Luận án Nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giá trị môi trường và giải pháp bảo vệ di sản ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

c lượng lao động dồi dào, đây là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển. Số người trong độ tuổi lao động đến cuối năm 2019 là 39.399 người, chiếm 58,86% dân số toàn huyện. Lao động trong ngành nông lâm nghiệp chiếm chủ yếu trong tổng số lao động của toàn huyện. Chất lượng lao động nhìn chung còn thấp, chủ yếu là lao động chưa qua đào tạo. Bảng 3.3. Diện tích, dân số huyện Hoàng Su Phì tính đến 31/12/2019 TT Xã, thị trấn Diện tích (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Toàn huyện 63.238,06 66.942 106 1 Thị trấn Vinh Quang 486,69 5.191 1.067 2 Xã Bản Máy 3.083,92 2.371 77 3 Xã Thàng Tín 2.248,11 2.075 92 4 Xã Thèn Chu Phin 2.081,30 1.760 85 5 Xã Pố Lồ 2.759,92 3.261 118 6 Xã Bản Phùng 1.630,46 2.821 173 7 Xã Túng Sán 4.923,51 3.329 68 8 Xã Chiến Phố 2.987,75 3.887 130 9 Xã Đản Ván 1.722,15 2.121 123 10 Xã Tụ Nhân 2.499,56 3.660 146 11 Xã Tân Tiến 1.789,27 3.985 223 12 Xã Nàng Đôn 1.330,16 1.912 144 13 Xã Pờ Ly Ngài 2.162,23 1.829 85 14 Xã Sán Sả Hồ 1.441,59 2.204 153 15 Xã Bản Luốc 2.690,94 2.296 85 16 Xã Ngàm Đăng Vài 1.162,80 2.140 184 17 Xã Bản Nhùng 1.726,77 2.489 144 18 Xã Tả Sử Choóng 2.305,43 1.759 76 19 Xã Nậm Dịch 1.865,72 1.990 106 20 Xã Bản Péo 1.190,99 1.467 123 21 Xã Hồ Thầu 5.095,64 2.132 42 22 Xã Nam Sơn 3.274,95 3.185 97 23 Xã Nậm Ty 4.529,54 2.866 63 24 Xã Thông Nguyên 4.055,39 3.289 81 25 Xã Nậm Khoà 4.193,27 2.923 70 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì năm 2019) Bảng 3.4. Dân số và lao động của huyện Hoàng Su Phì qua một số năm TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 2015 2019 1 Dân số Người 62.580 64.991 66.942 1.1 Thành thị Người 3.709 3.930 5.191 1.2 Nông thôn Người 58.871 61.061 61.751 2 Lao động Lao động 37.047 38.945 39.399 2.1 Lao động nông nghiệp Lao động 34.851 36.637 38.862 2.2 Lao động phi nông nghiệp Lao động 2.196 2.308 537 3 Tổng số hộ Hộ 12.558 13.353 14.600 4 Quy mô hộ Người/hộ 5 5 5 5 Tỷ lệ tăng dân số % 1,67 1,59 1,38 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hoàng Su Phì, 2011, 2015, 2019) 3.1.3. Thực trạng sử dụng đất Số liệu thống kê tại bảng 3.5 cho thấy thực trạng và diễn biến sử dụng đất của huyện Hoàng Su Phì từ 2015 - 2019. Huyện Hoàng Su Phì có tổng diện tích đất tự nhiên theo địa giới hành chính là 63.238.06 ha, bằng 7,96 % so với diện tích toàn tỉnh Hà Giang. Là huyện miền núi nên chủ yếu là đất nông nghiệp đất lâm nghiệp. Về tổng thể cho thấy: - Đất nông nghiệp chiếm tăng từ 50.860,15 ha (năm 2015) lên 51.518,97 ha (năm 2019), nhưng chủ yếu là tăng đất lâm nghiệp. Trong khi đất sản xuất nông nghiệp chỉ chiếm 27,86 % và lại có xu hướng giảm qua các năm. Đáng lưu ý là đất trồng lúa chỉ có khoảng hơn 5% toàn huyện, cụ thể là 3.584,17 ha (2015) giảm còn 3.573,14 ha vào năm 2019. Đây chính là đất chủ yếu của ruộng bậc thang. - Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích ít, chỉ chiếm 3,33 - 3,50% so diện tích toàn huyện, nhưng tăng qua các năm. - Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn lớn, chiếm tới trên 15% của diện tích toàn huyện. Đất chưa sử dụng giảm được 1,21% sau 5 năm. Bảng 3.5. Thực trạng sử dụng đất huyện Hoàng Su Phì giai đoạn 2015 - 2019 TT Chỉ tiêu sử dụng đất Mã 2015 2019 Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 63.238,06 100,00 63.238,06 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 50.860,15 80,43 51.518,97 81,47 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 17.671,62 27,95 17.619,52 27,86 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 3.584,17 5,67 3.573,14 5,65 1.1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước LUC 296,46 0,47 296,46 0,47 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 9.673,26 15,30 9.634,52 15,24 1.1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.414,19 6,98 4.411,86 6,98 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 33.184,05 52,48 33.894,98 53,60 1.2.1 Đất rừng phòng hộ RPH 16.356,71 25,87 15.743,80 24,90 1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 1.413,87 2,24 1.384,25 2,19 1.2.3 Đất rừng sản xuất RSX 15.413,47 24,37 16.766,93 26,51 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 4,48 0,01 4,47 0,01 2 Đất phi nông nghiệp PNN 2.103,47 3,33 2.211,12 3,50 2.1 Đất ở OCT 627,68 0,99 627,84 0,99 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 604,09 0,96 603,97 0,96 2.1.2 Đất ở đô thị ODT 23,59 0,04 23,87 0,04 2.2 Đất chuyên dùng CDG 932,21 1,47 1.076,01 1,70 2.2.1 Đất phát triển hạ tầng DHT 900,02 1,42 1.043,46 1,65 2.2.2. Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 10,29 0,02 10,70 0,02 2.2.3 Đất sản xuất vật liệu xây dựng SKX 0,30 0,001 0,30 0,001 2.2.4 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 8,57 0,01 8,48 0,01 2.2.5 Đất cơ sở sản xuất phi N.nghiệp SKC 6,85 0,01 7,05 0,01 2.2.6 Đất thương mại, dịch vụ TMD 3,08 0,01 2,98 0,01 2.2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 1,05 0,002 1,05 0,002 2.2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 2,05 0,003 1,99 0,003 2.3 Đất quốc phòng, an ninh CQP 21,68 0,03 22,13 0,04 2.4 Đất di tích lịch sử văn hóa DDT 6,13 0,01 6,28 0,01 2.5 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,17 0,001 0,17 0,001 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 515,60 0,82 478,70 0,76 3 Đất chưa sử dụng CSD 10.274,44 16,25 9.507,97 15,04 (Nguồn: Phòng TN&MT Hoàng Su Phì) 3.1.4. Tiềm năng và trở ngại từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất tác động đến di sản Ruộng bậc thang 3.1.4.1. Tiềm năng - Hoàng Su Phì là huyện miền núi cao với dải Tây Côn Lĩnh thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, có cảnh quan môi trường đẹp với những thửa ruộng bậc thang uốn lượn trong mây tạo nên bức tranh thiên nhiên kỳ vĩ đã được công nhận là di sản Quốc gia, đây là tiềm năng để phát triển ngành du lịch khám phá, du lịch làng văn hóa cộng đồng. - Là một huyện có địa hình đa dạng, tạo nên hệ thống thực vật, sinh vật phong phú, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đa dạng hoá cây trồng, phát triến sản xuất nông, lâm nghiệp và nhất là địa hình địa mạo đã yếu tố quan trọng dẫn đến việc hình thành di sản ruộng bậc thang kỳ vĩ của huyện Hoàng Su Phì. - Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện thuận lợi cho phát triển và bảo vệ di sản Ruộng bậc thang. 3.1.4.2. Khó khăn trở ngại - Điều kiện địa hình cao và chia cắt, mặc dù là lợi thế để tạo thành vùng ruộng bậc thang đẹp nhưng chính là trở ngại lớn trong phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng. - Dân trí thấp là một trở ngại lớn trong việc khai thác, bảo vệ vùng di sản ruộng bậc thang. - Mặt bằng kinh tế của địa phương thấp gây khó khăn cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hiệu quả và bền vững vùng di sản ruộng bậc thang. - Tác động của biến đổi khí hậu cũng tác động đến sản xuất nông lâm nghiệp nói chung và cho vùng di sản ruộng bậc thang nói riêng. 3.2. Đánh giá thực trạng giá trị môi trường di sản Ruộng bậc thang huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang 3.2.1. Hình thành và hình thái di sản Ruộng bậc thang 3.2.1.1. Hình thành di sản Ruộng bậc thang Ruộng bậc thang là sự sáng tạo của các dân tộc sinh sống lâu đời tại vùng đồi núi nói chung và Hoàng Su Phì nói riêng. Người dân dựa vào địa hình đồi núi để tạo ra các thửa ruộng dưới dạng phân cấp bậc thang. Sự ra đời của phương thức canh tác ruộng bậc thang đã có những cống hiến to lớn đối với sự phát triển kinh tế ở những nơi các cư dân tại đó canh tác. Cách đây hàng trăm năm và cho đến ngày nay, trong tay những người nông dân không có loại thiết bị đo đạc hoặc những máy móc dù thô sơ nhất. Trong tay họ chỉ có chiếc cuốc bướm, xà beng, dao, cày, bừa là những loại công cụ tự tạo. Nhưng từng thế hệ nối tiếp nhau đã biết tạo ra nguồn nước từ khe suối, tích trữ nước từ những cơn mưa rồi dẫn theo mương máng quanh co, men theo sườn đồi về biến những núi dốc cheo leo thành những thửa ruộng bậc thang kỳ vĩ. Để có những thửa ruộng bậc thang, người dân thường chọn những mảnh đất dưới chân đồi hoặc trên sườn núi, đất không dốc quá 50o và có nguồn nước tự nhiên nằm cạnh những con mương, khe suối. Muốn tạo ra được thửa ruộng phải bắt đầu từ khâu chọn đất dựa theo địa thế của đồi, núi rồi phát dọn cỏ cây, sau đó mới tiến hành đào và san tạo mặt bằng ruộng, đó là một trong những khâu khó khăn nhất trong sản xuất nông nghiệp ở vùng cao. Bởi vì mặt bằng ruộng có liên quan đến việc giữ nước và chia đều nước cho toàn ruộng. Việc đào và san ruộng là khâu kỹ thuật đòi hỏi cao về các kỹ năng và kinh nghiệm trong việc khai khẩn ruộng bậc thang được truyền tiếp nối bao đời. Ruộng đạt tiêu chuẩn phải đủ 2 tiêu chí cơ bản là mặt bằng và nguồn nước đảm bảo ổn định ngâm chân cho cây lúa. Với ý trí vươn lên để tồn tại phù hợp với điều kiện tự nhiên người dân đã làm được những điều kỳ diệu đó, tạo được mặt bằng để canh tác bám trên các sườn đồi, sườn núi. Hệ thống bờ bao để giữ nước nhìn bề ngoài tưởng chừng rất đơn giản nhưng thật vững chắc đó là một khâu rất quan trọng được đầu tư rất công phu được đắp đất và nện thật chặt, đảm bảo khi tháo nước vào ruộng bờ không bị vỡ. Công việc khai khẩn được tiếp nối từ đời này sang đời khác, cứ thế tạo nên một quần thể kiến trúc của đất như những bức tranh nghệ thuật trên các sườn núi. Đây cũng là nét độc đáo của người vùng cao Hà Giang nói chung và Hoàng Su Phì nói riêng. Di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được công nhận là Danh lam thắng cảnh ruộng bậc thang Hoàng Su Phì 2 lần (Hình 3.2): - Lần đầu theo quyết định số 3529/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 11 năm 2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về xếp hạng di tích quốc gia gồm 6 xã: + Điểm di tích ruộng bậc thang xã Bản Phùng (của người La Chí). + Điểm di tích ruộng bậc thang xã Bản Luốc và xã Sán Sả Hồ (của người Dao Áo dài và người Nùng). + Điểm di tích ruộng bậc thang xã Hồ Thầu (của người Dao Đỏ). + Điểm di tích ruộng bậc thang xã Nậm Ty và xã Thông Nguyên (của người Dao Đỏ). - Lần 2 (bổ sung) theo quyết định số 3746/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về sử đổi Điều 1 quyết định số 3529/QĐ-BVHTTDL. Bổ sung thêm khu vực di tích gồm ruộng bậc thang tại 5 xã vào vùng Di tích là: + Xã Tả Sử Choóng (của người Mông). + Xã Bản Nhùng (của người Tày, Nùng). + Xã Pố Lồ (của người Nùng). + Xã Thàng Tín (của người Tày, Nùng). + Xã Nậm Khòa (của người Dao Đỏ, Nùng). Như vậy, Di tích Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì chính thức nằm ở 11 xã của huyện. Hình 3.2. Bản đồ 11 xã di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì 3.2.1.2. Hình thái di sản Ruộng bậc thang a, Kết quả khảo sát thực tế khu di sản Ruộng bậc thang Khảo sát đo đếm thực tế tại các khu ruộng bậc thang của 3 xã Bản Luốc, Thông Nguyên và Bản Nhùng của khu di sản cho kết quả tính toán tại bảng 3.6. Từ số liệu đo đếm thực tế và tính toán tại bảng 3.6 cho thấy: Ở độ dốc càng thấp cho chiều ngang mặt ruộng càng lớn và ngược lại. Càng tăng độ cao chênh lệch giữa các ruộng sẽ cho chiều ngang mặt ruộng càng tăng. - Ở độ dốc của sườn đồi từ 10 - 12o: Bề rộng mặt ruộng tối đa đạt 9,4 m khi chênh lệch độ cao giữa các ruộng là 2,2 m và tỷ lệ chiếm đất là thấp nhất (16,2 %). Bảng 3.6. Bình quân một số thông số kích thước của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì Độ dốc (o) Bề rộng mặt ruộng (m) Chênh độ cao mặt ruộng (m) Tỷ lệ chiếm đất (%) 10 - 12 4,4 1,0 17,2 7,2 1,6 16,6 9,4 2,2 16,2 20 - 22 2,2 1,4 29,6 4,2 2,2 28,4 5,4 2,8 27,2 30 - 32 2,0 2,2 36,8 3,0 2,8 35,4 3,8 3,2 34,2 - Ở độ dốc của sườn đồi từ 20 - 22o: Bề rộng mặt ruộng tối đa đạt 5,4 m khi chênh lệch độ cao giữa các ruộng là 2,8 m và tỷ lệ chiếm đất là thấp nhất (27,2 %). - Ở độ dốc của sườn đồi từ 30 - 32o: Bề rộng mặt ruộng tối đa đạt 3,8 m khi chênh lệch độ cao giữa các ruộng là 3,2 m và tỷ lệ chiếm đất là thấp nhất (34,2 %). Khảo sát tại hiện trường cho thấy đa số các ruộng bậc thang đều ở độ dốc từ 20o trở lên, nhiều khu vực dốc cao hơn (trên 30o). b, Kết quả đánh giá của người dân về hình thái khu Di sản Ruộng bậc thang Kết quả điều tra tại 4 xã được công nhận Di sản đợt một là 160 phiếu và 2 xã đợt hai là 80 phiếu (tổng cộng 240 phiếu điều tra), cho thấy kết quả đánh giá của người dân của khu di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì. Số liệu tuyệt đối thu được là kết quả bình quân đánh giá của các hộ điều tra. - Về thời gian từ khi hình thành ruộng đến nay của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, số liệu bảng 3.7 cho thấy: + Số ruộng vừa hình thành và từ 10 - 20 năm chiếm rất ít, số mảnh ruộng/hộ chỉ 1,6 - 2,2 mảnh và chủ yếu do các nông hộ đang sử dụng tự xây dựng. + Số ruộng từ 20 đến 50 năm chủ yếu được thừa hưởng từ ông bà, bố mẹ đã để lại và chiếm lớn hơn, số mảnh ruộng/hộ đạt 3,6 - 4,4 mảnh. Bảng 3.7. Thời gian từ khi hình thành ruộng đến nay của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì TT Thời gian từ khi hình thành (năm) Số mảnh ruộng bình quân/hộ Phiếu đánh giá Ai xây dựng (% phiếu) Số phiếu % Từ ông bà/bố mẹ Tự xây dựng 1 50 7,4 148 61,7 100 0 + Đặc biệt, số ruộng từ ông bà, bố mẹ để lại trên 50 năm là rất lớn với số mảnh ruộng bình quân/hộ đạt 7,4 mảnh. Từ đánh giá trên cho thấy di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được hình thành chủ yếu lâu đời và đây chính là yếu tố chủ đạo để đưa khu vực ruộng bậc thang thành di sản quốc gia. - Về hình thái chiều ngang mặt ruộng bậc thang, số liệu bảng 3.8 cho thấy: Ruộng bậc thang có kích thước chiều ngang mặt ruộng lớn nhất từ trên 10 m và giảm dần đến dưới 2 m. + Số mảnh ruộng có kích thước chiều ngang > 10 m chỉ có 2,8 mảnh/hộ, diện tích đạt 95,2 m2/mảnh nhưng chỉ có 4,2 % số phiếu đánh giá. + Số mảnh ruộng có kích thước chiều ngang 5 - 10 m có 2,8 mảnh/hộ, diện tích đạt 80,8 m2/mảnh và chỉ có 15,8 % số phiếu đánh giá. + Tương tự như vậy, số mảnh ruộng có kích thước chiều ngang <2 m có 4,2 mảnh/hộ, diện tích chỉ đạt 40,5 m2/mảnh và chỉ có 20 % số phiếu đánh giá. + Đặc biệt, đa số mảnh ruộng có kích thước chiều ngang là 2 - 5 m có 7,6 mảnh/hộ, diện tích đạt 75,1 m2/mảnh và có tới 60 % số phiếu đánh giá. Như vậy, cho thấy đa số ruộng bậc thang ở di sản có kích thước chiều ngang mặt ruộng chỉ 2 - 5 m, điều này phù hợp với thực trạng đa số độ dốc trên 20o của Hoàng Su Phì. Bảng 3.8. Chiều ngang mặt ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì TT Chiều rộng ngang mặt ruộng (m) Số mảnh ruộng bình quân/hộ Diện tích bình quân/ruộng (m2) Phiếu đánh giá Số phiếu % 1 10 2,8 95,2 10 4,2 - Về hình thái chiều dài mặt ruộng bậc thang, số liệu bảng 3.9 cho thấy: Ruộng bậc thang có kích thước chiều dài mặt ruộng từ dưới 10 m và tăng lên đến trên 40 m. Bảng 3.9. Chiều dài ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì TT Chiều dài ruộng (m) Số mảnh ruộng bình quân/hộ Diện tích bình quân/ruộng (m2) Phiếu đánh giá Số phiếu % 1 40 2,4 160,6 24 10 + Số mảnh ruộng có chiều dài < 10 m chỉ có 2,4 mảnh/hộ, diện tích đạt 30,5 m2/mảnh và chỉ có 10 % số phiếu đánh giá. + Tương tự như vậy, số mảnh ruộng có kích thước chiều dài > 40 m có 2,4 mảnh/hộ, diện tích đạt tới 160,6 m2/mảnh nhưng chỉ có 10 % số phiếu đánh giá. + Đặc biệt, đa số mảnh ruộng có kích thước chiều dài là từ 10 - 40 m có 10,4 đến 10,8 mảnh/hộ, diện tích đạt từ 45,2 - 120,7 m2/mảnh và có tới 80 % số phiếu đánh giá. Như vậy, cho thấy đa số ruộng bậc thang ở di sản có kích thước chiều dài mặt ruộng từ 10 - 40 m, điều này phù hợp với thực trạng địa hình của Hoàng Su Phì. - Về hình thái chênh lệch độ cao giữa các ruộng bậc thang, số liệu bảng 3.10 cho thấy: Độ cao giữa các ruộng bậc thang biến động từ dưới 1 m và tăng lên đến trên 3 m. Bảng 3.10. Độ cao giữa các mảnh ruộng bậc thang của di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì TT Độ cao giữa các mảnh ruộng (m) Số mảnh ruộng bình quân/hộ Diện tích bình quân/ruộng (m2) Phiếu đánh giá Số phiếu % 1 3 10,6 120,6 168 70,0 + Số mảnh ruộng có độ cao chênh lệch giữa các mảnh < 1 m chỉ có 2,2 mảnh/hộ, diện tích đạt 160,6 m2/mảnh và chỉ có 2,1 % số phiếu đánh giá. + Tương tự như vậy, số mảnh ruộng có độ cao chênh lệch giữa các mảnh từ 1 - 2 m có 2,2 mảnh/hộ, diện tích đạt tới 145,2 m2/mảnh nhưng chỉ có 3,7 % số phiếu đánh giá. + Số mảnh ruộng có độ cao chênh lệch giữa các mảnh 2 - 3 m có 10,4 mảnh/hộ, diện tích đạt 126,8 m2/mảnh và có 24,2 % số phiếu đánh giá. + Đặc biệt, đa số mảnh ruộng có độ cao chênh lệch giữa các mảnh trên 3 m có tới 10,6 mảnh/hộ, diện tích đạt 120,6 m2/mảnh và có tới 70 % số phiếu đánh giá. Như vậy, cho thấy đa số ruộng bậc thang ở Di sản có độ cao chênh lệch giữa các mảnh trên 3 m, điều này phù hợp với thực trạng địa hình của Hoàng Su Phì. 3.2.1.3. Đánh giá chung về hình thành và hình thái di sản Ruộng bậc thang - Di sản Ruộng bậc thang tại khu di tích được hình thành từ lâu đời, là kết quả lao động khai phá của người dân vùng cao với mục đích là nơi sản xuất lúa nước cho đời sống của đại bộ phận người dân của khu vực này. Ruộng bậc thang được hình thành trên đất dốc và ở những nới có nguồn nước thiên nhiên là chủ yếu. - Về hình thái: Độ cao chênh lệch giữa các mảnh ruộng chủ yếu trên 3 m, chiều rộng mặt ruộng phổ biến 2 - 5 m, chiều dài thửa ruộng phổ biến 10 - 40 m. 3.2.2. Giá trị tài nguyên đất của di sản Ruộng bậc thang 3.2.2.1. Diện tích và phân bố Trong tổng số 17.619,52 ha đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hoàng Su Phì thì có tới 3.584,99 ha đất RBT và phân bố ở cả 25 xã và thị trấn (Bảng 3.11). Bảng 3.11. Diện tích đất ruộng bậc thang chia theo xã, thị trấn của Hoàng Su Phì qua các năm 2010 - 2019 TT Tên xã Diện tích qua các năm (ha) 2010 2015 2019 1 Thị trấn Vinh Quang 17,74 11,42 11,42 2 Bản Máy 75,52 130,00 130,00 3 Thàng Tín 107,02 79,97 79,97 4 Thèn Chu Phìn 79,88 100,00 100,00 5 Pố Lồ 95,03 128,40 128,40 6 Bản Phùng 192,87 180,50 180,50 7 Túng Sán 135,32 156,00 156,00 8 Chiến Phố 89,57 170,38 170,38 9 Đản Ván 95,15 112,00 112,00 10 Tụ Nhân 117,93 130,00 130,00 11 Tân Tiến 127,86 150,27 150,27 12 Nàng Đôn 121,57 110,00 110,00 13 Pờ Ly Ngài 146,37 120,00 120,00 14 Sán Xả Hồ 184,89 101,08 101,08 15 Bản Luốc 157,20 158,24 158,24 16 Ngàm Đăng Vài 92,63 95,00 95,00 17 Bản Nhùng 119,22 125,00 125,00 18 Tả Sử Choóng 86,64 87,00 87,00 19 Nậm Dịch 81,94 81,98 81,98 20 Bản Péo 132,47 80,45 80,45 21 Hồ Thầu 169,72 144,04 144,04 22 Nam Sơn 257,60 235,99 235,99 23 Nậm Ty 186,25 320,61 320,57 24 Thông Nguyên 94,96 285,00 285,00 25 Nậm Khòa 252,08 291,70 291,70 Tổng 3.217,43 3.585,03 3.584,99 (Nguồn: UBND huyện Hoàng Su Phì) Nếu so sánh với diện tích đất chuyên trồng lúa là 3.573,14 ha (năm 2019) thì cho thấy đất lúa nước của huyện chủ yếu là đất ruộng bậc thang. Như vậy, cho thấy đất ruộng bậc thang đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong tài nguyên nông nghiệp của huyện vùng cao Hoàng Su Phì. Diện tích đất di sản Ruộng bậc thang Hoàng Su Phì được trình bày tại bảng 3.12 cho thấy: Bảng 3.12. Diện tích đất ruộng bậc thang các địa phương thuộc di sản ruộng bậc thang Hoàng Su Phì TT Tên xã Diện tích qua các năm (ha) Năm được công nhận 2010 2015 2019 1 Bản Luốc 157,20 117,75 117,75 2011 2 Sán Xả Hồ 184,89 159,02 159,02 2011 3 Bản Phùng 192,87 140,21 140,21 2011 4 Hồ Thầu 169,72 137,71 137,71 2011 5 Nậm Ty 186,25 143,73 143,73 2011 6 Thông Nguyên 94,96 66,38 66,38 2011 7 Tả Sử Choóng 86,64 87,00 65,75 2016 8 Bản Nhùng 119,22 125,00 94,12 2016 9 Pố Lồ 95,03 128,40 73,55 2016 10 Thàng Tín 107,02 79,97 78,38 2016 11 Nậm Khòa 252,08 291,70 144,63 2016 Tổng 1.645,88 1.476,87 1.221,23 (Nguồn: UBND huyện Hoàng Su Phì) - Tổng số địa phương thuộc khu di sản là 11 xã, với tổng diện tích ruộng bậc thang năm 2010 là 1.645,88 ha, tức là diện tích đất ruộng bậc thang trước khi được công nhận là di tích. - Năm 2015 là 1.476,87 ha, trong đó có 6 xã đã được công nhận di tích đợt một năm 2011 với tổng diện tích ruộng bậc thang là 764,8 ha và tổng diện tích cả di tích là 1.476,87 ha. - Đến năm 2019, từ đợt hai công nhận thêm 5 xã vào năm 2016 (diện tích là 456,43 ha), đã đưa tổng diện tích ruộng bậc thang của di tích đạt 1.221,23 ha. Như vậy, diện tích đất RBT trong di tích thấp hơn tổng diện tích RBT trước khi được công nhận là 424,65 ha. Điều này được lý giải là trong 11 xã của vùng di sản vẫn còn một số RBT không được khoanh vào vùng di tích (theo Quyết định số 3529/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 11 năm 2011 và Quyết định số 3746/QĐ-BVHTTDL ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đó là những RBT nhỏ lẻ, phân bố rải rác ít ý nghĩa cho danh thắng. Từ số liệu thống kê diện tích đất ruộng bậc thang của di tích là 1.221,23 ha, so sánh 3.584,99 ha đất ruộng bậc thang toàn huyện, chiếm 34,07 %, cho thấy Di sản ruộng bậc thang ngoài là di tích quốc gia, còn đóng vai trò q
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_gia_tri_moi_truong_va_giai_phap_bao_ve_di.docx
LUAN AN TOM TAT TIENG ANH LOC TRAN VUONG.doc
LUAN AN TOM TAT TIENG VIET LOC TRAN VUONG.doc
TRANG THONG TIN LUAN AN TIEN SI LOC TRAN VUONG.doc
TRICH YEU LUAN AN TIEN SI LOC TRAN VUONG.doc