Luận án Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hoá

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hoá", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đặc điểm một số giống cói đang trồng phổ biến và biện pháp kỹ thuật tăng năng suất cói tại Ninh Bình và Thanh Hoá

hất tốt. Trong quy trình bón, phân lân thường được bón lót. Chính vì vậy, nghiên cứu mức bón lân phù hợp để cói đạt năng suất, phẩm cấp cao là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu được thể hiện qua bảng 3.22. Năng suất cói phản ứng với lượng phân lân bón. Ở cả hai địa điểm nghiên cứu các công thức bón lân đều có năng suất cói loại 1 và năng suất thực thu cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (không bón) ở độ tin cậy 95% (bảng 3.22). Tại Kim Sơn - Ninh Bình, năng suất cói loại 1 và năng suất thực thu đạt được ở mức bón 90 kg P2O5/ha lần lượt là (3,010; 8,210) tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân và (2,950; 8,120) tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa cao hơn hẳn ở 92 mức bón 30 kg P2O5/ha nhưng không có sự sai khác so với mức bón 60 kg P2O5/ha ở mức ý nghĩa 0,05. Bảng 3.22. Kết quả ảnh hưởng của lượng lân bón dạng viên nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Vụ Xuân Công thức Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô P0 2,110c 6,030c 5,31 2,260c 6,120d 5,18 P1 2,570b 7,140b 5,14 2,720b 7,160c 5,12 P2 2,860ab 7,720ab 4,84 2,890b 7,740b 4,83 P3 3,010a 8,210a 4,76 3,380a 8,250a 4,71 LSD0,05 0,3349 0,7863 0,3573 0,5145 CV% 11,4 12,3 9,4 8,9 Vụ Mùa Công thức Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô P0 2,050c 5,970c 5,33 2,190d 6,090d 5,29 P1 2,530b 6,940b 5,15 2,670c 6,980c 5,12 P2 2,840a 7,680ab 4,86 2,930b 7,690b 4,84 P3 2,950a 8,120a 4,79 3,330a 8,210a 4,75 LSD0,05 0,2699 0,7863 0,3699 0,4378 CV% 12,9 12,5 12,1 11,5 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. 93 Tương tự, tại Nga Sơn, năng suất cói loại 1 và năng suất thực thu đạt được cao nhất ở mức bón 90 kg P2O5/ha lần lượt là (3,380; 8,250) tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân và (3,330; 8,210) tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa và cao hơn hẳn so với năng suất cói loại 1 và năng suất thực thu đạt được ở các mức bón 60 kg và 30 kg P2O5/ha ở độ tin cậy 95%. Như vậy, lượng bón P2O5 phù hợp dưới dạng viên nén cho vùng Kim Sơn - Ninh Bình là 60 kg/ha và cho vùng Nga Sơn Thanh Hóa là 90 kg/ha. 3.3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng Kali bón dạng phân viên nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Kali có tác dụng làm tăng sức trương, tăng áp suất thẩm thấu trong tế bào nên tăng sức chống hạn và chống rét cho cây. Không những vậy, Kali còn có tác dụng giúp cho thân khí sinh của cói cứng hơn nên hạn chế bị đổ ngã, vì vậy năng suất, chất lượng cói được đảm bảo. Kết quả thí nghiệm ảnh hưởng của lượng bón Kali dạng phân viên nén đến năng suất và phẩm cấp cói CKBTDĐ được thể hiện tại bảng 3.23. Năng suất thực thu và năng suất cói loại 1 đạt được ở tất cả các công thức bón Kali đều cao hơn hẳn so với công thức đối chứng K0 (0kg K2O/ha) ở độ tin cậy 95% (bảng 3.23). Ở Kim Sơn - Ninh Bình: Năng suất thực thu và năng suất cói loại 1 đạt cao nhất ở công thức K2 (bón 60 kg K2O/ha) lần lượt là (8,460; 3,130) tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân và (8,410; 3,110) tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa, nhưng không có sự sai khác so với công thức K1 (bón 30 kg K2O/ha) và K3 (bón 90 kg K2O/ha). Năng suất thực thu và cói loại 1 thấp nhất ở công thức K0 (bón 0 kg K2O) chỉ đạt (7,153; 2,150) tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân và (7,100; 2,130) tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa. Ở Nga Sơn - Thanh Hoá: Năng suất thực thu và năng suất cói loại 1 cao nhất ở công thức K2 (bón 60 kg K2O/ha) đạt (9,013; 3,440) tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân và (8,920; 3,413) tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa, cao hơn hẳn so 94 với công thức K1 (bón 30 kg K2O/ha) và K3 (bón 90 kg K2O/ha), thấp nhất vẫn là công thức K0 (không bón K2O) chỉ đạt (7,233; 2,310) tấn/ha (vụ Xuân) và (7,213; 2,310) tấn/ha (vụ Mùa) (bảng 3.23). Bảng 3.23. Ảnh hưởng của lượng kali bón dạng nén đến năng suất và phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Vụ Xuân Công thức Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô K0 2,150 b 7,153b 5,18 2,310c 7,233c 5,15 K1 3,030 a 8,183a 5,07 3,120b 8,213b 5,05 K2 3,130 a 8,460a 4,98 3,440a 9,013a 4,94 K3 3,070 a 8,313a 4,91 3,310a 8,353ab 4,90 LSD0,05 0,2470 0,7797 0,2736 0,6819 CV% 4,3 4,9 4,5 4,2 Vụ Mùa Công thức Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô K0 2,130 b 7,100b 5,21 2,310c 7,213c 5,17 K1 3,010 a 8,130a 5,14 3,100b 8,153b 5,11 K2 3,110 a 8,410a 5,09 3,413a 8,920a 5,06 K3 3,050 a 8,240a 5,00 3,300ab 8,313a 4,98 LSD0,05 0,2773 0,7557 0,2554 0,6513 CV% 4,9 4,7 4,2 4,0 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. 95 Năng suất thấp nhất đạt được ở công thức đối chứng là do cói bị mặn ở vùng rễ. Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất thấp dưới điều kiện đất mặn, được thảo luận bởi nhà nghiên cứu Muhammad (1986). Tác giả này cho rằng, độ mặn dẫn tới thiếu kali là do ảnh hưởng đối kháng của Na+ đối với việc hút K+ hoặc làm rối loạn tỷ lệ Na+/K+. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Mehdi et al. (2010), Hassan et al. (2001), Din et al. (2001). Bón kali cho cói còn làm tăng tỷ lệ cói loại 1 so với công thức đối chứng (không bón Kali) là do bón kali làm tăng chiều cao cây cói. Như vậy, mức bón Kali thích hợp cho cói ở Kim Sơn là 30 kg K2O/ha và ở Nga Sơn là 60 kg K2O/ha. 3.4. Nghiên cứu kỹ thuật bón phân viên nén cho cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng 3.4.1. Ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Phân bón có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt đạt năng suất cao. Song việc sử dụng bón các dạng phân khác nhau cũng dẫn tới sự sinh trưởng và năng suất cây trồng không giống nhau. Vì vậy, việc lựa chọn dạng phân bón nào là tốt nhất để đạt hiệu quả cao nhất là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các dạng phân bón khác nhau đến năng suất, chất lượng cói được thể hiện qua bảng 3.24. Ở các công thức có bón phân (CT2, CT3) cho năng suất cói loại 1 và năng suất thực thu cao hơn hẳn so với CT1: Không bón phân (đ/c) ở mức ý nghĩa 0,05. Năng suất cói thực thu ở công thức bón phân viên nén (CT3) cao nhất đạt 8,550 tấn/ha (vụ Xuân) và 8,300 tấn/ha (vụ Mùa), cao hơn hẳn so với năng suất cói khô thu được tại công thức bón phân đơn ở độ tin cậy 95%. Công thức bón phân viên nén cũng cho năng suất cói loại 1 cao hơn hẳn so với công thức bón phân đơn ở mức ý nghĩa 0,05 (bảng 3.24). 96 Bảng 3.24. Ảnh hưởng của dạng phân bón khác nhau đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Công thức Vụ Xuân Vụ Mùa NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô CT1 0,000c 4,887c 4,80 0,000c 4,840c 4,73 CT2 2,173b 7,473b 5,00 2,300b 7,220b 4,94 CT3 3,030a 8,553a 5,20 3,000a 8,297a 5,18 LSD0,05 0,1193 0,6409 0,9993 0,6071 CV% 3,1 3,7 2,5 3,6 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Như vậy, cùng lượng phân bón như nhau nhưng bón phân viên nén cho năng suất, phẩm cấp cao hơn hẳn so với bón phân đơn. Nguyên nhân của sự khác biệt trên là do phân viên nén bón dúi sâu tan từ từ trong đất nên hạn chế được sự thất thoát phân bón bay hơi vì thời tiết và rửa trôi do phương thức tưới tràn tháo kiệt đang được áp dụng tại các vùng trồng cói hiện nay. Vì vậy, nâng cao được hiệu quả của phân bón, kéo dài được hiệu lực và thời gian cung cấp phân bón cho cây, dẫn đến năng suất cói tăng cao. 3.4.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất và phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây trồng nói chung và của cói nói riêng. Tuy nhiên việc bón phân cho cây sẽ mang lại hiệu quả cao nhất nếu bón cân đối giữa N, P, K. Vì vậy, việc nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất và phẩm cấp cói để tìm ra công thức bón tốt nhất là rất cần thiết. Kết quả thí nghiệm được trình bày trong bảng 3.25. 97 Bảng 3.25. Ảnh hưởng của các công thức bón NPK phối hợp đến năng suất, phẩm chất cói Bông Trắng dạng đứng Vụ Xuân Công thức Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa NS cói loại 1 (tấn/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô NS cói loại 1 (tấ/ha) NS thực thu (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô N1P1K1 3,124a 8,447a 4,83 3,380b 8,513b 4,70 N 1P1K2 3,066a 8,287a 4,71 3,343b 8,423b 4,68 N 1P2K1 3,121a 8,433a 4,82 3,420b 8,617b 4,75 N1P2K2 3,078a 8,317a 4,61 3,392b 8,543b 4,45 N2P1K1 3,245a 8,767a 5,12 3,532b 8,897b 5,03 N2P1K2 3,232a 8,737a 5,19 3,522b 8,873b 5,09 N2P2K1 3,320a 8,973a 5,04 4,101a 10,333a 5,00 N2P2K2 3,284a 8,877a 5,10 3,615b 9,107b 5,07 LSD0.05 0,2718 0,7053 0,2942 0,6900 CV% 4,9 4,7 4,7 4,4 Vụ mùa Công thức Kim Sơn - Ninh Bình Nga Sơn - Thanh Hóa NS cói loại 1 (tấn/ha) NSTT (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô NS cói loại 1 (tấ/ha) NSTT (tấn/ha) Tỷ số tươi/khô N1P1K1 2,749a 8,333a 4,88 2,951bc 8,460bc 4,75 N 1P1K2 2,720a 8,243a 4,76 2,905c 8,320c 4,72 N 1P2K1 2,783a 8,433a 4,85 2,971bc 8,513bc 4,80 N1P2K2 2,742a 8,313a 4,66 2,958bc 8,480bc 4,51 N2P1K1 2,842a 8,613a 5,17 3,087bc 8,844bc 5,07 N2P1K2 2,835a 8,593a 5,21 3,060bc 8,770bc 5,12 N2P2K1 2,946a 8,927a 5,10 3,555a 10,187a 5,05 N2P2K2 2,876a 8,713a 5,13 3,136b 8,990b 5,09 LSD0.05 0,2357 0,6857 0,2040 0,5809 CV% 4,8 4,6 3,8 3,8 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. 98 Ở Kim Sơn - Ninh Bình trong cả vụ Xuân và vụ Mùa so sánh 2 công thức có năng suất thực thu chênh lệch nhau nhiều nhất là N2P2K1 (130N : 90P2O5 : 60K2O) (năng suất thực thu đạt 8,973 tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân và 8,927 tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa) với N1P1K2 ((100N:60P2O5:30K2O) (năng suất thực thu đạt 8,287 tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân và 8,243 tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa) cũng không có sự sai khác ở mức ý nghĩa 0,05. Ngược lại, ở Nga Sơn - Thanh Hóa ở công thức N2P2K1 (130N:90P2O5: 60K2O) cho năng suất thực thu cao nhất đạt 10,333 tấ/ha (vụ Xuân) và 10,187 tấn/ha (vụ Mùa) cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95% (bảng 3.25) Như vậy bón phân ở mức: (100 kg N + 60 kg P2O5 + 30 kg K2O)/ha tại Kim Sơn - Ninh Bình; (130 kg N + 90 kg P2O5 + 60 kg K2O)/ha tại Nga Sơn - Thanh Hóa cho hiệu quả tốt nhất. 3.4.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.24 cho thấy bón phân viên nén dúi sâu 7- 8 cm so với mặt ruộng cho năng suất cao hơn hẳn so với bón phân rời ở cùng mức bón ở độ tin cậy 95%. Tuy nhiên, khi bón phân viên nén dúi sâu lại có nhược điểm là tốn nhiều công lao động để bón phân dẫn đến chi phí sản xuất tăng. Do đó, để khắc phục hạn chế này đề tài đã tiến hành thí nghiệm so sánh giữa phương pháp bón phân viên nén dúi sâu với phương bón vãi trên bề mặt ruộng nhằm tìm được phương pháp bón tốt nhất cho phân viên nén để vừa đạt năng suất cao vừa tiết kiệm được chi phí công lao động. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp bón phân viên nén đến năng suất, phẩm cấp cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng được thể hiện qua bảng 3.26. 99 Bảng 3.26. Ảnh hưởng của phương thức bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Công thức Năng suất cói loại 1 (tấn/ha) Năng suất thực thu (tấn/ha) Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa CT1 0,000b 0,000b 4,931b 4,847b CT2 3,083a 2,833a 8,676a 8,457a CT3 3,063a 2,780a 8,620a 8,317a LSD0,05 0,1845 0,1586 0,8418 0,5955 CV (%) 4,0 3,7 5,0 3,7 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Cả hai công thức có bón phân viên nén (CT2, CT3) đều cho năng suất cói dài loại 1 và năng suất thực thu cao hơn hẳn công thức đối chứng CT1 (không bón phân) ở mức có ý nghĩa 0,05. Tuy nhiên giữa phương thức bón phân viên nén dúi sâu (CT2) và bón trên bề mặt (CT3) không nhận thấy sự sai khác về các chỉ tiêu năng suất ở độ tin cậy 95% (bảng 3.26). Như vậy, bón phân viên nén phương thức bón vãi trên bề mặt cho năng suất và hiệu quả sử dụng đạm tương đương với phương thức bón dúi sâu. Mặt khác, việc bón phân viên nén trên bề mặt đã giúp cho các cây cói được cung cấp dinh dưỡng đồng đều hơn so với phương thức bón sâu. Từ đó, có thể khẳng định phương thức bón phân viên nén vãi trên bề mặt là phương thức được lựa chọn do tiết kiệm được công lao động bón và chủ động được trong việc bón phân. 3.4.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên bề mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.26 đã khẳng định cách bón phân viên nén trên bề mặt cho năng suất tương đương với bón phân viên nén theo phương 100 pháp dúi sâu nhưng với cách bón này sẽ giảm được đáng kể công lao động để bón phân so với phương pháp bón dúi sâu. Tuy nhiên, việc bón phân viên nén trên bề mặt nếu cũng bón một lần vào đầu vụ chăm sóc như cách bón dúi sâu sẽ gặp một số bất lợi làm giảm hiệu quả của phân bón: Thứ nhất là phân dễ bị bốc hơi dưới tác dụng của nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh trong điều kiện vụ mùa; Thứ hai là phân dễ bị rửa trôi bởi những trận mưa lớn và do cách tưới tràn tháo kiệt như vẫn áp dụng ở các vùng trồng cói hiện nay. Vì vậy, để tăng hiệu quả của phân viên nén khi bón ném trên bề mặt đề tài đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén bằng cách ném trên bề mặt tới năng suất của cói. Kết quả được thể hiện qua bảng 3.27. Bảng 3.27. Ảnh hưởng của số lần và tỷ lệ các lần bón phân viên nén trên mặt ruộng đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Công thức Năng suất thực thu (tấn/ha) Tỷ lệ cói loại 1 (%) Kim Sơn Nga Sơn Kim Sơn Nga Sơn Không bón 4,677c 4,777c 0,00 0,00 Bón PVN 1 lần 8,354b 8,377b 35,12 37,70 Bón PVN 2 lần (50:50) 9,046a 9,111a 37,78 38,65 Bón PVN 2 lần (30:70) 9,089a 9,141a 38,33 39,65 LSD0.05 0,6770 0,7243 CV% 4,4 4,9 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. 101 Số lần và tỷ lệ bón phân viên nén khác nhau có ảnh hưởng đến năng suất và tỷ lệ cói loại 1. Công thức bón chia làm 2 lần bón (50:50 và 30:70) cho năng suất cao nhất. Công thức bón 50:50 cho năng suất thực thu 9,046 tấn/ha tại Kim Sơn và 9,111 tấ/ha tại Nga Sơn. Công thức bón 30:70 có năng suất: 9,089 tấn/ha (Kim Sơn); 9,141 tạ/ha (Nga Sơn). Giữa hai công thức này không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa 0,05, nhưng cao hơn hẳn so với công thức bón 1 lần và công thức không bón ở độ tin cậy 95% (bảng 3.27). Như vậy, có thể khẳng định bón phân viên nén trên mặt ruộng theo cách chia 2 lần bón với tỷ lệ: 50:50 hoặc 30:70 đã hạn chế được sự thất thoát phân bón hơn so với cách bón 1 lần ngay từ đầu vụ, do đó nâng cao được hiệu quả sử dụng phân bón dẫn đến cho năng suất cói cao nhất. 3.4.5. Nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.27 cho thấy bón phân viên nén 2 lần theo tỷ lệ 50:50 hoặc 30:70 cho năng suất cói cao hơn so với bón 1 lần vào đầu vụ chăm sóc. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần xác định được khoảng cách giữa hai lần bón để đạt năng suất, phẩm cấp cao nhất. Để làm sáng tỏ vấn đề trên đề tài tiến hành thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất cói CKBTDĐ. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.28. Năng suất thực thu của CT4 (khoảng cách giữa 2 lần bón 30 ngày) đạt cao nhất (9,250 tấn/ha trong điều kiện vụ Xuân; 9,130 tấn/ha trong điều kiện vụ Mùa) và giảm dần ở CT3 (khoảng cách giữa 2 lần bón là 20 ngày), CT2 (khoảng cách giữa 2 lần bón là 10 ngày), CT1 (không bón phân) trong cả hai vụ (vụ Xuân: (8,700; 8,440; 4,800) tấn/ha; vụ Mùa (8,55; 8,37; 4,65) tấn/ha). Sự khác biệt là có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95% (bảng 3.28). 102 Bảng 3.28. Ảnh hưởng khoảng cách giữa 2 lần bón phân viên nén đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Công thức Năng suất thực thu (tấn/ha) Tỷ lệ cói loại 1 (%) Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa CT1 4,800c 4,650c 0,00 0,00 CT2 8,440b 8,370b 26,8 27,0 CT3 8,700b 8,550b 27,7 27,5 CT4 9,250a 9,130a 33,00 28,50 LSD0,05 0,5216 0,4958 CV% 4,0 4,5 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Về tỷ lệ cói dài: Ở cả vụ Xuân và vụ Mùa, CT4 cho tỷ lệ cói loại 1 cao nhất đạt 33,0% (vụ Xuân) và 28,5% (vụ Mùa), sau đó giảm dần ở CT3, CT2, CT1. Cụ thể: tỷ lệ cói loại 1 của CT3, CT2 và CT1 lần lượt là: 27,7; 26,8; 0,00% (vụ Xuân) và 27,5; 27,0; 0,00% (vụ Mùa) (bảng 3.28). Như vậy, khoảng cách thích hợp giữa hai lần bón 30 ngày. Với khoảng cáh bón này cây cho đạt năng suất và phẩm cấp cao nhất. 3.4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Các kết quả nghiên cứu đều khẳng định bón phân viên nén cho năng suất cói cao hơn so với bón phân rời. Tuy nhiên, do phân viên nén được bón trên bề mặt ruộng và chỉ được bón tập trung 2 lần/vụ (lần 1 khi chăm sóc cói đầu vụ, lần 2 bón sau lần một 30 ngày) với một lượng đạm thấp hơn rất nhiều so với phương pháp bón truyền thống. Vì vậy, cây cói dễ bị thiếu dinh dưỡng đặc biệt là đạm vào giai đoạn sau của chu kỳ sinh 103 trưởng nếu điều kiện thời tiết bất thuận làm cho lượng đạm trong phân viên nén bị bay hơi hay rửa trôi. Do đó, việc bón bổ sung thêm đạm cho cói để chắc chắn đạt năng suất cao là việc làm rất cần thiết cần thiết mà không làm tăng lượng N so với canh tác cói truyền thống. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mức đạm bón thúc bổ sung trước khi thu hoạch đến năng suất, chất lượng cói CKBTDĐ được thể hiện qua bảng 3.29. Bảng 3.29. Ảnh hưởng của mức đạm bón thúc bổ sung trước thu hoạch đến năng suất, phẩm chất cói Cổ khoang Bông Trắng dạng đứng Công thức Năng suất thực thu (tấn/ha) Tỷ lệ cói loại 1 (%) Vụ Xuân Vụ Mùa Vụ Xuân Vụ Mùa CT1 8,300d 8,133c 27,47 26,84 CT2 8,690cd 8,613bc 30,16 29,03 CT3 9,300b 9,030ab 35,12 34,61 CT4 9,930a 9,483a 37,05 36,20 CT5 9,480ab 9,303ab 35,86 34,21 CT6 9,133bc 8,940b 33,24 32,75 LSD0,05 0,5439 0,7179 CV% 4,5 4,4 Ghi chú: trên cùng cột: chữ giống nhau là sai khác không có ý nghĩa; chữ khác nhau là có sai khác ở mức ý nghĩa α = 0,05. Trong vụ Xuân: CT4 (bón bổ sung 60 kg N/ha) cho năng suất thực thu cao nhất đạt 9,930 tấn/ha tương đương với CT5 (bón bổ sung 80 kgN/ha) và cao hơn hẳn các công thức khác ở độ tin cậy 95%. Trong vụ mùa: Năng suất thực thu cao nhất đạt 9,483 tấn/ha cũng ở mức bón bổ sung 60 kg N/ha, nhưng sai khác không có ý nghĩa thống kê so với năng suất đạt được ở mức bón 80 kg N (9,30 tấn/ha) và 40 kg N (9,03
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_dac_diem_mot_so_giong_coi_dang_trong_pho.pdf