Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 223 trang nguyenduy 18/05/2025 1170
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ

Luận án Nghiên cứu giải pháp giảm thiểu nguy cơ mất an toàn, vệ sinh lao động tại các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ
ng 
Rung toàn thân cũng là mối nguy xuất hiện ở hầu hết các máy, thiết bị sử 
dụng trong khai thác và chế biến đá. NLĐ vận hành xe nâng, máy xúc gầu, xúc lật, 
búa thuỷ lực chịu mức rủi ro cao, trong khi đó, NLĐ lái xe tải, vận hành máy xẻ đá, 
băm đá, quay đá mẻ, mài đá thủ công chịu mức rủi ro trung bình, còn NLĐ vận 
hành máy khoan tay, khoan tự hành, cắt đá, mài đá, sửa chữa máy/thiết bị chịu mức 
rủi ro thấp. Cần lưu ý rằng, rủi ro do rung toàn thân gây ra được đánh giá theo 3 
nhóm máy/thiết bị (là: vận chuyển, vận chuyển-công nghệ và công nghệ) theo 3 
thang đánh giá khác nhau. Ví dụ, mức rung ở sàn xe tải (124,3 dB) lớn hơn mức 
rung ở sàn xe nâng (123,2 dB) , nhưng mức rủi ro đối với lái xe tải (trung bình) lại 
thấp hơn mức rủi ro đối với lái xe nâng (cao). Tại một số vị trí khác như khoan tay, 
khoan tự hành, máy cắt, máy mài, máy bào, sửa chữa bảo dưỡng máy/thiết bị, thì rủi 
ro chỉ ở mức thấp. 
d. Vật văng bắn 
NLĐ vận hành máy cắt đá bằng dây kim cương có nguy cơ bị dây kim cương 
đứt, văng vào người. NLĐ vận hành máy nghiền sàng, lái máy xúc khu vực nghiền 
70 
sàng có nguy cơ bị đá văng từ máy kẹp hàm vào người. Rủi ro được đánh giá là 
mức trung bình. 
Hình 3.3. Ảnh hưởng của đá văng, đá rơi tới an toàn công trình và con người 
phía dưới tầng và bờ mỏ [28] 
e. Bụi silic 
Hoạt động khai thác và chế biến đá phát sinh bụi với hàm lượng silic dao 
động trong khoảng 2,7÷3,7%. Mức rủi ro do bụi gây ra được đánh giá dựa trên 
nồng độ silic tự do trong bụi hô hấp tại chỗ làm việc. Kết quả đo đạc cho thấy, nồng 
độ silic tự do trong bụi hô hấp tại các vị trí làm việc phát sinh nhiều bụi của các cơ 
sở được khảo sát nằm trong khoảng từ 1,1÷4 lần giới hạn cho phép theo QCVN 
02:2019/BYT và mức rủi ro tương ứng được đánh giá từ thấp đến trung bình. NLĐ 
vận hành máy khoan tay, lái xe tải, máy xúc gầu, máy xúc lật, máy nghiền sàng và 
sửa chữa máy, thiết bị chịu mức rủi ro trung bình, trong khi đó, NLĐ vận hành máy 
khoan tự hành, búa thuỷ lực chỉ chịu mức rủi ro thấp. Một số nguyên nhân sau đây 
có thể làm giảm nhẹ mức phơi nhiễm bụi của người lao động: thứ nhất, ở khu vực 
khai thác đá và khu vực nghiền sàng, không gian rộng, lại có gió tự nhiên, nên bụi 
phát sinh khuếch tán nhanh vào không khí xuôi theo chiều gió; NLĐ có ý thức chọn 
71 
vị trí, tư thế làm việc để hạn chế phơi nhiễm; thứ hai, ở khu vực chế biến đá xẻ, 
trang bị hệ thống tưới nước dập bụi tại nguồn, nên lượng bụi còn lại phát tán vào 
không khí không nhiều. .[55, 60] 
g. Vật thể rơi do mang vác, vận chuyển 
Tại các vị trí như: vận hành máy khoan tay, máy cắt, máy mài, máy bào, lò 
quay đá, mài đá thủ công, bảo dưỡng sửa chữa máy, thiết bị, NLĐ phải nâng nhấc, 
vận chuyển máy, đá bằng tay, thì mối nguy vật thể rơi là hiện hữu. Đối với NLĐ 
vận hành máy khoan tay, máy cắt, máy mài, máy băm, mài đá thủ công, mức rủi ro 
được đánh giá là trung bình; trong khi đó, đối với NLĐ vận hành máy bào, lò quay 
đá, bảo dưỡng sửa chữa máy, thiết bị, mức rủi ro là thấp. Nguyên nhân là do sự 
khác nhau về mức nghiêm trọng của tai nạn. 
Các thiết bị nâng được sử dụng tại các cơ sở KTĐ, gồm: cẩu, tời (khu vực 
máy xẻ, bảo dưỡng sửa chữa máy, thiết bị), máy xúc gầu (khu vực khai thác, nghiền 
sàng), máy xúc lật (khu vực nghiền sàng), xe nâng (khu vực chế biến đá xẻ). Rủi ro 
do vật thể rơi tại các vị trí máy xúc gầu, xe tải, máy xẻ đá, xe nâng và bảo dưỡng 
sửa chữa máy, thiết bị, được đánh giá là mức trung bình; trong khi đó, tại các máy 
xúc gầu, máy xúc lật (khu vực nghiền sàng), mức rủi ro là thấp. Nguyên nhân là do 
sự khác nhau về mức nghiêm trọng của tai nạn. 
h. Trượt, ngã do trơn trượt 
Khu vực sửa chữa bảo dưỡng máy, thiết bị xuất hiện nhiều vật cản, dầu mỡ, 
nên mức rủi ro được xác định là trung bình; tại các vị trí vận hành máy khoan tay, 
máy khoan tự hành, máy cắt đá, máy mài đá, máy băm đá, lò quay đá và mài đá 
bằng tay, thì mức rủi ro là thấp. 
i. Mức độ nặng nhọc 
NLĐ vận hành máy khoan tay, khoan tự hành, máy xúc gầu, máy xúc lật, 
máy búa thuỷ lực, máy xẻ, máy cắt, mài mài, máy băm, mài đá thủ công và lái xe tải 
chịu mức rủi ro trung bình; trong khi đó, NLĐ vận hành lò quay đá, sửa chữa bảo 
dưỡng máy, thiết bị chỉ chịu mức rủi ro thấp.
72 
k. Mức độ căng thẳng 
Các nghiên cứu cho thấy, NLĐ nổ mìn chịu mức rủi ro trung bình, còn NLĐ 
vận hành tổ hợp nghiền sàng, sửa chữa bảo dưỡng máy, thiết bị, chỉ chịu mức rủi ro 
thấp. Đối với 2 mối nguy là mức nặng nhọc và mức căng thẳng, chỉ có 4 mức rủi ro 
là cực thấp, rất thấp, thấp và trung bình; trong đó, mức rủi ro trung bình là mức cao 
nhất .[60] 
3.1.3.5 Các biện pháp kiểm soát rủi ro tại các vị trí làm việc 
Đối với nhóm mức rủi ro bằng 1, 2, 3 và 4, cần phải đề xuất các biện pháp 
kiểm soát (BPKS) bổ sung để giảm thiểu mức rủi ro xuống mức chấp nhận được. 
Thứ tự ưu tiên kiểm soát là: 1 lớn hơn 2; 2 lớn hơn 3; 3 lớn hơn 4. Đối với nhóm 1, 
nếu chưa có BPKS triệt để hoặc có nhưng chưa đủ nguồn lực để thực hiện thì cần 
thực hiện ngay các BPKS tạm thời, ít nhất đưa rủi ro về mức cao, đồng thời, thực 
hiện thêm một số biện pháp khác như cảnh báo mối nguy, giám sát toàn thời gian và 
sẵn sàng ứng cứu khẩn cấp. Đối với mức rủi ro là 5, không cần bổ sung thêm các 
BPKS, nhưng cần phải duy trì các BPKS hiện có để đảm bảo duy trì được mức rủi 
ro rất thấp. Tuy vậy, khuyến khích áp dụng nếu có các BPKS đơn giản, không tốn 
kém nhằm tiếp tục giảm thiểu rủi ro. 
Các biện pháp kiểm soát rủi ro bổ sung để giảm thiểu rủi ro được trình bày 
trong bảng 3.1 (Phụ lục III). 
3.2. Phân tích CNKT phù hợp với các mỏ đá khu vực Bắc Trung Bộ 
3.2.1. CNKT khi áp dụng HTKT khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp 
Hệ thống khai thác theo lớp bằng vận tải trực tiếp (Hình 3.4) là HTKT có góc 
bờ công tác = 0; có thể là xuống sâu hoặc không xuống sâu; tuyến công tác phát 
triển song song, rẽ quạt hoặc theo khoảnh; khi địa hình là núi cao thì thoát nước là 
tự chảy, khi địa hình bằng phẳng thì thoát nước thường là cưỡng bức; điều kiện địa 
hình cho phép đưa thiết bị vận tải tới tận gương khai thác. 
73 
Sau khi kết thúc công tác đào hào và bạt đỉnh núi tạo nên mặt bằng khai thác 
đầu tiên thì tiến hành cắt tầng và khai thác theo từng lớp từ trên xuống dưới, kế tiếp 
nhau. Chiều cao của một lớp lấy bằng chiều cao tầng. 
Bề rộng mặt tầng công tác lớn nhất sẽ bằng chiều rộng của núi và chiều dài 
bằng chiều dài của núi hoặc chiều dài khu vực khai thác theo quy định biên giới mỏ. 
Trong giai đoạn sản xuất bình thường, diện tích mặt tầng công tác phải đủ để đảm 
bảo tổ chức khai thác theo chu kỳ với các khu vực đang xúc, đã nổ mìn và đang 
khoan. 
Hình 3.4. Sơ đồ HTKT khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp [21, 109] 
 Ưu điểm cơ bản của HTKT khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp là khả nămg 
cơ giới hoá cao, đáp ứng được nhu cầu sản lượng lớn, khối lượng công tác mở tầng 
và chuẩn bị nhỏ, điều kiện làm việc an toàn và thuận lợi, tổ chức điều hành công tác 
trên mỏ đơn giản và tập trung. 
74 
 Hạn chế chủ yếu của HTKT này là khối lượng XDCB lớn, thời gian xây 
dựng mỏ kéo dài (đào hào, bạt ngọn núi), thi công đường hào khó khăn khi địa hình 
mặt đất của mỏ phức tạp, góc dốc sườn núi lớn. 
 Đồng bộ thiết bị sử dụng trong HTKT này phụ thuộc vào quy mô sản xuất, 
tức là phụ thuộc vào sản lượng mỏ. Máy khoan có thể sử dụng loại các loại mũi 
choòng có đường kính từ 105250 mm (máy khoan đập khí nén, đập thuỷ lực, máy 
khoan xoay cầu), thiết bị xúc bốc có dung tích gầu từ 2,57 m3 và phối hợp với ô tô 
có tải trọng từ 2560 tấn hoặc hơn. 
3.2.2. Công nghệ khai thác khi sử dụng HTKT khấu theo lớp bằng, vận tải qua 
máng (giếng) hoặc sườn núi 
 HTKT này được áp dụng khi điều kiện địa hình núi đá phức tạp, sản lượng 
mỏ không cao, việc đưa thiết bị vận tải trực tiếp lên gương khai thác không kinh tế 
do phải chi phí quá lớn để làm đường ô tô lên núi. Thay cho việc vận tải ô tô từ các 
tầng khai thác trên cao xuống chân núi có thể áp dụng các hình thức vận tải bằng 
trọng lực - thả đá qua sườn núi (nếu cần thiết thì phải xén chân tuyến để tạo độ dốc 
cần thiết cho đá lăn). Đá tập trung tại chân tuyến được xúc đổ vào phương tiện vận 
tải nhờ máy xúc. Thiết bị xúc bóc và vận chuyển đá trên tầng, từ gương khai thác 
đến mép sườn núi có thể là máy xúc kết hợp với máy ủi hoặc máy chất tải bánh lốp. 
Ở Việt Nam, mỏ đá thuộc Công ty xi măng Bút Sơn hiện đang khai thác theo 
HTKT theo lớp bằng trên tầng và dùng máy ủi gạt đá xuống chân tuyến, sau đó 
dùng máy xúc chất lên ô tô để đưa về trạm nghiền là một thí dụ. Sau khi nổ mìn đá 
được chuyển xuống chân tuyến bằng máy xúc tay gầu. Việc khai thác các tầng được 
tiến hành theo từng lớp đứng từ ngoài vào trong, và trên mỗi lớp thì khai thác từ 
trên xuống dưới. Khi máy xúc dỡ tải, đá sẽ rơi lên bờ mỏ và lăn xuống bãi gom 
chân núi dưới tác dụng của trọng lượng bản thân. Việc chất khối lượng mỏ vào 
phương tiện vận tải ở mặt bằng tiếp nhận chân núi được tiến hành bằng máy xúc tay 
gầu hoặc máy chất tải. Gương của máy xúc được dịch chuyển dọc theo tầng trong 
giới hạn lớp khấu phù hợp với các thông số làm việc của nó. Sau khi khai thác xong 
dải khấu đầu tiên của tầng trên cùng, máy xúc được chuyển xuống tầng dưới kề đó 
75 
và bắt đầu một dải khấu mới. Tuyến khai thác được chia thành hai khu vực: khu vực 
thứ nhất dành cho máy xúc làm việc trên tầng dỡ tải đá xuống mặt bằng tiếp nhận, 
khu vực thứ hai dành cho máy xúc ở mặt bằng tiếp nhận chân tuyến chất đá lên 
phương tiện vận tải. 
Hình 3.5. HTKT khấu theo lớp đứng, xúc chuyển bằng máy xúc [14, 21] 
1 - Lỗ khoan ; 2 - Máy xúc ở chân núi ; 3 - Ô tô 
Các máy xúc làm việc trên tầng di chuyển theo một hướng xác định, khoảng 
cách giữa chúng bằng chiều dài khu vực xúc. Khoảng cách an toàn nhỏ nhất giữa 
76 
máy xúc làm việc trên tầng và máy xúc làm việc trên mặt bằng tiếp nhận không 
được nhỏ hơn trị số tính theo biểu thức sau: 
 Lat = 

sin
tg.H oK , m (3.1) 
 Trong đó: HK - chiều cao của bờ công tác, m; - góc nghiêng của bờ công 
tác, độ; o - góc lệch của đá lăn so với hướng lăn chính, độ. 
Để cho mỏ làm việc được nhịp nhàng và có hiệu quả, năng suất của máy xúc 
làm việc trên tầng và dưới chân tuyến phải bằng nhau. Nếu muốn chọn máy xúc làm 
việc trên tầng và dưới chân tuyến cùng loại thì căn cứ để chọn là điều kiện làm việc 
của máy xúc ở chân tuyến. 
 *Ưu điểm: khả năng cơ giới hoá cao, có thể đáp ứng nhu cầu sản lượng lớn 
và điều kiện an toàn tốt hơn. 
*Nhược điểm: tăng khối lượng công tác mở tầng và chuẩn bị, sau mỗi lớp 
khấu thiết bị xúc bốc phải chuyển từ tầng thấp lên tầng cao nhất, ở giai đoạn đầu của 
mỗi lớp khai thác, khối lượng đá tiêu hao tạm thời để lấp đầy các đai bảo vệ lớn. 
 3.2.3. CNKT khi áp dụng HTKT khấu theo lớp dốc đứng, xúc chuyển bằng 
máy ủi 
 Nội dung công nghệ của sơ đồ này cũng giống như sơ đồ công nghệ khấu 
theo lớp dốc đứng xúc chuyển bằng máy xúc, chỉ khác là máy xúc được thay bằng 
máy ủi để làm chức năng xúc chuyển trên tầng. Còn dưới chân tuyến vẫn sử dụng 
máy xúc thích hợp để chất đá lên phương tiện vận tải (Hình 3.6). 
 Nói chung, các sơ đồ công nghệ khấu theo lớp dốc đứng xúc chuyển có khả 
năng sản lượng mỏ là như nhau khi dùng phương tiện xúc chuyển khác nhau, nếu 
trên mặt bằng tiếp nhận sử dụng thiết bị xúc bốc có năng suất như nhau. 
Để đảm bảo cho công tác mỏ được nhịp nhàng thì năng suất của thiết bị xúc 
bóc trên tầng khai thác và của thiết bị xúc bóc dưới chân tuyến phải bằng nhau. 
77 
Hình 3.6. HTKT khấu theo lớp dốc đứng, xúc chuyển bằng máy ủi [14, 21] 
1 - Lỗ khoan ; 2 - Máy xúc đứng ở chân núi ; 3 - Ô tô 
3.2.4 Công nghệ khai thác áp dụng HTKT khấu theo lớp dốc đứng, mặt tầng 
rộng, xúc chuyển bằng năng lượng chất nổ kết hợp thủ công 
Theo công nghệ này, đá được phá vỡ bằng khoan-nổ mìn lỗ nhỏ, 3 hàng, mìn 
nổ vi sai với chiều cao tầng 3÷5 m. Đá sau khi nổ mìn được chuyển xuống chân 
tuyến bằng năng lượng chất nổ kết hợp thủ công. Việc khai thác được tiến hành theo 
78 
từng lớp dốc đứng (độ dốc lớp khoảng ≈ 55o) từ ngoài vào trong, và khấu theo lớp 
bằng từ trên xuống dưới. Đá được lăn xuống bãi gom chân núi dưới tác dụng năng 
lượng chất nổ và trọng lượng bản thân. 
Bảng 3.1. Các thông số HTKT khấu theo lớp dốc đứng, mặt tầng rộng, xúc 
chuyển bằng năng lượng chất nổ kết hợp thủ công 
TT Tên chỉ tiêu Ký hiệu Giá trị Đơn vị 
1 Chiều cao tầng khai thác ht 35 m 
3 Chiều cao tầng kết thúc hkt 9 m 
4 Góc nghiêng sườn tầng khai thác 55o độ 
5 Góc nghiêng bờ công tác 5560 độ 
6 Chiều rộng mặt tầng B 3,54,5 m 
7 Chiều rộng khoảnh khai thác A 1,62 m 
8 Đường kháng chân tầng W 1,62 m 
9 Góc nghiêng sườn tầng khi kết thúc kt 7075 độ 
10 Chiều rộng đai bảo vệ Bbv 1,52,5 m 
Ưu điểm của công nghệ này là công nhân được làm việc trên mặt bằng, có 
điều kiện an toàn tốt hơn, thay thế được cho công nghệ áp dụng “HTKT khai thác 
theo lớp dốc đứng, cắt tầng nhỏ, hất đá xuống chân tầng bằng năng lượng chất nổ”, 
là công nghệ mà trên thực tế không khả thi (vì nổ 1 hàng mìn thì không thể tạo ra 
mặt tầng). 
 Công nghệ khai thác áp dụng HTKT khấu theo lớp dốc đứng, mặt tầng rộng, 
xúc chuyển bằng năng lượng chất nổ kết hợp thủ công áp dụng tốt cho hầu hết các 
mỏ nhỏ, trữ lượng ít, địa hình không cho phép đưa thiết bị cơ giới lên làm việc tại 
gương khai thác. 
79 
Hình 3.7. HTKT khấu theo lớp dốc đứng, mặt tầng rộng, xúc chuyển bằng 
năng lượng chất nổ kết hợp thủ công [14, 21, 109] 
3.3. Các giải pháp công nghệ khai thác hợp lý cho các mỏ đá địa hình núi cao 
khu vực Bắc Trung Bộ 
Hiện nay đã có nhiều công trình khoa học trong và nước của nhiều tác giả đề 
cập tới việc phân loại mỏ. Tùy theo mục đích phân loại, cách tiếp cận trên các 
phương diện khác nhau mà có nhiều cách phân loại. Dưới đây là kết quả thống kê 
và phân tích các phương pháp phân loại mỏ của các tác giả, các văn pháp quy cũng 
như các sơ đồ công nghệ khai thác được đề phổ biến đề xuất áp dụng. 
80 
Với các loại hình đồi núi, các hệ thống khai thác có thể áp dụng như sơ đồ 
công nghệ nêu tại Hình 1.6 và các hệ thống công nghệ như sau: 
3.3.1. HTKT theo lớp đứng, cắt tầng nhỏ vận chuyển đá bằng năng lượng nổ 
a) Đặc điểm 
Đối với công nghệ này tuyến khai thác được chia làm hai phần: phần thứ 
nhất ứng với công tác nổ mìn trên tầng, phần thứ hai trên mặt tầng tiếp nhận ở dưới 
chân tuyến. Sau khi kết thúc thời kỳ xây dựng cơ bản thì sườn núi đã được xén chân 
tuyến, hình thành một độ dốc cần thiết để đảm bảo cho đá lăn từ trên tầng xuống 
chân tuyến và mặt tầng có chiều rộng 3,5÷4,5 m. 
 Mỏ được khai thác từ theo từng lớp đứng lần lượt theo từng tầng từ trên 
xuống dưới, hết lớp ngoài vào lớp trong. Đất đá sau khi nổ mìn được hất xuống 
sườn núi. Khoảng 15÷20% đá lưu lại trên các đai bảo vệ sẽ lần lượt được dọn sạch 
bằng thủ công khi chuẩn bị khai thác đến tầng đó. Đá dưới chân tuyến được xúc bốc 
bằng máy xúc và chuyên chở bằng ôtô về trạm chế biến. 
b) Sơ đồ công nghệ khai thác 
¤t« tù ®æ
M¸y Xóc
1, 2, 3... - Tr×nh tù khÊu c¸c tÇng tõ trªn xuèng d-íi
I, II, ... - Tr×nh tù khÊu c¸c líp tõ ngoµi vµo trong
A - A
I
6
7
II
5
A
4
3
2
1
bv
81 
M¸y Xóc
¤t« tù ®æ
A
A
Hình 3.8. HTKT khấu theo lớp đứng, cắt tầng nhỏ, vận chuyển đất đá bằng 
năng lượng nổ mìn [14, 21] 
c) Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng HTKT 
 - Ưu điểm: Đầu tư cơ bản nhỏ, thời gian xây dựng mỏ ngắn, không đòi hỏi 
các thiết bị đắt tiền, phù hợp với điều kiện địa hình phức tạp, sườn dốc khó khăn 
trong việc đưa thiết bị lên núi, tổ chức công tác đơn giản. 
 - Nhược điểm: Sản lượng không cao, năng suất lao động thấp, công việc thủ 
công trên tầng còn nhiều, điều kiện an toàn còn kém. Bên cạnh đó kĩ thuật tạo tầng 
còn chưa hoàn thiện, tỉ lệ đá lưu trên mặt tầng còn nhiều. 
 - Điều kiện áp dụng: áp dụng cho mỏ có công suất nhỏ, địa hình phức tạp, 
không có điều kiện đưa thiết bị khai thác. 
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, hầu hết các mỏ đá nhỏ đang áp dụng hệ 
thống khai thác này đều không tuân thủ thiết kế được phế duyệt, hầu như không duy 
trình được cắt tầng như thiết kế do điều kiện địa chất và khả năng kỹ thuật của mỏ. 
Do đó đã xảy ra nhiều tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng khi áp dụng hệ thống 
công nghệ này. Việc áp dụng hệ thống công nghệ này cần được xem xét kỹ và cần 
thiết điều chỉnh từ quy chuẩn kỹ thuật để quá trình áp dụng khả thi trong thực tế. 
82 
3.3.2. HTKT theo lớp đứng, xúc chuyển bằng máy xúc thủy lực 
a) Đặc điểm 
 Theo công nghệ này, tuyến khai thác được chia làm 2 phần: phần thứ nhất ứng 
với máy xúc làm việc trên tầng, phần thứ 2 trên mặt bằng tiếp nhận ở chân tuyến. 
 Sau khi kết thúc thời kỳ xây dựng cơ bản (XDCB), sườn núi đã được xén 
chân tuyến, hình thành một độ dốc cần thiết đảm bảo cho dá lăn từ trên tầng xuống 
chân tuyến. Sau khi nổ mìn trên tầng đá được chuyển xuống chân tuyến không phải 
chủ yếu bằng năng lượng nổ mìn mà bằng máy xúc. Việc khai thác các tầng trên 
được tiến hành theo từng lớp đứng từ ngoài vào trong và trên mỗi lớp từ trên xuống 
dưới. Khi dỡ gầu đất đá đất đá sẽ rơi lên bờ mỏ và lăn xuống dưới nhờ tác dụng của 
trọng lực. Sau khi khai thác xong dải khấu đầu tiên của tầng trên cùng máy xúc 
được di chuyển xuống tầng dưới kề đó và bắt đầu một dải khấu mới. Đất đá tập hợp 
ở dưới chân tuyến được xúc lên thiết bị vận tải bằng máy xúc hoặc máy chất tải. 
Bảng 3.2. Các thông số HTKT khấu theo lớp đứng, xúc chuyển bằng 
máy xúc thủy lực 
TT Tên chỉ tiêu Ký hiệu Giá trị Đơn vị 
1 Chiều cao tầng khai thác ht 33,5 m 
3 Chiều cao tầng kết thúc hkt 9 m 
4 Góc nghiêng sườn tầng khai thác ỏ 75 độ 
5 Góc nghiêng bờ công tác 5560 độ 
6 Chiều rộng mặt tầng B 3,54,5 m 
7 Chiều rộng khoảnh khai thác A 1,6 2 m 
8 Đường kháng chân tầng W 1,62 m 
9 Góc nghiêng sườn tầng khi kết thúc kt 7075 độ 
10 Chiều rộng đai bảo vệ Bbv 1,52,5 m 
b) Sơ đồ công nghệ khai thác 
Sơ đồ công nghệ khai thác được thể hiện như trong Hình 3.9. 
83 
M¸y Xóc
M¸y Xóc
¤t«
A - A
H
d
Bd
A
bv
M¸y Xóc
M¸y Xóc
¤t«
M¸y khoan
A
A
Lkn Lxb
Hình 3.9. HTKT khấu theo lớp đứng, xúc chuyển đất đá bằng máy xúc [14, 21] 
84 
c) Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng 
 - Ưu điểm: công nghệ khai thác này là khả năng cơ giới hoá cao, có thể đáp 
ứng nhu cầu sản lượng lớn và điều kiện an toàn tốt hơn. 
 - Nhược điểm: làm tăng khối lượng công tác mở tầng và chuẩn bị (sau mỗi 
lớp khấu thiết bị xúc bốc phải di chuyển từ tầng thấp nhất lên tầng cao nhất. ở giai 
đoạn đầu của mỗi lớp khai thác, khối lượng tiêu hao tạm thời để lấp đầy các đai bảo 
vệ là khá lớn. 
 - Điều kiện áp dụng: mỏ có yêu cầu sản lượng cao, điều kiện địa hình có thể 
đưa thiết bị xúc bốc lên tầng làm việc. 
3.3.3. HTKT theo lớp bằng, vận tải trực tiếp 
a) Đặc điểm 
Đối với công nghệ này, phải tiến hành đào tuyến đường hào đưa thiết bị xúc 
bốc và thiết bị vận tải lên trực tiếp mặt tầng công tác. Sau khi kết thúc công tác đào 
hào và bạt ngọn (tạo ra mặt bằng công tác tối thiểu cho thiết bị xúc bốc và vận tải 
làm việc) tiến hành khai thác cắt tầng theo từng lớp (với = 0) từ trên xuống dưới, 
kế tiếp nhau. 
Bảng 3.3. Các thông số hệ thống khai thác lớp bằng vận tải trực tiếp 
TT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị 
1 
Chiều cao tầng bóc đất 
- Khi sản xuất (H) 
- Khi kết thúc (HKT) 
m 
m 
10 
1530 
2 Chiều rộng mặt tầng công tác tối thiểu m 25 
3 Chiều rộng đai vận tải m 911 
4 Chiều rộng mặt tầng kết thúc m 57 
5 Chiều rộng dải khấu A m 910 
6 Góc dốc sườn tầng ( ) độ 75 
7 Góc nghiêng bờ kết thúc độ 4560 
85 
b) Sơ đồ công nghệ 
Sơ đồ công nghệ khai thác được thể hiện như trong Hình 3.10. 
m¸ y x ó c t h u û l ù c 
« t « t ù ®æ
+370
Bct
h
+380
+410
+440
Hkt
A - A
m¸ y x ó c t h u û l ù c 
« t « t ù ®æ
+370
+380
+380
+410
+440
A
A
Hình 3.10. HTKT khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp [14, 21] 
c) Ưu nhược điểm và điều kiện áp dụng 
 - Ưu điểm: khả năng cơ giới hoá cao, đáp ứng 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_giai_phap_giam_thieu_nguy_co_mat_an_toan.pdf
  • pdfThong tin tom tat ve KL moi cua LATS.pdf
  • pdfTom tat LATS T.Anh.pdf
  • pdfTom tat LATS T.Viet.pdf