Luận án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa lưu vực sông Ba

thể tùy từng vùng và từng thời kỳ và có thể xác định các mức mất đất bằng phương pháp chuyên gia. 2.4.4 Các chỉ số tác động môi trường tích lũy đến hệ sinh thái sông Xét về khía cạnh sinh thái, CLN và giá trị cảnh quan thì HST sông và HST hồ chứa là khác nhau rất lớn. Do vậy, các đoạn sông bị ngập trong hồ chứa tính đến MNDBT bị biến thành hồ chứa và HST sông ở đó bị biến đổi hoàn toàn và coi như bị mất [26], [52]. Các hồ chứa thủy điện dạng đường dẫn tạo ra một đoạn sông từ đập đến cửa xả nhà máy thủy điện bị cạn nước ở phần lớn thời gian trong năm, nhất là trong mùa cạn khi có sử dụng nước tăng cường, đoạn sông bị khô kiệt gần như sông “chết” nếu hồ không xả nước đảm bảo dòng chảy tối thiểu (do không giám sát chặt chẽ theo quy trình). Do vậy cần có các chỉ số biểu thị sự biến đổi của HST sông do hoạt động vận hành của hệ thống LHC gây ra để đánh giá tác động môi trường tích lũy. 1). Chỉ số biến đổi sông thượng lưu Chỉ số biến đổi sông thượng lưu là tỉ số phần trăm tổng chiều dài các đoạn sông thượng lưu đập bị ngập trong lòng các hồ chứa (tính đến MNDBT) so với tổng chiều dài của cả dòng sông nơi có các hồ chứa đó để biểu thị TĐTL của các hồ chứa đến hệ sinh thái sông. Ta gọi tỉ số này là chỉ số biến đổi sông thượng lưu và ký hiệu là IbđTL và được tính theo công thức: IbđTL = ∑LibđTL/Ls*100% (2-14) Trong đó: ∑LibđTL là tổng chiều dài (km) của các đoạn sông bị ngập và biến thành hồ chứa trong hệ thống; LibđTL là chiều dài đoạn sông bị ngập trong hồ thứ i ứng với MNDBT; Ls là chiều dài của cả dòng sông mà trên đó có các đập và hồ chứa, (km). Chỉ số IbđTL có ý nghĩa quan trọng khi đánh giá tác động của hệ thống LHC đến HST ven sông. Một số trường hợp HST ven sông rất có giá trị về đa dạng sinh học, cảnh quan, văn hóa, lịch sử. 54 2). Chỉ số biến đổi sông hạ lưu đập Thực tế, đoạn sông từ đập đến cửa xả nhà máy thủy điện dạng đường dẫn vận hành, chế độ dòng chảy bị biến đổi so với tự nhiên do chế độ vận hành. Tỉ số phần trăm giữa chiều dài đoạn sông hạ lưu so với tổng chiều dài cả dòng sông được lấy làm chỉ số biến đổi sông hạ lưu đập - IbđHL và được tính theo công thức: IbđHL = ∑LibđHL/Ls*100% (2-15) Trong đó: ∑LibđHL là tổng chiều dài (km) của các đoạn sông bị cạn kiệt nước sau đập tính theo km. Chỉ số IbđHL có ý nghĩa tương tự như IbđTL nhưng nó có tính chất cạn kiệt làm suy giảm hệ sinh thái và được dùng để quản lý vận hành hệ thống LHC đảm bảo yêu cầu DCTT. 3). Chỉ số biến đổi HST sông Gọi tỉ số phần trăm tổng chiều dài các đoạn sông bị biến đổi so với chiều dài cả dòng sông là chỉ số biến đổi sông và ký hiệu là IbđHST và được tính theo công thức: IbđHST = Lbđs/Ls*100% = IbđTL + IbđHL (2-16) Trong đó: Lbđs là tổng chiều dài các đoạn sông bị biến đổi cả ở thượng lưu và hạ lưu đập hay: Lbđs = ∑LiTL + ∑LiHL. Chỉ số IbđHST được dùng để đánh giá tác động tích lũy của hệ thống LHC đến HST sông nói chung. Trong thực tế có thể phân cấp mức tác động gây biến đổi hệ sinh thái sông bằng phương pháp chuyên gia. Theo các nhà sinh thái sông khi có > 30% tổng chiều dài dòng sông đã bị biến đổi thì hệ sinh thái sông coi như đã bị biến đổi mạnh. Luận án phân ra các cấp theo chỉ số IbđHST như trong bảng 2.9. 4) Chỉ số biến đổi HST sông do thủy điện Đối với các dự án thủy điện thì có thể xác định chiều dài sông bị biến đổi cả ở thượng lưu và hạ lưu tính bình quân trên 1 MW công suất lắp máy. Luận án gọi chỉ số này là chỉ số biến đổi HST sông do thủy điện và ký hiệu là IbđHST_TĐ và tính theo công thức: IbđHST_TĐ = Lbđs/NiLM (2-17) 55 Trong đó: IbđHST_TĐ biểu thị theo km/MW. Chỉ số này càng lớn được coi là môi trường sống dạng sông càng bị tác động mạnh và theo hướng xấu. Có thể sử dụng chỉ số biến đổi sông này để so sánh mức độ tác động của các hồ chứa hoặc hệ thống LHC trên các LVS với nhau. Tham khảo kết quả nghiên cứu đánh giá tác động tích lũy của hệ thống LHC thủy điện lớn và nhỏ trên LVS Nu ở Vân Nam, Trung Quốc của Kelly M. Kibler và Desiree D. Tullos, Đại học bang Oregon Hoa Kỳ thì hệ thống LHC thủy điện nhỏ đã gây biến đổi hệ sinh thái sông ở mức 0,43 km/MW được cho là rất mạnh và hệ thống LHC thủy điện lớn gây biến đổi hệ sinh thái sông ở mức 0,025 km/MW được cho là rất nhẹ [26]. Luận án đề xuất phân cấp tác động làm biến đổi hệ sinh thái sông do thủy điện như trong bảng 2.9. Bảng 2.9 Phân cấp tác động tích lũy gây biến đổi hệ sinh thái sông Phân cấp theo chỉ số Tác động nhẹ Tác động trung bình Tác động mạnh Tác động rất mạnh IbđHST(%) 30 IbđHST_TĐ (km/MW) 0,4 5). Chỉ số kết nối của LVS a) Khái niệm tính kết nối của lưu vực sông (connectivity) Tính kết nối của LVS biểu thị khả năng của LVS phục vụ giao thông vận tải đường thủy, cung cấp nước tự chảy từ thượng lưu về hạ lưu và cho các khu vực đất ngập nước ven sông; khả năng dòng sông mang theo vật chất và năng lượng từ khu vực thượng nguồn về hạ du và sự qua lại của các sinh vật sống phụ thuộc vào dòng chảy của sông, đặc biệt là các loài cá và động vật hoang dã dưới nước di cư theo mùa. Tính kết nối này bị phá vỡ khi xây dựng hệ thống LHC trên lưu vực, cụ thể hệ thống ngăn cản dòng chảy, dòng năng lượng và vật chất như phù sa, bùn cát, các chất dinh dưỡng cho các sinh vật từ thượng lưu xuống hạ lưu đập, gây trở ngại cho việc qua lại của các loài cá và động vật di cư dẫn đến tác động tích lũy vào các hệ sinh thái sông và làm giảm đa dạng sinh học 56 của LVS. Do vậy, khi chưa có các đập được xây dựng chắn ngang trên dòng sông và chưa có sự điều tiết của con người thì tính kết nối của dòng sông còn nguyên vẹn 100%, còn khi có đập được xây dựng chắn ngang trên dòng sông và nếu thiết kế không có âu thuyền, công trình xả bùn cát và không có nơi cho cá qua lại (fish ladder or fish passage) thì tính kết nối của dòng sông sẽ bị phá vỡ và không còn nguyên vẹn 100% nữa [26], [53]. b) Xác đinh chỉ số làm mất kết nối do đập Khi đập đầu tiên được xây dựng chắn ngang trên dòng sông, để đánh giá tác động của đập làm mất kết nối của LVS, luận án đề xuất chỉ số mất kết nối của đập và ký hiệu là I1_mấtkếtnối- là tỉ số giữa diện tích phần lưu vực thượng lưu đập và diện tích toàn bộ LVS và được tính bằng công thức: I1mkn = α1*A1/ALVS*100% (2-18) Trong đó: αi là hệ số ảnh hưởng của đập i đến tính kết nối của LVS; A1 là diện tích phần lưu vực ở thượng lưu của đập; ALVS là diện tích của cả LVS (ha hoặc km2). Luận án đề xuất xác định giá trị của hệ số α1 như sau: α 1 có giá trị từ 0 đến 1; α1 = 0 khi không có đập; α1 =1 khi có đập nhưng đập không có âu thuyền và không có đường cho cá đi; α1 = 0,5 khi có đập nhưng đập chỉ có hoặc là âu thuyền, hoặc là đường cho cá đi; α1 = 0,25 khi đập vừa có âu thuyền vừa có đường cho cá đi và các công trình này hoạt động có hiệu quả. Chỉ số I1_mkn càng nhỏ chứng tỏ đập càng nằm ở những nhánh suối nhỏ đầu nguồn và càng ít ảnh hưởng đến toàn bộ LVS hoặc khi có các công trình giảm thiểu như âu thuyền và đường cho cá đi. Ngược lại đập càng gần khu vực cửa ra và không có công trình giảm thiểu thì chỉ số I1_mkn càng lớn và ảnh hưởng của đập càng lớn. c) Xác đinh chỉ số làm mất kết nối khi có nhiều đập Khi trên LVS có nhiều đập, khi tính chỉ số làm mất kết nối của đập tiếp theo tính từ thượng lưu về hạ lưu phần diện tích lưu vực thượng lưu đập sẽ được trừ đi phần đã bị mất kết nối do đập phía thượng lưu gây ra. Ví dụ đối với đập thứ 2: 57 I2mkn = α2*(A2 - A1)/ALVS*100% (2-19) Trong đó: A1 là diện tích phần lưu vực thượng lưu đập trên cùng; α2 và A2 có ý nghĩa và cách xác định tương tự như α1 và A1 đã được đề cập ở trên nhưng đối với đập thứ 2. Chỉ số mất kết nối do cả hệ thống hồ chứa trên LVS gây ra là tổng của các chỉ số mất kết nối của tất cả các đập: ImknLVS = ∑Ii_mkn (2-20) Chỉ số mất kết nối của LVS được dùng để biểu thị mức độ tác động tích lũy của hệ thống LHC đến tính kết nối của LVS và HST sông và môi trường đất và nước khu vực ven sông nói chung. Chỉ số mất kết nối LVS có ý nghĩa tương tự ý nghĩa của chỉ số biến đổi HST sông. Từ công thức xác định chỉ số mất kết nối (2.20) luận án nhận thấy khi chỉ có những đập được xây dựng ở những sông suối nhỏ hoặc khi chỉ có một lưu vực bộ phận bị mất kết nối thì tác động được coi là nhẹ nhưng nếu có nhiều đập được xây dựng trên hầu hết các nhánh sông lớn hoặc trên dòng chính thì tác động tích lũy làm mất kết nối lưu vực sông là rất mạnh. Đây chính là cơ sở để luận án phân cấp tác động tích lũy của hệ thống LHC làm mất kết nối của LVS như trong bảng 2.10. d) Xác định chỉ số kết nối của LVS do tác động tích lũy của hệ thống LHC Luận án coi tính kết nối của LVS khi chưa có đập nào là còn nguyên vẹn 100%. Gọi Iikn tính theo % là chỉ số kết nối của LVS khi đã bị tác động của đập thứ i ta có: Iikn = 100% - Iimkn (2-21) Nếu trên lưu vực sông có n đập thì chỉ số kết nối của của lưu vực sông được xác định theo công thức: IknLVS = 100% - ImknLVS (2-22) Trên LVS càng có nhiều đập thì chỉ số kết nối của LVS sẽ càng nhỏ, hay nói cách khác là LVS càng bị mất kết nối. Do vậy, chỉ số IknLVS được dùng để đánh giá tác động tích lũy của hệ thống LHC đến tính kết nối của LVS và tính toàn vẹn của HST sông và môi trường đất và nước khu vực ven sông nói chung. 58 Bảng 2.10 Phân cấp tác động tích lũy của hệ thống LHC làm mất kết nối của LVS Phân cấp theo chỉ số Tác động nhẹ Tác động trung bình Tác động khá mạnh Tác động rất mạnh ImknLVS (%) 75 2.4.5 Tổng hợp các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông. Tổng hợp thông tin về các chỉ số môi trường được xây dựng và đề xuất sử dụng để đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC trên LVS nói chung như trong bảng 2.11. Bảng 2.11 Tổng hợp thông tin về các chỉ số ĐTL của hệ thống LHC trên LVS TT Tên và ký hiệu chỉ số Đơn vị Công thức tính Diễn giải I Các chỉ số ĐTL đến dòng chảy và tài nguyên nước 1 Cắt đỉnh lũ: HCĐL m HCĐL = HĐL0 – HĐL1 HĐL0 và HĐL1 tương ứng là mực nước đỉnh lũ khi không có và khi có hệ thống LHC 2 Biến đổi Qtb mùa lũ: IQ̅L % IQ̅L = (Q̅L0 – Q̅L1)/Q̅L0*100% �̅�L1 và �̅�L0 tương ứng là lưu lượng trung bình (Qtb) mùa lũ khi có và chưa có LHC tại tuyến kiểm soát (TKS) ở hạ lưu 3 Biến đổi Qtb mùa cạn: IQ̅C % IQ̅C = (Q̅C1 – Q̅C0)/Q̅C0*100% Q̅C1 và Q̅C0 tương ứng là Qtb mùa cạn khi có và khi chưa có LHC tại TKS ở hạ lưu 4 Tổn thất nước mặt: Itt % Itt = ∑(Wibhmn + Wi_t + Wibht+WcnLVS)/W0*100% Wibhmn là thể tích nước mặt bị bốc hơi; Wi_t – nước bị thấm ở đáy hồ; WicnLVS - nước bị chuyển qua LVS khác; Wibht tổn thất bốc hơi do tưới trong 1 năm; II Các chỉ số ĐTL đến chất lượng nước và bùn cát 5 Biến đổi CLN: IbđCLN Điểm IbđCLN = WQITi – WQIT0 WQITi, WQIT0 tương ứng là chỉ số CLN ở thời điểm nghiên cứu Ti và T0 6 Rủi ro ô nhiễm nước: RQ - RQ= [Ctt] / [Ccp] [Ctt], [Ccp] tương ứng là giá trị nồng độ thực tế và cho phép. 7 Giảm độ đục trung bình năm: IG ̅n % IG ̅n = ( ̅0 – ̅1)/ ̅0*100% ̅0 và ̅1 tương ứng là độ đục bùn cát trung bình của giai đoạn không có và có LHC III Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái trên cạn 8 Mất đất KBT % ImđKBT=∑AimđKBT/∑AiKBT*100% ∑AImđKBT, ∑AiKBT tương ứng là tổng diện tích đất các KBT bị hệ thống LHC chiếm dụng vĩnh viễn và tổng diện tích đất các KBT. 59 TT Tên và ký hiệu chỉ số Đơn vị Công thức tính Diễn giải 9 Mất đất KBT do TĐ: ImđKBT_TĐ Ha/MW ImđKBT_TĐ= ∑AimđKBT_TĐ /∑NiLM ∑Ai_mđKBT, ∑Ni_LM tương ứng là tổng diện tích đất bị mất và tổng công suất lắp máy của các dự án thủy điện 10 Gần KBT J: IgKBT_J 1/km IgKBT_J = ∑1/di di - khoảng cách gần nhất tính từ giữa đập thứ i đến ranh giới gần nhất của KBT J tính theo km. 11 Gần các khu bảo tồn: IgKBT 1/km IgKBT =∑IgKBT_J ∑IgKBT_J là tổng các chỉ số gần các khu bảo tồn 12 Mất đất do thủy điện: Imđ_TĐ Ha/MW Imđ_TĐ = Amđ/NiLM AmđTN là tổng diện tích đất tự nhiên do LHC chiếm dụng vĩnh viễn tính theo ha; NiLM như ở (2.9) 13 Mất rừng do thủy điện: Imr_TĐ Ha/MW Imr_TĐ = Amr/NiLM Amr_TĐ, là tổng diện tích rừng bị mất (ha) do thủy điện. NiLM như ở (2.9) IV Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái sông 14 Biến đổi sông thượng lưu: IbđTL % IbđTL = ∑LiTL/Ls*100% ∑LiTL là số km chiều dài sông bị ngập trong hồ i; Ls là chiều dài dòng sông 15 Biến đổi sông hạ lưu: IbđHL % IbđHL = ∑LiHL/Ls*100% ∑LiHL là tổng số km chiều dài sông bị kiệt nước hạ lưu đập 16 Biến đổi HST: IbđHST % IbđHST = Lbđs/Ls*100% Lbđs là tổng chiều dài sông bị biến đổi: Lbđs = ∑LiTL + ∑LiHL 17 Biến đổi HST sông do TĐ: IbđHST_TĐ Km/MW IbđHST_TĐ = Lbđs_TĐ/NiLM Lbđs như ở (2.16) NiLM như ở (2.9) 18 Mất kết nối của sông do 1 đập: I1mkn % I1mkn = α1*A1/ALVS*100% αi là hệ số ảnh hưởng của đập i đến tính kết nối của LVS: αi=1 khi đập không có âu thuyền và đường cho cá đi; αi=0,5 khi đập chỉ có âu thuyền hoặc đường cho cá đi; αi = 0,25 khi đập có cả âu thuyền và đường cho cá đi. A1 là diện tích phần lưu vực ở thượng lưu của đập; ALVS là diện tích của cả LVS (km2). 19 Mất kết nối của sông do đập thứ 2: I2mkn % I2mkn = α2*(A2 - A1)/ALVS*100% α2 và A2 có ý nghĩa và cách xác định tương tự như α1 và A1 đã được đề cập ở trên nhưng đối với đập thứ 2 20 Mất kết nối của LVS: ImknLVS % ImknLVS = ∑Iimkn Ii_mkn là chỉ số mất kết nối do đập i gây ra 21 Kết nối của sông khi có 1 đập: Iikn % Iikn = 100% - Iimkn 100% là độ kết nối của lưu vực sông khi chưa có đập nào 22 Kết nối của LVS: IknLVS % IknLVS = 100% - ImknLVS ImknLVS chỉ số mất kết nối của cả lưu vực sông 60 2.5 Đề xuất các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy đến môi trường đất và nước của hệ thống liên hồ chứa trên lưu vực sông 2.5.1 Cơ sở lựa chọn các chỉ số Từ các nguyên tắc lựa chọn các chỉ số, căn cứ vào mục đích đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC trên LVS nhằm giúp các bên liên quan đến các dự án sớm nhận biết được trạng thái chất lượng môi trường, các áp lực lên môi trường, các xu thế biến đổi môi trường trên lưu vực, để các cấp có thẩm quyền ra quyết định và các chủ dự án chủ động đề xuất các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu các tác động tiêu cực, các rủi ro, đồng thời phát huy các tác động tích cực và giúp các nhà quản lý có cơ sở so sánh, đánh giá hiệu quả của các giải pháp được áp dụng giữa các vùng khác nhau Tuy nhiên, khi lựa chọn các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy cụ thể cần tuân thủ các nguyên tắc như ở mục 2.3. Đối với ĐTL của hệ thống LHC trên LVS cần lựa chọn các chỉ số đại diện cho cả 4 nhóm tác động môi trường chính của hệ thống LHC trên LVS: (i) Các chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy đến dòng chảy và tài nguyên nước; (ii) Các chỉ số đánh giá đánh giá tác động môi trường tích lũy đến chất lượng nước và bùn cát ; (iii) Các chỉ số đánh giá đánh giá tác động môi trường tích lũy đến hệ sinh thái trên cạn; (iv) Các chỉ số tác động môi trường tích lũy đến hệ sinh thái sông. Tất cả 22 chỉ số được xây dựng như trong bảng 2.11 là để áp dụng cho trường hợp khi thực hiện ĐTL cho hệ thống LHC trên LVS nói chung, trong đó có một số chỉ số thành phần chưa có tính biểu thị tổng hợp. Ví dụ chỉ số gần 1 khu bảo tồn; chỉ số biến đổi sông thượng lưu; chỉ số biến đổi sông hạ lưu; chỉ số mất kết nối do một đập; chỉ số mất kết nối khi có 2 đập. Ngoài ra, có một vài chỉ số bị trùng lặp một phần về ý nghĩa biểu thị với chỉ số khác. Ví dụ: chỉ số rủi ro ô nhiễm nước (RQ) cũng biểu thị tác động đến chất lượng nước nên có ý nghĩa trùng lặp một phần với chỉ số biến đổi chất lượng nước (IbđCLN) nhưng chỉ số RQ chỉ áp dụng khi có số liệu thực đo rất ổn định về vị trí lấy mẫu và các thông số chất lượng nước được đo đạc và phân tích theo thời gian; ngoài ra chỉ số RQ cũng chưa biểu thị tổng hợp biến đổi chất lượng nước và chưa có hướng dẫn áp dụng vào thực tiễn có tính pháp lý và được chấp nhận rộng rãi như chỉ số IbđCLN. 61 Vì vậy, khi áp dụng cho LVS Ba luận án không sử dụng tất cả 22 chỉ số mà chỉ lựa chọn 12 chỉ số phù hợp với mục đích đánh giá, điều kiện cụ thể và có tính đặc trưng tốt nhất cho các tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC đến các thành phần môi trường đất và nước chủ yếu. Cơ sở lựa chọn, ý nghĩa của các chỉ số và những thông tin liên quan đến từng chỉ số đánh giá tác động môi trường tích lũy của hệ thống LHC trên LVS Ba được chọn như trong bảng 2.12. Bảng 2.12 Các chỉ số ĐTL chủ yếu của hệ thống LHC trên LVS TT Tên và ký hiệu chỉ số Đơn vị đo Cơ sở lựa chọn và ý nghĩa của chỉ số Nguồn số liệu Đối tượng sử dụng I Các chỉ số ĐTL đến dòng chảy và tài nguyên nước 1 Cắt đỉnh lũ: HCĐL m Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; Có đủ số liệu thực đo và tin cậy; Biểu thị mức độ cắt giảm đỉnh lũ cho hạ du tại TKS hạ du. Đánh giá hiệu quả tham gia cắt giảm lũ của hệ thống LHC. HCĐL càng lớn càng tốt. Số liệu thủy văn tại TKS Cộng đồng dân cư sống ở hạ du Ban PCTT&TKCN Sở TNMT, Sở NN&PTNT các tỉnh có liên quan Các chủ hồ Các nhà khoa học 2 Biến đổi Qtb mùa lũ: IQ̅L % Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; Có đủ số liệu thực đo và tin cậy; Biểu thị mức độ điều tiết giảm lũ và trữ nước cho hạ du của hệ thống LHC. I�̅�L càng lớn càng tốt Số liệu thủy văn tại TKS Cộng đồng dân cư sống ở hạ du Ban PCTT&TKCN Sở TNMT, Sở NN&PTNT các tỉnh có liên quan. Các chủ hồ. Các nhà khoa học 3 Biến đổi Qtb mùa cạn: IQ̅C % Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; Có đủ số liệu thực đo và tin cậy; Biểu thị mức độ biến đổi lưu lượng trung bình mùa cạn tại TKS. I�̅�C càng lớn càng tốt. Số liệu thủy văn tại các TKS Sở TNMT, Sở NN&PTNT Các nhà khoa học Cộng đồng dân cư sống ở hạ du. 4 Tổn thất nước mặt: Itt % Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; Có cơ sở khoa học và được chấp nhận rộng rãi; Đánh giá TĐTL của hệ thống LHC gây tổn thất TNN so với tổng lượng dòng chảy bình quân nhiều năm. Itt càng lớn càng tác động tiêu cực đến hạ du Số liệu tính toán cân bằng nước và tính toán thủy văn Ban quản lý các hồ chứa và các Sở TN&MT, NN&PTNT các tỉnh có liên quan. Các chủ hồ. Cộng đồng dân cư sống ở hạ du II Các chỉ số ĐTL đến chất lượng nước và bùn cát 5 Biến đổi CLN: IbđCLN điểm Có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý và đã có các quy định và hướng dẫn được chấp nhận rộng rãi; Biểu thị mức độ biến đổi CLN theo thời gian Số liệu CLN tại các TKS Cộng đồng dân cư sống ở hạ du. Sở TNMT, Sở NN&PTNT Các nhà khoa học Các chủ hồ 62 TT Tên và ký hiệu chỉ số Đơn vị đo Cơ sở lựa chọn và ý nghĩa của chỉ số Nguồn số liệu Đối tượng sử dụng 6 Biến đổi độ đục trung bình năm: IG ̅ % Có đủ số liệu thực đo và tin cậy; Có ý nghĩa tổng hợp; Biểu thị mức độ giảm độ đục trung bình năm tại TKS. Số liệu thực đo độ đục tại TKS hạ lưu Cộng đồng dân cư sống ở hạ du. Sở TNMT, Sở NN&PTNT Các nhà khoa học Các chủ hồ III Các chỉ số ĐTL đến hệ sinh thái trên cạn 7 Mất đất KBT: ImđKBT % Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; Có số liệu đủ tin cậy; Biểu thị mức độ tác động trực tiếp của các dự án đến KBT trong lưu vực. ImđKBT càng nhỏ càng tốt. Báo cáo ĐTM của các dự án riêng lẻ Ban quản lý các KBT, Sở TNMT, Sở NN&PTNT các tỉnh có liên quan. Các nhà quy hoạch. Các bên liên quan đến cấp phép phát triển thủy điện. Các chủ hồ thủy điện. 8 Mất đất do thủy điện: Imđ_TĐ Ha/MW Phù hợp yêu cầu đánh giá và dễ hiểu; Có số liệu đủ tin cậy, dễ hiểu và được chấp nhận rộng rãi; Biểu thị hiệu quả sử dụng đất cho phát triển thủy điện Báo cáo ĐMC/ĐTM của các dự án đã có hoặc đã được phê duyệt quy hoạch Các bên liên quan đến quản lý và q
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_danh_gia_tac_dong_moi_truong_tich_luy_cua.pdf
thongtinLATS(TA_TV)_NguyenVanSy(2016).pdf
TomtatLATS(TA)_NguyenVanSy(2016).pdf
TomtatLATS(TV)_NguyenVanSy(2016).pdf