Luận án Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt đất và luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất cho khu vực tây nam tỉnh Hà Giang
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt đất và luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất cho khu vực tây nam tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đánh giá nguy cơ trượt đất và luận chứng hệ thống quan trắc phục vụ cảnh báo tai biến trượt đất cho khu vực tây nam tỉnh Hà Giang
đất ít xảy ra (khu vực Thông Nguyên huyện Hoàng Su Phì, Xuân Minh của huyện Huyện Quang Bình) do khu vực này cấu tạo địa chất thạch học gồm đá cứng khó phân hóa, chiều dày vỏ phong hóa mỏng. 2.3. Đặ đ ểm đị hình, độ đố 2.3.1.Yếu tố đị hình Khu vực Tây Nam tỉnh Hà Giang chia làm 2 vùng địa hình đó là: Vùng I: Là vùng cao gồm 2 huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Vùng này chủ yếu là núi cao, sƣờn núi dốc bị chia cắt mạnh bởi các khe suối. Ngoài các dãy núi cao còn có các thung lũng nhỏ hẹp tạo thành những vùng ruộng bậc thang có diện tích từ 5 đến 10 ha. 48 Vùng II: Là vùng thấp gồm huyện Quang Bình. Địa hình chủ yếu là vùng thấp, dốc, thoai thoải, tạo thành những vùng canh tác nông nghiệp có diện tích từ 50 ha trở lên. Địa hình khu vực huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần là vùng núi cao phía tây tỉnh Hà Giang. Khu vực có độ cao tuyệt đối dao động trong khoảng 1.200- 2.000 m. Huyện Hoàng Su Phì có địa hình tƣơng đối phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi cao và trung bình. Các dãy núi này thấp dần về phía sông theo hƣớng dòng chảy của sông Chảy và sông Bạc, điều này đã tạo nên các dạng địa hình chính là địa hình núi cao; địa hình đồi núi thấp và trung bình; địa hình thung lũng hẹp. Địa hình núi cao có diện tích khoảng 60.000 ha và đƣợc tạo nên bởi các dãy núi cao, chạy dài theo đƣờng địa giới tiếp giáp với các huyện lân cận và đƣờng biên giới quốc gia tạo thành một vòng cung lớn bao quanh vùng. Các dãy núi này có độ cao trung bình khoảng 1.800 m, một số khu vực cao trên 2.000 m; Địa hình núi thấp và trung bình có diện tích khoảng 1.900 ha, phân bố tập trung ở vùng giữa, dọc theo sông Chảy, sông Nậm Khoà và sông Bạc. Các vùng đồi núi thấp ở đây có chiều cao trung bình từ 800-1.000 m; Địa hình thung lũng hẹp có diện tích khoảng 1.000 ha, phân bố rải rác dƣới chỏm đồi núi, dọc theo các khe suối tạo thành các dải đất hẹp tƣơng đối bằng phẳng. Các khu vực này có độ cao tuyệt đối từ 400-600 m.Địa hình đa dạng, tạo nên hệ thống thực vật, sinh vật phong phú tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng, phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp. Địa hình khu vực huyện Xín Mần bị chia cắt mạnh tạo lên nhiều những sƣờn núi dốc và các khe sâu hình thang, hình thành 3 kiểu địa hình chính là: địa hình vòm khối, địa hình dạng dải phát triển trên các đá biến chất; địa hình phát triển trên các thành tạo đá vôi. Địa hình vòm khối bao gồm các khối núi lớn có độ cao trung bình từ 1.800-2.000 m. Loại địa hình này bao gồm khối núi phía Bắc của huyện và khối núi lớn nằm ở giữa huyện; Địa hình dạng dải phát triển trên đá biến chất có độ cao từ 1.400-1.600 m. Bao gồm dải núi lớn ở giữa huyện sau đó phát triển sang hai bên hình thành các dải núi nhỏ thấp hơn 49 (khoảng 1.200 m); Địa hình phát triển trên các thành đá tạo vôi chủ yếu xuất hiện ở phía Nam của huyện Xín Mần. Loại địa hình này có độ cao thấp nhất trong khu vực, khoảng từ 400-800 m. Địa hình khu vực huyện Quang Bình thuộc vùng thấp của tỉnh Hà Giang, gồm 3 loại chính: Loại địa hình đồi núi cao (1.600-1.800 m), dạng lƣợn sóng phân bố ở phía bắc của huyện; địa hình đồi núi thoải (1.000-1.200 m), có dạng đồi núi bát úp hoặc lƣợn sóng phân bố ở phía Nam và Tây Nam của huyện, dọc theo đƣờng địa giới giữa tỉnh Hà Giang với tỉnh Lào Cai; Loại địa hình thung lũng và các dải đất bằng thoải và những cánh đồng ven sông suối chiếm hơn một nửa diện tích, tập trung về hƣớng Nam và Đông Nam của huyện. Các cánh đồng ven sông này có độ cao trung bình chƣa đến 200 m, với điều kiện địa hình này, khu vực có rất nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Nhƣ vậy, ở khu vực nghiên cứu đa dạng các loại địa hình, chuyển tiếp từ địa hình đồi núi cao và địa hình thung lũng bị x sâu mạnh ở Hoàng Su Phì sang dạng đồi núi dạng khối và thung lũng ở huyện Xín Mần. Cuối cùng là các đồi núi thấp ở Quang Bình, các dãy đồi núi thấp này chính là sự chuyển tiếp giữa vùng đồi núi rộng lớn phía Bắc với đồng bằng nhỏ hẹp ở phía Nam của khu vực. Đồng thời với sự đa dạng của địa hình là hệ thống thực vật, sinh vật phong phú đặc trƣng cho từng loại địa hình khác nhau. Đặc điểm này tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng, phát triển sản xuất nông-lâm nghiệp. 50 Hình 2.1: ản đồ mô hình số độ o khu vự n h ên ứu 51 2.3.2. Yếu tố độ dố Nhìn chung địa hình khu 3 vực huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình có chiều dốc theo hƣớng Nam. Kết quả xử lý tính toán tỷ lệ diện tích các loại đất dốc trong khu vực bằng phần mềm ArcGIS thể hiện trong bảng 3.11. ản 2.4: Tỷ lệ d ện tí h á loạ đất dố khu vự á hu ện (Nguồn: [1]) Đị hình n Độ dố thấp Độ dố trung bình Độ dố cao Độ dố rất o Độ dốc 35o Tỷ lệ (%) 6,88 46,55 39,44 6,56 0,57 Mặt bằng: Tỷ lệ diện tích có địa hình bằng phẳng khu vực nghiên cứu là 6,88%, diện tích này chủ yếu tập trung ở khu vực phía Nam huyện Quang Bình tại các cánh đồng lúa dọc theo sông, suối và ngòi: sông Con, suối Võ Lang, ngòi Giang. Ngoài ra diện tích đất bằng này còn phân bố rải rác với số lƣợng rất ít ở một số vị trí trong khu vực nhƣ xã Khuôn Lùng, xã Chiến Phố, xã Bản Péo, xã Thông Nguyên, xã Nậm Khòa... Độ dốc thấp (3o – 15o): Tỷ lệ diện tích có độ dốc thấp chiếm 46,55% diện tích toàn khu vực. Loại độ dốc này phân bố ở nhiều nơi trong khu vực với mật độ khá lớn. Ngoài các vị trí tập trung với tỷ lệ lớn nhƣ vùng xen kẽ giữa các cánh đồng và đồi núi thấp từ thị trấn Yên Bình xuống phía nam huyện Quang Bình, loại địa hình này còn phân bố theo các dải: Dải rìa ngoài của vùng thung lũng vùng 3 xã huyện Xín Mần: Khuôn Lùng, Nà Chì, Tân Nam; dải theo thung lũng của các đồi núi thấp Nậm Dịch, Nam Sơn kéo cuống Nậm Khòa, Tiên Nguyên; dải từ sƣờn đỉnh núi Gia Long (huyện Xín Mần) chạy dọc theo sƣờn núi xuống vùng thung lũng Cốc Pài. Độ dốc trung bình (15o- 25o): Tỷ lệ diện tích có độ dốc trung bình chiếm 39,44% diện tích toàn khu vực. Phân bố của loại đất dốc này khá đều trên toàn khu vực, tập trung thành các vùng lớn dọc theo sƣờn thấp (cao từ 500-1.000 m) của các dãy núi lớn trong khu vực. Sƣờn phía tây của dãy núi Tả Phan Phùng, 52 Khau Am huyện Hoàng Su Phì; Hai bên sƣờn dãy núi ngăn cách giữa huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần; sƣờn thấp của khối núi Tô Ca huyện Xín Mần; sƣờn thấp của dãy núi Cô Tiên giữa huyện Xín Mần và Quang Bình; sƣờn của dãy núi Chúng Dế giới hạn địa giới huyện Xín Mần với nƣớc Trung Quốc Độ dốc cao (25o- 35o): Vùng có độ dốc cao chiếm 6,56% diện tích toàn khu vực. Loại địa hình dốc này là đặc trƣng của vùng núi cao trong khu vực, khu vực phân bố của loại địa hình này thƣờng theo các sƣờn và đỉnh của các dãy núi lớn. Độ cao phân bố thƣờng từ 800-1.000 m. Độ dốc rất cao (> 35o): Loại địa này chiếm tỷ lệ nhỏ nhất và chỉ xuất hiện ở một số ít các khu vực thuộc hai huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần: Pờ Li Ngài, Hồ Thầu huyện Hoàng Su Phì; Xín Mần, Quảng Nguyên, Thu Tà huyện Xín Mần Hầu hết các khu vực này có địa hình rất hiểm trở, độ cao tuyệt đối lớn (trên 1.000 m). Đánh á hun Tại khu vực nghiên cứu, địa hình cao, độ dốc và độ chia cắt lớn tạo ra năng lƣợng địa hình lớn thuận lợi cho trƣợt đất có nguồn gốc trọng lực. Có trên 60% số điểm trƣợt đất phân bố ở các khu vực có độ cao địa hình từ 500 đến 1.000 m và độ dốc sƣờn lớn hơn 35o. Trƣợt đất xuất hiện tập trung ở các khu vực có mật độ đứt gãy cao, mức độ phân cắt sâu và phân cắt ngang lớn. Trƣợt đất đất phân bố chủ yếu trong các khu vực có độ dốc từ 10o trở lên, song tập trung chủ yếu ở độ dốc 16-30o. Từ 30o trở lên số điểm trƣợt đất lại có xu thế giảm. Trƣợt đất đất còn xảy ra mạnh ở những vùng có nhiều hoạt động của con ngƣời tác động mạnh đến các sƣờn dốc, nhƣ mở đƣờng, làm nhà, san cắt sƣờn dốc canh tác trên các sƣờn dốc. 2.4. Đặ đ ểm đị hất, thạ h họ Tỉnh Hà Giang thuộc miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam gồm 2 đới Sông Hiến và Sông Lô đƣợc cố kết vào Caledoni muộn, tạo thành phức nếp lõm Sông Gâm và sau đó bị võng chồng Mesozoi kiểu rift nội lục Sông Hiến che phủ phần lớn. Địa chất, thạch học của 3 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình nằm trong các hệ tầng sau: 53 - Đệ tứ không phân chia (Q): Xuất lộ tại khu vực phía Nam huyện Quang Bình, gồm cuội, sỏi, cát, sét, mùn thực vật, dày 2-3m đến 7-8m - Hệ tầng Hà Giang (Є2hg1, Є2hg2): chỉ lộ ra những diện nhỏ ở vùng phía Tây Nam của huyện Quang Bình và Đông Bắc của huyện Xín Mần, đƣợc chia thành hai phân hệ tầng dƣới (gồm 4 tập) và trên (gồm 2 tập). Phân hệ tầng dƣới dày 580-600 m, gồm các đá phiến than, đá phiến silic, đá phiến actinolit, bột kết silic, mangan, ít đá vôi sét. Phân hệ tầng trên dày 400 m gồm đá hoa, đá vôi màu loang lổ, đá vôi sét. - Hệ tầng Thác Bà (PR3- Є1tb): Chỉ xuất lộ tại khu vực xã Yên Bình, Tân Bình, huyện Quang Bình và một diện tích nhỏ tại thôn Nà Khƣơng và Vĩ Thƣợng huyện Quang Bình. Gồm đá phiến thạch anh – mica, quarzit, đá phiến biotit-epidot, đá phiến. - Hệ tầng Bản Hang (Kbh1, Kbh2, Kbh3): Xuất lộ tại Tân Bắc, Tân Trịnh, Yên Bình. Phân hệ tầng trên gồm cuội kết, sạn kết đa khoáng, cát kết và cát bột kết màu đỏ, dày 100-200m. Phân hệ tầng giữa gồm bột kết màu đỏ, cát kết, cát bột kết, ít đá vôi, dày 250-300m. Phân hệ tầng dƣới gồm cuội kết, sạn kết đa khoáng, cát kết vôi, ít bột kết, dày 50-70m. - Hệ tầng Mia Lé (D1ml1, D1ml2): hệ tầng phân bố rộng rãi ở trung tâm và vùng Yên Phú, Yên Hà, Hƣơng Sơn của huyện Quang Bình, gồm phân hệ tầng dƣới và phân hệ tầng trên. Phân hệ tầng dày 230 m, dƣới gồm đá phiến sét màu xám đen, xám lục nhạt. Phân hệ tầng trên dày 500 m, gồm hai tập với thành phần chính là đá phiến sét xám lục, cát kết, bột kết xám, xám lục. - Hệ tầng Khao Lộc (D1-2 kl1): phân bố thành dải hẹp ở Tiên Yên, Quang Bình, gồm phân hệ tầng dƣới dày 500-600 m gồm đá phiến thạch anh sericit- clorit, phiến thạch anh felspat-mica. - Phức hệ Sông Chảy (aD1sc1, aD1sc2, aD1sc3): Xuất lộ trên diện tích bao trùm huyện Xín Mần (trừ khu vực Cốc Pài), Hoàng Su Phì, Tân Nam và các xã Tiên Nguyên và Xuân Minh của huyện Quang Bình. Pha 1 bao gồm đá granit bioti dạng porphyr, hạt vừa – nhỏ. Pha 2 đá granit bioti hạt lớn dạng gneis. Pha 3 đá mạch aplit, pegmatit chứa granat. 54 - Hệ tầng An Phú (PR3- Є1ap): xuất lộ rải rác, quy mô rất nhỏ trong phức hệ Sông Chảy, gồm đá hoa graphit phân dải, đá phiến 2 mica, dày 250-300m - Hệ tầng Yên Bình (T2yb): xuất lộ theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam trên địa phận của huyện Bằng Lang và Yên Hà, gồm cuội kết, cát kết đa khoáng, bột kết đá phiến sét, thấu kính đá vôi, chứa Acrochordiceras cf.fischeri dày 200-270m. Đánh á hun Đa số các khối trƣợt có quy mô lớn và rất lớn xuất hiện và phân bố tƣơng đối rộng trên địa phận Hoàng Su Phì và Xín Mần, trong khu vực có đới phong hoá của các thành tạo đá mạch của phức hệ Sông Chảy gồm granit, pegmatit và lamprophyr. Đặc điểm thạch học – khoáng vật của khối đá này là granit hai mica dạng porphyr, granit hai mica sáng màu và các đá mạch, ít hơn là granodiorit dạng porphyr. Các đá có đặc điểm chung là có cấu tạo dạng gneis. Diện tích còn lại ít hơn trên diện tích huyện Quang Bình nằm trên các hệ tầng Hà Giang, Khao Lộc, Mia Lé, Bản Hang: Gồm các đá phiến than, đá phiến silic, đá phiến actinolit (hệ tầng Hà Giang); bột kết silic, mangan, ít đá vôi, sét kết, bột kết, cát kết, sạn kết, cuội kết đa khoáng có tuổi từ Devon đến Kreta (hệ tầng Bản Hang); đá quarzit, cát kết dạng quarzit, đá phiến thạch anh - biotit, đá phiến thạch anh - felspat, đá vôi giàu Amphipora, đá vôi xám, xám đen, đá vôi silic xám sáng (Hệ tầng Khao Lộc); đá phiến sét màu xám đen, xám lục nhạt, đá phiến sét xám lục, cát kết, bột kết xám, xám lục (Hệ tầng Mia Lé). Khối trƣợt đất qui mô vừa và nhỏ chủ yếu xảy ra trong các đá bột kết silic, mangan, ít đá vôi, sét kết, bột kết, cát kết, sạn kết, cuội kết đa khoáng có tuổi từ Devon đến Kreta thuộc hệ tầng Bản Hang. 55 Hình 2.2: ản đồ phân bố đị hất thạ h họ khu vự n h ên ứu (Nguồn: Cục địa chất và khoáng sản Việt Nam) 56 2.5. Vỏ phon hó Về đặc điểm vỏ phong hóa trong khu vực nghiên cứu, nghiên cứu sinh tự tính toán trên cơ sở kế thừa nội dung đánh giá mối tƣơng quan giữa chiều dày vỏ phong hóa với đặc điểm địa chất khu vực trong “Báo cáo kết quả điều tra và thành lập bản đồ hiện trạng trƣợt đất đất đá tỷ lệ 1/50.000 khu vực miền núi tỉnh Hà Giang” thuộc pha 1 của đề án “Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trƣợt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đang thực hiện Tại khu vực nghiên cứu, vỏ phong hóa thành tạo trên các nhóm đá gốc khác nhau. Nhóm đá magma xâm nhập axit - trung tính - kiềm - á kiềm phân bố chủ yếu trên địa phận huyện Hoàng Su Phì và Xín Mần. Nhóm đá trầm tích lục nguyên giàu alumosilicat phân bố chủ yếu trên diện tích huyện Quang Bình. Nhóm đá trầm tích lục nguyên giàu thạch anh có diện tích chiếm tỷ trọng nhỏ. Các tính chất của lớp đất đá trong vỏ phong hóa: - Đá biến chất: Phổ biến là đá Philit, là loại đá đƣợc phân bố khá rộng rãi trên khu vực nghiên cứu. Khi phong hóa tạo ra đất có màu vàng đỏ hoặc màu xám. Tầng đất hình thành dày hay mỏng phụ thuộc độ dốc địa hình, độ che phủ của thực vật và chế độ canh tác. - Đá sét vôi: Khi phong hóa thƣờng sinh ra loại đất xám, có sự tích lũy mùn ở tầng mặt. - Đá sa thạch: Khi phong hóa cho đất màu vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ. - Đá phiến sét: Khi phong hóa hình thành các loại đất đỏ vàng, do lớp phong hóa sâu nên tầng đất mịn và dày. - Trầm tích bở rời: Sản phẩm bồi tụ phù sa cổ, phù sa mới phân bố tập trung thành vùng khá lớn ở các khu vực ven sông Chảy và các sông suối khác. Vật liệu phù sa cổ có màu nâu vàng, riêng phần gần mặt đất chuyển sang nâu sẫm. Sản phẩm phù sa mới đƣợc xếp vào nhóm đất phù sa, nơi thấp úng nƣớc thƣờng xuyên xếp vào nhóm đất Glây. Đối với lớp vỏ phong hóa trên nhóm đá granit bioti dạng porphyr, hạt vừa – nhỏ, đá granit bioti hạt lớn dạng gneis 57 - Ở các bậc địa hình có độ dốc dƣới 150, vỏ phong hóa có bề dày >25m. Tại đây đới phong hóa mạnh không giữ cấu trúc phát triển liên tục. Vỏ phong hóa ở bậc địa hình này thuộc kiểu sialferit. - Ở các bậc địa hình có độ dốc 16 - 300 vỏ phong hóa có chiều dày 10-25 m. Tại đây đới phong hóa mạnh giữ cấu trúc phát triển khá liên tục. Vỏ phong hóa thuộc kiểu hỗn hợp sialferit - sialit. - Ở những bậc địa hình có độ dốc khoảng 30-350, vỏ phong hóa phát triển không liên tục với bề dày 3-10 m. Tại đây phổ biến các thành tạo phong hóa yếu. - Ở bậc địa hình có độ dốc trên 350 chỉ có mặt các thành tạo phong hóa yếu với bề dày dƣới 3 m nằm xen đá gốc chƣa phong hóa. Đối với lớp vỏ phong hóa trên nhóm đá trầm tích lục nguyên giàu alumosilicat (bao gồm các đá cuội sỏi kết, sạn kết, cát kết, cát bột kết, bột kết, sét bột kết, sét kết, đá lục nguyên chứa than và đá lục nguyên có xen carbonat) Vỏ phong hóa thành tạo trên các đá thuộc nhóm này chủ yếu nằm trong khối lƣợng của các hệ tầng trầm tích có tuổi từ Cambri đến giữa Neogen, phân bố chủ yếu trên các bậc địa hình có độ dốc ≤ 300, ở mỗi bậc độ dốc địa hình có những đặc điểm chính nhƣ sau: - Ở các bậc địa hình có độ dốc dƣới 150, vỏ phong hóa có bề dày >25m, đới phong hóa mạnh không giữ cấu trúc phát triển liên tục với bề dày từ 1-1,5 m đến 3-4 m, đôi khi tới 5-6 m. Vỏ phong hóa ở bậc địa hình này thuộc kiểu ferosialit. - Ở các bậc địa hình có độ dốc từ 16-300, vỏ phong hóa có chiều dày 4-5 m đến 15-20 m, đôi nơi tới 25 m. Tại đây đới phong hóa có đá giữ cấu trúc ban đầu với bề dày 0,5-1 m đến 5-7 m, đới phong hóa có đá không giữ cấu trúc ban đầu với bề dày 0-2 m. Vỏ phong hóa ở bậc địa hình này thuộc kiểu sialferit. - Ở các bậc địa hình có độ dốc từ 30-350, vỏ phong hóa phát triển không liên tục với bề dày dƣới 2 m. Tại đây chủ yếu là các thành tạo phong hóa yếu. - Ở bậc địa hình có độ dốc trên 350 chỉ có mặt đới phong hóa yếu có bề dày dƣới 1 m nằm xen cài với đá gốc chƣa bị phong hóa. Đánh á hun 58 Trƣợt đất đất xảy ra trong các kiểu vỏ phong hóa, nhƣng ở trong vỏ phong hóa vụn thô trên nhóm đá gốc đá granit bioti dạng porphyr, hạt vừa – nhỏ, đá granit bioti hạt lớn dạng gneis trƣợt đất xảy ra mạnh mẽ hơn cả. Hầu hết các điểm trƣợt đất quy mô lớn đều liên quan tới kiểu vỏ này. Các thành tạo này lại chịu ảnh hƣởng nhiều của hoạt động của các đới đứt gãy, kiến tạo hiện đại nên bị nứt n , dập vỡ mạnh, tạo điều kiện cho quá trình phong hoá phát triển, thƣờng tạo nên các lớp vỏ phong hoá sét khá dày, trung bình 4-5 m, nhiều nơi đến vài chục mét, và là nguyên nhân dẫn đến trƣợt đất khi có mƣa lớn. Các khối trƣợt trong lớp vỏ phong hóa này có quy mô lớn. Số lƣợng các điểm trƣợt đất cũng rất cao trong kiểu vỏ phong hóa thuộc trên nhóm đá cuội sỏi kết, sạn kết, cát kết, cát bột kết, bột kết, sét bột kết, sét kết, đá lục nguyên do nhóm đá này dễ bị phong hóa. Hầu hết các khối trƣợt trong lớp vỏ phong hóa này đều có quy mô nhỏ đến trung bình. Trƣợt đất xảy ra chủ yếu tập trung trên lớp vỏ phong hóa có độ dày từ 10-25m, độ dốc địa hình khoảng 16 - 300 (tổng số có 542/613 khối trƣợt, chiếm 88%). 2.6. H ện trạn sử dụn đất khu vự n h ên ứu Tổng diện tích tự nhiên của 3 huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quang Bình là 200.751 ha chiếm 35,8% diện tích toàn tỉnh. Cụ thể về hiện trạng sử dụng đất trên khu vực nghiên cứu 3 huyện nhƣ sau: ản 2.5: H ện trạn ấu sử dụn đất (nguồn:[1], [7]) Đơn vị: ha TT Mụ đí h sử dụn Hoàng Su Phì Xín Mần Quang Bình Tổn ộn (ha) 1 Đất ở và ôn trình 5.832,40 0,00 1.1 Đất ở Đất nông thôn 579,49 564,29 633,8 1.777,58 Đất đô thị 22,23 32,64 24,33 79,2 1.2 Đất công trình 0 59 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 19,43 11,67 12,73 43,83 Đất quốc phòng, an ninh 25,18 27,11 3,53 55,82 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp 12,58 18,83 17,79 49,2 Đất có mục đích công cộng 321,07 1.161,63 716,69 2.199,39 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng, nghĩa trang, nghĩa địa 512,4 554,73 560,25 1.627,38 2 Đất trồn â hàn năm 11.193,46 15.087,58 9.078,13 35.359,17 3 Đất trồn lú 5.944,29 4.506,61 7.432,08 17.882,98 0,10 238,91 4 Đất rừn 31.315,45 36.169,61 51.663,04 119.148,10 5 Đất nú đá không có rừn â 343,53 380,97 290,14 1.014,64 6 Đất hư sử dụn 10.568,51 3.308,10 7.637,19 21.513,80 Tổn ộn 200.751,09 Đánh á hun Mật độ trƣợt đất tập trung cao nhất tại khu vực đất ở và công trình, tiếp theo là khu vực trồng lúa nƣớc. Khu vực trồng lúa nƣớc, do canh tác, tƣới nƣớc làm biến đổi trạng thái của đất. Chỉ tiêu về sức kháng cắt của đất (hệ số dính và góc ma sát trong) bị giảm đột ngột khi đất ở trạng thái mềm và nửa mềm là nguyên nhân dẫn đến trƣợt đất [25]. Hiện tƣợng trƣợt đất tập trung tại 02 huyện có độ che phủ của rừng thấp là Hoàng Su Phì và Xín Mần. Đa số các khối trƣợt nhỏ và trung bình tập trung tại khu vực đất rừng tự nhiên (254/496 khối trƣợt). Qua khảo sát thực tế cho thấy nguyên nhân các khối trƣợt xuất hiện nhiều trong khu đất rừng tự nhiên là tại 60 các khu vực dân tự ý phát rừng làm rẫy đất bị xói mòn, thoái hóa, tính chất cơ lý thay đổi, suy giảm lực giữ khi gặp nƣớc và gây trƣợt. Các khối trƣợt lớn xuất hiện tập trung tại các khu vực cục bộ chỉ có thực phủ dân cƣ và phi nông nghiệp, không có thực phủ rừng (Cốc Pài, Bản Díu, Chế Là, Ngàm Đăng Vải, Bản Luốc, Vinh Quang...). Các khối trƣợt rất lớn tập trung tại khu đất ở có mật độ xây dựng lớn, mái dốc bị chất tải và cắt xén do hoạt động xây dựng công trình (Thị trấn Cốc Pài, Xín Mần, Bản Díu...) 2.7. Hệ thốn đườn o thôn Tỉnh lộ 183, 178, 177 nối tiếp nhau là con đƣờng giao thông duy nhất đi từ Bắc Quang qua huyện Hoàng Su Phì lên Xín Mần, nối các thị trấn trung tâm huyện lỵ của 3 huyện là Yên Bình, Cốc Pài và Vinh Quang, đây là các tuyến đƣờng cấp 1. Trong
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_danh_gia_nguy_co_truot_dat_va_luan_chung.pdf
- Dong Gop Moi cua Luan An.pdf
- Dong Gop Moi cua Luan An (Eng).pdf
- Báo cáo tóm tắt luận án.pdf
- Báo cáo tóm tắt luận án (Eng).pdf