Luận án Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hàng không cho hãng hàng không Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hàng không cho hãng hàng không Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hệ thống quản lý chất lượng dịch vụ vận tải hàng không cho hãng hàng không Việt Nam
tiêu chuẩn về dịch vụ khách hàng là tiền đề để hệ thống quản trị chất lượng dịch vụ đảm bảo dịch vụ cung ứng tới các khách hàng của Vietnam Airlines với chất lượng tốt nhất và phù hợp với các chính sách dịch vụ của hãng. Các tiêu chuẩn này tập trung về thái độ và hành vi của nhân viên tuyến trước tại các điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng của Vietnam Airlines. Bộ Tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng của Vietnam Airlines này là một bước tiến tích cực trong việc đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tuy vậy nó vẫn còn những bất cập, đó là: 83 - Bộ Tiêu chuẩn này chưa đầy đủ cho tất cả các vị trí nhân viên tuyến trước tại các điểm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Cụ thể, Bộ Tiêu chuẩn này mới quy định cụ thể các tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng cho các vị trí nhân viên tại sân bay mà chưa đề cập đến các vị trí khác như nhân viên phòng vé, tiếp viên. - Trong Bộ Tiêu chuẩn này vẫn còn một số nội dung, yêu cầu phải được tiếp tục cụ thể hóa ở các đơn vị. Vì vậy nếu không có sự phối hợp đồng bộ và sự kiểm soát từ một cơ quan đầu mối thì có thể dẫn đến tình trạng không thống nhất giữa các đơn vị khác nhau về các yêu cầu cụ thể đối với nhân viên khi thực hiện một công việc tương tự. * Bộ chỉ số KPI về chất lượng dịch vụ: Hàng năm Vietnam Airlines cũng ban hành bộ chỉ số KPI về chất lượng dịch vụ để làm mục tiêu phấn đấu về chất lượng dịch vụ và đánh giá mức độ thực hiện công việc của các đơn vị và bộ phận thuộc Vietnam Airlines. Dưới đây nghiên cứu sinh xin trích giới thiệu một số chỉ số KPI về dịch vụ mặt đất tại sân bay của Vietnam Airlines năm 2016: Bảng 2.5: Một số chỉ số KPI về dịch vụ mặt đất của Vietnam Airlines năm 2016 Chỉ số Đơn vị tính Mục tiêu 2016 Thực hiện tháng 10/2016 Chuyến bay đúng giờ (OTP) % 86 88,22 Chậm chuyến do phục vụ mặt đất Chuyến/1.000 chuyến 0,45 0,16 Hành lý bất thường Vụ/1.000 khách 0,8 0,46 Vi phạm trên sân đỗ Vụ/1.000 chuyến 0,8 2,01 Tỷ lệ khách tự làm thủ tục tại sân bay Nội Bài % 20 26,22 Tỷ lệ khách tự làm thủ tục tại sân bay Tân Sơn Nhất % 20 28,38 Hệ số tiếp viên sẵn sàng khai thác % 80 88,8 (Nguồn: Vietnam Airlines - Kết luận Giao ban khối dịch vụ ngày 7/11/2016) b. Hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ hành khách của Vietnam Airlines Có thể nói công tác đánh giá chất lượng dịch vụ hành khách của Vietnam Airlines đã được chú trọng và có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây và được thể hiện qua 3 hoạt động chính như sau: b-1. Đánh giá của khách hàng: gồm 3 hoạt động như sau * Điều tra hành khách trên chuyến bay: 84 Hàng quý Vietnam Airlines thực hiện hoạt động điều tra hành khách trên chuyến bay (cả nội địa và quốc tế) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với cỡ mẫu dao động trong khoảng 8.000 – 9.000 hành khách/1 quý [22]. Mục đích điều tra là đánh giá của hành khách về chất lượng dịch vụ đặt chỗ - bán vé, dịch vụ mặt đất và dịch vụ trên không của Vietnam Airlines. Các hạng mục dịch vụ được đánh giá bao gồm: (1) Đặt chỗ qua điện thoại (2) Đặt chỗ tại phòng vé (3) Đặt chỗ tại đại lý (4) Đặt chỗ qua Web (5) Thủ tục check-in tại sân bay (6) Web check-in (7) Mobile check-in (8) Kiosk check-in (9) Self check-in (10) Dịch vụ nối chuyến (11) Phòng chờ (12) Thủ tục lên máy bay (boarding) (13) Tiện nghi trên máy bay (14) Tiếp viên phục vụ trên máy bay (15) Phục vụ ăn trên chuyến bay (16) Đồ uống trên chuyến bay (17) Báo chí trên chuyến bay (18) Giải trí trên chuyến bay (19) Chương trình khách hàng thường xuyên Bông Sen Vàng Chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5 với các mức như sau: Kém Trung bình Khá Tốt Rất tốt 1 điểm 2 điểm 3 điểm 4 điểm 5 điểm Kết quả điều tra thực tế trên chuyến bay của Vietnam Airlines từ quý 1/2013 đến quý 2/2017 được trình bày trong Phụ lục 8 [22], qua đó chúng ta có thể thấy: Chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines đã được cải thiện qua các năm; 85 Chất lượng dịch vụ tổng thể của Vietnam Airlines hiện nay mới đạt trên 3,8 điểm – tức là gần đạt mức “Tốt”, trong đó các dịch vụ thường xuyên được hành khách đánh giá cao nhất là “Đặt chỗ, bán vé” và “Tiếp viên phục vụ trên máy bay”: đạt trên 4 điểm. * Điều tra dịch vụ tại các sân bay: Hàng quý Vietnam Airlines cũng thực hiện điều tra khách hàng tại các sân bay trong nước theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với cỡ mẫu khoảng 1.500 hành khách/1 quý. Mục đích điều tra là đánh giá của hành khách về chất lượng dịch vụ cung cấp tại các sân bay trong nước. Các mục dịch vụ được đánh giá bao gồm: (1) Dịch vụ làm thủ tục trước chuyến bay (Check-in) (2) Dịch vụ lên máy bay (Boarding) (3) Phòng chờ Bông Sen Vàng Chất lượng dịch vụ tại các sân bay trong nước được đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 7 với các mức như sau: Kém Trung bình Khá Tốt dưới 4,5 điểm 4,5 – 5,4 điểm 5,5 – 6,4 điểm 6,5 – 7 điểm Kết quả điều tra thực tế cho thấy chất lượng dịch vụ tại các sân bay trong nước nhìn chung duy trì ở mức “Khá”, tuy vậy chưa đạt được sự ổn định về chất lượng dịch vụ. Đối với các sân bay nhỏ ở các địa phương, do hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất của nhà ga hành khách nên chất lượng Phòng chờ Bông Sen Vàng mới đạt mức “Trung bình”. So sánh kết quả điều tra từ quý 1/2014 đến quý 1/2016 cho thấy chất lượng dịch vụ Check-in và Boarding đã có sự cải thiện, tăng từ 5,63 lên 5,77 điểm; tuy vậy dịch vụ Phòng chờ Bông Sen Vàng chưa có sự cải thiện. [21] Kết quả điều tra chất lượng dịch vụ tại các sân bay trong nước cũng là cơ sở để Vietnam Airlines đàm phán và đăng ký mức chất lượng dịch vụ đối với các nhà cung cấp dịch vụ cho Vietnam Airlines tại các cảng hàng không trong nước. * Thông tin phản hồi (TTPH): Trong nhiều năm qua, Vietnam Airlines đã tổ chức và duy trì khá tốt hoạt động TTPH nhằm tiếp nhận và xử lý các ý kiến khen, chê, góp ý, các trường hợp khiếu nại của khách hàng đối với dịch vụ của Vietnam Airlines. Hệ thống TTPH của Vietnam Airlines được tổ chức như sau: 86 - Quản lý tập trung: Đầu mối quản lý hệ thống TTPH là Tổ TTPH trực thuộc Ban DVTT. Tổ TTPH có trách nhiệm xây dựng quy định về công tác TTPH, tổ chức và điều phối việc thu thập, xử lý và lưu trữ tập trung TTPH trong toàn hệ thống, xử lý các khiếu nại của khách hàng, kiến nghị các biện pháp khắc phục sai lỗi và cải tiến chất lượng dịch vụ. - Xử lý phân tán: Các hộp thư TTPH được đặt tại các phòng vé và các sân bay. Trường hợp khách phản ánh ý kiến qua điện thoại thì nhân viên tiếp nhận có trách nhiệm ghi lại ý kiến khách hàng vào phiếu xử lý TTPH. Việc xử lý các ý kiến khen, chê, góp ý, các trường hợp khiếu nại của khách hàng được thực hiện trực tiếp tại các đơn vị nơi phát sinh sự việc. Trường hợp sự việc liên quan đến nhiều đơn vị thì Tổ TTPH phân công cho các đơn vị xử lý và tổng hợp để trả lời khách hàng. - Báo cáo và lưu trữ dữ liệu TTPH: Định kỳ hàng tháng các đơn vị gửi báo cáo và số liệu xử lý TTPH về Tổ TTPH để tổng hợp và lưu trữ. Tuy vậy vẫn còn một điểm hạn chế trong hệ thống xử lý TTPH của Vietnam Airlines đó là Vietnam Airlines chưa có một số điện thoại đường dây nóng (Hot line) và một địa chỉ E-mail thống nhất về TTPH trong toàn Tổng công ty để khách hàng liên hệ. Vì vậy một số trường hợp khách hàng còn gặp khó khăn trong việc liên hệ với Vietnam Airlines và việc xử lý thông tin có thể bị chậm. b-2. Đánh giá của tổ chức độc lập bên ngoài (Skytrax) Với định hướng nâng cấp chất lượng dịch vụ và hướng tới đạt mức chất lượng 4 sao, từ năm 2011 Vietnam Airlines đã tham gia chương trình đánh giá và xếp hạng chất lượng dịch vụ của Skytrax. Đây là một bước đi quan trọng và cơ bản để giúp Vietnam Airlines xác định được mức chất lượng dịch vụ đạt được theo tiêu chuẩn quốc tế, xác định được khoảng cách về chất lượng dịch vụ với mức chất lượng 4 sao của Skytrax và đề ra các biện pháp khắc phục các điểm hạn chế và cải tiến chất lượng dịch vụ. Kết quả đánh giá và xếp hạng chất lượng dịch vụ của Skytrax đối với Vietnam Airlines giai đoạn 2011 – 2014 thể hiện trong Phụ lục 9 [20]. Qua đó chúng ta có thể thấy cả dịch vụ mặt đất và dịch vụ trên không của Vietnam Airlines đã được cải thiện, tuy vậy xét về tổng thể chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines mới đạt 3,5 sao, chưa đạt mức 4 sao. Trong năm 2015 và 7 tháng đầu năm 2016, Vietnam Airlines đã tiếp tục kế hoạch đầu tư phát triển đội máy bay mới, hiện đại và tích cực triển khai chương trình nâng cấp chất lượng dịch vụ lên 4 sao. Kết quả đã đạt được là: 87 - Trong năm 2015 Vietnam Airlines đã thành công trong việc cùng một lúc tiếp nhận và đưa vào khai thác hai loại máy bay thế hệ mới nhất và hiện đại là Airbus A350-900 và Boeing B787-9. Việc này giúp cho Vietnam Airlines nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ và hành khách được trải nghiệm những tiện nghi và tiêu chuẩn dịch vụ cao hơn trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. - Ngày 12/7/2016 Vietnam Airlines chính thức được Skytrax trao chứng chỉ công nhận hãng hàng không 4 sao. Đây là một sự công nhận và khẳng định về những tiến bộ cũng như cố gắng không ngừng của Vietnam Airlines trong việc đổi mới và nâng cấp chất lượng dịch vụ. b-3. Đánh giá nội bộ Bên cạnh hoạt động đánh giá của khách hàng và đánh giá của tổ chức độc lập bên ngoài, Vietnam Airlines cũng tổ chức các hoạt động đánh giá nội bộ, bao gồm: * Kiểm tra, đánh giá của Ban DVTT: Hàng năm, Ban DVTT lập kế hoạch và thực hiện các hoạt động kiểm tra, đánh giá về cơ sở vật chất, quy trình phục vụ, các tiêu chuẩn và chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines, bao gồm: - Các phòng chờ cho khách tại các sân bay: trang thiết bị và tiện nghi, tiêu chuẩn dịch vụ (đồ ăn, uống, giải trí ) - Hệ thống biển báo, thông tin, hướng dẫn cho khách tại các phòng vé và sân bay. - Làm thủ tục trước chuyến bay (Check-in) và lên máy bay (Boarding) cho khách. - Dịch vụ trên chuyến bay: tiếp viên, nội thất và ghế ngồi, suất ăn, đồ uống, báo chí, giải trí - Phục vụ hành khách sử dụng dịch vụ đặc biệt: suất ăn đặc biệt, khách sử dụng xe lăn, trẻ em đi một mình * Khảo sát chất lượng nội bộ của nhân viên Vietnam Airlines: Từ quý 3/2016 Vietnam Airlines đã tiến hành khảo sát chất lượng nội bộ đối với các nhân viên của Vietnam Airlines khi đi trên các chuyến bay của Vietnam Airlines. Việc khảo sát được thực hiện trực tuyến trên cổng thông tin nội bộ của Vietnam Airlines (V-Portal), các nhân viên của Vietnam Airlines được yêu cầu đánh giá về chất lượng dịch vụ mặt đất và dịch vụ trên không của Vietnam Airlines sau chuyến bay. Đây là một kênh đánh giá chất lượng dịch vụ bổ sung và hữu ích từ góc độ các nhân viên của Vietnam Airlines, giúp cho Vietnam Airlines hoàn thiện dịch vụ. 88 Đánh giá tổng thể, Vietnam Airlines đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý và cải tiến chất lượng dịch vụ vận tải hành khách. Đặc biệt, việc Vietnam Airlines nhận chứng chỉ hãng Hàng không 4 sao của Skytrax là một mốc mới đánh dấu sự tiến bộ đáng kể về chất lượng dịch vụ của Vietnam Airlines. Bên cạnh những kết quả và thành tựu đã đạt được về chất lượng dịch vụ, nghiên cứu sinh cho rằng Vietnam Airlines cũng phải chịu những áp lực không nhỏ và còn nhiều việc phải làm, đó là: - Mong đợi của khách hàng đối với Vietnam Airlines đã tăng lên kể từ thời điểm Vietnam Airlines công bố nhận chứng chỉ hãng hàng không 4 sao của Skytrax. Hiện nay, khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines, khách hàng đã có những yêu cầu, đòi hỏi cao hơn trước đây, sao cho tương xứng với mức chất lượng dịch vụ 4 sao. Điều này gây áp lực rất lớn lên tất cả các hoạt động và các bộ phận của Vietnam Airlines. Tất cả CBCNV của Vietnam Airlines phải nhận thức được điều này và phải cố gắng hơn rất nhiều để đáp ứng được mong đợi của khách hàng. - Việc duy trì chứng chỉ hãng hàng không 4 sao của Skytrax đòi hỏi Vietnam Airlines phải không ngừng cố gắng để duy trì mức chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn 4 sao của Skytrax, tham gia đầy đủ các chương trình đánh giá và xếp hạng chất lượng dịch vụ hàng năm của Skytrax. Đặc biệt trong bối cảnh các hãng hàng không khác cũng không ngừng đầu tư phát triển đội máy bay và nâng cấp chất lượng dịch vụ. - Vietnam Airlines sẽ phải đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ hành khách (các phòng vé, phòng chờ tại sân bay, trang thiết bị phục vụ hành khách); nâng cấp một số tiêu chuẩn dịch vụ (lựa chọn về suất ăn, đồ uống, các chương trình giải trí trên chuyến bay ) để phù hợp với tiêu chuẩn dịch vụ 4 sao. - Vietnam Airlines sẽ phải đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là đội ngũ tiếp viên và các nhân viên tuyến trước, trực tiếp phục vụ khách hàng để đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ 4 sao. Các nội dung cần chú trọng trước mắt là nâng cao trình độ tiếng Anh và đào tạo, huấn luyện các nhân viên về kỹ năng phục vụ và chăm sóc khách hàng; đào tạo và hướng dẫn lại các nhân viên về việc tuân thủ các quy trình, quy định và tiêu chuẩn phục vụ khách hàng ở tất cả các vị trí công việc. - Vietnam Airlines chưa xây dựng được một HTQLCL trong toàn hệ thống của Tổng công ty, vì vậy công tác QLCL chưa mang tính hệ thống và thống nhất, chưa đánh giá được đầy đủ và đảm bảo công tác kiểm soát chất lượng dịch vụ, chất lượng dịch vụ đã được cải tiến nhưng chưa đồng đều và ổn định. Chi tiết nghiên cứu sinh xin trình bày ở mục 2.3. 89 2.2.3.2. Jetstar Pacific Jetstar Pacific phát triển theo mô hình hãng hàng không chi phí thấp với tiêu chí “Giá rẻ hàng ngày, hài lòng khi bay”. Jetstar Pacific định hướng cung cấp đến hành khách dịch vụ vận chuyển cơ bản nhất với giá vé rẻ, đồng thời hành khách cũng có thể lựa chọn thêm và trả tiền cho các dịch vụ bổ sung trên chuyến bay như lựa chọn chỗ ngồi, suất ăn, hành lý ký gửi Phương thức cung cấp dịch vụ này giúp hành khách có thể linh hoạt lựa chọn các dịch vụ khác nhau tùy thuộc vào nhu cầu của mình. Hệ thống chỉ tiêu đo lường và hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của Jetstar Pacific chưa được tổ chức bài bản như Vietnam Airlines, tuy vậy Jetstar Pacific đang từng bước xây dựng HTQLCL dịch vụ nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hành khách để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. a. Hệ thống chỉ tiêu chất lượng dịch vụ hành khách của Jetstar Pacific Jetstar Pacific hiện đang trong quá trình xây dựng bộ tiêu chuẩn chung về chất lượng dịch vụ; Hiện nay Jetstar Pacific mới có “Bộ Tiêu chuẩn về trang phục, trang điểm” và “Tiêu chuẩn Dịch vụ khách hàng dành cho nhân viên thuộc các phòng vé”, cụ thể: * Bộ Tiêu chuẩn về trang phục, trang điểm: Bộ Tiêu chuẩn về trang phục, trang điểm của Jetstar Pacific [11] được ban hành năm 2012 nhằm hướng tới sự thống nhất về tiêu chuẩn đồng phục, trang điểm, tác phong của tiếp viên và nhân viên tuyến trước của Jetstar Pacific. Bộ Tiêu chuẩn bao gồm các nội dung chi tiết về: (1) Trang phục, trang điểm (2) Trang sức và phụ kiện (3) Tác phong, tư thế, hành vi (4) Giao tiếp * Tiêu chuẩn Dịch vụ khách hàng dành cho nhân viên thuộc các phòng vé: Tiêu chuẩn Dịch vụ khách hàng dành cho nhân viên thuộc các phòng vé của Jetstar Pacific [12] ban hành năm 2013 nhằm đảm bảo tính đồng bộ và chất lượng dịch vụ cung ứng tới khách hàng tại các phòng vé của Jetstar Pacific. Tiêu chuẩn bao gồm các nội dung chi tiết về: (1) Hình thức, trang phục, tác phong (2) Thái độ phục vụ (3) Thông tin (4) Chào hỏi và tạo ấn tượng tốt với khách (5) Phục vụ chuyên nghiệp 90 b. Hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ hành khách của Jetstar Pacific Hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng của Jetstar Pacific do bộ phận Dịch vụ khách hàng (Customer Service) thực hiện hàng tháng theo hình thức khách hàng bí mật (Mistery shopping), thực hiện cả ở các phòng vé, trung tâm phục vụ khách hàng qua điện thoại (Call Center), trên chuyến bay và tại sân bay. Nội dung đánh giá chất lượng dịch vụ hành khách của Jetstar Pacific bao gồm: (1) Chất lượng dịch vụ tại phòng vé: - Cơ sở vật chất của phòng vé - Chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên bán vé - Chất lượng dịch vụ khách hàng (2) Chất lượng dịch vụ tại trung tâm phục vụ khách hàng qua điện thoại: - Cơ sở vật chất của trung tâm - Chuyên môn, nghiệp vụ của nhân viên - Chất lượng dịch vụ khách hàng (3) Chất lượng dịch vụ tại sân bay: - Làm thủ tục trước chuyến bay (Check-in) - Dịch vụ lên máy bay (Boarding) - Xử lý chuyến bay bất thường (chậm, hủy) (4) Dịch vụ trên chuyến bay: - Vệ sinh trên máy bay - Chuyên môn, nghiệp vụ của tiếp viên - Thái độ phục vụ của tiếp viên - Phát thanh và thông báo thông tin - Phục vụ đồ ăn, uống Theo Báo cáo khảo sát khách hàng bí mật do Jetstar Pacific thực hiện tháng 8/2016 [10], kết quả đánh giá chất lượng dịch vụ khách hàng ở các mảng dịch vụ như sau: * Chất lượng dịch vụ tại phòng vé TP Hồ Chí Minh: Rất không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Hoàn toàn hài lòng 2% 2% 14% 38% 44% * Chất lượng dịch vụ tại trung tâm phục vụ khách hàng qua điện thoại: 91 Rất không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Hoàn toàn hài lòng 5% 0% 13% 38% 44% * Chất lượng dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất: Rất không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Hoàn toàn hài lòng 10% 7% 23% 53% 7% * Dịch vụ trên chuyến bay: Rất không hài lòng Không hài lòng Tạm hài lòng Hài lòng Hoàn toàn hài lòng 0% 0% 17% 51% 32% Năm 2016 Jetstar Pacific đã được vinh danh tại giải thưởng “Thương hiệu dẫn đầu Việt Nam 2016” do Hội Tiêu Chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng Việt Nam và Báo Người Tiêu Dùng phối hợp tổ chức thực hiện. Trở thành một trong 100 thương hiệu dẫn đầu chính là sự công nhận cho nỗ lực không ngừng của Jetstar Pacific. 2.2.3.3. Vietjet Air Giống như Jetstar Pacific, Vietjet Air phát triển theo mô hình hãng hàng không chi phí thấp. Là một hãng hàng không trẻ trung và năng động, điểm nổi bật của Vietjet Air là luôn mang đến nhiều sự lựa chọn về các chuyến bay và luôn sáng tạo, mang đến cho hành khách nhiều điều thú vị, vui vẻ trên các chuyến bay. Trong 3 năm gần đây, Vietjet Air có sự phát triển mạnh mẽ cả về đội máy bay và mạng đường bay. Hiện Vietjet Air đã trở thành hãng hàng không lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm khoảng 42% thị phần nội địa và đang tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với Vietnam Airlines và Jetstar Pacific. Về hệ thống chỉ tiêu và hoạt động đánh giá chất lượng dịch vụ vận chuyển hành khách của Vietjet Air cũng tương tự như Jetstar Pacific, tuy vậy có điểm khác biệt là Vietjet Air có thêm hạng ghế Sky Boss – là dịch vụ hạng cao hơn hạng Phổ thông, với các ưu tiên về dịch vụ và sử dụng phòng chờ tại sân bay - nên Vietjet Air thực hiện điều tra thêm dịch vụ phòng chờ cho khách sử dụng hạng ghế Sky Boss tại sân bay. Vietjet Air đã được vinh danh qua các giải thưởng lớn trong nước và quốc tế: Tổ chức kỷ lục Châu Á đã công nhận Vietjet Air là “Hãng hãng không có nhiều sáng tạo các dịch vụ giải trí trên tàu bay”; Giải thưởng “Sao vàng chất lượng dịch vụ” do Tổ chức Business Initiative Directions của Thụy Sỹ trao tặng; Hai năm liền liên tục nhận đuợc Bằng khen của Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa thể thao & du lịch và được người tiêu dùng bình chọn qua Thời 92 báo kinh tế Việt Nam là “Hãng hàng không có Dịch vụ vận chuyển thân thiện và chế độ khuyến mại tốt nhất Việt Nam”. Tuy vậy, xét trên góc độ chất lượng dịch vụ hàng không quốc tế, cả Jetstar Pacific và Vietjet Air đều chưa tham gia chương trình đánh giá và xếp hạng chất lượng dịch vụ của Skytrax. Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 về nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ hành khách do Cục HKVN tổ chức, Cục HKVN đánh giá các hãng hàng không Việt Nam đã tăng cường các biện pháp đảm bảo kỹ thuật để hạn chế chậm, hủy chuyến vì lý do kỹ thuật; chủ động phối hợp với các đơn vị trên địa bàn cảng hàng không để xử lý các vấn đề liên quan đến khai thác; thực hiện nghiê
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_he_thong_quan_ly_chat_luong_dich_vu_van_t.pdf
- Nguyen Minh Hieu-Tom tat Luan an-Tieng Viet (sua).pdf
- Nguyen Minh Hieu-Tom tat Luan an-Tieng Anh (sua).pdf
- Nguyen Minh Hieu-Thong tin luan an-Tieng Viet.doc
- Nguyen Minh Hieu-Thong tin luan an-Tieng Anh.doc