường màu xanh lá cây biểu thị 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam. Đường màu xanh là đường chia cắt Việt Nam phần đất liền và lãnh hải thành các khối kiến tạo theo tài liệu [22]. . Trường Sa Côn Đảo Ba ̣ch Long Vi ̃ Đ. Phú Quốc Đ. Phú Quí Đ. Lý Sơn Đ. Cồn Cỏ LA ̀O 160 1040 THÁI LAN TRUNG QUỐC CAM PU CHIA MALAYSIA MALAYSIA Quần đảo Hoàng Sa (Việt Nam) Quần đảo Trường Sa (Việt Nam) Hải Nam 1080 1120 1160 200 120 80 62 * Nhận xét Từ sơ đồ lưới khống chế trắc địa quốc gia của Việt Nam khi áp dụng công nghệ GNSS vào việc xây dựng lưới cho thấy dạng thức (cấu trúc và mật độ điểm) lưới đã thay đổi. Lưới tọa độ quốc gia là lưới đa mục đích, đáp ứng các phương pháp đo hiện đại; đảm bảo cho việc giải quyết các nhiệm vụ xác định và duy trì hệ quy chiếu, hệ tọa độ; đáp ứng được yêu cầu của các công tác đo đạc bản đồ cơ bản; giám sát, dẫn đường; nghiên cứu chuyển dịch hiện đại của vỏ Trái đất. Tổng số 79 điểm của lưới GNSS CORS quốc gia đã được thiết kế trên bản đồ nền của Việt Nam trên cả phần đất liền và phần đảo. Một số điểm trong lưới phục vụ được nhiều mục tiêu đặt ra khi xây dựng lưới GNSS CORS (ví dụ như điểm ở Móng Cái đảm bảo được cả 5 chức năng: tham gia vào IGS, đóng vai trò xây dựng khung quy chiếu trắc địa quốc gia, phục vụ cho nghiên cứu chuyển dịch hiện đại vỏ Trái đất, chức năng đạo hàng giám sát và phục vụ cho các công tác đo đạc bản đồ cơ bản). Trong quá trình xây dựng lưới trắc địa quốc gia hiện đại của Việt Nam, một số điểm của lưới trong hệ VN - 2000 đáp ứng yêu cầu sẽ được lựa chọn là điểm của lưới GNSS CORS quốc gia. Những điểm song trùng của hai lưới này sẽ phục vụ cho việc xác định các tham số tính chuyển tọa độ. Điều này sẽ đảm bảo mối liên kết chặt chẽ giữa lưới mới và lưới cũ cũng như việc sử dụng thống nhất của hai lưới. Từ những phân tích ở trên về khả năng đáp ứng và độ chính xác của công nghệ GNSS trong giai đoạn hiện nay đã cho thấy hiệu quả kỹ thuật (nâng cao độ chính xác, mở rộng phạm vi kỹ thuật, cập nhật kịp thời, tự động hóa,...) không thể bàn cãi của công nghệ này khi áp dụng vào việc xây dựng lưới trắc địa quốc gia của Việt Nam. 2.3.2. Nguyên tắc về tổ chức xây dựng và vận hành lưới GNSS CORS [8], [25], [62], [76] 2.3.2.1. Thiết lập lưới GNSS CORS Đối với mỗi trạm GNSS CORS có các yêu cầu tối thiểu trên nhiều khía cạnh trong quá trình lựa chọn vị trí điểm. Những nguyên tắc chung cho việc lựa chọn vị trí và thiết kế của một trạm GNSS CORS được đề cập đến ở đây là: - Trước tiên là vấn đề an toàn - an toàn về sức khỏe và nghề nghiệp, an toàn về thiết bị trong suốt quá trình thiết lập và vận hành cũng như duy trì trạm GNSS CORS. 63 - Vai trò của GNSS CORS, ví dụ như trạm chủ, trạm phụ, trạm bên rìa của lưới, trạm giám sát tính toàn vẹn của lưới,... - Sự ổn định của nền móng, mốc và các thiết bị lắp đặt gắn ăng ten. - Chất lượng và tính hoàn thiện trong việc ghi lại các tín hiệu. - Nguồn cung cấp điện liên tục và đáng tin cậy. - Hệ thống thông tin liên lạc đáng tin cậy. - Cơ sở hạ tầng GNSS CORS đủ để thích ứng với các điều kiện môi trường xung quanh và đảm bảo các điều kiện an ninh. Sau quá trình thiết kế trên máy tính, cần thiết phải đi thực địa khảo sát, điều tra để đánh giá lại khả năng đáp ứng của các vị trí đã lựa chọn. Công việc này làm tốt sẽ có những quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn vị trí trạm GNSS CORS tối ưu. Cần phải ghi lại tất cả các thông tin cần chú ý trong quá trình đi khảo sát ví dụ như vật cản tín hiệu, tính sẵn sàng của cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, nguồn cung cấp điện, giúp cho việc quyết định vị trí trạm GNSS CORS phù hợp. * Cài đặt và đánh giá chất lượng của số liệu Lý tưởng nhất, trước khi xây dựng, quá trình thu thập số liệu ban đầu được thu thập để kiểm tra số liệu từ vị trí trạm GNSS CORS. Các số liệu cần được phân tích bằng việc sử dụng phần mềm đánh giá chất lượng GNSS như TEQC. Dữ liệu cần được phân tích các thông số chất lượng tín hiệu trên tất cả các tần số quan sát. Ở mức tối thiểu, việc số liệu nhằm xác định hiện tượng đa đường dẫn và đánh giá chất lượng máy thu. Với các điểm loại 1 và loại 2, số liệu được quan trắc tối thiểu 48 giờ được ghi lại và phân tích. Đối với điểm loại 3, thời gian này là 24 giờ. Ở các vị trí trạm GNSS CORS được sử dụng là một phần của lưới định vị thời gian thực, số liệu cần được ghi lại với tần số là 1 giây. Quá trình thu thập dữ liệu ban đầu nên được thực hiện càng nhiều càng tốt để có được vị trí ăng ten như dự định. * Chất lượng tín hiệu - Tầm nhìn bầu trời: Xung quanh vị trí các trạm GNSS CORS nên có ít vật cản để có thể nhìn được đường chân trời. Trong quá trình khảo sát vị trí để đặt điểm, các yếu tố có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn cần được ghi lại (ví dụ như độ phát triển của cây,). - Hiệu ứng đa đường dẫn: Đây là thuật ngữ dùng để mô tả các tín hiệu truyền từ vệ tinh GNSS để đi đến ăng ten GNSS còn đi qua một số con đường khác. Đối 64 với tất cả các trạm GNSS CORS, hiện tượng này cần được giảm tối thiểu khoảng cách 20 mét từ ăng ten GNSS và kiểm soát góc ngưỡng dưới 50. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này có thể từ tự nhiên hay nhân tạo. Các bề mặt phản chiếu như tấm kim loại và lợp mái nhà, tường xây dựng, kim loại, lưới hàng rào, cần được khảo sát để làm giảm tối đa ảnh hưởng của hiện tượng này. Cây, đặc biệt là khi tán lá ẩm ướt cũng có thể làm tăng tác dụng của hiện tượng đa đường dẫn. Khi thiết kế các trạm GNSS CORS cần tính đến các yếu tố này. * GNSS và thông tin liên lạc Các tín hiệu nhận được tại một vị trí trạm GNSS CORS có thể bị nhiễu do bởi các tín hiệu của các tần số sóng radio khác. Nguyên nhân này gây ảnh hưởng xấu đến các tín hiệu GNSS ghi nhận được tại vị trí sử dụng. Nguồn gây ra hiện tượng này thường là do tháp vô tuyến, đường truyền số liệu sóng, đường dây điện, Đối với tất cả các trạm GNSS CORS, cần được kiểm tra để xác nhận rằng các tần số giao thoa vô tuyến (RFI) và đường truyền không làm suy yếu hiệu suất của các tín hiệu GNSS. * Cấp phép để xây dựng Cần phải có một loạt các chính sách của Nhà nước và địa phương quy định các hoạt động đối với việc xây dựng, vận hành và duy trì vị trí các trạm GNSS CỎRS quốc gia. Cần xem xét kỹ tính pháp lý có liên quan đến vấn đề này. * Vấn đề an ninh An ninh về vị trí trạm GNSS CORS bao gồm: Chống trộm cắp, phá hoại, thời tiết, sấm chớp, động vật, và cũng bao gồm cả quyền sử dụng lâu dài vị trí trạm GNSS CORS. Với bản chất tự nhiên, trạm GNSS CORS tiếp xúc với thời tiết và khí hậu tự nhiên. Các thiết bị điện tử cần có khóa và tường bao vây hoặc được đặt trong một tòa nhà. Lớp vỏ cần được đảm bảo chống lại được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường xung quanh. Lớp vỏ cần phải cách được nhiệt, có thiết bị điều hòa không khí để kiểm soát được nhiệt độ và độ ẩm. Các thiết bị gắn bên ngoài cần được thiết kế để chịu được điều kiện của môi trường mỗi khu vực. Trong điều kiện lý tưởng, trạm GNSS CORS càng kín đáo càng tốt để làm giảm sự chú ý. Hàng rào được sử dụng để giảm thiểu nguy cơ phá hoại, trộm cắp, hư hỏng, thì nên có chiều cao thấp hơn chiều cao của ăng ten để giảm thiểu hiệu ứng đa đường dẫn. 65 * Ổn định vị trí Các yếu tố chính ảnh hưởng đến độ ổn định của ăng ten trạm GNSS CORS là vị trí thiết lập, mốc và thiết bị lắp đặt. - Vị trí thiết lập: Các mốc gắn ăng ten của trạm GNSS CORS loại 1 và loại 2 phải được cấu trúc gắn trên tầng đá gốc để cung cấp số liệu về chuyển động kiến tạo mảng, chuyển động địa triều có liên quan và biến dạng trong mảng. Trong trường hợp tầng đá gốc ở sâu hơn 3 mét so với bề mặt tự nhiên của Trái đất thì vị trí điểm có thể đặt trên khối bê tông lớn. Vị trí của các trạm GNSS CORS loại 3 không cần yêu cầu chặt chẽ như đối với loại 1 và loại 2. Vị trí này có thể được gắn với các công trình, tốt nhất là chỗ giao của hai bức tường. Vị trí được khuyến cáo đặt ở các công trình nhỏ hơn hai tầng và ổn định để giảm thiểu sự không ổn định do nền móng, nhiệt và gió. Tất nhiên vị trí gắn với tầng đá gốc nếu có thể nên là lựa chọn cho việc đặt vị trí điểm. - Công trình gắn ăng ten: Là những thiết bị để đảm bảo ăng ten GNSS được gắn vào tầng đá gốc hoặc các vật được sử dụng. Các trụ cột bê tông cốt thép và khoan sâu để giữa các công trình nói chung được công nhận là cấu trúc GNSS ổn định và kinh tế nhất, đây là điều rất cần thiết cho các trạm GNSS CORS loại 1 và 2. Các điểm loại 3 có vị trí trên mặt đất có thể là các trụ cột, có độ ổn định đáp ứng được yêu cầu. Đối với những điểm loại 3 gắn trên các công trình thì yêu cầu phải được làm bằng thép không rỉ hoặc bằng khung thép mạ kẽm, Các công trình này cần phải được thiết kế phù hợp cho mỗi vị trí trạm GNSS CORS. - Gắn kết ăng ten: Gắn kết ăng ten là những thiết bị dùng để kết nối ăng ten với công trình. Đối với tất cả các trạm GNSS CORS yêu cầu về đặc điểm của việc gắn kết ăng ten bao gồm: Xác định rõ ràng vị trí điểm để gắn kết ăng ten; đầu nối ăng ten phải thật thẳng đứng; không có hoặc có rất ít (< 2 mm) độ cao điểm tham chiếu ăng ten; và ăng ten được định hướng theo đúng hướng Bắc. * Sức khỏe và an toàn nghề nghiệp An toàn là một phần rất quan trọng trong việc lắp đặt và duy trì lưới GNSS CORS. Các công trình vị trí trạm GNSS CORS có thể ở các vị trí như trên mái nhà hoặc trên các bức tường cao. Trong quá trình lắp đặt cần phải đảm bảo tính chắc chắn, an toàn cho người lắp đặt và các thiết bị. 66 * Nguồn điện và thông tin liên lạc. - Nguồn điện: Tất cả các trạm GNSS CORS cần phải có nguồn cung cấp điện đáng tin cậy và hoạt động liên tục. Hai nguồn cung cấp điện (một nguồn chính và một dự phòng) cần thiết phải có cho tất cả các trạm GNSS CORS quốc gia. - Thông tin lên lạc: Tất cả các trạm GNSS CORS đều yêu cầu thông tin liên lạc đáng tin cậy để truyền dữ liệu. Hệ thống thông tin liên lạc hiện có của Việt Nam đó là: Mạng ADSL, kết nối internet, Các vị trí trạm GNSS CORS yêu cầu cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc thời gian thực truyền dữ liệu (truyền tải dữ liệu) và/hoặc tải định kỳ cho dữ liệu lưu trữ. Yêu cầu thông tin liên lạc cụ thể cho một trạm GNSS CORS như: Độ phủ, độ tin cậy, chi phí, độ trễ và băng thông là những cân nhắc chính cần phải tính toán đến. 2.3.2.2. Thiết bị GNSS Công nghệ GNSS được phát triển với tốc độ nhanh ch
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_co_so_ly_thuyet_cho_viec_hien_dai_hoa_luo.pdf
Summary of Doctor Thesis - Bui Thi Hong Tham.pdf
Thông tin tóm tắt về LATS - Bùi Thị Hồng Thắm.pdf
Tóm tắt LATS - Bùi Thị Hồng Thắm.pdf