Luận án Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ thiết kế và thi công hố đào sâu

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ thiết kế và thi công hố đào sâu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu điều kiện địa kỹ thuật phục vụ thiết kế và thi công hố đào sâu

ong tính toán bao gồm phần mềm LadeDeep (mô hình Mohr-Coulomb và Lade cải tiến) và phần mềm Plaxis (mô hình Mohr-Coulomb và mô hình Hardening). Nội dung tính toán bao gồm: - Xác định các đặc trưng đất nền cho các mô hình tính toán theo: Mohr-Coulomb, Hardening, Lade cải tiến. Các đặc trưng của đất nền là đặc trưng thoát nước. Đối với đất sét có hệ số thấm nhỏ, mô hình ứng xử của vật liệu là không thoát nước do quá trình gia tải nhanh. - Xác định đặc trưng của tường chắn đất. Tường bê tông cốt thép trong cả hai phần mềm sử dụng mô hình đàn hồi tuyến tính. - Xác định các đặc trưng của hệ chống đỡ. Các đặc trưng này bao gồm các thông số tương đương giữa hai phần mềm LadeDeep và Plaxis bao gồm: đặc trưng vật liệu, tiết diện của thanh chống. - Tải trọng tác dụng trong quá trình thi công. - Tải trọng do các công trình lân cận (nếu có). - Trình tự thi công bao gồm quá trình đào đất, đắp đất (nếu có), quá trình lắp đặt tháo dỡ hệ thống chống đỡ. 90 - Xây dựng mô hình tính toán của hố đào trên hai phần mềm. - Tính toán và so sánh kết quả giữa hai phần mềm và kết quả đo thực tế. Các kết quả đưa ra so sánh bao gồm: chuyển vị của tường chắn, sự thay đổi trạng thái ứng suất trong đất, vùng biến dạng dẻo. 4.2. MÔ HÌNH HÓA HỐ ĐÀO SÂU Hố đào sâu bao gồm đất nền xung quanh hố đào, hệ kết cấu chống đỡ hố đào bao gồm tường chắn đất, hệ thanh chống và neo trong đất. Đất nền được mô hình hóa bằng phần tử khối hai chiều. Đối với bài toán địa kỹ thuật, loại phần tử khối được sử dụng là tam giác 6 điểm nút và tứ giác 8 điểm nút (số điểm tích phân ở mức thấp áp dụng cho bài toán địa kỹ thuật [53]). Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy hai loại phần tử này phù hợp với kết quả tính toán về trạng thái giới hạn theo phương pháp giải tích [53]. Kích thước của mô hình theo chiều ngang phụ thuộc vào chiều sâu của hố đào. Khi mô hình một nửa hố đào theo chiều đứng do tính đối xứng thì khoảng cách từ tường chắn đất đến biên phía ngoài hố đào của mô hình là 4D H với H là chiều sâu của hố đào [47]. Do thiếu các số liệu thí nghiệm xác định hệ số Poisson nên giá trị này được lấy theo chỉ dẫn của Chang [29] tùy thuộc vào mỗi loại đất nền cho trong bảng sau: Bảng 4.1. Hệ số Poisson Loại đất nền Hệ số Poisson Sét bão hòa nước (không thoát nước) 0.5 Sét không bão hòa (không thoát nước) 0.35-0.4 Cát pha 0.3-0.4 Cát, sỏi 0.15-0.35 Bùn sét 0.3-0.35 Đá 0.1-0.4 91 4.2.1. Công trình Bệnh viện 108 4.2.1.1. Giới thiệu công trình Dự án “Cụm công trình trung tâm: Nhà nội khoa; Nhà ngoại khoa + Chuyên khoa; Nhà kỹ thuật nghiệp vụ, cận lâm sàn - Bệnh viện TWQĐ 108” tại số 01 Trần Hưng Đạo, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội do Bệnh viện TWQĐ làm chủ đầu tư. Mặt bằng phần ngầm công trình có diện tích khoảng gần 13000m2. Tổng chiều sâu tầng hầm 1, 2 chỗ sâu nhất lên đến 13.2 m. Trong đó tầng hầm 2 có chỗ sâu nhất lên đến 8.2 m. Chiều cao của mỗi tầng hầm là khác nhau. Hệ thống đài móng có chiều cao lớn từ 2.0 m đến 3.2 m, đặc biệt đài móng thang máy có chiều cao lên đến 5.8 m. 4.2.1.2. Đặc trưng đất nền Căn cứ Báo cáo khảo sát địa chất công trình do Liên hiệp Khảo sát Địa chất xử lý Nền móng công trình lập tháng 08 năm 2011 cho thấy cấu trúc nền khu vực xây dựng công trình gồm 08 lớp đất từ trên xuống dưới như sau: - Lớp đất lấp: Lớp đất lấp sét, cát chứa các mảnh vỡ vật liệu xây dựng. Lớp đất này phân bố khắp khu vực khảo sát với chiều dày của lớp thay đổi từ 1.5m (HK3) đến 3.3m (HK1). Đây là lớp đất thành phần cũng như độ chặt không đồng nhất do đó không xác định các đặc trưng cơ lý. - Lớp 1: Sét pha màu nâu gụ, nâu hồng, nâu vàng, xám nâu, xám vàng, trạng thái từ dẻo mềm đến dẻo cứng. Lớp đất này phân bố khắp khu vực khảo sát, gặp trong tất cả các lỗ khoan khảo sát với bề dày thay đổi từ 4.8m (HK 22) đến 7.5m (HK 28). Đây là lớp đất có khả năng chịu tải kém với giá trị SPT N30 từ 10 đến 15. - Lớp 2: Cát pha màu xám nâu, trạng thái dẻo. Lớp đất này nằm dưới lớp 1, gặp ở độ sâu 7.4m (HK22). Độ dày thay đổi từ 2.6m (HK22) đến 8.8m ( HK 28), có thành phần hạt tương đối ổn định, giá trị SPT N30 từ 5 đến 7. - Lớp 3: Cát hạt trung màu xám nâu, xám xanh, có lẫn ít sỏi sạn, chặt đến chặt vừa. Lớp này có chiều dày trung bình 17 - 19 m và kết thúc ở độ sâu 28 - 19m. Riêng tại HK 28, lớp này chỉ dày 9,6m. Độ chặt của lớp thay đổi theo chiều sâu đến độ sâu 92 19 - 20m cát thuộc loại chặt vừa với giá trị SPT trung bình 13 - 18, dưới độ sâu 19 - 20m độ chặt của lớp tăng mạnh, có thể xếp vào lớp cát chặt với giá trị SPT trung bình 20 - 25, cá biệt lên tới >30 ở các hố khoan HK3, HK1, HK13, HK30. - Xen kẹp giữa lớp 3 là thấu kính sét, sét pha màu xám nâu, sét pha với chiều dày trung bình 1.5 - 2.5m, có trạng thái biến đổi mạnh từ dẻo cứng đến dẻo chảy. Giá trị SPT từ 7 đến 16. - Lớp 4: Sét trạng thái chảy, bùn sét màu xám đen, đôi chỗ lẫn hữu cơ. Đây là lớp đất có khả năng chịu tải kém trên diện tích khảo sát. Chiều dày trung bình của lớp: 5.5 - 8m, giá trị SPT N30 từ 6 đến 8. - Lớp 4a: Sét pha màu nâu gụ, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Lớp đất này nằm dưới lớp 3 và trên lớp 5, diện tích phân bố nhỏ hẹp, chỉ gặp ở độ sâu 28.6m (HK5) và 27.6m (HK30). Độ dày thay đổi từ 6.5m (HK5) đến 7.7m (HK30). Giá trị SPT N30 từ 6 đến 32. - Lớp 5: Cát pha màu xám ghi. Lớp này chỉ gặp ở độ sâu 24.9m (HK28). Độ dày 2.3m (HK28). Giá trị SPT N30 là 19. - Lớp 6: Cát hạt trung đến cát hạt thô màu nâu xám, nâu vàng, có lẫn ít sỏi sạn, cuội, rất chặt. Lớp này phân bố ở toàn bộ các hố khoan khảo sát với độ dày thay đổi từ 14.1m (HK3) đến 16.5m (HK11). Lớp này có thành phần và độ chặt tương đối ổn định với giá trị SPT N30 từ 27 đến 54. - Lớp 7: Cuội sỏi sạch màu nâu vàng, xám vàng, xám trắng. Lớp này xuất hiện trong tất cả các hố khoan khảo sát ở độ sâu dưới 50m. Thành phần chủ yếu là cuội, sỏi có lẫn cát hạt thô màu vàng, xám nâu, xám trắng. Đây là lớp đất có độ chặt ổn định và rất chặt với giá trị SPT N30>100. Theo tài liệu một số hố khoan sâu ở vùng Hà Nội, lớp này có chiều dày thường đạt 20-25m, có nơi tới 50m như ở vùng Lệ Chi - Gia Lâm. Dưới lớp đất này là tầng đá Neogen gắn kết yếu với chiều dày lên tới hàng trăm mét. Các đặc trưng trung bình của đất nền lấy từ báo cáo khảo sát địa chất được trình bày trong bảng 4.2. 93 Bảng 4.2. Bảng chỉ tiêu cơ lý trung bình của các lớp đất nền Chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp TK Lớp 4 Lớp 4a Lớp 5 Lớp 6 W (%) 28.6 19.9 - 31.3 42.4 35.7 25.6 - G (%) 92 84 - 93 92 93 88 - w (kN/m 3) 19.0 18.8 - 18.5 17.1 17.9 19.0 - d (kN/m 3) 14.8 16.3 - 14.1 12.2 13.2 15.1 - xốp (kN/m3) - - 12.9 - - - - 13.0 chặt (kN/m3) - - 15.8 - - - - 16.0 e0 0.853 0.633 - 0.908 1.23 1.017 0.777 - c (kN/m2) 24.5 12.0 - 21.9 16 24.6 13.5 - (0) 17 25 - 17 11 15 21 - ướt (0) - - 30 - - - - 30 khô (0) - - 38 - - - - 38 E0 (kN/m 2) 9530 21660 15000 8910 3620 6770 13150 26000 NSPT/30cm 5-11 5-7 14-45 7-16 6-8 6-32 19 27-54 Các thí nghiệm trong phòng thông thường cũng được thực hiện để xác định các đặc trưng cơ lý cần thiết để tính toán hố đào sâu như thí nghiệm nén ba trục sơ đồ UU, thí nghiệm cắt trực tiếp và thí nghiệm nén một trục. Các đặc trưng đàn hồi và cường độ của các lớp đất nền từ thí nghiệm nén ba trục và thí nghiệm nén một trục trình bày trong bảng 4.3. Mô đun đàn hồi một trục được tính toán theo biểu thức liên hệ với hệ số κ: Eoed=(1+e0)*p/ κ với p là cấp áp lực. Bảng 4.3. Các đặc trưng của đất nền từ thí nghiệm nén một trục và ba trục Chỉ tiêu Lớp 1 Lớp TK Lớp 4 cu (kN/m 2) 85 82 51 u ( 0) 3.3 5 2 c' (kN/m2) 20 27 21 ' (0) 24.8 24.3 25 κ 0.084 0.13 0.12 94 4.2.1.3. Quá trình thi công Quá trình thi công được thực hiện theo các giai đoạn như sau: - Thi công tường Barrette - Đào đất khu vực giữa công trình, thi công móng và lõi khu vực giữa công trình - Đào đất công trình đến cốt -5m - Thi công sàn bán Topdown rộng 20 m, kích thước lỗ mở thi công: rộng 56.5 m và dài 75.9 m - Thi công đào đất giai đoạn 2 đến cốt -8.4 m - Thi công hệ thanh chống H400 tầng thứ nhất, khoảng cách giữa các thanh chống lớn nhất là 9.9 m. - Thi công đào đất giai đoạn 3 đến cốt -11.4 m - Thi công hệ thanh chống 2H400 tầng thứ 2, khoảng cách giữa các thanh chống lớn nhất là 9.9m. - Thi công đào đất đến cốt đáy hố đào (thay đổi từ 12m đến 16m). 4.2.1.4. Quan trắc sự dịch chuyển của tường Tường chắn đất được quan trắc sử dụng thiết bị inclinometer tại nhiều điểm khác nhau trên mặt bằng công trình. Vị trí các điểm đặt đầu đo bố trí trên mặt bằng như hình 4.1. Hướng dịch chuyển có giá trị dương là hướng dịch chuyển theo mũi tên hướng từ bên ngoài vào trong hố đào. Hình 4.1. Vị trí các điểm đo dịch chuyển ngang của tường chắn 95 Kết quả đo dịch chuyển ngang của tường khác nhau tại mỗi vị trí đo do chiểu sâu hố đào được thi công khác nhau tại mỗi lần đo. Sơ đồ chuyển vị từ kết quả đo trong ví dụ này lấy theo vị trí đo IC4 thể hiện cùng kết quả phân tích như trong hình 4.3. 4.2.1.5. Dữ liệu tính toán Sơ đồ tính toán của mô hình được thể hiện trong hình 4.4. Số lớp đất được đưa vào mô hình tính toán là 5 lớp. Phân tích được thực hiện với hai mô hình tính toán là Mohr-Coulomb và mô hình Lade cải tiến. Mô hình Mohr-Coulomb được tính toán theo hai trường hợp: sử dụng mô đun đàn hồi ban đầu theo thí nghiệm nén ba trục thường và mô đun đàn hồi dỡ tải theo thí nghiệm ba trục giảm 3 . Trường hợp mô hình Lade cải tiến chỉ áp dụng cho lớp đất 2. Đường cong quan hệ ứng suất biến dạng của lớp đất nền 2 được trình bày trong Chương 2. Dữ liệu đường cong này được sử dụng để xác định các thông số của đất nền theo mô hình Lade cải tiến như trong bảng 4.4. Đặc trưng của các lớp đất nền khác theo mô hình Mohr-Coulomb được trình bày trong bảng 4.5. Cọc khoan nhồi và phần kết cấu móng ở giữa công trình cũng được đưa vào mô hình với kích thước và vật liệu tương đương để mô tả sát thực hơn sự làm việc của đất nền bên trong hố đào, hình 4.2. Hình 4.2. Mô hình tính toán hố đào công trình bệnh viện 108 96 Bảng 4.4. Đặc trưng đất nền theo mô hình Lade cải tiến Đặc trưng Lớp 2 E (kN/m2) 72400 ν 0.3 (kN/m3) 19.0 C (kN/m2) 3 (0) 19 η1 5.89 a 5.0 ψ2 -3.2 μ 2.2 h 1.91 α 0.65 β 0.97 C 0.000123 p 0.9 Bảng 4.5. Đặc trưng đất nền theo mô hình Mohr-Coulomb Lớp đất Ei (kN/m 2) Eur (kN/m 2) ν C (kN/m2) (0) ψ ( 0) Lớp 1 2283 5479 0.3 20 24.8 0 Lớp 2 21660 72400 0.3 27 24.3 0 Lớp 3 15000 60000 0.3 0 34 4 Lớp 4 3620 10860 0.4 21 25 0 Lớp 6 26000 78000 0.3 0 34 4 Độ cứng của tầng thanh chống đầu tiên được tính toán theo độ cứng của sàn Topdown và độ cứng của hai tầng chống phía dưới được tính toán từ độ cứng đơn vị của thanh chống chữ H. Các giá trị độ cứng này được trình bày trong bảng 4.6. Bảng 4.6. Độ cứng tương đương của thanh chống Vị trí EA (kN) Khoảng cách (Ls) (m) Tầng thanh chống 1 1.366E+05 1 Tầng thanh chống 2 4.6E+06 9.9 Tầng thanh chống 3 9.011E+06 9.9 97 4.2.1.6. Phân tích ứng xử của hố đào sâu Kết quả phân tích chuyển vị của tường trình bày trong hình 4.4 và kết quả so sánh chuyển vị tại đỉnh của tường so sánh trong bảng 4.7. Dạng chuyển vị của tường theo mô hình Lade cải tiến phù hợp hơn so với mô hình Mohr-Coulomb. Kết quả đo đạc cho thấy tường không có sự dịch chuyển ở chân tường. Sự sai khác này là do thiếu dữ liệu khảo sát chính xác đặc trưng đàn hồi của đất nền dưới chân tường. Lớp đất nền khu vực chân tường có chiều dày lớn và có trạng thái rất chặt dưới đáy lớp. Giá trị sử dụng để tính toán là mô đun đàn hồi là giá trị trung bình. Mô hình Mohr-Coulomb sử dụng mô đun đàn hồi dỡ tải cho kết quả chuyển vị nhỏ hơn ở độ sâu nằm trong phạm vi lớp cát pha và sét pha do quan hệ ứng suất - biến dạng của đất nền khi chưa phá hoại là đàn hồi trong khi đó mô hình Lade cải tiến quan hệ này là phi tuyến với mô đun đàn hồi suy giảm dần đến 0 khi phá hoại. Giá trị mô đun đàn hồi ban đầu của đất nền đóng vai trò quan trọng như đã trình bày trong Chương 3 đối với ứng xử của hố đào. Khi sử dụng mô đun đàn hồi ban đầu từ đường cong thí nghiệm nén ba trục thường cho kết quả khác xa với kết quả đo đạc như trong hình 4.3. Hình 4.3. So sánh chuyển vị giai đoạn đào đất đến đáy móng 98 Bảng 4.7. So sánh chuyển vị đỉnh tường sau khi đào đất đến đáy móng Mô hình Chuyển vị đỉnh tường (m) Mohr-Coulomb (Eur) 0.0096 Mohr-Coulomb (Ei) 0.0075 Lade cải tiến 0.0132 Đo đạc 0.0120 Hình 4.4. Ứng suất theo phương ngang sau khi đào đất đến đáy móng Hình 4.4 trình bày miền đồng mức ứng suất theo phương ngang sau khi đào đất đến đáy móng. Mức ứng suất suy giảm sau lưng tường có thể nhận thấy khi miền đồng mức ứng suất gần bề mặt đất được kéo sâu xuống tại vị trí sau lưng tường. 4.2.2. Công trình Hoabinh Green City Minh Khai 4.2.2.1. Giới thiệu công trình Tổ hợp chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ ở số 505 - Minh Khai - Phường Vĩnh Tuy - Quận Hai Bà Trưng - Hà Nội có tổng diện tích xây dựng khoảng 17377 m2, công trình có 27 tầng nổi và 3 tầng hầm bao gồm hai tòa tháp đặt trên khối đế dành cho trung tâm thương mại và dịch vụ. 4.2.2.2. Điều kiện địa chất Dựa trên tài liệu khảo sát địa chất được cung cấp, các đặc trưng của nền đất được lấy như sau: 99 Mô đun đàn hồi của đất nền lấy từ kết quả thí nghiệm 3 trục không thoát nước CU. Góc ma sát trong và lực dính đơn vị của lớp đất sét lấy theo kết quả thí nghiệm nén 3 trục cố kết không thoát nước CU. Mô đun đàn hồi của lớp 2 và 7 được xác định dựa trên số SPT. Đặc trưng của lớp đất lấp lấy như lớp đất sét. Các chỉ tiêu cơ lý được trình bày trong bảng 4.8. Bảng 4.8. Bảng chỉ tiêu cơ lý trung bình của các lớp đất nền Chỉ tiêu Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Lớp 6 Lớp 7 H (m) 1.1 3.4 3.8 12.2 9.5 9 10 Z (m) 1.1 4.5 8.3 20.5 3. 39 49 (kN/m3) 18 19.1 18.2 19.6 18.8 19.3 19 2.69 2.66 2.69 2.68 2.69 2.66 e0 0.839 1.002 0.744 0.883 0.785 s (kN/m 3) 19.2 18.3 19.7 18.9 19.5 21 c (kN/m3) 17 9 19 9 10 15 (0) 14.4 15.1 12.2 11.3 12.4 12.1 E (kN/m2) 2130 3460 13930 6716 9602 30300 ν 0.32 0.272 0.25 0.35 0.35 0.25 4.2.2.3. Quá trình thi công - Biện pháp thi công phần ngầm sử dụng phương pháp Topdown 3 tầng hầm. Quá trình thi công được tiến hành như sau: Đợt 1: Thi công tường Barrette; Đợt 2: Đào đất tới cốt -3.4m; Đợt 3: Thi công sàn tầng 1 tại cao độ cốt -0,9m; Đợt 4: Đào đất đến cao độ cốt đáy sàn tầng hầm 1 (-5,9m); Đợt 5: Thi công sàn tầng hầm 1; Đợt 6: Đào đất đến cao độ cốt đáy sàn tầng hầm 2 (-8,9m); Đợt 7: Thi công sàn tầng hầm 2; Đợt 8: Đào đất đến cao độ cốt móng biên (giai đoạn 4). - Biện pháp chống đỡ đất khi thi công tầng hầm sử dụng tường chắn đất bằng tường Barrette dài 32 m, 20m. Hệ chống đỡ ngang cho tường bằng dầm và sàn tầng hầm. 100 4.2.2.4. Quan trắc sự dịch chuyển của tường Công trình được quan trắc sự dịch chuyển ngang của tường chắn bằng thiết bị inclinometer. Giá trị đo của được của chu kỳ đầu tiên được lấy làm giá trị gốc để so sánh, giá trị đo được của các chu kỳ tiếp theo trừ đi giá trị đo được của chu kỳ đầu đầu tiên sẽ được giá trị dịch chuyển của tường. Tần suất quan trắc là 7 ngày 1 lần đo. Vị trí các điểm đặt đầu đo bố trí trên mặt bằng như hình 4.5. Hướng dịch chuyển có giá trị dương là hướng dịch chuyển từ bên ngoài vào trong hố đào. Hình 4.5. Vị trí các điểm đo dịch chuyển ngang của tường chắn 4.2.2.5. Dữ liệu tính toán Sơ đồ tính toán của mô hình được thể hiện trong hình 4.6. Số lớp đất được đưa vào mô hình tính toán là 6 lớp. Phân tích được thực hiện với hai mô hình tính toán là Mohr-Coulomb và mô hình Lade cải tiến. Mô đun đàn hồi được lấy cùng giá trị cho cả hai mô hình để thuận tiện cho việc so sánh. Trường hợp mô hình Lade cải tiến chỉ áp dụng cho lớp đất 3 và lớp đất 4. Hình 4.6. Mô hình tính toán hố đào công trình Hoabinh Green City 101 Hệ chống đỡ tường chắn đất là hệ sàn bán Topdown được mô hình hóa bằng thanh chống trong mô hình tính toán. Độ cứng tương đương của thanh chống được xác định theo độ cứng ngang của sàn Topdown trình bày trong bảng 4.9. Bảng 4.9. Độ cứng tương đương của thanh chống Sàn EA (kN) Tầng hầm 1 1783 Tầng hầm 2 và 3 188750 Đường cong quan hệ ứng suất biến dạng của lớp đất nền 3 và 4 được trình bày trong Chương 2. Dữ liệu đường cong này được sử dụng để xác định các thông số của đất nền theo mô hình Lade cải tiến như trong bảng 4.10. Đặc trưng của các lớp đất nền khác theo mô hình Mohr-Coulomb được trình bày trong bảng 4.11. Bảng 4.10. Đặc trưng đất nền theo mô hình Lade cải tiến Đặc trưng Lớp 3 Lớp 4 E (kN/m2) 60720 63883 ν 0.3 0.3 (kN/m3) 18.2 19.6 C (kN/m2) 7.5 3 (0) 14 19 η1 3.4 1.4 a 17 17 ψ2 -3.4 -3.3 μ 1.47 1.7 h 2.8 1.56 α 0.4 0.6 β 0.9 0.97 C 2.45E-5 5.7E-5 p 0.86 1.03 102 Bảng 4.11. Đặc trưng đất nền theo mô hình Mohr-Coulomb Lớp đất Ei (kN/m 2) Eur (kN/m 2) ν C (kN/m2) (0) Lớp 2 2130 17040 0.3 17 14.4 Lớp 3 3460 60720 0.3 9 15.1 Lớp 4 13930 63883 0.3 19 12.2 Lớp 5 6716 53728 0.35 9 11.3 Lớp 6 9602 76816 0.35 10 12.4 Lớp 7 30300 242400 0.3 15 12.2 4.2.2.6. Phân tích ứng xử của hố đào sâu Kết quả phân tích chuyển vị của tường trình bày trong hình 4.7 và kết quả so sánh chuyển vị tại đỉnh và lớn nhất của tường so sánh trong bảng 4.12. Có thể nhận xét là mô hình Lade cải tiến đã dự báo chuyển vị lớn nhất của tường gần đúng hơn so với mô hình Mohr-Coulomb. Kết quả tính toán cho thấy giá trị chuyển vị ngang lớn nhất nhỏ hơn so với giá trị chuyển vị ngang đo được. Dạng chuyển vị của tường theo mô hình Lade cải tiến và mô hình Mohr-Coulomb có cùng dạng với kết quả đo. Bảng 4.12. So sánh chuyển vị đỉnh tường sau khi đào đất giai đoạn 4 Mô hình Chuyển vị (m) tại vị trí Đỉnh tường Lớn nhất Mohr-Coulomb (Ei) 0.00088 0.116 Mohr-Coulomb (Eur) 0.0104 0.041 Lade cải tiến 0.0128 0.060 Đo đạc 0.025 0.092 Hình 4.8 trình bày miền đồng mức ứng suất theo phương ngang sau khi đào đất giai đoạn 4 cho thấy sự suy giảm ứng suất theo phương ngang tại vị trí sau lưng tường. 103 Hình 4.7. So sánh chuyển vị giai đoạn đào thứ 4 Hình 4.8. Ứng suất theo phương ngang sau khi đào đất giai đoạn 4 104 4.2.3. Công trình đập thủy điện số 2 4.2.3.1. Giới thiệu công trình Công trình đập thủy điện số 2 được xây dựng tại tiểu bang Arkansas [22]. Đây là một ví dụ điển hình trong thiết kế và thi công hố đào sâu. Công trình được quan trắc trong suốt quá trình thi công và kết quả quan trắc cung cấp những dữ liệu quý giá để đánh giá sự làm việc phức tạp của hố đào sâu. 4.2.3.2. Điều kiện địa chất Nghiên cứu một hố đào có tường chắn của công trình đập thuỷ điện số 2. Các lớp đất bao gồm: 1-Đất phủ có chiều dày 18 m 2-Cát chặt lớp trên có chiều dày 12 m 3-Cắt chặt lớp dưới có chiều dày 6 m 3-Cát sỏi có chiều dày 3 m 4-Sét cứng Đặc trưng của các lớp đất nền theo mô hình Mohr-Coulomb, Hardening và Lade cải tiến tương ứng cho trong các bảng 4.13, 4.14 và 4.15. Đối với mô hình phân tích sử dụng mô hình đất nền Lade cải tiến, mô đun đàn hồi của các lớp đất nền lấy theo mô đun đàn hồi Eur của mô hình Hardening. Bảng 4.13. Đặc trưng đất nền theo mô hình Mohr-Coulomb Lớp Phủ Cát chặt trên Cát chặt dưới Cát sỏi Sét cứng Mô hình Mohr Coulomb Mohr Coulomb Mohr Coulomb Mohr Coulomb Mohr Coulomb (kN/m3) 17.3 19.7 19.7 19.7 18.9 C (kN/m2) 0 0 0 0 0 (0) 26 39 41 41 37 E (kN/m2) 1.44x104 4.31x104 4.8x104 7.67x104 7.17x105 ν 0.25 0.25 0.25 0.25 0.3 105 Bảng 4.14. Đặc trưng đất nền theo mô hình Hardening Lớp Phủ Cát chặt trên Cát chặt dưới Cát sỏi Sét cứng Mô hình Hardening Hardening Hardening Hardening Hardening (kN/m3) 17.3 19.7 19.7 19.7 18.9 C (kN/m2) 0 0 0 0 0 (0) 26 39 41 41 37 ν 0.25 0.25 0.25 0.25 0.3 E50 (kN/m 2) 4.61x103 1.379x104 1.536x104 2.46x104 2.21x105 Eoed (kN/m 2) 8.12x103 2.
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_dieu_kien_dia_ky_thuat_phuc_vu_thiet_ke_v.pdf