Luận án Nghiên cứu giám sát ổn định hệ thống điện trong thời gian thực
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu giám sát ổn định hệ thống điện trong thời gian thực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu giám sát ổn định hệ thống điện trong thời gian thực
nh, thiết bị định vị sự cố, giám sát dầu online, hệ thống SCADA đã được đưa vào vận hành [59], [60]. 4.1.2. Quy hoạch HTĐ 500kV đến 2025 Do những đặc điểm địa lý, phân bố nguồn tài nguyên và phân vùng nhu cầu điện, HTĐ Việt Nam từ Bắc tới Nam hiện nay được liên kết bằng các đường truyền tải 500kV gồm: 2 mạch đường dây 500kV miền Bắc liên kết với miền Trung; 3 mạch ĐZ 500kV liên kết miền Trung với miền Nam. Trong những năm gần đây, phụ tải tăng cao của Miền Nam đã vượt quá khả năng cấp nguồn tại chỗ, lượng điện thiếu hụt phải nhận chủ yếu từ các nguồn thủy điện Miền Trung và nguồn điện Miền Bắc thông qua đường dây 500kV liên kết. Trong giai đoạn từ (20162025) nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao, đồng thời với sự xuất hiện hàng loạt trung tâm nhiệt điện ở cả 3 miền đất nước, công tác xây dựng lưới điện 500kV được tăng cường đẩy mạnh. Khu vực Miền Bắc sẽ hình thành lưới điện với ba mạch vòng 500kV như (Pitoong - Sơn La - Nho Quan - Hoà Bình); (Pitoong - Hòa Bình - Nho Quan - Thường Tín - Phố Nối - Hiệp Hoà - Việt Trì) và (Phố Nối - Quảng Ninh - Hiệp Hòa) nhằm cung cấp điện an toàn cho các TBA 500kV, TBA 220kV và các phụ tải quan trọng trong HTĐ Miền Bắc. Khu vực Miền Nam với bốn mạch vòng 500kV như (Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm - Cầu Bông - Tân Định - Sông Mây); (Mỹ Tho - Nhà Bè - Phú Lâm), (Mỹ Tho - Đức Hòa - Phú Lâm) và (Phú Lâm - Đức Hòa - Cầu Bông) đảm bảo cung cấp điện an toàn cho các phụ tải kinh tế trọng điểm như Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai [59], [60]. Ngoài ra trong giai đoạn này với dự kiến xuất hiện các Trung tâm nhiệt điện 95 than ven biển cũng sẽ tiến hành xây dựng các mạch đường dây truyền tải 500kV như (Vĩnh Tân - Sông Mây), (Duyên Hải - Mỹ Tho) và (Long Phú - Ô Môn). Hình 4.12 là sơ đồ dùng để tính toán áp dụng xây dựng chương trình tính ổn định cho HTĐ 500kV Việt Nam theo các yếu tố bất định. Hình 4.2. Sơ đồ quy hoạch HTĐ 500kV Việt Nam giai đoạn 20162025 TĐ L AI CHÂU TBA 500KV LAI CHÂU TBA 500KV SƠN LA TĐ S ƠN L A TBA 500KV NHO QUAN TBA 500KV HÒA BÌ NH TBA 500KV TÂY HÀ NỘI TBA 500KV ĐÔNG ANH TBA 500KV HIỆ P HÒA TBA 500KV PHỐ NỐI NĐ THĂNG LONG NĐ QUẢNG NINH NĐ MÔNG DƯƠNG TBA 500KV QUẢNG NI NH TT ĐL VŨNG ÁNG NMNĐ VŨNG ÁNG TBA 500KV HÀ TĨ NH TBA 500KV ĐÀ NẴNG TBA 500KV DỐC S ỎI TĐ I ALY TBA 500KV PL EIKU TBA 500KV DI L INH TBA 500KV VĨNH TÂN NĐ VĨNH TÂN 2 NĐ VĨNH TÂN 4 TBA 500KV SÔNG MÂY TBA 500KV PHÚ MỸ TBA 500KV TÂN ĐỊNH NĐ PHÚ MỸ 4 NĐ PHÚ MỸ 3 NĐ PHÚ MỸ 2 TBA 500KV NHÀ BÈ TBA 500KV DUYÊN HẢI TBA 500KV MỸ T HO TBA 500KV Ô MÔN TBA 500KV PHÚ LÂM TBA 500KV CẦU BÔNG TBA 500KV ĐĂK NÔNG TBA 500KV PL EIKU 2 TBA 500KV THẠNH MỸ TBA 500KV THƯỜNG T ÍN TBA 500KV LONG PHÚ NMND LONG PHÚ NMND Ô MÔN NMND DUYÊN HẢI NMT D ĐỒNG NAI 3,4,5; DAK TIK NMT D SES AN 3, 3A NMT D SÔNG BUNG, XEKAMAN, DAKMI NMT D SES AN 4, 4A; SE ROPOK NMT D ĐẠI NINH; BẮC BÌNH NMT D HUỘI QUẢNG; NẬM CHIẾ N; BẢN CHÁT NĐ PHÚ MỸ 1 TBA 500KV ĐỨC HÒA TBA 500KV TÂN UYÊN TBA 500KV VIỆ T T RÌ 2 4 3 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 30 31 32 33 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 47 4849 50 51 54 55 56 57 58 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 72 74 75 76 1 5 29 73 34 71 46 59 52 53 96 4.2. Thông số vận hành các TBA 500kV Việt Nam 4.2.1. Thực trạng Cung – Cầu điện năng Nhu cầu điện tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô và có sự chuyển dịch trong cơ cấu tiêu thụ do ảnh hưởng sự phát triển của nhóm khách hàng công nghiệp, xây dựng. Trong hơn hai thập niên qua, Việt Nam đã chứng kiến những gia tăng nhanh chóng về nhu cầu điện trong khi vấn đề nguồn cung luôn gặp căng thẳng để bắt kịp với cầu. Từ con số khiêm tốn 8.7 triệu MWh vào năm 1990, sản lượng điện đã tăng gấp 3 lần lên 27 triệu MWh vào năm 2000. Những năm 2000 – 2016, trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, dù chịu ảnh hưởng của nhiều thăng trầm trong phát triển kinh tế như giai đoạn tăng trưởng nóng, suy thoái kinh tế, tăng trưởng điện tiêu thụ giai đoạn này không có dấu hiệu suy giảm mà còn tiếp tục bùng nổ với tốc độ bình quân 13.29%/năm [59]. Sản lượng điện thương phẩm năm 2016 tăng gấp 5.73 lần so với nhu cầu ở năm 2000, đạt 180.17 tỷ kWh (bảng 4.1). Bảng 4.1. Sản lượng điện năng thương phẩm năm 2015, 2016 [60] Khu vực 2015 (Tỷ kWh) 2016 (Tỷ kWh) Miền Bắc 77.38 86.97 Miền Trung 19.25 21.28 Miền Nam 65.27 71.92 Quốc gia 161.89 180.17 Hình 4.3 là các biểu đồ thể hiện mức tiêu thụ năng lượng của phụ tải trong năm 2016. Hình 4.3. Biểu đồ phụ tải điển hình ngày từ Thứ 2 đến Chủ nhật năm 2016 97 Hình 4.4. Biểu đồ năng lượng ngày các tháng của HTĐ quốc gia Nguồn cung điện: Hơn một thập kỷ trôi qua, ngành điện Việt Nam luôn phải căng sức bổ sung nguồn cung để theo kịp với tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu. Năm 1995, tổng công suất nguồn điện toàn quốc mới chỉ khoảng trên 4,000MW, sản lượng điện 14.3 tỷ kWh, đến nay tổng công suất các nhà máy và sản lượng đã tăng gấp 910 lần lên trên 34,000 MW và 145 tỷ kWh [58]. Hình 4.5. Tình hình nguồn cung điện tại Việt Nam giai đoạn 2001-2016 và dự phòng theo quy hoạch điện VII đến 2030 98 Tương quan Cung – Cầu: Mặc dù công suất lắp đặt luôn vượt mức phụ tải đỉnh hằng năm (Tỷ lệ phụ tải đỉnh/công suất nguồn giảm từ 78.3% xuống 65.1% trong giai đoạn 19952016) nhưng hệ thống vẫn luôn phải chịu áp lực cung ứng rất cao, đặc biệt là vào mùa khô. Tình trạng cắt điện luân phiên ở nhiều nơi đã trở nên quen thuộc. 4.2.2. Thu thập, xử lý số liệu và xác định qui luật ngẫu nhiên của công suất các nút phụ tải Từ các bộ số liệu đo đạc tại các TBA 500KV trong năm 2016, tác giả đã thực hiện các bước thống kê lại các số liệu về công suất tác dụng và công suất phản kháng cần thiết phục vụ mục tiêu của luận án xây dựng cơ sở dữ liệu tại các nút phụ tải các TBA500kV. Trên cơ sở các số liệu thu thập đã thống kê trên file excel, dùng phần mềm thống kê và phân tích số liệu SPSS để kiểm tra, phân tích và xác định quy luật thay đổi các thông số P và Q tại các TBA 500kV trong năm 2016 cũng như các sai số của số liệu thống kê trong quá trình ghi số liệu báo cáo tại các TBA trên. Qua kết quả phân tích các số liệu phụ tải tại các TBA 500kV Việt Nam trong phụ lục 3 bằng phần mềm SPSS của IBM cho thấy những đại lượng thống kê như: trung bình cộng (Mean), độ lệch chuẩn (Std.Deviation), phương sai (Variance), độ lệch chuẩn trung bình của mẫu (SE mean), hệ số đo độ nhọn (Kurtosis) và hệ số bất đối xứng (Skewness) và biểu đồ histogram cũng như đường cong Q-Q normal đều thể hiện quy luật ngẫu nhiên của công suất các nút phụ tải tuân theo hàm phân bố chuẩn Normal Distribution. 4.3. Xây dựng bộ số liệu ngẫu nhiên công suất P, Q cho các nút phụ tải tại các TBA 500kV Từ các kết quả tính toán, phân tích ở mục 4.2 và phụ lục 3 cho thấy quy luật biến đổi các phụ tải tại các TBA 500kV đều tuân theo hàm xác xuất phân 99 phối chuẩn nên luận án sẽ sử dụng hàm phân phối chuẩn Normal Distribution Random để xây dựng bộ số liệu ngẫu nhiên công suất P, Q cho các nút phụ tải tại các TBA 500kV. Tuy nhiên với sơ đồ quy hoạch HTĐ 500kV Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 sẽ có những nút phụ tải 220/500kV hoàn toàn mới và chưa có số liệu thông kê vận hành như: Tây Hà Nội, Việt Trì, Đức Hòa, Tân Uyên. Do đó đối với các nút phụ tải này có thể lấy giá trị kỳ vọng trung bình nằm trong dải công suất mang tải của các máy biến áp 500/220kV của các TBA 500kV khu vực lân cận và độ lệch chuẩn tương ứng như trong Bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả số liệu giá trị kỳ vọng trung bình và độ lệch chuẩn Nút số Tên trạm Năm 2016 Năm 2025 P P Q Q P P Q Q 74 LAICHAU 85.66 4.28 29.42 1.47 126.26 4.28 43.36 1.47 73 VIETTRI - - - - 140.71 7.04 32.08 1.60 72 DONGANH 230.05 11.50 12.71 0.64 339.09 11.50 18.73 0.64 71 TAYHANOI - - - - 245.00 12.25 13.95 0.70 70 QUANGNINH 300.57 15.03 60.86 3.04 443.03 15.03 89.70 3.04 69 HIEPHOA 544.41 27.22 108.70 5.44 802.46 27.22 160.23 5.44 68 PHONOI 622.26 31.11 28.86 1.44 917.21 31.11 42.53 1.44 67 THUONGTIN 529.65 26.48 14.45 0.72 780.71 26.48 21.30 0.72 66 NHOQUAN 494.47 24.72 21.48 1.07 728.85 24.72 31.66 1.07 65 HATINH 365.82 18.29 36.52 1.83 539.22 18.29 53.84 1.83 64 DANANG 271.47 13.57 87.04 4.35 400.15 13.57 128.29 4.35 63 DOCSOI 83.36 4.17 7.73 0.39 122.88 4.17 11.40 0.39 61 TANDINH 193.48 9.67 - 87.96 -4.40 285.19 9.67 -129.65 -4.40 60 CAUBONG 544.60 27.23 35.83 1.79 802.74 27.23 52.81 1.79 59 DUCHOA - - - - 114.12 5.71 22.01 1.10 58 PHULAM 455.08 22.75 154.97 7.75 670.79 22.75 228.43 7.75 53 TANUYEN - - - - 116.05 5.80 43.42 2.17 54 PHUMY 240.86 12.04 41.24 2.06 355.03 12.04 60.79 2.06 55 SONGMAY 259.05 12.95 128.32 6.42 381.84 12.95 189.15 6.42 56 NHABE 320.50 16.02 20.73 1.04 472.41 16.02 30.55 1.04 57 MYTHO 128.02 6.40 21.15 1.06 188.70 6.40 31.18 1.06 Để áp dụng hàm phối chuẩn theo (3.3) chúng ta phải xác định được giá trị kỳ vọng trung bình (Mean) và độ lệch chuẩn (Standard Deviation) . Theo kết quả phân tích các số liệu thống kê năm 2016 của phụ tải các TBA 500kV trong phụ lục 3 chúng ta xác định được các giá trị và tương ứng. Bên cạnh 100 đó theo báo cáo tổng kết của EVN, kịch bản tăng trưởng phụ tải trung bình cho giai đoạn từ 2016 đến 2035 là 7.9% [60]. Như vậy kết hợp số liệu phân tích trong phụ lục 3 và tốc độ tăng trưởng phụ tải ở trên chúng ta sẽ tính toán được các giá trị kỳ vọng trung bình và độ lệch chuẩn vào năm 2025 như trong Bảng 4.2. Với các giá trị đầu vào như trong Bảng 4.2, sử dụng hàm ngẫu nhiên Normal Distribution luận án đã tạo ra bộ số liệu ngẫu nhiên của các phụ tải để làm thông tin đầu vào cho chương trình tính toán xác định vùng làm việc nguy hiểm của công suất phụ tải trong MPCS cho HTĐ 500kV Việt Nam trong mục 4.4 tiếp theo. 4.4. Áp dụng để tính toán xác định vùng làm việc nguy hiểm của công suất phụ tải trong MPCS cho HTĐ 500kV Việt Nam 4.4.1. Sơ đồ HTĐ Trong mục 4.1.2, luận án đã giới thiệu và lựa chọn sơ đồ nguyên lý HTĐ 500kV theo quy hoạch tổng sơ đồ 7 đến 2025 (Hình 4.2) để tính toán phân tích xây dựng chương trình xác định vùng làm việc nguy hiểm tại các nút phụ tải trong MPCS PQ. Với mục tiêu trên, sơ đồ sẽ sử dụng để xây dựng chương trình dựa trên sơ đồ Hình 4.2. 4.4.2. Thông số các phần tử của hệ thống Căn cứ vào số liệu thu thập được của HTĐ 500kV Việt Nam, tác giả đã phân loại và tổng hợp lại cho phù hợp với các thuật toán yêu cầu nhập liệu của chương trình tính toán như, bảng số liệu các thông tin nút, bảng thông tin nhánh, bảng thông tin MBA chi tiết được thể hiện trong các bảng số liệu phụ lục 3. 4.4.3. Chọn chế độ vận hành cơ bản Chọn nút máy phát Hòa Bình làm nút cân bằng (Slack bus), công suất phát 101 và điện áp đầu cực các tổ máy phát tại thời điểm xác lập cân bằng được cho trong Bảng 4.3, công suất tại các nút phụ tải cho trong Bảng 4.4. Bảng 4.3. Công suất nguồn phát và điện áp đầu cực thanh cái các TBA Nút số Tên TBA Uđm [kV] P Q [MW] [Mvar] 1 TD HOABINH 220 489.78 47.85 2 TD SONLA 500 1150 2.08 3 TD HAQUANG 220 340 8.21 4 TD LAICHAU 500 950 -22.37 5 ND THANGLONG 500 680 40.82 6 ND QUANGNINH 500 900 347.62 7 ND MONGDUONG 220 930 -111.15 8 ND VUNGANG 220 420 61.44 9 TD CUMTHANHMY 220 550 94.93 10 TD IALY 500 550 -80.42 11 TD CUMPLEIKU 220 550 10.62 12 CUM PLEIKU2 220 650 20.93 13 TD CUMDAKNONG 220 350 -16.01 14 TD CUM DILINH 220 320 67.82 15 ND VINHTAN 2 220 800 9.05 16 ND VINHTAN4 500 900 160 17 ND PHUMY1 500 850 185.64 18 ND PHUMY3 500 300 185.65 19 ND PHUMY2 500 550 185.65 20 ND PHUMY4 500 300 185.65 21 ND DUYENHAI 220 380 18.26 22 ND CUMDUYENHAI 500 820 -100.92 23 ND OMON 220 800 52.67 24 ND CUMLONGPHU 500 700 -38.09 25 ND LONGPHU 220 350 15.36 Bảng 4.4. Công suất phụ tải ở chế độ xác lập ST T Nút số Tên trạm Uđm [kV] P Q [MW] [Mvar] 1 74 TBA 500KV LAICHAU 220 120 40 2 73 TBA 500KV VIETTRI 220 140 30 3 72 TBA 500KV DONGANH 220 320.5 18 4 71 TBA 500KV TAYHANOI 220 245 14 5 70 TBA 500KV QUANGNINH 220 420 84.6 6 69 TBA 500KV HIEPHOA 220 761 152.5 102 7 68 TBA 500KV PHONOI 220 870 40 8 67 TBA 500KV THUONGTIN 220 740 20 9 66 TBA 500KV NHOQUAN 220 690 30 10 65 TBA 500KV HATINH 220 510 50 11 64 TBA 500KV DANANG 220 480 40 12 63 TBA 500KV DOCSOI 220 265 20 13 61 TBA 500KV TANDINH 220 650 34 14 60 TBA 500KV CAUBONG 220 760 50 15 59 TBA 500KV DUCHOA 220 450 50 16 58 TBA 500KV PHULAM 220 810 130 17 53 TBA 500KV TANUYEN 220 305.5 115.75 18 54 TBA 500KV PHUMY 220 348.81 74.54 19 55 TBA 500KV SONGMAY 220 510.66 157.34 20 56 TBA 500KV NHABE 220 536.23 103.99 21 57 TBA 500KV MYTHO 220 992 70 4.4.4. Áp dụng để tính toán xác định vùng làm việc nguy hiểm của công suất phụ tải trong MPCS cho HTĐ 500kV Việt Nam Sử dụng các số liệu ở trên, luận án đã cập nhật các tất cả các số liệu và các thông số vận hành của hệ thống điện 500kV Việt Nam giai đoạn đến 2025 để tính toán phân tích, xác định vùng nguy hiểm của công suất phụ tải trong MPCS theo tiêu chuẩn ổn định dQ/dU<0 của Markovits. Giao diện của chương trình như trên Hình 4.6. Hình 4.6. Giao diện nhập thông tin hệ thống của chương trình 103 Với chương trình đã được xây dựng, toàn bộ cơ sở bộ số liệu ngẫu nhiên của phụ tải đã được nhập vào chương trình tính toán bao gồm các tác vụ sau: - Giao diện nhập thông tin đầu vào: Thông tin nút, Thông tin DZ, Thông tin MBA (Hình 4.7) dùng để nhập số liệu các nút của HTĐ cần mô phỏng tính toán, phân tích đáng giá ổn định theo tiêu chuẩn dQ/dU của Markovits. - Giao diện nhập bộ số liệu ngẫu nhiên: về xác suất hư hỏng của các tổ máy phát điện, đường dây và thông số phụ tải (Hình 4.8). Hình 4.7. Giao diện nhập số liệu Nút, nhánh DZ và nhánh MBA 104 Hình 4.8. Giao diện nhập số ngẫu nhiên - Giao diện kết quả tính toán bảng ma trận trạng thái của HTĐ và kết quả đẳng trị sơ đồ (Hình 4.9). Hình 4.9. Kết quả ma trận trạng thái của HTĐ 500kV Việt Nam - Giao diện sơ đồ nguyên lý của HTĐ 500kV Việt Nam giai đoạn 2016- 2025 như trong Hình 4.10. Tính toán đẳng trị sơ đồ và xây dựng các đường đặc tính giới hạn ổn định được thực hiện trên cửa sổ giao diện này. 105 Hình 4.10. Một phần giao diện sơ đồ nguyên lý HTĐ 500kV Việt Nam giai đoạn 2016-2025 4.5. Phân tích, đánh giá mức độ ổn định của HTĐ 500kV Việt Nam Để có cơ sở phân tích các chế độ làm việc của hệ thống, trên cơ sở bộ số liệu ngẫu nhiên của các phụ tải đã được xây dựng ở trên, luận án đã tính toán xây dựng miền làm việc nguy hiểm trong MPCS theo giới hạn ổn định điện áp cho HTĐ 500kV Việt Nam giai đoạn đến 2025. Kết quả tính toán được trình bày chi tiết trong phần phụ lục 5 và tổng hợp kết quả tính toán, phân tích và đánh giá như Bảng 4.5. Dựa vào bảng số liệu tổng hợp Bảng 4.5 và các kết quả trong phụ lục 5 sẽ là công cụ phân tích, đánh giá và đưa ra các quyết định điều chỉnh vận hành rất hữu ích cho người vận hành, ví dụ xét cho nút phụ tải TBA 500kV Đà Nẵng như sau: - Miền làm việc ổn định trong MPCS đã phân định được ranh giới 3 vùng làm việc rõ ràng cho mỗi nút phụ tải tương ứng với vùng làm việc an toàn, vùng làm việc nguy hiểm và vùng mất ổn định. Vùng làm việc nguy hiểm sẽ được xác định từ giới hạn đường biên giới ổn định thấp nhất (Hình 4.11b) đến đường 106 biên giới ổn định cao nhất (Hình 4.11d). - Khi công suất P, Q của nút phụ tải làm việc trong vùng an toàn thì xác suất mất ổn định bằng không (Hình 4.11a). Nếu điểm làm việc này di chuyển vào vùng nguy hiểm, tùy thuộc vào vị trí làm việc trong vùng nguy hiểm mà nó sẽ có xác suất nguy hiểm khác nhau 0% < P < 100% như hình 4.11c, d. Khi đó tùy vào tính chất quan trọng của nút phụ tải mà người vận hành sẽ có những điều chỉnh phù hợp để đưa điểm làm việc về lại vùng an toàn trước khi HTĐ bị mất ổn định (Hình 4.11e). Hình 4.11. Miền làm việc ổn định xét cho nút phụ tải TBA 500kV Đà Nẵng - Miền làm việc nguy hiểm được xây dựng dựa trên các số liệu ngẫu (a) (b) (d) (c) (e) 107 nhiên của phụ tải tại các nút trong sơ đồ HTĐ và được xây dựng hoàn toàn offline, tính thời gian thực ở đây là giám sát điểm làm việc của nút phụ tải đang xét. Dựa vào vị trí điểm làm việc của công suất nút phụ tải và vùng làm việc nguy hiểm chương trình tính toán và hiển thị mức độ ổn định của HTĐ theo công suất nút phụ tải. Việc tính toán xác định và hiển thị mức độ ổn định của HTĐ được chương trình thực hiện rất nhanh (gần như tức thời) do đó hoàn toàn đáp ứng yêu cầu giám sát trong thời gian thực. - Bên cạnh đó, dựa vào giới hạn của vùng làm việc nguy hiểm có thể tính toán quy đổi về giới hạn vận hành ổn định theo công suất của máy biến áp tại nút phụ tải đó như trong Bảng 4.5. Theo đó, vùng làm việc nguy hiểm sẽ bắt đầu từ giá trị công suất toàn phần nguy hiểm min của nút phụ tải (ứng với đường giới hạn thấp nhất trong vùng nguy hiểm) S*Lmin [MVA] tương ứng với mức độ mang tải nguy hiểm min là K*Lmin [%] cho đến giá trị công suất nguy hiểm lớn nhất của phụ tải S*Lmax [MVA] ứng với mức độ mang tải nguy hiểm lớn nhất của máy biến áp K*Lmax [%]. Trong đó: Lmin Lmin Lmin Lm Lm Lm Lmin Lmin dmMBA Lm Lm d 2 2 2 2 ax ax ax ax mMBAax S ] ) (Q ) [MVA] ) (Q ) [MVA] / * * (P * * S* (P * * K S* S K * S* S [%] / [% = + = + = = (4.1) Như vậy, ngoài việc giám sát điểm làm việc của nút phụ tải trong thời gian thực thì thông qua miền làm việc nguy hiểm có thể xác định được vùng mang tải nguy hiểm của máy biến áp tại các nút phụ tải. Ví dụ nút phụ tải 500kV Đà Nẵng, khi máy biến áp mang tải khoảng 76% (K*Lmin = 0.76) công suất định mức thì điểm làm việc bắt đầu rơi vào vùng nguy hiểm và nếu công suất mang tải của máy biến áp lớn hơn 92% (K*Lmax > 0.92) thì hệ thống sẽ bị mất ổn định (Bảng 4.5). 108 Bảng 4.5. Bảng tổng hợp kết quả tính toán các giới hạn ổn định tại các nút phụ tải của HTĐ 500kV Việt Nam giai đoạn đến 2025 Nội dung Sđm [MVA] 1.2*Sđm [MVA] Chế độ bình thường Vùng làm việc nguy hiểm Hệ số quy đổi PL [MW] QL [Mvar] SL [MVA] P*Lmin [MW] Q*Lmin [Mvar] S*Lmin [MVA] P*Lmax [MW] Q*Lmax [Mvar] S*Lmax [MVA] K*Lmin [%] K*Lmax [%] TBA 500kV Cầu Bông 1800 2160 760 50 761.64 1,715.0 112.8 1,718.7 2,030.0 133.6 2,034.4 0.95 1.13 TBA 500kV Dốc Sỏi 450 540 265 20 265.75 390.4 29.5 391.5 525.5 39.7 527.0 0.87 1.17 TBA 500kV Đà Nẵng 900 1080 480 40 481.66 685.0 57.1 687.4 827.5 69.0 830.4 0.76 0.92 TBA 500kV Đông Anh 1800 2160 320.5 18 321.01 1,545.0 86.8 1,547.4 1,860.0 104.5 1,862.9 0.86 1.03 TBA 500kV Đức Hòa 900 1080 450 50 452.77 715.0 79.4 719.4 886.0 98.4 891.5 0.80 0.99 TBA 500kV Hà Tĩnh 900 1080 510 50 512.45 727.0 71.3 730.5 846.0 82.9 850.1 0.81 0.94 TBA 500kV Hiệp Hòa 1800 2160 761 152.5 776.13 1,624.0 325.4 1,656.3 1,935.0 387.8 1,973.5 0.92 1.10 TBA 500kV Lai Châu 450 540 120 40 126.49 357.0 119.0 376.3 478.5 159.5 504.4 0.84 1.12 TBA 500kV Mỹ Tho 1800 2160 992 70 994.47 1,805.0 127.4 1,809.5 2,050.0 144.7 2,055.1 1.01 1.14 TBA 500kV Nhà Bè 1200 1440 536.23 103.99 546.22 1,070.0 207.5 1,089.9 1,360.0 263.7 1,385.3 0.91 1.15 TBA 500kV Nho Quan 900 1080 690 30 690.65 727.5 31.6 728.2 958.5 41.7 959.4 0.81 1.07 TBA 500kV Phố Nối 1500 1800 870 40 870.92 1,158.0 53.2 1,159.2 1,528.0 70.3 1,529.6 0.77 1.02 TBA 500kV Phú Lâm 1800 2160 810 130 820.37 1,810.0 290.5 1,833.2 2,125.0 341.0 2,152.2 1.02 1.20 TBA 500kV Phú Mỹ 450 540 348.81 74.54 356.69 409.0 87.4 418.2 524.5 112.1 536.3 0.93 1.19 TBA 500kV Quảng Ninh 1200 1440 420 84.6 428.44 990.5 199.5 1,010.4 1,208.8 243.5 1,233.1 0.84 1.03 TBA 500kV Sông Mây 1200 1440 510.66 157.34 534.35 1,203.5 370.8 1,259.3 1,302.0 401.2 1,362.4 1.05 1.14 TBA 500kV Tân Định 1500 1800 6
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_giam_sat_on_dinh_he_thong_dien_trong_thoi.pdf
- Dong gop moi cua Luan an_PVKien (Viet_Anh).pdf
- TOM TAT TIENG ANH_PVKien(Final).pdf
- TOM TAT TIENG VIET_PVKien(Final).pdf
- Trich yeu luan an_PVKien (Viet_Anh).pdf