Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 205 trang nguyenduy 15/07/2025 80
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An

Luận án Nghiên cứu hiện đại hóa hệ thống địa chính trong quản lý đất đai Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
.065,4 m2. 
- Công tác giao đất theo hình thức đấu giá quyền SDĐ: từ năm 2005 đến 
nay, UBND thành phố Vinh đã tổ chức đấu giá thành công 3115 lô đất tại các khu 
quy hoạch trên địa bàn với tổng số tiền thu được trên một ngàn tỷ đồng. 
- Công tác cho thuê đất đối với hộ gia đình cá nhân: từ năm 2005 đến nay, 
UBND Thành phố đã giải quyết cho thuê đất 12 trường hợp cho hộ gia đình, cá 
nhân phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp. 
- Công tác chuyển mục đích sử dụng đất: trên địa bàn thành phố Vinh việc 
chuyển mục đích SDĐ của các hộ gia đình, cá nhân hầu hết là xin chuyển mục đích 
từ đất vườn, ao liền kề đất ở sang mục đích đất ở. Từ năm 2005 đến nay chưa phát 
hiện các trường hợp chuyển mục đích trái phép. 
Việc thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho người có 
đất bị thu hồi đã đáp ứng được nhu cầu đất ở, đầu tư xây dựng công trình nhưng còn 
bất cập như quá trình tiến hành dài, không dứt điểm; giải quyết vấn đề giá trị bồi 
thường chưa hợp lý đã gây nên tình trạng khiếu kiện của người bị thu hồi đất 
(UBND thành phố Vinh, 2014b). 
f) Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất 
Thành phố Vinh đã tổ chức thực hiện và đạt kết quả tương đối cao trong 
công tác cấp GCN QSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân so với mức bình quân chung của 
tỉnh và của cả nước. Tính đến nay, UBND thành phố đã cấp được trên 61.000 GCN 
QSDĐ, tỷ lệ cấp GCN QSDĐ đạt trên 92%. Còn lại khoảng 8% chưa được cấp 
GCN QSDĐ, nguyên nhân do: 
 69
- Chính sách pháp luật đất đai thường xuyên thay đổi, một số quy định thiếu 
cụ thể, không rõ ràng nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc. 
- Số hồ sơ còn lại hiện nay là những hồ sơ phức tạp và khó xử lý. Đất tách hộ 
sau năm 1993 theo quy định phải nộp tiền sử dụng đất nhưng người dân không thực 
hiện; hồ sơ còn tranh chấp về ranh giới, nguồn gốc không rõ ràng; đất cấp trái thẩm 
quyền nhưng trên bản đồ đo đạc mới thể hiện là đất nông nghiệp và chưa sử dụng. 
- Một số thửa đất vắng chủ không kê khai hồ sơ cấp GCN QSDĐ (UBND 
thành phố Vinh, 2014b). 
g) Thống kê và kiểm kê đất đai 
Hàng năm, UBND Thành phố thực hiện nghiêm túc công tác thống kê đất 
đai theo quy định. Công tác thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện 
trạng sử dụng đất đã thiết lập được một hệ thống bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp 
xã và cấp thành phố, xây dựng được cơ sở dữ liệu chuẩn về đất đai phục vụ cho việc 
hoạch định phát triển KTXH, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất góp phần sử 
dụng đất hiệu quả hơn. Đồng thời qua các kỳ thống kê, kiểm kê đã phát hiện ra một 
số tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất sai mục đích, không tuân thủ đúng quy 
định của pháp luật đất đai để kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định. 
h) Quản lý tài chính về đất 
Nguồn thu từ đất bao gồm lệ phí giao đất, thuế chuyển QSDĐ, tiền sử dụng 
đất do chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tiền thuê đấtđược thu nộp vào kho bạc 
theo đúng quy định về tài chính. Thành phố thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm 
tra tài chính về đất, kịp thời xử lý các vi phạm. 
i) Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản 
Việc chuyển QSDĐ được các ngành tích cực thực hiện nhằm thúc đẩy thị 
trường BĐS phát triển. Trong những năm qua thành phố đã làm thủ tục xác nhận 
chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền 
của người sử dụng đất và QLĐĐ theo pháp luật. 
k) Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất 
 Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là 
công việc được huyện tổ chức thường xuyên, thông qua các biện pháp tuyên truyền 
 70
để mọi người dân hiểu được quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định. UBND thành 
phố chỉ đạo chính quyền địa phương và các ngành theo dõi sát sao tình hình sử 
dụng đất, đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao. 
l) Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật đất đai 
và xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai 
 Song song với việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, thành phố đã quan 
tâm tập trung chỉ đạo chỉ đạo công tác thanh tra và xử lý thanh tra. Đến nay hầu hết 
các vụ việc phải xử lý sau thanh tra đã được thành phố thực hiện nghiêm túc. Qua 
công tác thanh tra kịp thời đã phát hiện ra vi phạm và xử lý bằng nhiều biện pháp 
như: đình chỉ việc sử dụng đất; thu hồi diện tích không sử dụng; sử dụng kém hiệu 
quả; sử dụng sai mục đích; góp phần đưa công tác QLĐĐ đi vào nề nếp. 
m) Công tác giải quyết tranh chấp đất đai, giải quyết khiếu nại và tố cáo các vi 
phạm trong việc quản lý và sử dụng đất 
Bên cạnh việc không ngừng nỗ lực trong công tác quản lý nhà nước về đất 
đai, công tác giải quyết đơn thư liên quan đến đất đai đã và đang là một trong những 
nhiệm vụ được quan tâm hàng đầu của UBND thành phố Vinh trong thời gian qua. 
Số lượng đơn thư hàng năm của UBND thành phố chiếm tỷ lệ khá cao trên địa 
bàn toàn tỉnh Nghệ An. Tính từ năm 2004 đến cuối năm 2013, UBND thành phố nhận 
được trên 8342 lượt đơn thư công dân. Do nhiều nguyên nhân nên thời gian gần đây 
tình hình khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra phức tạp, số lượng gia tăng, trong đó 
khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai chiếm số lượng lớn, khoảng 90% so với các 
khiếu nại, tố cáo trong toàn thành phố. Tình hình khiếu nại, tố cáo, tranh chấp của công 
dân trong lĩnh vực đất đai diễn ra phức tạp ở hầu hết các phường, xã trong toàn thành 
phố, nhiều nơi đã trở thành điểm nóng về đơn thư như phường Vinh Tân, phường 
Hưng Dũng, xã Nghi Phú,... Nội dung đơn thư chủ yếu liên quan đến việc bồi thường, 
giải phóng mặt bằng, yêu cầu bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện 
các dự án phát triển kinh tế và xã hội (dự án mở rộng đường Nguyễn Phong Sắc, dự án 
làm đường Phạm Đình Toái, dự án Khách sạn Hùng Hồng,) tranh chấp đất đai, khiếu 
nại liên quan đến việc cấp GCN. 
 71
Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân trong lĩnh vực đất đai 
nói riêng và đơn thư nói chung luôn là vấn đề bức bách được lãnh đạo thành phố 
quan tâm, chỉ đạo sát sao. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã 
được giải quyết dứt điểm và tỷ lệ giải quyết đơn thư của UBND thành phố luôn đạt 
mức cao (trên 90%), góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã 
hội trên địa bàn (UBND thành phố Vinh, 2014b). 
n) Quản lý các hoạt động về dịch vụ công về đất đai 
Thành phố đang thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa” và 
công khai các thủ tục hành chính về nhà đất, bước đầu ứng dụng công nghệ thông tin 
vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ, tài sản gắn liền với đất. 
3.1.3.2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố Vinh đến năm 2012 là 10.501,55 
ha, chiếm 0,64% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Nghệ An. Trong đó, hầu hết đã 
được sử dụng (97,27%), chỉ còn 286,30 ha (2,73%) đất chưa sử dụng. Tổng diện 
tích đã giao để sử dụng là 8007,05 ha chiếm tới 76,25% diện tích tự nhiên; trong đó 
38,26% được giao cho tổ chức trong nước và 37,69% được giao cho hộ gia đình, cá 
nhân (UBND thành phố Vinh, 2013). 
a) Đất nông nghiệp 
Theo số liệu trong niên giám thống kê của UBND thành phố Vinh (2013) thì 
trong tổng số 5342,23 ha đất nông nghiệp, đất sản xuất nông nghiệp chiếm tới 88,72%; 
trong đó đất trồng cây hàng năm có diện tích 3366,88 ha, chiếm 71,03% đất sản xuất 
nông nghiệp tập trung nhiều ở xã Hưng Hòa, Nghi Kim, Nghi Ân và Nghi Liên. Đất 
trồng cây lâu năm có diện tích 1372,83 ha, phân bố chủ yếu ở xã Nghi Ân, Nghi Liên 
và Nghi Đức. Đất lâm nghiệp có 109,14 ha rừng phòng hộ, chiếm 2,04% đất nông 
nghiệp, tập trung ở phường Trung Đô (54,23 ha) và xã Hưng Hoà (54,91 ha). Đất 
nuôi trồng thuỷ sản có diện tích 482,11 ha, chiếm 9,02% diện tích đất nông nghiệp. 
Đất nông nghiệp khác chỉ có 11,29 ha, đó là trang trại chăn nuôi gà và trại nghiên 
cứu thí nghiệm nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của thành phố Vinh chiếm 
tỷ lệ khá cao, tới 50,87% diện tích tự nhiên (bảng 3.1). 
 72
Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất thành phố Vinh giai đoạn 2000 - 2012 
TT 
MỤC ĐÍCH 
SỬ DỤNG ĐẤT 
Mã 
Năm 2012 
Diện tích 
năm 2000 
S.sánh 
2012-2000 
Diện tích 
(ha) (%) 
tăng (+), 
giảm (-) 
 Tổng diện tích tự nhiên 10501,55 100 6719,3 3782,25 
1 Đất nông nghiệp NNP 5342,23 50,87 3307,59 2034,64 
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 4739,69 45,13 2748,52 1991,17 
1.2 Đất lâm nghiệp LNP 109,14 1,04 108,69 0,45 
1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 482,11 4,59 447,75 34,36 
1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 11,29 0,11 2,63 8,66 
2 Đất phi nông nghiệp PNN 4873,02 46,40 3291,59 1581,43 
2.1 Đất ở OTC 1371,14 13,06 876,29 494,85 
2.2 Đất chuyên dùng CDG 2749,37 26,18 1689,71 1059,66 
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 11,26 0,11 7,04 4,22 
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 158,82 1,51 112,01 46,81 
2.5 
Đất sông suối và mặt 
nước chuyên dùng 
SMN 582,14 5,54 579,46 2,68 
2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,29 0,00 27,08 -26,79 
3 Đất chưa sử dụng CSD 286,30 2,73 120,12 166,18 
3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 286,30 2,73 120,12 166,18 
b) Đất phi nông nghiệp 
Thành phố Vinh hiện có 4873,02 ha đất phi nông nghiệp, chiếm tới 46,40% 
diện tích đất tự nhiên. Đất ở có 1371,14 ha, có tới 93,05% diện tích đất ở được giao 
cho hộ gia đình cá nhân sử dụng. Đất ở đô thị có diện tích 870,68 ha chiếm 63,50%, 
phân bố ở 16 phường, bình quân diện tích đất ở trên người là 28m2 và 121m2/hộ, chỉ 
xấp xỉ bằng 2/3 định mức đất ở khu vực đô thị (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 
2006). Đất ở nông thôn có diện tích 500,46 ha, chiếm 36,50%; phân bố ở 9 xã. Bình 
quân đất ở nông thôn 46m2/người và 207m2/hộ, thấp hơn so với bình quân chung 
của tỉnh. Đất chuyên dùng có 2749,37 ha, chiếm tới 56,42% đất phi nông nghiệp. 
Đất tôn giáo tín ngưỡng có 11,26 ha; đất nghĩa trang, nghĩa địa có 158,82 ha. Đất 
sông suối mặt nước chuyên dùng có 582,14 ha. Đất phi nông nghiệp khác chỉ có 
0,29 ha (UBND thành phố Vinh, 2013). 
 73
Kết quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất phi nông nghiệp cho thấy bình quân 
diện đất cơ sở giáo dục trên đầu người nằm trong định mức. Bình quân diện tích đất 
cơ sở văn hóa trên người cao hơn từ 2,04 - 2,59 lần; đất cơ sở y tế cao hơn từ 2,30 - 
2,69 lần; đất chợ cao hơn từ 1,46 - 2,94 lần so với định mức sử dụng đất (Bộ Tài 
nguyên và Môi trường, 2006). Chỉ có bình quân diện tích đất ở nông thôn, đất ở đô 
thị và đất thể thao là thấp hơn so với định mức. 
c) Đất chưa sử dụng 
 Đất chưa sử dụng của thành phố Vinh chỉ còn 286,30 ha đất bằng chưa sử 
dụng, chiếm 2,73% diện tích tự nhiên. 
3.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 
3.1.4.1. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 
- Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh 
Nghệ An, là trung tâm văn hóa, kinh tế, xã hội của vùng Bắc Trung Bộ, có vị trí 
thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế văn hoá và xã hội. 
- Thành phố Vinh có vai trò đặc biệt quan trọng về địa lý kinh tế và chính trị 
đối với tỉnh Nghệ An, do nằm tại vị trí có điều kiện giao lưu thương mại, kinh tế với 
các tỉnh nằm phía đông nam Trung Quốc và 10 tỉnh ven biển của Việt Nam từ 
Quảng Ninh đến Quảng Trị. Đồng thời nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây 
ngoài việc thu hút hàng hoá từ các nước trong khu vực ASEAN như CHDCND Lào, 
Đông bắc Thái Lan, Myanmar ... thông qua các cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (đường 
QL7), Cầu Treo (đường QL8) xuất khẩu ra các cảng biển Cửa Lò, Vũng Áng ... 
Thành phố Vinh còn có điều kiện thu hút khách du lịch đến thăm. 
- Thành phố Vinh có hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt chạy qua 
nối thành phố Vinh với các địa phương khác tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở 
rộng quan hệ và giao lưu kinh tế, tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật, góp phần 
thúc đẩy phát triển KTXH của thành phố theo tiến trình CNH-HĐH. Thành phố Vinh 
có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối phát triển từ giao thông đến cấp điện, cấp thoát 
nước, bưu chính viễn thông đến hệ thống các trường đào tạo chuyên ngành. Quỹ đất 
hiện nay của thành phố thuận lợi để phát triển đô thị, ngoài ra thành phố còn có khả 
năng mở rộng liên kết với các địa phương lân cận thành vùng đô thị Vinh. 
 74
- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, thành phố Vinh nằm trong vùng chịu 
ảnh hưởng của nhiều hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng (gió Lào, gió 
Tây Nam), bão, lụt gây nhiều cản trở đến xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và đô thị 
hoá, công nghiệp hoá và đời sống sinh hoạt của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng kinh 
tế khá cao nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của một trung tâm vùng, 
chưa có những ngành mũi nhọn để tạo ra động lực cho phát triển đột phá về kinh tế. 
Lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn chưa cao. Thành phố 
còn thiếu quy hoạch đồng bộ các ngành, lĩnh vực và quy hoạch trật tự văn minh đô 
thị, vệ sinh môi trường. 
3.1.4.2. Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai 
 - Từ khi Luật Đất đai năm 2003 được ban hành, được sự chỉ đạo của UBND 
tỉnh, công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Vinh đang từng 
bước đi vào nề nếp. Bộ máy ngành QLĐĐ từ thành phố đến các phường, xã được 
củng cố, kiện toàn, đội ngũ cán bộ được nâng cao trình độ chuyên môn cũng như 
trình độ chính trị, các xã, phường đều có cán bộ KTXH địa chính chuyên trách. 
Chính vì vậy, công tác quản lý nhà nước về đất đai có hiệu quả cao, góp phần đáng 
kể vào việc phát triển KTXH của thành phố. Nhìn chung trong những năm qua công 
tác quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực 
không chỉ trong công tác ban hành các văn bản pháp luật về đất đai mà còn trong 
công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đất đai một cách rộng rãi cho mọi người 
dân, giúp người sử dụng đất trên địa bàn thành phố có ý thức trách nhiệm trong việc 
sử dụng đất đai. Tình hình QLĐĐ trên địa bàn thành phố tương đối chặt chẽ; kịp thời 
phục vụ cho việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phục vụ cho các dự án đầu tư. 
- Thành phố Vinh là đô thị loại I đang trong giai đoạn tập trung xây dựng, 
nhiều dự án đô thị, chung cư, cụm công nghiệp được xây dựng trên đất nông nghiệp 
nên diện tích đất đai các loại có biến động nhiều. Thị trường BĐS ở thành phố Vinh 
đang diễn ra hết sức sôi động. 
- Bên cạnh những mặt đạt được thì công tác QLĐĐ của thành phố Vinh vẫn 
còn những tồn tại như: việc lập hồ sơ giao đất, cho thuê đất còn nặng về thủ tục 
 75
hành chính thiếu sự kiểm tra đôn đốc. Việc lập và hoàn thiện hồ sơ địa chính còn 
nhiều bất cập. Hiện vẫn đang tồn tại các loại bản đồ địa chính với các hệ tọa độ 
khác nhau, bản đồ không được cập nhật thường xuyên. Chưa hoàn chỉnh việc cấp 
GCN QSDĐ, HTTT về đất đai còn nhiều tồn tại chưa đáp ứng được nhu cầu cung 
cấp thông tin về đất đai cho các ngành và cho người sử dụng đất. Tình trạng giao 
đất, cho thuê đất không đúng thẩm quyền, sử dụng đất không đúng mục đíchvẫn 
còn diễn ra; chưa quan tâm đến bảo vệ môi trường sinh thái. 
 Do đó, trong thời gian tới nhằm thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà 
nước về đất đai cần thực hiện tiếp tục cải cách hành chính trong hoạt động dịch vụ 
công về đất đai, ứng dụng công nghệ thông tin vào QLĐĐ, tập huấn nâng cao trình 
độ cán bộ địa chính các cấp, tăng cường việc thanh tra, kiểm tra về sử dụng đất đai, 
có chính sách hỗ trợ đền bù thoả đáng và tạo công ăn việc làm cho người dân mất 
đất sản xuất. 
3.2. Đánh giá thực trạng hệ thống địa chính thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An 
3.2.1. Hồ sơ địa chính 
3.2.1.1. Hiện trạng hồ sơ địa chính tại thành phố Vinh 
Thành phố Vinh có 25 phường xã, trong đó có 5 xã là Hưng Chính, Nghi 
Liên, Nghi Đức, Nghi Kim, Nghi Ân và 4 xóm của xã Hưng Thịnh (nhập vào 
phường Vinh Tân) được sát nhập vào thành phố Vinh năm 2008. 
a) Về bản đồ 
- Tình hình đo đạc lập bản đồ trên địa bàn thành phố Vinh được đánh giá qua 
từng giai đoạn như sau: 
+ Giai đoạn thực hiện chỉ thị 299/TTg ngày 10/11/1980 của Thủ tướng 
Chính phủ các địa phương trên địa bàn thành phố đã sử dụng các tư liệu cũ dùng 
bàn đạc, thước cải tiến, thước dây để tiến hành đo đạc chỉnh lý lập bản đồ giải thửa 
(tên gọi lúc bấy giờ) để phục vụ công việc đăng ký, phân hạng đất, thống kê đất đai. 
Kết quả trong các năm từ năm 1984 đến năm 1989 đã đo đạc, chỉnh lý lập được 204 
tờ bản đồ với tỷ lệ 1/2000. Hiện nay bản đồ này bị thất lạc nhiều chủ yếu được sử 
dụng làm tài liệu tra cứu tại các xã, phường và tại thành phố Vinh. 
 76
+ Giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1994, thành phố Vinh đã tập trung đo đạc 
lập bản đồ theo phương pháp toàn đạc truyền thống (dùng máy kinh vĩ để đo), bản 
gốc được thực hiện trên các bản kẽm hoặc giấy bồi, tính diện tích chủ yếu bằng lưới 
ô vuông. Bản gốc lưu giữ tại sở Địa chính (sau đổi tên thành sở Tài nguyên và Môi 
trường). Các bản sao có kích thước khác với bản gốc được sử dụng thường xuyên 
tại các xã, phường và tại thành phố Vinh. Tỷ lệ đo đạc chủ yều tỷ lệ 1/500. Ở các 
xã, vùng đất nông nghiệp đo đạc tỷ lệ 1/200. Bản đồ này được sử dụng nhiều ở các 
xã, phường cho đăng ký cấp GCN QSDĐ theo Nghị định 60/CP của Chính phủ và 
được sử dụng xây dựng bảng giá đất tại các địa phương. Các xã ở địa bàn Hưng 
Nguyên và Nghi Lộc (trước khi nhập vào thành phố Vinh) không được đo đạc trong 
thời điểm này. Toàn thành phố Vinh lúc này đã đo đạc được 508 tờ bản đồ. Hiện 
nay bản gốc được lưu trữ tương đối tốt tại sở Tài nguyên và Môi trường, còn các 
bản đồ sao thì cũng bị hư hỏng biến dạng nhiều chủ yếu làm tài liệu tham khảo tại 
các xã, phường, thị trấn khi giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình sử dụng 
đất trước đây. 
+ Giai đoạn từ năm 1999 đến nay: thành phố Vinh đã được đo đạc lập bản 
đồ địa chính theo công nghệ mới đó là toàn đạc điện tử. Trong đó có 23 phường xã 
được đo đạc theo lập BĐĐC theo tọa độ HN72 và quy trình quy phạm cũ theo Luật 
Đất đai sửa đổi bổ sung năm 1998. Có 2 xã là Nghi Ân và Nghi Đức được đo đạc 
lập BĐĐC sau năm 2008 nên bản đồ được lập theo hệ tọa độ VN2000 và quy trình, 
quy phạm theo Luật Đất đai năm 2003 (mã loại đất; phân lớp...). Bản đồ địa chính 
của 22 xã, phường chủ yếu được đo với tỷ lệ 1/500. Có 3 xã là Hưng Chính, Nghi 
Kim và Nghi Liên được đo đạc lập bản đồ địa chính khi đang thuộc địa giới hành 
chính của huyện Hưng Nguyên và huyện Nghi Lộc do vậy được đo với tỷ lệ 1/2000. 
- Tình hình chỉnh lý biến động bản đồ: Các bản đồ được lập thời kỳ thực hiện 
chỉ thị 299/TTg và thời kỳ 1991 đến 1994 hầu như không được cập nhật chỉnh lý 
biến động. Giai đoạn từ năm 1999 đến nay BĐĐC được lưu tại Văn phòng Đăng ký 
QSDĐ và UBND các xã, phường dưới dạng giấy và dạng số, các biến động về đất 
đai chỉ được thực hiện chỉnh lý trên bản đồ số từ khi thành lập Văn phòng Đăng kí 
 77
QSDĐ thành phố cho tới nay, các biến động trước đó không được cập nhật chỉnh lý. 
Các biến động được cập nhật, chỉnh lý theo quy định và được thông báo về Văn 
phòng đăng kí QSDĐ cấp tỉnh, UBND các phường, xã được biết để cùng cập nhật, 
chỉnh lý. Bên cạnh đó vẫn còn các biến động đất đai ở dưới phường, xã mà hồ sơ 
không chuyển qua Văn phòng Đăng ký QSD đất thành phố như mở rộng giao thông 
nội đồng, giao thông trong khu dân cư (không phải do thực hiện dự án của Nhà 
nước) thì chưa được cập nhật chỉnh lý biến động, nhất là ở các xã mới nhập vào 
thành phố (UBND thành phố Vinh, 2012b). 
b) Về các loại sổ sách 
- Giai đoạn khi thực hiện Chỉ thị 299/TTg: Do thời điểm này các phường xã 
trên địa bàn thành phố Vinh (theo ranh giới hành chính cũ) chủ yếu tập trung cho 
khâu đo đạc, chỉnh lý mà không thực hiện đăng ký nên chưa lập được các loại sổ 
sách theo quy định. Chỉ có 5 xã trước đây thuộc địa bàn huyện Hưng Nguyên và 
huyện Nghi Lộc đã thực hiện kê khai đăng ký cấp GCN QSDĐ theo Nghị định 
64/CP của Chính phủ nên đã lập được các loại sổ như sổ mục kê ruộng đất, sổ đăng 
ký mẫu 5a, 5b, sổ

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hien_dai_hoa_he_thong_dia_chinh_trong_qua.pdf