Luận án Nghiên cứu côn trùng lâm nghiệp làm thực phẩm và đề xuất giải pháp bảo tồn chúng tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu côn trùng lâm nghiệp làm thực phẩm và đề xuất giải pháp bảo tồn chúng tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu côn trùng lâm nghiệp làm thực phẩm và đề xuất giải pháp bảo tồn chúng tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam

m nghiệp làm thực phẩm nói riêng (10 loài) cũng thấp hơn nhiều so với vùng Đông Bắc, Thái Lan (150 loài) hay Tỉnh Giang Tô, Trung Quốc (122 loài) nhưng so với Nhật Bản (55 loài) và tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc (44 loài), Thủ đô Vientiane, Lào (30 loài) thì con số này chênh lệch không đáng kể. Tuy nhiên khi đối chiếu với số loài được sử dụng ở làm thực phẩm ở miền Nam, Thái Lan thì tại khu vực Tây Bắc, Việt Nam lại có số loài cao hơn (miền Nam, Thái Lan có 14 loài). Không những thế số loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm ở Tây Bắc, Việt Nam (34 loài) lớn hơn so nhiều so với số loài của một số nước cùng nằm trong khu vực như: Indonesia (26 loài); Philippin (19 loài), Myanma (15 loài) (De Foliart, 2002 [59]; Hanboosong and Durst, 2014 [72]; Lu, 2005 [86]; Miyake, 1919 [89]; Rattanapan, 2000 [101] và Zhu, 2003 [119]). Khi so sánh với số liệu của các công trình đã công bố trong nước cho thấy thành phần loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm tại Tây Bắc nhiều hơn. So với công bố của Tieu và Chauvin (1928) [120], ở xứ Bắc Kỳ, số lượng côn trùng thực phẩm tại Tây Bắc gồm 9 bộ, nhiều hơn 3 bộ: Bộ 64 Chuồn chuồn (Odonata), bộ Bọ ngựa (Mantodea) và bộ Cánh đều (Isoptera). Còn so với số liệu của Bùi Văn Bắc (2013) [1], khi nghiên cứu về côn trùng kinh tế tại Khu bảo tồn thiên nhiên Phù Luông, Thanh Hoá đã đưa ra được 3 bộ: Bộ Cánh thẳng (Orthoptera), bộ Cánh màng (Hymenoptera) và bộ Cánh vẩy (Lepidoptera), 8 họ và 23 loài thì ở Tây Bắc số loài, họ, bộ cao hơn nhiều (34 loài, 21 họ, 9 bộ). Thành phần loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm nói chung và côn trùng lâm nghiệp được sử dụng làm thực phẩm tại khu vực Tây Bắc nói riêng chưa hoàn toàn phản ánh một cách chính xác, đầy đủ. Trên thực tế số loài còn lớn hơn nhiều. Qua quá trình điều tra thực địa cũng phát hiện thêm nhiều loài côn trùng lâm nghiệp được sử dụng làm thực phẩm ở khu vực này như Câu cấu (Hypomesus squamosus), Đuông dừa (Rhynchophorus ferrugineus), Sát sành (Pseudophyllus titan). Tuy nhiên, các loài đó không được người dân liệt kê trong phiếu phỏng vấn nên không được thống kê trong bảng 3.1. Có thể một phần do nhầm lẫn trong ngôn ngữ giữa các dân tộc, sử dụng không đúng tên gọi phổ thông và khoa học của các loài côn trùng (bảng 3.3). Trong thực tế, hầu hết các loài côn trùng có thể ăn được, nhưng chỉ có một vài loài được cho là đặc biệt ngon miệng và bổ dưỡng. Bảng 3.3. Thống kê danh sách tên gọi loài côn trùng làm thực phẩm ở khu vực Tây Bắc, Việt Nam TT Tên Việt Nam Tên địa phương Số hiệu mẫu Tiếng Thái Tiếng Mông Tiếng Mường Tiếng Dao 1 Chuồn chuồn ớt Tô niểu Kab dej Cóng còng ớt Kanh khống ớt YC1 2 Bọ ngựa xanh Tô manh má Kab kooj ntsuas Vò xanh Ca chiếng manh SL1 3 Bọ ngựa trung quốc Tô manh má Kab kooj ntsuas Vò trung quoc Ca chiếng trung quoc SL2 65 TT Tên Việt Nam Tên địa phương Số hiệu mẫu Tiếng Thái Tiếng Mông Tiếng Mường Tiếng Dao 4 Mối đất Tô mau Ntsuas kab rws Mộ tất Chiếu nhào đau TC1 5 Cào cào nhỏ Tạp khoàng Kooj Chố Klop PY1 6 Châu chấu lúa Manh tắc tẹn Kooj Chố Klop PY2 7 Muỗm xanh Manh măn khiêu Kooj tshuab Trôỉ kháy Liểm lé manh PY3 8 Muỗm nâu Manh măn lăm Kooj tshuab Trôỉ nâu Liểm lé púa PY4 9 Dế dũi Chi chon Kab zaug Mằm Cọn đông MS1 10 Dế mèn nâu lớn Chì cùng Kooj twm Tiếu cá Cọn đít hô BY1 11 Dế mèn nâu nhỏ Chi hịt Kooj dub Tiếu đói Cọn đít tít BY2 12 Bọ xít xanh Manh canh khiêu Kab raus ntsuab Sông sông xanh Cành manh MS2 13 Bọ xít nâu cẩm thạch Manh canh lăm Kab raus dub Sông sông dầm Cành kía MS3 14 Bọ xít nhãn Manh canh Kab raus Sông sông nhăn Cành nhẵn SM1 15 Cà cuống Tô menh đa YC2 16 Ve sầu đen Manh ve Dub Con vè dầm Nen nen kía PY5 66 TT Tên Việt Nam Tên địa phương Số hiệu mẫu Tiếng Thái Tiếng Mông Tiếng Mường Tiếng Dao 17 Ve sầu xanh Manh ve ntsuab Con vè xanh Nen nen manh PY6 18 Bọ hung nâu lớn Tô manh nún Kab huab txhib Ngặm nghia Chống chồng SL3 19 Vòi voi lớn Tô cuống Kab xyoob Con quắng cá Kanh phùng hô YC2 20 Vòi voi chân dài Tô cuống Kab xyoob Con quắng chân dai Kanh phùng cháo đáo YC3 21 Xén tóc màu xám Tô manh nghẹt Kab xyoob Ngọt nghẹt Kut kit MS4 22 Niềng niễng Tô niểng Vênh vênh YC5 23 Sâu cuốn lá chuối Tô bổng cuội Kab kauv nplooj tsawb Đôi cuộn lả Chiu nòm kanh YC6 24 Tằm sắn Tô món Kab xov Đôi tằm Kanh tằm MC1 25 Sâu tre Tô mẹ Kab xyoob npoj Con hà háo kanh MC2 26 Sâu chít Đuổng co khem Kab tauj Đồi chít Phong cháo kanh SM2 27 Kiến cong bụng Mốt hay Ntsaum tsa plab Kiên cong tuôi Chiếu sia khuầy SM3 28 Kiến vàng (Kiến vống) Mốt xum xa Ntsaum daj Kiến vang Chiếu oàng SM4 29 Ong mật nội Châng Muv Ong hống Muồi tòng nôi TC2 67 TT Tên Việt Nam Tên địa phương Số hiệu mẫu Tiếng Thái Tiếng Mông Tiếng Mường Tiếng Dao 30 Ong ruồi bụng đỏ Mịm Muv tauj nqeeb Ong lụng tỏ Muồi ca sia sí TC3 31 Ong khoái Tô ta tiến đán Muv Khoái hu Muồi pùng TC4 32 Ong đất Tô kẹn Daiv Ong tất Muồi đau SM5 33 Ong vò vẽ Tó lường Nkawj Ong clao Muồi tùng TC5 34 Ong vàng Tèn lường Ntseeb Ong vắng Muồi oàng TC6 Từ kết quả phỏng vấn và quá trình khảo sát thực tế cho thấy 33/34 loài côn trùng thống kê ở bảng 3.1 đều được sử dụng ở cả 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Chỉ riêng Sâu cuốn lá chuối được sử dụng ở Yên Châu, Sơn La. Vậy không có sự khác biệt lớn về thành phần loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm giữa 3 tỉnh trên, đặc biệt là côn trùng lâm nghiệp thì không có sự sai khác. Có sự khác nhau ở mỗi tỉnh chỉ là mức độ sử dụng các loài nhiều hay ít như Sâu tre được sử dụng nhiều ở Sơn La, Sâu chít sử dụng nhiều ở Điện Biên và có sự khác nhau về số loài được sử dụng ở mỗi dân tộc khác nhau là khác nhau như: Dân tộc Thái sử dụng hết các loài được thống kê trong bảng 3.1, dân tộc Mông ở vùng núi cao sử dụng số loài côn trùng làm thực phẩm ít hơn hay không biết sử dụng. Một số người dân tộc Mông nếu sinh sống gần với người dân tộc Thái, chứng kiến người dân tộc Thái sử dụng thì học theo cách sử dụng đó. Các loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm ở hầu hết các pha sinh trưởng của côn trùng từ sâu non, nhộng đến trưởng thành (trừ pha trứng). Trứng côn trùng rất bé, nên không thể ăn được. Kết quả phân tích ở bảng 3.4 68 và cho thấy các pha của côn trùng được sử dụng làm thực phẩm tại khu vực Tây Bắc. Bảng 3.4. Pha côn trùng được sử dụng làm thực phẩm tại khu vực Tây Bắc TT Tên loài/Sinh cảnh phát hiện Pha được sử dụng làm thực phẩm Sâu non Nhộng Trưởng thành Sản phẩm thương mại 1 Lâm nghiệp (10 loài) 6 2 8 1 35,2% 11,8% 47,1% 5,9% Mối đất + Ve sầu đen + Ve sầu xanh + Bọ hung nâu lớn + Vòi voi lớn + + Vòi voi chân dài + + Sâu tre + Sâu chít + Ong khoái + + + + Ong đất + + + 2 Nông - lâm nghiệp (12 loài) 10 6 8 2 38,4% 23,1% 30,8% 7,7% Bọ ngựa xanh + + Bọ ngựa trung quốc + + Dế dũi + + Dế mèn nâu lớn + + Dế mèn nâu nhỏ + + Xén tóc màu xám + + Kiến cong bụng + 69 TT Tên loài/Sinh cảnh phát hiện Pha được sử dụng làm thực phẩm Sâu non Nhộng Trưởng thành Sản phẩm thương mại Kiến vống + Ong mật nội + + + Ong ruồi bụng đỏ + + + Ong vò vẽ + + + Ong vàng + + + 3 Nông nghiệp (9 loài) 9 2 7 0 50% 11,1% 38,9% 0% Cào cào nhỏ + + Châu chấu lúa + + Muỗm xanh + + Muỗm nâu + + Bọ xít xanh + + Bọ xít nâu cẩm thạch + + Bọ xít nhãn + + Sâu cuốn lá chuối + + Tằm sắn + + 4 Sinh cảnh khác (3 loài) 3 0 2 0 60% 0% 40% 0% Chuồn chuồn ớt + Niềng niễng + + Cà cuống + + Tổng (1+2+3+4) 28 10 25 3 Tỷ lệ % (1+2+3+4) 82,4 29,4 73,5 8,8 70 Từ kết quả thống kê ở bảng 3.4 cho thấy theo tập quán khai thác và sử dụng côn trùng làm thực phẩm ở địa phương, giai đoạn sâu non chiếm số lượng lớn với 28/34 loài, chiếm 82,4%, tiếp đến là pha trưởng thành có 25/34 loài chiếm 73,5%, ít được sử dụng nhất là pha nhộng chỉ 10/34 loài chiếm 29,4%. Bên cạnh đó một số côn trùng còn cho sản phẩm thương mại khác như mật ong, sáp ong, phấn hoa v.v. có 3/34 loài cho sản phẩm, chiếm 8,8%. Tính riêng côn trùng lâm nghiệp làm thực phẩm tại khu vực Tây Bắc, có 6/10 loài được sử dụng ở pha sâu non, chiếm 35,2%; 2/10 loài được sử dụng ở pha nhộng, chiếm 11,8%; pha trưởng thành được sử dụng nhiều nhất 8/10 loài, chiếm 47,1%; ít sử dụng nhất là sản phẩm thương mại chỉ duy nhất có 1 loài, chiếm 5,9%. Có nhiều loài côn trùng nói chung và côn trùng lâm nghiệp nói riêng không chỉ được sử dụng ở một pha duy nhất mà còn ở cả 2 hoặc 3 pha phát triển của chu kỳ sống như: Vòi voi lớn (Cyrtotrachelus buqueti), Vòi voi chân dài (Cyrtotrachelus longimanus) được sử dụng ở cả 2 pha là sâu non và trưởng thành còn Ong khoái (Apis dorsata), ong đất (Discolia vittifronts) được sử dụng ở cả 3 pha là sâu non, nhộng và trưởng thành. Kết quả điều tra về côn trùng làm thực phẩm nói chung và côn trùng lâm nghiệp làm thực phẩm nói riêng tại khu vực Tây Bắc cũng phù hợp với nhận định của Hanboonsong và đồng tác giả (2000) [69], côn trùng được sử dụng làm thực phẩm ở các pha phát triển khác nhau trong chu kỳ sống. Ví dụ, Tằm dâu (Bombyx mori) được sử dụng làm thực phẩm ở các giai đoạn sâu non và nhộng; Chuồn chuồn ớt (Crocothemis servilia) được sử dụng giai đoạn ấu trùng ở nước; Kiến vống (Oecophylla smaragdina) được tiêu thụ ở giai đoạn nhộng (thường quen gọi là trứng kiến); Các loài trong họ Ong vàng (Vespidae) được khai thác ở pha sâu non và nhộng. Trong số 34 loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm tại khu vực Tây Bắc có các nhóm: Sâu hại như: Cào cào nhỏ, Châu chấu lúa, Dế mèn nâu 71 lớn, Xén tóc màu xám; Côn trùng thiên địch: Chuồn chuồn ớt, Bọ ngựa xanh, Kiến cong bụng, Kiến vống; Côn trùng có giá trị bảo tồn cao như Cà cuống và nhóm côn trùng đặc sản: Ong mật nội, Ong ruồi bụng đỏ, Sâu tằmTương tự, đối với côn trùng Lâm nghiệp làm thực phẩm tại khu vực Tây Bắc cũng nằm trong 3 nhóm: Sâu hại gồm 8 loài: Mối đất, Ve sầu đen, Ve sầu xanh, Bọ hung nâu lớn, Vòi voi lớn, Vòi voi chân dài, Sâu chít và Sâu tre; Côn trùng thiên địch (Ong đất) và côn trùng đặc sản (Ong khoái) chỉ có duy nhất 1 loài. Với nhóm sâu hại khuyến khích tăng cường sử dụng làm thực phẩm còn với nhóm côn trùng thiên địch, đặc sản hay có giá trị bảo tồn thì bên cạnh việc sử dụng làm thức ăn cần có biện pháp bảo vệ và phát triển. 3.1.2. Đặc điểm phân bố của các loài côn trùng làm thực phẩm tại khu vực nghiên cứu 3.1.2.1. Tỷ lệ bắt gặp các loài côn trùng làm thực phẩm Điều tra thực địa theo tuyến tại các điểm điều tra đã xác nhận trong tổng số 34 loài có 9 loài là thường gặp (côn trùng lâm nghiệp có 3 loài), 12 loài ít gặp (côn trùng lâm nghiệp có 5 loài) và 13 loài rất hiếm gặp (côn trùng lâm nghiệp có 2 loài) (bảng 3.5). Số liệu này trùng khớp với phần đông ý kiến (>50% ý kiến) của người dân đưa ra khi được phỏng vấn (phụ lục 6). Bảng 3.5. Kết quả điều tra tỷ lệ bắt gặp côn trùng thực phẩm tại khu vực Tây Bắc TT Tên loài ∑ điểm điều tra ∑ điểm có sâu Tỷ lệ bắt gặp (P%) Nhóm loài 1 Sinh cảnh Lâm nghiệp (10 loài) Ve sầu xanh 55 31 56,3 Thường gặp (3 loài) Bọ hung nâu lớn 40 22 55,0 Ve sầu đen 55 29 52,7 72 TT Tên loài ∑ điểm điều tra ∑ điểm có sâu Tỷ lệ bắt gặp (P%) Nhóm loài Mối đất 83 37 44,5 Ít gặp (5 loài) Sâu chít 30 10 33,3 Sâu tre 52 16 30,7 Vòi voi lớn 52 14 26,9 Vòi voi chân dài 52 13 25,0 Ong khoái 53 2 3,7 Rất hiếm gặp (2 loài) Ong đất 40 1 2,5 2 Sinh cảnh Nông - lâm nghiệp (12 loài) Dế mèn nâu lớn 41 25 60,9 Thường gặp (1 loài) Dế mèn nâu nhỏ 69 30 43,4 Ít gặp (7 loài) Ong mật nội 69 26 37,6 Ong ruồi bụng đỏ 54 19 35,1 Kiến cong bụng 123 43 34,9 Dế dũi 50 16 32,0 Ong vàng 83 24 28,9 Kiến vống 46 13 28,2 Bọ ngựa trung quốc 83 18 21,6 Rất hiếm gặp (4 loài) Bọ ngựa xanh 83 15 18,0 Xén tóc màu xám 60 7 11,6 Ong vò vẽ 83 4 4,8 3 Sinh cảnh Nông nghiệp (9 loài) Châu chấu lúa 49 45 91,8 Thường gặp (4 loài) Cào cào nhỏ 49 44 89,7 73 TT Tên loài ∑ điểm điều tra ∑ điểm có sâu Tỷ lệ bắt gặp (P%) Nhóm loài Bọ xít nhãn 30 26 86.6 Tằm sắn 60 35 58,3 Bọ xít xanh 83 20 24,0 Rất hiếm gặp (5 loài) Muỗm xanh 40 8 20,0 Sâu cuốn lá chuối 30 7 23,3 Bọ xít nâu cẩm thạch 83 16 19,2 Muỗm nâu 40 7 17,5 4 Sinh cảnh khác (3 loài) Chuồn chuồn ớt 30 18 60,0 Thường gặp (1 loài) Niềng niễng 30 2 6,6 Rất hiếm gặp (2 loài) Cà cuống 30 1 3,3 Tổng (1+2+3+4) Thường gặp (9 loài); Ít gặp (12 loài); Rất hiếm gặp (13 loài) Kết quả ở bảng 3.5 ghi nhận các loài côn trùng lâm nghiệp thường gặp là Ve sầu xanh, Ve sầu đen và Bọ hung nâu lớn; các loài ít gặp có Mối đất, Vòi voi lớn, Vòi voi chân dài, Sâu tre và Sâu chít; loài rất hiếm gặp là Ong khoái và Ong đất. Đa số những loài thuộc nhóm ít gặp và rất hiếm gặp thường hoạt động rất nhanh nhẹn như: Ong khoái, Ong đất hay có số lượng cá thể ít như Bọ ngựa xanh, Bọ ngựa trung quốc...; một số loài ăn thực vật ít gặp ở nơi này, nơi kia là do cây ký chủ của chúng không nhiều và không đồng đều, phụ thuộc nhiều vào sinh cảnh rừng như Sâu chít, Sâu tre v.v. Do vậy, tiềm năng khai thác làm thực phẩm rất hạn chế. 74 Riêng với Sâu cuốn lá chuối là loài được sử dụng cục bộ ở một số địa phương, các địa phương khác chưa biết đến hay chưa từng sử dụng chúng, nên không đề cập đến loài khi được phỏng vấn. Loài này chỉ được sử dụng chủ yếu ở huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La bởi người dân tộc Sinh mun. Cà cuống thường sinh sống ở nơi hồ, ao, đầm hay các ruộng lúa nước nhưng nay do sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong nông, lâm nghiệp nên Cà cuống còn lại rất ít, hiếm gặp kể cả những nơi trước đây chúng thường phân bố. 3.1.2.2. Đặc điểm phân bố các loài côn trùng làm thực phẩm Côn trùng nói chung và côn trùng lâm nghiệp nói riêng là động vật không xương sống duy nhất có cánh nên phân bố rộng rãi khắp mọi nơi, kể cả nơi có điều kiện khắc nghiệt. Sinh cảnh bắt gặp chúng vì thế rất đa dạng như Nương rẫy, trong đất, trong rừng v.v. (phụ lục 24). Kết quả khảo sát, điều tra sinh cảnh sống của 34 loài côn trùng thực phẩm tại khu vực Tây Bắc (bảng 3.6) cho thấy sinh cảnh sống của chúng rất đa dạng. Bảng 3.6. Một số đặc điểm sinh cảnh bắt gặp các loài côn trùng làm thực phẩm tại khu vực Tây Bắc TT Tên loài Sinh cảnh bắt gặp 1 Lâm nghiệp (10 loài) Mối đất Làm tổ trong đất nơi có độ ẩm và nhiều thảm mục ở nương rẫy ven rừng, trong rừng... Ve sầu đen Thường bám trên các thân cây Keo, Bồ kết, Xoài, Xà cừ... ở bìa rừng Ve sầu xanh Bọ hung nâu lớn Có ở rừng tự nhiên, rừng trồng, ban ngày chui xuống đất nơi có nhiều cỏ hoai mục, ban đêm bay ra ăn lá cây như: Thành ngạnh, Keo, Bạch đàn... 75 TT Tên loài Sinh cảnh bắt gặp Vòi voi lớn Phân bố ở rừng Tre, Nứa, Luồng, Hóp... Vòi voi chân dài Sâu tre Tại rừng tre đá, bương phấn, Mạy sang Sâu chít Nơi cây Chít mọc tự nhiên hoặc được trồng Ong khoái Tổ của Ong khoái chủ yếu được xây dựng ở những nơi tiếp xúc xa khỏi mặt đất, trên cành cây và dưới vách đá nhô ra có dạng khe đá, hốc đá và đôi khi ở các tòa nhà Ong đất Trong rừng sâu, làm tổ ở các gốc cây gỗ mục rỗng hay dưới mô đất, ở những nơi ẩm ướt, gần nguồn nước. 2 Nông - lâm nghiệp (12 loài) Bọ ngựa xanh Phân bố ở nương rẫy, làng bản, trong rừng Bọ ngựa trung quốc Dế dũi Sinh cảnh làng bản, nương rẫy, bờ ruộng, rừng phục hồi. Dế mèn nâu lớn Đào hang sống dưới đất, địa hình không quá dốc, đất thịt và gần nguồn thức ăn như nương ngô, nương sắn, rừng phục hồi, quanh bản. Dế mèn nâu nhỏ Sống quanh vườn nhà, nương rẫy, dưới đám cỏ khô, thảm mục trong rừng, những nơi gần nguồn thức ăn, kín đáo để ẩn nấp như dưới tảng đá ở ven nương rẫy, dưới các tảng đất.... Xén tóc màu xám Trong vườn cây ăn quả, trong rừng cây gỗ Kiến cong bụng Làm tổ trên cây gỗ, cây bụi trong rừng hoặc cây ăn quả ở vườn nhà như Thông, Sơn, Xoan, Phi Lao, cây Găng, cây Cà muối... 76 TT Tên loài Sinh cảnh bắt gặp Kiến vống Làm tổ trên tán cây lá rộng trong rừng như Giẻ, Keo, Xà cừ... và cây ăn quả ở vườn nhà. Ong mật nội Làm tổ ở những nơi nhiều cây cối ở trong rừng, nương rẫy, vườn cây ăn quả thoáng mát. Ong ruồi bụng đỏ Làm tổ nơi giao thoa giữa nương rẫy và rừng lá rộng đất thấp trên núi đá vôi Ong vò vẽ Thường làm tổ ở rừng lá rộng đất thấp trên đá vôi, quanh làng bản, nương rẫy Ong vàng Thường làm tổ dưới gốc cây bụi trong rừng, nương rẫy, làng bản Nông nghiệp (9 loài) Cào cào nhỏ Phân bố chủ yếu ở nương rẫy, ruộng lúa, làng bản, đồng cỏ và rừng phục hồi. Châu chấu lúa Muỗm xanh Muỗm nâu Bọ xít xanh Phân bố chủ yếu ở nương rẫy, trên gốc rạ, thân, lá của cây lúa, cây ngô hay cây bụi, cây gỗ trong rừng. Bọ xít nâu cẩm thạch Bọ xít nhãn Phân bố chủ yếu ở dưới tán lá ,trên ngọn non, hoa của cây Vải và cây Nhãn. Sâu cuốn lá chuối Ở những nơi trồng chuối (trên lá cây chuối) Tằm sắn Rừng lá rộng, đất thấp, trên núi đá vôi (được nhân nuôi nhiều trong các hộ gia đình) Sinh cảnh khác (3 loài) Chuồn chuồn ớt Sống ở ao, hồ nước ngọt, nhất là cánh đồng lúa có nhiều cây bụi thủy sinh hoặc liền với các khu đầm trũng, hoang hóa. Niềng niễng Cà cuống 77 Trong 34 loài côn trùng được sử dụng làm thực phẩm tại khu vực Tây Bắc, có 10 loài bắt gặp nhiều ở các sinh cảnh lâm nghiệp như trên cây gỗ ở bìa rừng, trong rừng tự nhiên, rừng núi đá vôi, rừng trồng, rừng tre nứa, trảng cỏ (cây Chít), nương rẫy ven rừng,; 9 loài bắt gặp nhiều ở sinh cảnh nông nghiệp như trên nương rẫy, cánh đồng lúa, quanh làng bản, vườn cây ăn quả...; 3 loài bắt gặp ở các sinh cảnh dưới nước như ao, hồ nước ngọt, đồng cỏ, cánh đồng lúa, có nhiều cây bụi thủy sinh Các loài còn lại bắt gặp trong nhiều sinh cảnh thuộc cả hai hệ sinh thái nông nghiệp và lâm nghiệp. Tuy nhiên, tại khu vực Tây Bắc thì các loài này ở sinh cảnh lâm nghiệp bắt gặp nhiều hơn do diện tích rừng và đất đồi núi quy hoạch phát triển lâm nghiệp lớn hơn nhiều so với diện tích đất nông nghiệp hay các loại đất khác. Chỉ tính riêng bốn tỉnh Tây Bắc là Sơn La, Lai Châu, Điện Biên và Hòa Bình, tổng diện tích dất tự nhiên 3.737.675 ha, chiếm 11,5 % diện tích cả nước; Trong đó diện tích rừng và đất đồi núi quy hoạch phát triển lâm nghiệp 2.804.444 ha, chiếm 75 % diện tích tự nhiên (Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, 2009) [22]. Dù côn trùng thực phẩm khá đa dạng, phong phú, nhưng không phải mùa nào cũng có, hay có thể khẳng định chúng không thường xuyên, liên tục mà chỉ xuất hiện theo mùa. Khoảng thời gian bắt gặp nhiều trong năm đối với các loài côn trùng làm thực phẩm nói chung và côn trùng lâm nghiệp nói riêng chủ yếu vào cuối mùa xuân sang hè và đầu mùa thu, từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm như Bọ hung nâu lớn, Ve sầu xanh, Ve sầu đen, Vòi voi lớn, Vòi voi chân dài, Ong đất, Mối đất, v.v Riêng Sâu chít và Sâu tre giai đoạn sâu non xuất hiện và cho khai thác từ tháng 9 năm trước đến tháng 3, 4 của năm sau. Bảng 3.7 cho thấy rõ thời gian thu bắt được các loài côn trùng nhiều nhất trong năm. 78 Bảng 3.7. Thời gian thu bắt được côn trùng nhiều nhất trong năm TT Tên loài/Sinh cảnh bắt gặp Các tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Lâm nghiệp 2 2 4 5 4 6 7 4 6 3 3 2 Mối đất Ve sầu đen Ve sầu xanh Bọ hung nâu lớn Vòi voi lớn Vòi voi chân dài Sâu tre Sâu chít Ong khoái Ong đất 2 Nông-lâm nghiệp 4 9 8 7 7 5 3 2 1 1 Bọ ngựa xanh Bọ ngựa trung quốc Dế dũi Dế mèn nâu lớn Dế mèn nâu nhỏ Xén tóc màu xám Kiến cong bụng Kiế
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_con_trung_lam_nghiep_lam_thuc_pham_va_de.pdf