Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 150 trang nguyenduy 05/07/2025 50
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai

Luận án Nghiên cứu hiện trạng phân bố và giải pháp bảo tồn, phát triển loài thiên môn chùm (asparagus racemosus willd.) tại tỉnh Gia Lai
vệ rừng, sản xuất kinh doanh lâm nghiệp. Đã giao khoán quản lý bảo vệ rừng và hợp 
55 
đồng bảo vệ rừng 152.833 ha rừng, đạt 88,59% kế hoạch; chăm sóc 10.518 ha rừng, 
đạt 100% kế hoạch; khai thác gỗ rừng trồng 132 nghìn m3, đạt 132% kế hoạch (giảm 
4,41% so với cùng kỳ). 
b) Công nghiệp 
Tình hình thời tiết diễn biến thuận lợi đã đảm bảo nguồn nguyên liệu, phát huy 
hiệu quả công suất thiết kế của các nhà máy chế biến và các nhà máy thủy điện. Bên 
cạnh đó, một số nhà máy đầu tư mới đã đi vào hoạt động như: Nhà máy điện mặt trời - 
Công ty cổ phần Điện Gia Lai (công suất 49MW); nhà máy thủy điện Krông Pa 2 
(15MW); nhà máy thủy điện Ayun Trung (13,5 MW); nhà máy thủy điện Pleikeo 
(10,5MW) góp phần cho ngành công nghiệp đạt mục tiêu kế hoạch đề ra và tăng so với 
cùng kỳ. 
Giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) ước đạt 19.693 tỷ đồng, bằng 
100,15% kế hoạch, tăng 8,92% so với cùng kỳ; trong đó công nghiệp khai khoáng đạt 
76,67% kế hoạch, giảm 19,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 100,02% kế hoạch, 
tăng 11,47%; công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước đạt 101,26% kế hoạch, 
tăng 5,44%; công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải đạt 
100,26% kế hoạch, tăng 6,86% 
c) Đầu tư - xây dựng 
Vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước năm 2018 phần do tỉnh quản lý 
là 3.276,71 tỷ đồng. Ước đến ngày 30/11/2018, khối lượng thực hiện 1.650 tỷ đồng, 
giải ngân 1.970 tỷ đồng, đạt 60,1% kế hoạch (Vốn cân đối ngân sách tỉnh giải ngân 
950 tỷ đồng, đạt 61,6% kế hoạch, vốn ngân sách trung ương giải ngân 1.020 tỷ đồng, 
đạt 58,8% kế hoạch). UBND tỉnh thường xuyên chỉ đạo tập trung tháo gỡ các khó 
khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện đảm bảo hoàn thành kế hoạch, nên tiến 
độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản năm 2018 có chuyển biến tích cực. 
d) Thương mại - xuất nhập khẩu 
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 58.300 tỷ đồng, bằng 
101,39% kế hoạch, tăng 13,53% so với cùng kỳ. hỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 
tăng 0,21% so với tháng 9, tăng 3,18% so với cùng kỳ và tăng 2,49% so với cuối năm 
2017. Tính chung 10 tháng chỉ số CPI tăng 3,04% so với cùng kỳ. 
Kim ngạch xuất khẩu năm 2018 ước thực hiện 470 triệu USD, đạt 100% kế 
hoạch, tăng 4,44% so với cùng kỳ. Mặc dù giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ 
lực như: cà phê, cao su, tiêu hạt... giảm so với cùng kỳ nhưng khối lượng xuất khẩu 
các mặt hàng cà phê, cao su tăng đã làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu. 
Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 90 triệu USD, đạt 104,65% kế hoạch, giảm 
31,29% so với cùng kỳ. Chủ yếu do giảm nhập mặt hàng gỗ nguyên liệu và sắn lát. 
56 
3.2.2. Tình hình văn hóa - xã hội 
+ Giáo dục - Đào tạo: Hoạt động dạy và học đảm bảo theo kế hoạch, các đề án, 
kế hoạch, chương trình phát triển giáo dục - đào tào, các nhiệm vụ trọng tâm của năm 
học 2018-2019 được toàn ngành thực hiện nghiêm túc, tích cực. Các chế độ, chính sách 
đối với giáo viên và học sinh được thiện hiện đúng, đủ và kịp thời. Tập trung nâng cao 
chất lượng giáo dục toàn diện; kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 được tổ chức 
nghiêm túc, an toàn; tỷ lệ tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2018 đạt 95,55%, (tăng 2,71% 
so với năm 2017). 
+ Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình: Tính đến năm 2019, dân số toàn tỉnh Gia 
Lai đạt gần 1.582.000 người, bao gồm 34 cộng đồng dân tộc cùng sinh sống. Trong đó, 
người Việt (Kinh) chiếm 52% dân số. Còn lại là các dân tộc Jrai (33,5%), Bahnar 
(13,7%), Giẻ-triêng, Xơ-đăng, Thái, Mường...Dân số trong độ tuổi lao động chiếm 
khoảng 53%; lao động đã qua đào tạo chiếm trên 30% tổng số lao động xã hội. 
Mạng lưới và nguồn lực y tế không ngừng được củng cố và phát triển. Toàn tỉnh 
hiện có 3.790 giường bệnh (tuyến tỉnh 2.060 giường, tuyến huyện 1.730 giường), đạt tỷ lệ 
26 giường bệnh/vạn dân; 4.475 cán bộ y tế (trong đó 1.127 bác sỹ, 328 dược sĩ), có 2.082 
nhân viên y tế thôn bản, đạt tỷ lệ 7,73 bác sĩ/vạn dân; 88% số xã có bác sỹ; 100% số xã có 
nữ hộ sinh. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 77,5%. 
+ Thông tin - truyền thông - phát thanh truyền hình: Cơ sở hạ tầng, các thiết bị 
thuộc mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định. Toàn tỉnh 
có 1.518 trạm thu phát sóng (BTS). Tỷ lệ thuê bao điện thoại đạt 89,14% thuê bao/100 
dân; tỷ lệ sử dụng Internet đạt 50,02%. Doanh thu bưu chính, viễn thông ước đạt 1.681 
tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. 
+ Lao động, thương binh và xã hội: UBND tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt việc thực 
hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, với nhiệm vụ trọng tâm là 
đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, hạn chế tái nghèo, đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu không 
còn hộ nghèo là người có công, giảm tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo trong vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số. Đến cuối năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 10,04% 
(còn 34.873 hộ nghèo), giảm 3,3% so với năm 2017. Trong năm đã giải quyết việc làm 
25.130 lao động, đạt 100,5% kế hoạch, tăng 0,28% so với cùng kỳ, trong đó: Xuất 
khẩu lao động 1.430 người, đạt 102,1% kế hoạch, tăng 2,5%. Tuyển sinh đào tạo nghề 
các cấp cho 12.223 người, đạt 100,02% kế hoạch; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ước 
đạt 33% ... (UBND tỉnh Gia Lai, 2019 [43]). 
Nhận xét chung 
Gia Lai có vị trí đắc địa trong các tỉnh Tây Nguyên, là cửa ngõ giao thương 
thuận lợi với các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên cùng với nước láng giềng 
57 
Cămpuchia. Tỉnh Gia lai có điều kiện khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ với nguồn tài 
nguyên vô cùng phong phú và đa dạng,là tiềm năng, thế mạnh giúp Gia Lai phát 
triển kinh tế - xã hội. 
Trong năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Tăng 
trưởng tổng sản phẩm đạt 8,0%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý. Các chương trình, 
dự án nông nghiệp được chú trọng thực hiện (nhất là chương trình tái canh cây cà phê, 
tưới tiết kiệm nước); không xảy ra dịch bệnh lớn trên cây trồng, vật nuôi. 
Tuy nhiên, trong thời gian gần đây tỉnh Gia Lai mới bắt đầu quan tâm đến phát 
triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác tiềm năng về đất đai và khí hậu, 
cũng như thảm thực vật hiện có. Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 03/7/2019 của Ban 
chấp hành Đảng bộ tỉnh (Khóa XV) về bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn 
tỉnh Gia Lai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Nghị quyết đặt ra mục tiêu cụ 
thể: Đến năm 2025 hoàn thành công tác điều tra, thống kê, tổ chức bảo tồn và khai 
thác bền vững dược liệu trong tự nhiên; phát triển khoảng 2.500 hecta vùng nuôi trồng 
dược liệu tập trung đối với một số loài có giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ; hình 
thành ít nhất 2 cơ sở sản xuất giống dược liệu để sản xuất, cung cấp cây con chất 
lượng cao cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Đến năm 2030, nâng 
tổng diện tích vùng nuôi trồng dược liệu lên 5.000 hecta trở lên; hình thành mới ít nhất 
2 cơ sở chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trên địa bàn tỉnh để thu mua, 
tiêu thụ các sản phẩm dược liệu được sản xuất. 
Như vậy, với kết quả nghiên cứu về loài Thiên môn chùm sẽ bổ sung vào danh 
mục các cây thuốc bản địa có giá trị dược liệu và thương mại cao, thu hút đầu tư gây 
trồng và phát triển nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu, góp phần tạo công 
việc làm, tăng thu nhập cho người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương. 
58 
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Danh pháp khoa học và đặc điểm sinh vật học của loài Thiên môn chùm 
4.1.1. Giám định loài và xác định danh pháp khoa học 
a) Kết quả giám định theo phương pháp hình thái so sánh: 
Đối chiếu hình thái mẫu vật của loài Thiên môn chùm thu được ở thực địa, so 
sánh với tài liệu của Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000) [14], Flora of China [64] và 
 [103], đã cho kết quả loài cây bản địa phân bố tự nhiên tại 
tỉnh Gia Lai chính là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Willd.), (phụ lục 4.1). 
b) Kết quả giám định loài theo phương pháp phân tích cấu trúc phân tử: 
 Vùng trình tự ITS1: Giải trình tự ITS1 được mô phỏng như sau (Hình 4.1) 
Hình 4.1. Giải trình tự ITS1 sắp xếp thẳng hàng theo chiều xuôi và ngược [44]. 
- Xây dựng cây phả hệ (Hình 4.2): 
Hình 4.2. Cây phả hệ vùng trình tự ITS1 của MẪU AS so với các loài thuộc chi 
Asparagus từ cơ sở dữ liệu GeneBank [44]. 
59 
 Vùng trình tự matK: 
- Giải trình tự matK được mô phỏng như sau (Hình 4.3): 
Hình 4.3. Giải trình tự matK sắp xếp thẳng hàng theo chiều xuôi và ngược [44]. 
- Kết quả xây dựng cây phả hệ (Hình 4.4): 
Hình 4.4. Cây phả hệ vùng trình tự matK của MẪU AS so với các loài thuộc chi 
Asparagus từ cơ sở dữ liệu GeneBank [44]. 
60 
 Kết luận về cấu trúc di truyền: 
- Trong sơ đồ cây phả hệ vùng trình tự ITS1 MẪU AS (mẫu phân tích) xếp gọn 
giữa 02 taxa Asparagus racemosus GU474426 và A. racemosus KR215620 đã được 
công bố trên GenBank với độ tin cậy (bootstrap) 99% (Hình 4.2); MẪU AS và 02 taxa 
Asparagus cochinchinensis JN171595 và A. cochinchinensis JN171599 xếp ở 02 
nhánh phả hệ khác nhau (Hình 4.2). 
- Trong sơ đồ cây phả hệ vùng trình tự MatK (hình 4.4), MẪU AS xếp chung 
nhóm với loài Asparagus rcemosus KR215620 với độ tin cậy (bootstrap) 64%; MẪU 
AS và loài Asparagus cochinchinensis xếp ở 2 nhánh phả hệ khác nhau (Hình 4.4). 
Kết luận giám định: Mẫu lá (MẪU AS) mang phân tích có quan hệ di truyền 
gần với loài Asparagus racemosus Willd (phụ lục 4.2). 
Như vậy có thêm một bằng chứng đáng tin cậy nữa để khẳng định đối tượng 
nghiên cứu của luận án - loài cây thuộc chi Asparagus phân bố tự nhiên ở tỉnh Gia Lai, 
Việt Nam chính là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Willd.), điều mà học giả 
Phạm Hoàng Hộ (1999, 2000) [14] đã đề cập đến trong công trình nghiên cứu của ông. 
Từ kết quả này, đề tài đã chuyển tên gọi tạm thời của đối tượng nghiên cứu ban 
đầu là Thiên môn bản địa có xuất xứ tại tỉnh Gia Lai (Asparagus sp.) thành tên gọi 
chính thức là Thiên môn chùm (Asparagus racemosus Willd.) khi công bố kết quả 
nghiên cứu. 
4.1.2. Đặc điểm sinh vật học của loài Thiên môn chùm 
4.1.2.1. Đặc điểm hình thái 
- Thân cây: Thiên môn chùm là một loài cây dây leo dài 2-3 m, đường kính 
1,5-4,5 mm (trung bình 2,89 mm), có gai nhọn, cứng, dài 2-5 mm, hơi uốn cong về 
phía dưới. Thân và cành non nhẵn, màu xanh khi đang non, và chuyển sang màu vàng 
xanh khi về già. 
- Lá: Lá dạng vảy nhỏ ở phần thân sát gốc, sớm rụng. Diệp chi (lá giả do cành 
nhỏ phân hóa thành và thực hiện các chức năng sinh lý của lá) màu xanh chụm 2-3 
(Võ Thị Minh Phương và cs, 2017 [30]), hay 2-6, thường là 3 (có khi lên đến 8) hơi 
cong, mặt cắt lá có 3 cạnh, dài 10-40 mm, rộng 0,5-0,8 mm (hình 4.5). 
- Hoa: Hoa lưỡng tính, màu trắng kem, có mùi thơm dịu, mọc thành chùm đơn 
dài 1-4 cm, cuống hoa dài 1,5-3 mm; có 6 lá đài và 6 cánh hoa, 6 tiểu nhụy đều nhau, 
dài 0,7 mm; vòi nhụy ngắn, chẻ ba. Bầu noãn 3 buồng, không lông (hình 4.5). 
61 
Hình 4.5. Hoa của loài TMC: A. Cành mang hoa; B. Chùm hoa 
- Quả: Dạng quả mọng có 3 múi hơi tròn, có 3 ngăn, nhưng 1-2 ngăn thường 
không mang hạt. Kích thước quả: phần rộng nhất đạt 7,8-12,1 mm (trung bình 9,3 
mm); phần hẹp nhất 6,7-11,7 mm (trung bình 8,02 mm); chiều cao quả đạt 6,1-9 mm 
(trung bình đạt 7,2 mm). Quả khi chín có màu đỏ, chứa 1-3 hạt, có khi 5-7 hạt; hạt 
màu đen bóng, hình elip hoặc hơi dẹt, đường kính 3,5-5,5 mm (hình 4.6). 
Hình 4.6. Quả của loài TMC: A. Mặt cắt ngang quả; B. Hạt; C. Quả 
- Rễ: Dạng rễ củ thon đều hình đũa, màu vàng nhạt, dài 10-40 cm, cá biệt dài 
đến 100 cm, đường kính 6-10 mm, có tim ruột nhỏ, ít rễ con (hình 4.7). 
62 
Hình 4.7. Rễ của loài TMC: A và B- Hình dạng rễ củ 
4.1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển 
Cũng như các loài cây khác, Thiên môn chùm có chu kỳ sinh trưởng và phát triển 
gắn liền với đặc điểm khí hậu và đất đai nơi chúng phân bố trong điều kiện tự nhiên. 
Mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường sống được biểu thị bởi những hiện tượng thay 
đổi vật hậu của sinh vật trong năm mang tính chu kỳ và di truyền cho thế hệ sau. Việc 
các định được chu kỳ sinh trưởng và phát triển của loài sẽ là cơ sở khoa học giúp chúng 
ta lựa chọn các biện pháp kỹ thuật phù hợp tác động vào đối tượng cây trồng nhằm nâng 
cao năng suất và chất lượng. Ngoài ra, việc nắm được thời kỳ chín và thời kỳ rơi rụng 
của quả, hạt có ý nghĩa rất lớn đối với việc thu hái, bảo quản hạt giống. 
Kết quả khảo sát tại thực địa cho thấy: Thiên môn chùm là loài cây sống đa niên 
và có chu kỳ phát triển theo mùa trong năm rất rõ rệt và ổn định. Tuy vậy, mặc dù 
cùng trong tỉnh Gia Lai nhưng các chủng quần phân bố tại các địa phương thuộc phía 
Tây dãy Trường Sơn và vùng trung tâm có điểm khởi đầu các giai đoạn phát triển sớm 
hơn so với với các địa phương thuộc phía Đông dãy Trường Sơn. 
63 
Bảng 4.1. Đặc điểm vật hậu của loài Thiên môn chùm tại khu vực nghiên cứu 
TT Hiện tượng vật hậu Thời gian Đặc điểm vật hậu 
(1) (2) (3) (4) 
1 Cơ quan sinh dưỡng 
1.1 Chồi, lá non (diệp chi) 
 a Ra chồi, thân, lá non 
Tháng 4-5* 
Tháng 5-6** 
- Chồi thân nhú lên từ gốc (giống chồi 
Măng tây), sinh trưởng rất nhanh về 
chiều cao, màu xanh và mang những lá 
hình vảy màu xám nâu sớm rụng; thân 
có gai nhọn ngắn. 
- Cành mọc ra từ nách lá ban đầu, sau 
đó mọc các lá hình kim màu xanh đậm, 
lá tồn tại cho đến khi lụi tàn cùng 
thân chính. 
 b Thân, lá lụi tàn 
Tháng 1-2 
năm sau*; 
Tháng 2-3 
năm sau** 
Cây ngừng sinh trưởng, thân, cành và lá 
chuyển dần sang màu vàng, màu nâu và 
lụi tàn theo trình tự lá, cành, thân chính 
1.2 Rễ củ 
 a Ra rễ củ mới 
Tháng 4-6* 
Tháng 5-7** 
Rễ củ hình thành từ rất sớm và phát 
triển nhanh, tồn tại trong thời gian lâu 
hơn so với phần thân, lá 
b Rễ củ bị khô, thối 
Tháng 4-5 
năm sau*; 
Tháng 5-6 
năm sau** 
Rễ củ có hiện tượng khô màu xám nâu 
(nắng hạn), hoặc thối màu đen xám (khi 
gặp mưa), hiện tượng khô/thối từ đầu rễ 
củ dần vào gốc. 
2 Cơ quan sinh sản 
2.1 Ra nụ, nở hoa 
Tháng 6-7* 
Tháng 7-8** 
Hoa hình thành nụ nhỏ màu xanh, mọc 
thành dạng chùm đơn, sau đó nở thành 
hoa màu trắng nhỏ 2,5 - 3 mm, mùi 
thơm dịu 
2.2 Hình thành quả 
Tháng 6-7* 
Tháng 7-8** 
Quả mới hình thành màu xanh nhạt, vè 
sau chuyển sang màu xanh đậm, quả có 
3 múi hơi tròn. 
2.3 
Quả già, chín 
hình thái 
Tháng 9-10* 
Tháng 10-1** 
Quả già màu xanh chuyển dần sang 
xanh đen, cuối cùng là màu đỏ trước 
khi rơi rụng 
2.4 
Quả rơi rụng, 
phát tán 
Tháng 10-11* 
Tháng 11-2** 
Quả màu đỏ dần chuyển sang thâm đen, 
thối rửa (gặp mưa), làm hạt rơi xuống 
mặt đất. Hoặc khô xác bọc lấy hạt, bám 
dai trên cành và lụi tàn theo thân. 
Ghi chú: * Thời vụ đối với các địa phương thuộc phía Tây dãy Trường Sơn và vùng trung 
tâm tỉnh Gia Lai; ** Thời vụ đối với các địa phương thuộc phía Đông dãy Trường Sơn. 
64 
Bảng 4.2. Chu kỳ sinh trưởng và phát triển của loài Thiên môn chùm 
Thời 
gian 
Các tháng trong năm 
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII 
Năm 
 thứ 
nhất 
 Ra thân, lá non 
 Ra rễ củ mới 
 Ra nụ, nở hoa 
 Hình thành quả 
 Quả già, chín 
 Quả rơi rụng 
Năm 
thứ hai 
Thân, lá lụi 
tàn 
 Bảng 4.1 và 4.2 cho thấy, TMC ra chồi thân và lá non vào khoảng tháng 4-6 khi 
bắt đầu có những cơn mưa đầu mùa, cũng trong thời kỳ này rễ củ cũng bắt đầu hình 
thành và phát triển mạnh. Đây chính là khoảng thời gian ảnh hưởng rất lớn đến năng 
suất và chất lượng rễ củ, vì vậy, nên lưu ý chế độ chăm sóc phù hợp cho TMC trong 
thời kỳ này. 
 Thiên môn chùm bắt đầu thời kỳ tàn lụi phần thân, lá từ tháng 1-3 hàng năm, và 
đây cũng là thời điểm cần tiến hành thu hoạch rễ củ cho sản lượng và chất lượng tốt 
nhất. Điều này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trần Minh Đức và Lê 
Thị Diên (2015) [11]. Mặt khác, đối với loài TMC, cần theo dõi và thu hái quả vào 
tháng 9-11 hàng năm, sẽ đảm bảo sản lượng và chất lượng hạt giống tốt, phục vụ gieo 
ươm và gây trồng. 
4.1.2.3. Đặc điểm tái sinh 
a) Hiện trạng tái sinh 
Đặc điểm tái sinh của một loài cây phản ánh khả năng thích nghi với điều kiện 
sống trong môi trường tự nhiên. Những loài cây có khả năng tái sinh mạnh thường 
chiếm ưu thế và có khả năng tồn tại cao hơn những loài cây khác (có khả năng tái sinh 
kém) trong môi trường tự nhiên. Kết quả nghiên cứu cho thấy loài TMC có khả năng 
tái sinh hạt và tái sinh chồi trong tự nhiên được trình bày ở bảng 4.3. 
65 
Bảng 4.3. Hiện trạng tái sinh tự nhiên của Thiên môn chùm 
TT Địa phương 
Độ 
tàn 
che TB 
Mật độ 
(cây/ha) 
Nguồn gốc 
tái sinh 
Chất lượng 
tái sinh 
Cây 
mẹ 
Cây 
tái 
sinh 
Tổng 
cộng 
Hạt 
(%) 
Chồi 
(%) 
Tốt 
(%) 
TB 
(%) 
Xấu 
(%) 
1 Kong Chro 0,1 54 104 158 17,3 82,7 20,7 31,4 47,9 
2 Krông Pa 0,1 47 94 141 13,7 86,3 10,5 36,7 52,8 
3 KBang 0,1 61 79 140 5,0 95,0 4,2 19,5 76,3 
4 Mang Yang 0,1 30 111 141 85,4 14,6 8,9 32,5 58,6 
5 Chư Pưh 0,1 58 87 145 7,5 92,5 5,8 25,3 68,9 
6 Đức Cơ 0,1 48 85 133 12,5 87,5 7,6 21,6 70,8 
TB 0,1 50 93 143 23,6 76,4 9,6 27,8 62,6 
Bảng 4.3 ghi nhận, mật độ phân bố của loài TMC ở khu vực nghiên cứu đạt 
trung bình 143 cây/ha, trong đó mật độ cây mẹ là 50 cây/ha và mật độ cây tái sinh đạt 
trung bình 93 cây/ha. Điều này cho thấy mật độ tái sinh tự nhiên của TMC là rất thấp, 
tại địa bàn huyện Mang Yang có mật độ tái sinh cao nhất (111 cây/ha), tiếp theo là 
Kông Chro (104 cây/ha), và thấp nhất tại huyện KBang (79 cây/ha). Tỷ lệ tái sinh chồi 
chiếm 76,4% cao hơn 3,2 lần so với nguồn gốc tái sinh hạt (23,6%). 
 Chất lượng tái sinh triển vọng (loại tốt) chiếm tỷ lệ rất thấp 9,6%, chất lượng tái 
sinh mức trung bình là 27,8%, trong khi đó chất lượng tái sinh kém chiếm tỷ lệ đến 
62,6% cao gấp 6,5 lần so với chất lượng tái sinh triển vọng. 
 Kết quả phỏng vấn người dân địa phương và qua quá trình điều tra hiện trường 
cho thấy: Do sinh cảnh tự nhiên nơi TMC phân bố đã bị con người tác động mạnh (chặt 
phá lấy đất canh tác, chăn thả gia súc, sử dụng thuốc diệt cỏ, cháy rừng thường xuyên 
vào mùa khô) chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mật độ tái sinh chồi của TMC rất 
thấp, tỷ lệ tái sinh chồi cao hơn tái sinh hạt và chất lượng tái sinh triển vọng thấp. 
b) Đặc điểm tái sinh 
Từ kết quả khảo sát trên thực địa trên địa bàn 6 huyện thuộc 3 tiểu vùng sinh 
thái khác nhau của tỉnh Gia Lai cho thấy: 
66 
Trong tự nhiên, loài TMC có hai hình thức tái sinh: tái sinh hạt và tái sinh chồi. 
Mật độ tái sinh nhìn chung là không cao và có sự sai khác rõ nét giữa các địa 
phương, phần lớn là do sự tác động của con người; loại hình tái sinh phổ biến là tái 
sinh chồi; chất lượng cây tái sinh thấp. 
Tại các điểm có cây tái sinh phân bố, hầu hết là những nơi có độ tàn che thấp 
(trung bình 0,1). Tuy vậy, sự phơi sáng hoàn toàn tỏ ra không có lợi cho cây tái sinh. 
4.2. Đặc điểm phân bố và sinh thái của loài Thiên môn chùm 
4.2.1. Hiện trạng phân bố của loài Thiên môn chùm 
4.2.1.1. Phân bố theo yếu tố địa lý và đơn vị hành chính 
Kết quả điều tra thực địa đã ghi nhận sự phân bố tự nhiên ở các địa phương 
nghiên cứu được trình bày ở hình 4.8. 
Hình 4.8. Bản đồ phân bố tự nhiên loài TMC tại các địa phương nghiên cứu. 
67 
Các điểm phát hiện loài TMC phân bố tương đối đồng đều tại các địa phương 
nghiên cứu, và đây có thể là dấu hiệu phản ánh khả năng phân bố rộng của loài trong 
phạm vi hành chính tỉnh Gia Lai. 
4.2.1.2. Phân bố theo yếu tố địa hình 
(1). Độ cao 
Địa hình Gia Lai bị chia cắt mạnh bởi dãy Trường Sơn Nam có hướng chính là 
Bắc Nam qua địa bàn tỉnh, nối với các cao nguyên Kon Hà Nừng ở phía Đông và cao 
nguyên Pleiku ở trung tâm tỉnh. Gia Lai có độ cao trung bình 800-900 m, với đỉnh cao 
nhất là Kon Ka Kinh thuộc huyện KBang (1.748 m) và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu 
sông Ba (100 m). Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông 
sang Tây với 3 kiểu chính: Địa hình đồi núi, địa hình cao nguyên và địa hình thung lũng. 
Kết quả nghiên cứu trên các tuyến điều tra và OTC (xem phụ lục 4.15) cho thấy 
TMC có phân bố ở độ cao và đặc điểm địa hình được tổng hợp ở bảng 4.4. 
Bảng 4.4. Độ cao địa hình 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hien_trang_phan_bo_va_giai_phap_bao_ton_p.pdf