Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 266 trang nguyenduy 16/04/2025 80
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Luận án Nghiên cứu diễn biến hình thái khu vực cửa sông Thu Bồn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội
of 
Về nguyên lý, mặt cắt ngang bờ biển bị xói dưới tác dụng tổng hợp của các 
yếu tố thủy động lực gồm dòng chảy do gió, do sóng và dòng triều và điều kiện bùn 
cát, địa hình đáy biển ở khu vực nghiên cứu. Tất cả các điều kiện đó đã được trình 
bày trong mục “dữ liệu đầu vào của mô hình”. Có thể nói các dữ liệu đầu vào được 
tính toán trong thời đoạn dài. Ví dụ tài liệu mực nước được mô phỏng và chiết xuất 
từ mô hình triều toàn cầu; tương tự mô hình sóng cũng được tính từ mô hình 
109 
WAVEWATCH và kiểm định trên bộ số liệu > 10 năm tại khu vực nghiên cứu; tài 
liệu bùn cát, địa hình quan trắc tại khu vực nghiên cứu; tài liệu bùn cát và lưu lượng 
trong sông được tính toán số liệu quan trắc và mô hình MIKE11. 
Nước ta nằm trong khư vực chịu ảnh hưởng chế độ khí hậu gió mùa Bắc bán 
cầu, nghĩa là sự thay đổi có tính chu kỳ và hình ảnh diễn biến của đường bờ được 
mô phỏng ít nhất cần số liệu của 1 năm, loại trừ các ảnh hưởng cục bộ do các hoạt 
động kinh tế xã hội gây ra. Chính vì thế diễn biến đáy biển trong thời đoạn nghiên 
cứu phản ảnh gần nhất với bức tranh thực sẽ xảy ra trong những thời khoảng lựa 
chọn sau này và nó mang tính dự báo để đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm ổn 
định đường bờ, bãi biển, cửa sông trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 
Quảng Nam. 
a) Kết quả mô phỏng nhóm kịch bản đường bờ tự nhiên 
Diễn biến mặt cắt 2và 3 được thể hiện trong bảng 3-5 và các hình vẽ 3-58, 3-59 
Bảng 3- 5: Diễn biến đường bờ tự nhiên (không kè bảo vệ bờ) 
MẶT CẮT 2 MẶT CẮT 3 
K/C Cao độ E1 (m) E2(m) K/C Caođộ E1 E2 
0 -15.67 -15.67 -15.67 0 -11.85 -11.85 -11.85 
20 -14.01 -14.02 -14.02 25 -10.51 -10.51 -10.51 
35 -12.77 -12.78 -12.78 50 -9.09 -9.09 -9.08 
50 -11.70 -11.71 -11.71 100 -6.40 -6.40 -6.40 
70 -10.62 -10.63 -10.63 125 -5.36 -5.36 -5.35 
90 -9.66 -9.66 -9.66 160 -4.56 -4.56 -4.53 
120 -8.27 -8.27 -8.26 200 -3.93 -3.93 -3.86 
150 -7.01 -7.01 -6.98 250 -3.55 -3.50 -3.19 
180 -5.59 -5.57 -5.47 300 -2.71 -2.49 -2.40 
200 -4.54 -4.50 -4.24 400 -2.04 -2.10 -2.20 
230 -3.36 -3.14 -2.28 450 -2.00 -2.09 -2.17 
260 -2.47 -2.00 -2.35 500 -2.00 -2.05 -2.11 
280 -2.26 -2.13 -2.43 550 -2.00 -2.04 -2.07 
300 -2.07 -2.17 -2.33 600 -2.00 -2.03 -2.06 
330 -2.04 -2.15 -2.24 650 -2.01 -2.05 -2.09 
360 -2.01 -2.10 -2.19 710 -2.29 -2.31 -2.33 
400 -2.00 -2.08 -2.17 725 -2.37 -2.38 -2.40 
450 -2.00 -2.05 -2.10 750 -2.43 -2.43 -2.44 
110 
500 -2.00 -2.04 -2.07 780 -2.42 -2.41 -2.41 
550 -2.00 -2.03 -2.05 815 -2.37 -2.35 -2.34 
600 -2.00 -2.02 -2.04 840 -2.36 -2.29 -2.25 
650 -2.00 -2.02 -2.03 870 -2.15 -1.73 -1.59 
700 -2.05 -2.10 -2.13 900 -1.63 -1.26 -1.11 
725 -2.28 -2.32 -2.34 925 -1.30 -1.19 -1.12 
750 -2.48 -2.49 -2.50 950 -0.71 -1.00 -0.76 
775 -2.49 -2.47 -2.47 970 -0.30 -0.88 -0.74 
800 -2.32 -2.30 -2.29 985 0.00 -0.88 -0.66 
850 -2.06 -2.03 -2.01 990 -0.78 -0.63 
880 -2.02 -1.92 -1.86 995 -0.54 -0.61 
900 -1.99 -1.66 -1.55 1000 -0.16 -0.60 
920 -1.89 -1.10 -0.96 1005 0.00 -0.57 
950 -1.41 -1.27 -1.14 1010 -0.47 
980 -0.71 -1.01 -0.69 1015 -0.31 
1010 -0.10 -0.89 -0.57 1020 -0.02 
1015 0.00 -0.90 -0.57 1025 0.00 
1020 -0.80 -0.54 1030 
1025 -0.56 -0.52 1035 
1030 -0.17 -0.51 1040 
1035 0.00 -0.51 
1040 -0.49 
1045 -0.48 
1050 -0.38 
1055 -0.17 
1060 0.00 
111 
Hình 3-58: Diễn biến cao độ đáy MC2 ứng với các kịch bản E1, E2 
Hình 3-59: Diễn biến cao độ đáy MC3 ứng với các kịch bản E1, E2 
- Kết quả mô phỏng cho thấy tại mặt cắt 2 hình 3-58, khi nước biển dâng cao 
thêm 50cm đường bờ bị xói sâu vào thêm 25m so với đường bờ ban đầu. 
- Mặt cắt 3 hình 3-59 sẽ bị xói 20m theo phương ngang khi nước biển dâng 
thêm 50cm. 
- Vùng bị xói lở nhỏ hơn 200m theo phương ngang tính từ đường mép nước. 
 Trong mô hình LITLINES với đoạn từ 29000 – 31000 m (trong bảng 3-5) kết 
quả mô phỏng cho thấy tất cả các phương án đều xói vào bờ. Điều này phản ánh 
đúng thực trạng là trong những năm gần đây đoạn gần cửa sông phía Nam, đường 
bờ di chuyển ra vào. 
Đoạn bờ từ 31000 – 48000 thì ổn định và được bồi nhẹ. Lượng được bồi này 
chính là phần bùn cát bị xói ở phía Bắc đoạn này di chuyển xuống phía Nam. 
Trong mô hình LITPROF mặt cắt 3 ứng với đoạn 29000 – 31000 m và mặt cắt 
4 nằm trong đoạn 31000 – 48000m . 
Tại mặt cắt 3 với đường bờ tự nhiên, ta đều thấy đáy biển liền bờ đều xói và 
không thấy rõ mức độ khác nhau ứng với mực nước biển trung bình và khi mực 
nước dâng thêm 50cm do gốc tọa độ lấy từ ngoài vào thì xói vào sâu đất liền hơn 
(Cột E1 ngắn hơn cột E2 đoạn gần bờ). Hay nói cách khác khi nước biển dâng cao 
hơn thì khu vực vừa bị xói ngang được tính theo môđul Litlines và bị xói sâu được 
tính theo môdul Litprof. 
b) Kết quả mô phỏng nhóm kịch bản đường bờ được gia cố 
Sau khi mô phỏng diễn biến đường bờ tự nhiên theo modul Litlines, ta biết 
rằng một số đoạn bờ có hiện tượng xói bồi do sự thay đổi của các yếu tố thủy động 
lực, đặc biệt là các đoạn xung quanh thành phố Hội An và các đoạn bờ 2 phía gần 
112 
cửa sông. Khu vực nghiên cứu có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ rất tốt, do 
vậy nhu cầu lựa chọn các giải pháp phải đảm bảo ảnh hưởng tới tự nhiên ít nhất, tạo 
mỹ quan trong các hoạt động kinh tế xã hội nên giải pháp xây dựng kè hộ bờ kết 
hợp với qui hoạch mặt bằng bằng các giải pháp khác được lựa chọn và các mô 
phỏng trong nhóm kịch bản này nhằm đánh giá biến động bờ và đáy biển khi nước 
biển dâng. 
Các kết quả mô phỏng được thực hiện với các số liệu đầu vào như sau: 
- Tài liệu mực nước hiện tại được mô phỏng từ mô hình triều toàn cầu và các 
kịch bản mực nước biển trung bình; nước dâng 50cm. 
- Tài liệu sóng khí hậu căn cứ vào tài liệu quan trắc trên 10 năm ngoài nước 
sâu được truyền vào khu vực nghiên cứu làm điều kiện biên cho tính toán; 
- Tài liệu vận chuyển bùn cát trên mặt cắt ngang và dọc bờ; 
- Tài liệu địa hình hiện trạng; 
Kết quả mô phỏng chi tiết xem trong phụ lục 3-10, kết quả trong luận án được 
tổng hợp từ các mô phỏng như sau: 
- Khi đường bờ được kè thì hiện tượng xói ngang sâu vào trong đất liền (các 
đụn cát) dừng lại, nhưng dưới tác động của dòng chảy tổng cộng do triều, sóng và 
gió dẫn đến đáy biển phía trước chân kè đã bị xói. 
- Giá trị xói trung bình < 100cm xảy ra ngay trước chân công trình. 
- Vùng xói nhiều nhất trong khoảng 50m kể từ chân công trình, nhưng vùng 
ảnh hưởng xói mở rộng tới 120 m tính từ chân công trình. 
- Khi mực nước dâng càng lớn thì độ sâu xói tăng lên, vùng xói mở rộng hơn. 
- Kết quả mô phỏng diễn biến xói trên 4 mặt cắt chọn (như hình 3-57) được 
trình bày trong các hình vẽ từ 3-60 đến 3-63 và phụ lục 3-10. 
Trong trường hợp có kè, đường bờ không xói vào đất liền theo phương ngang 
nữa và hiện tượng xói bồi theo phương đứng xảy ra do dòng chảy sóng và triều. 
Dưới đây là kết quả chiết xuất từ các mặt cắt tính toán theo kịch bản có kè gia cố ( 
kết quả tính toán cụ thể được thể hiện ở phụ lục 3-10). 
113 
Hình 3- 60: Diễn biến MC1 theo kịch bản có kè 
Hình 3- 61: Diễn biến MC2 theo kịch bản có kè 
114 
Hình 3- 62: Diễn biến MC3 theo kịch bản có kè 
Hình 3- 63: Diễn biến MC4 theo kịch bản có kè 
3.3. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu và phân tích diễn biến đường bờ và vùng 
cửa sông bằng phương pháp phân tích ảnh viễn thám và phương pháp mô hình toán, 
chúng ta đã có bức tranh tổng quát, định lượng về diễn biến hình thái cũng như 
khẳng định các nguyên nhân gây ra sự diễn biến đó. Những kết quả chính được rút 
ra được trình bày như dưới đây: 
- Bằng việc sử dụng kết hợp 2 phương pháp đã khẳng định một cách chắc chắn 
các kết quả nghiên cứu. Các phương pháp lại có sự bổ sung và hỗ trợ cho nhau, 
chẳng hạn đường bờ xác định trong phương pháp phân tích viễn thám sẽ là đầu vào 
phục vụ cho hiệu chỉnh, kiểm định và mô phỏng trong các mô hình toán, trong khi 
115 
thế mạnh của các mô hình toán là dự báo được diễn biến đường bờ làm cơ sở cho 
các phân tích viễn thám trong tương lại. 
 - Phương pháp phân tích viễn thám: đã chỉ ra một một cách định lượng 
các đoạn xói bồi trong sông, cũng như ngoài biển và xác định nguyên nhân của 
những biến đổi đó. Chẳng hạn do hệ thống sông Thu Bồn được phát triển trên các 
đứt gãy kiến tạo theo trục Tây Bắc – Đông Nam và Tây - Đông nên sự phát triển 
của sông suối chắc chắn phải theo trục này, phụ thuộc vào cường độ cắt sâu và độ 
mở theo phương ngang của các đứt gãy. Cũng do sự phát triển này mà vật chất lòng 
sông cũng như bề mặt lưu vực là các vật chất bở rời dễ biến động khi lưu tốc dòng 
chảy thay đổi. Theo các kết quả phân tích, đã xác định được độ mở theo phương 
vuông góc với dòng chảy hay là khoảng cách cực đại giữa điểm cực Bắc và cực 
Nam khoảng 1000m. Các phân tích đã chỉ ra quá trình “uốn khúc – cắt thẳng – uốn 
khúc” cũng chỉ xảy ra trong phạm vi trên và là quá trình tất yếu do tổ hợp giữa dòng 
chảy, vật chất lòng sông và phạm vi di chuyển của lòng sông. Nghiên cứu cũng chỉ 
ra 17 đoạn xói lở nghiêm trọng cũng như phân tích lý do của các xói lở đó. Đối với 
đoạn hạ lưu thì quá trình phân lưu là đặc điểm cơ bản của các sông đồng bằng châu 
thổ, nhưng ở khu vực nghiên cứu quá trình này xảy ra mạnh mẽ hơn do vật chất 
lòng sông là bở rời và do sự đột biến của chế độ dòng chảy, trong đó vai trò rất lớn 
là dòng chảy lũ từ sông ra. 
Đối với dải bờ biển, các kết quả nghiên cứu bằng phân tích viễn thám đã chỉ ra 
đường bờ phía Bắc cửa Đại cũng như lân cận cửa sông diễn biến mạnh hơn dải bờ 
phía Nam. Các con số định lượng về xói ngang là tài liệu đầu vào cho các nghiên 
cứu bằng mô hình toán. 
- Phương pháp mô hình toán: Như đã phân tích ở phần đầu của chương, do 
hệ thống nghiên cứu là phức hợp và biến động lớn theo không, thời gian và theo các 
nhân tố ảnh hưởng, nếu chỉ dùng một mô hình duy nhất để mô phỏng sẽ rất khó khả 
thi vì thiếu tập số liệu tin cậy, đồng bộ và khó khăn nhất là máy tính không đủ mạnh 
để mô phỏng quá trình biến động trên một không gian rộng, trong thời khoảng dài. 
Chính vì lý do đó, tác giả đã sử dụng đồng thời 3 modul để nghiên cứu với việc sử 
dụng thế mạnh của mỗi modul và vẫn có thể đánh giá định lượng những đặc trưng 
cần thiết cho nghiên cứu. 
Modul MIKE21 có thế mạnh là giải quyết đầy đủ nhất sự diễn biến của toàn 
vùng nghiên cứu, nhưng số liệu không cho phép vì vừa thiếu, vừa không đồng bộ và 
trở ngại lớn nhất là máy thông thường không đủ xử lý và tính toán cho một khoảng 
thời gian đủ lớn (ít nhất là 1 năm đại diện cho cả mùa lũ và mùa cạn). Chính vì vậy, 
116 
nó chỉ được sử dụng để nghiên cứu sự thay đổi thời đoạn ngắn chẳng hạn trước và 
sau một trận lũ trên dưới 1 tháng để bước đầu đánh giá sự thay đổi của vùng trong 
sông và ngay cửa sông. Ứng dụng các mô hình toán MIKE21 giúp mô phỏng và dự 
báo diễn biến địa hình đáy sau những trận lũ hay trong các điều kiện thời tiết cực 
hạn. 
Các kết quả mô phỏng bằng mô hình MIKE21 đã lượng hóa được sự thay đổi 
địa hình đáy sau trận lũ và chỉ ra tính logic của hiện tượng, nghĩa là nếu cùng một 
điều kiện biên (lưu lượng ở thượng lưu và mực nước ở hạ lưu) thì ở những đoạn 
sông có độ rộng lớn thì bồi, trong khi đoạn co hẹp như ngay trước cửa thì xói mạnh, 
hay phía ngoài cửa sông ngay sau lũ được bồi mà trên ảnh viễn thám cũng thể hiện 
được điều đó. Từ đó có thể khẳng định rằng mô hình MIKE21 hoàn toàn có khả 
năng đánh giá được diễn biến bờ và đáy với độ chính xác cao. Tuy nhiên do khối 
lượng tính toán lớn, hạn chế về tốc độ tính toán của máy tính cũng như thiếu tài liệu 
đồng bộ, chi tiết của các biên tính toán nên không thể tính cho thời gian dài (trong 1 
năm chẳng hạn), mà chỉ có thể đánh giá cho các tổ hợp đặc trưng như mùa lũ, mùa 
cạn để từ đó ngoại suy tình hình diễn biến cho chu kỳ năm. 
Các modul của LITPACK hay còn gọi là các mô hình 1 đường đơn (mô hình 1 
chiều) đã đánh giá được định lượng diễn biến đường bờ theo phương ngang (modul 
Litlines) và diễn biến đáy biển liền bờ theo phương đứng (modul Litprof). Các kết 
quả khi mô phỏng bằng các mô hình này khá phù hợp với nghiên cứu bằng phân tích 
viễn thám. Chẳng hạn, các mô phỏng dài hạn khẳng định đoạn bờ phía Bắc cửa Đại 
sẽ có xu thế xói với tốc độ từ 2-5m/năm hay khu vực cửa sông biến động mạnh nhất, 
trong khi đường bờ phía Nam cửa Đại khá ổn định, ngoại trừ một đoạn ngắn ngay sau 
cửa. Các kết quả này cũng phù hợp với các phân tích trên ảnh viễn thám. 
Có thể sử dụng bộ mô hình trên như một công cụ để mô phỏng cho các kịch 
bản khác nhau giúp cho việc lựa chọn các giải pháp vừa đảm bảo điều kiện kỹ thuật, 
vừa thỏa mãn các điều kiện kinh tế, môi trường cho khu vực nghiên cứu. 
Từ các kết quả phân tích ở chương 2 và chương 3, luận án đã xác định được 
xu thế diễn biến đường bờ biển, cửa sông một cách định lượng và chi tiết hóa cho 
từng tiểu vùng theo cả chiều dọc và chiều ngang. Kết quả nghiên cứu khẳng định 
tính hợp lý và khả năng ứng dụng tổng hợp của phương pháp đã sử dụng trong luận 
án vừa cho kết quả đảm bảo độ chính xác cao vừa giảm khối lượng tính toán đáng 
kể. Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc xây dựng định hướng quy hoạch chỉnh trị 
được nghiên cứu và trình bày trong chương 4. 
117 
CHƯƠNG 4. 
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP CÓ TÍNH ĐỊNH HƯỚNG PHÒNG TRÁNH, 
GIẢM NHẸ XÓI LỞ, BỒI TỤ VÙNG CỬA SÔNG THU BỒN 
Kinh nghiệm phòng chống xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông của các nước trên 
thế giới và nước ta đã chỉ ra rằng vấn đề phòng chống xói lở - bồi tụ bờ biển là rất 
khó khăn, phức tạp đòi hỏi phải được tiến hành đồng bộ và toàn diện các giải pháp 
từ tầm vĩ mô đến vi mô, cả trực tiếp và gián tiếp, cả giải pháp công trình và phi 
công trình phù hợp với từng đoạn bờ cụ thể. 
Các giải pháp ở tầm vĩ mô nằm trong nội dung quản lý lưu vực, vùng lãnh thổ 
và qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội. Các giải pháp phi công trình cần 
phải huy động được sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư và các cấp lãnh đạo. 
Các giải pháp công trình cần phải phù hợp với qui luật tự nhiên trên cơ sở xác định 
các tác nhân gây xói lở, nguyên nhân và cơ chế xói lở; đồng thời công trình phải có 
hiệu quả và tác dụng lâu dài, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương 
và nước ta, không gây tác động tiêu cực đến môi trường, không gây xói lở đến khu 
vực lân cận. Các giải pháp phòng chống xói lở bờ biển được chia thành 2 nhóm 
chính là phi công trình và công trình. 
4.1. NHÓM GIẢI PHÁP PHI CÔNG TRÌNH 
Dải ven biển nước ta nói chung là nơi hứng chịu nhiều thiên tai như bão - lũ, xói 
lở, bồi tụ bờ sông - bờ biển, cạn kiệt... Giải pháp phi công trình trước hết là tuyên 
truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân về các tai biến của thiên tai và 
các nguyên nhân gây xói lở, bồi tụ, trong đó có các hoạt động kinh tế xã hội của con 
người để họ có ý thức thực hiện nghiêm chỉnh các luật bảo vệ môi trường, Luật bảo 
vệ và phát triển rừng, Luật tài nguyên nước... Mức độ thiệt hại do lũ lụt và xói lở 
không chỉ phụ thuộc vào các tai biến thiên nhiên mà còn phụ thuộc vào cách ứng xử 
của con người. Khả năng ứng xử, tự thích nghi cao thì thiệt hại sẽ ít và ngược lại vì 
thiên tai bão lũ, xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông là không thể tránh khỏi. Điều đó có 
nghĩa là giảm được thiệt hại do tai biến xói lở càng nhiều càng tốt, nhưng cũng cần 
phải nhận thức bên cạnh cái được sẽ phải chịu một phần mất mát. Chiến lược ứng xử 
không những chấp nhận mà còn phải thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội cho các địa 
bàn dân cư ở các phần khác nhau của cửa sông. Vấn đề đặt ra là quản lý sự phát triển 
sao cho mức thiệt hại do xói lở gây ra là ít nhất. Vì mục tiêu chung, chiến lược ứng 
xử không tạo ra bất kỳ ranh giới nào trong các địa phương giữa các cấp, các ngành. 
118 
Đồng thời chiến lược ứng xử với xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông cần được đặt trong 
tổng thể ứng xử tai biến thiên nhiên và môi trường bao gồm bão lũ, trượt lở, xói lở bờ 
sông, bờ biển, bồi lấp cửa sông, hoang mạc hoá... 
Xuất phát từ những đặc điểm, nguyên nhân và xu thế diễn biến xói lở, bồi tụ 
bờ biển, cửa sông Thu Bồn đã phân tích ở chương 2 và mô phỏng bằng mô hình 
toán ở chương 3 cùng với các giải pháp hiện đã đang được áp dụng tại địa phương, 
luận án đề xuất các giải pháp phi công trình bao gồm: 
- Xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát xói lở, bồi tụ vùng nghiên cứu gồm cả bản 
đồ hiện trạng, bản đồ cảnh báo, dự báo xói lở, bồi tụ. Tất cả các thông tin về xói lở 
phải được cập nhật thường xuyên, phải được phân tích, đánh giá tổng hợp trên quan 
điểm hệ thống để cảnh báo kịp thời và được lưu trữ bằng hệ thông tin địa lý (GIS). 
- Tổ chức theo dõi diễn biến xói lở hay bồi lấp bờ biển, bờ sông, cửa sông về 
qui mô, cường độ, hướng dịch chuyển theo định kỳ hàng năm, hàng quý, hàng tháng 
và không theo định kỳ sau những tai biến như bão, lũ, nước dâng v.v 
- Thông báo kịp thời thông tin cảnh báo, dự báo phải được thông báo kịp thời 
đến người dân và phát lệnh cấp báo trường hợp khẩn cấp thông qua hệ thống thông 
tin quản lý kiểm soát xói lở kết mạng giữa các cơ quan quản lý, cơ quan nghiên cứu 
khoa học và cộng đồng dân cư. 
- Xây dựng phương án ứng cứu tai biến bất thường vào mùa lũ, mực nước 
vùng hạ du lên rất nhanh, trong khi vùng cửa sông khá bằng phẳng, tình trạng ngập 
úng xảy ra thường xuyên nên cần xây dựng các phương án ứng cứu các sự cố bất 
thường, chuẩn bị tốt cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực ứng cứu khi có sự cố khi lũ 
lụt xảy ra. 
- Rà soát điều chỉnh qui hoạch phát triển kinh tế xã hội trên cơ sở các kết quả 
dự báo diễn biến cửa sông và kết quả tính toán chi phí - lợi ích. Cần định vị các 
vùng và điểm có nguy cơ xói lở với các cấp khác nhau mạnh, trung bình, yếu... 
Nhằm bố trí hợp lý các tụ điểm dân cư, các công trình dân sinh, kinh tế. Di dời vĩnh 
viễn dân cư ra khỏi khu vực nguy hiểm và di dời tạm thời khi có cảnh báo và di dời 
khẩn cấp khi có cấp báo. 
- Tăng cường bảo vệ và khôi phục rừng đầu nguồn: Đây là định hướng lâu dài, 
có tính chiến lược để chống xói mòn bề mặt lưu vực, tăng khả năng điều tiết của 
dòng chảy, giảm bớt động năng của dòng chảy cũng đồng nghĩa với giảm được lũ 
quét, lũ ống, sa bồi thủy phá. 
119 
- Rà soát kiểm tra đánh giá chất lượng vận hành liên hồ chứa nhằm điều tiết 
dòng chảy năm, giảm dòng chảy lũ, tăng dòng chảy mùa cạn, cấp nước cho hạ du 
giúp bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội bền vững. 
- Nâng cao chất lượng dự báo lũ, xói lở, bồi lấp cửa sông. 
-Xây dựng hành lang thoát lũ, hành lang bảo vệ bờ sông, bờ biển quy định 
khai thác xử dụng đất trong các hành lang. 
4.2. NHÓM GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH 
Như đã phân tích ở các chương trước đây, phạm vi vùng cửa sông được 
nghiên cứu được tính từ Giao Thủy về tới Cửa Đại trên khoảng chiều dài khoảng 
32km theo dọc sông và vùng bờ biển nông 2 bên Cửa Đại, khoảng 15-20km về mỗi 
phía. Do vậy các nhóm giải pháp công trình cũng được xây dựng trong phạm vi nói 
trên. Cũng cần phải nói thêm rằng các giải pháp đề xuất dưới đây cũng mới chỉ 
mang tính định hướng, trên cơ sở xác định được cơ chế và nguyên nhân gây ra diễn 
biến. Do vậy trong từng giai đoạn cụ thể, trong các điều kiện cụ thể, cần phải có các 
dự án chi tiết phục vụ cho chỉnh trị. Mặt khác tương tác giữa các yếu tố là kiểu 
tương tác động, nên mỗi trường hợp áp dụng các công trình cụ thể, cũng cần có thời 
gian để xem xét phản ứng của hệ thống để có các điều chỉnh thích ứng với mục tiêu 
giảm thiểu tối đa các tác động xấu tới môi trường. 
Bản chất của quá trình diễn biến cửa sông, ven biển là sự tương tác mạnh mẽ 
giữa các quá trình thủy động lực, địa chất, thổ nhưỡng và các hoạt động kinh tế xã 
hội. Ở mỗi vùng mức độ tác động của mỗi yếu tố tác động cũng khác nhau, do vậy 
các giải pháp khoa học công nghệ cũng không giống nhau cho từng vùng. 
4.2.1. Giải pháp cho đoạn sông từ Giao Thủy tới Cửa Đại 
4.2.1.1. Nguyên tắc lựa chọn giải pháp 
Để phòng tránh và giảm thiểu sạt lở bờ sông khu vực hạ lưu, cần tính toán xác 
định (i) hành lang sông hay không gian sông và (ii) độ rộng tối thiểu thoát lũ của 
lòng dẫn. Hành lang thoá

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_dien_bien_hinh_thai_khu_vuc_cua_song_thu.pdf
  • pdfDang Dinh Doan_trang thong tin dua len mang_tA_tV.pdf
  • pdfTom tat_EN.pdf
  • pdfTom tat_VN.pdf