Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

docx 253 trang nguyenduy 23/06/2024 890
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ

Luận án Nghiên cứu hiệu quả một số nội dung võ cổ truyền Việt Nam nhằm phát triển thể chất cho sinh viên các Trường Đại học vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
nh viên chưa tập luyện TDTT theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, và chưa nhận thức đúng về vị trí môn học và vai trò của công tác GDTC với sức khỏe. Ngoài ra, các điều kiện đảm bảo về TDTT của nhà trường chưa động viên và đáp ứng được yêu cầu tập luyện của sinh viên, chậm đổi mới chương trình GDTC và tổ chức hướng dẫn sinh viên tập luyện chu đáo.
3.1.4. Thực trạng về nhu cầu tham gia tập luyện môn võ cổ truyền Việt Nam trong giờ học thể thao tự chọn chính khóa của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
Trên cơ sở kết quả khảo sát, điều tra, đánh giá hiện trạng công tác giáo dục thể chất như trình bày ở các mục 3.1.1 đến 3.1.3 đã cho thấy những tồn tại nhất định về chất lượng giáo dục thể chất còn hạn chế, thực hiện nội dung chương trình giáo dục thể chất chưa đồng bộ, chậm đổi mới, đặc biệt là các môn thể thao đưa vào giờ học chính khóa bắt buộc chưa phong phú, đa dạng, chưa đáp ứng được nhu cầu tự chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng và đặc điểm tâm sinh lý sinh viên học tập. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là cần thiết phải tiến hành khảo sát nhu cầu tập luyện các môn thể thao tự chọn, trong đó có VCTVN, nhằm xác định cơ sở thực tiễn để giải quyết các mục đích, mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Kết quả như được trình bày ở bảng 3.14. 
BẢNG 3.14. KẾT QUẢ KHẢO SÁT NHU CẦU THAM GIA TẬP LUYỆN VCTVN VÀ CÁC MÔN THỂ THAO TRONG GIỜ HỌC GDTC CHÍNH KHÓA CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG DHNTB (n= 979).
T
T
Tên trường
đại học

n= 979 SV
Võ cổ
truyền
Việt Nam
Bóng
Chuyền
Bóng
Đá
Bóng
Rổ
Bóng
Ném
Bóng
Bàn
Cầu
Lông
Số SV chọn
Tỷ lệ
%
Số SV chọn
Tỷ lệ
%
Số SV chọn
Tỷ lệ
%
Số SV chọn
Tỷ lệ
%
Số SV chọn
Tỷ lệ
%
Số SV chọn
Tỷ lệ
%
Số SV chọn
Tỷ lệ
%
1
ĐHĐN
159
71
44.65
11
6.91
25
15.72
19
11.94
0
00
6
3.77
27
16.98
2
ĐHQN
113
55
48.67
20
17.69
10
8.84
4
3.53
0
00
2
1.76
22
19.46
3
ĐHPVĐ
109
58
53.21
10
9.17
12
11.00
6
9.17
4
3.66
2
1.83
17
15.59
4
ĐHQT
115
62
53.91
13
11.30
14
12.17
7
6.08
0
00
3
2.60
16
13.91
5
ĐH.QN
130
94
72.30
15
11.53
5
3.84
3
2.30
0
00
2
1.53
11
8.46
6
ĐH PY
114
55
48.24
14
12.28
20
17.54
4
3.50
0
00
3
2.63
18
15.78
7
ĐHNT
118
46
38.98
24
20.33
21
17.79
9
7.62
6
5.08
4
3.38
8
6.77
8
ĐHPT
121
38
31.40
21
17.35
20
16.52
13
10.74
0
00
6
4.95
23
19.00

Trung bình (%)
48.92%
13.07%
12.97%
6.63%
1.02%
2.86%
14.50%

Từ kết quả ở bảng 3.14 cho thấy: Ý kiến sinh viên đáp chọn môn thể thao ưa thích, mong muốn được học tập vào năm thứ 2, 3 của khoá học để phù hợp với thể trạng, tâm- sinh lý cũng khá tập trung, có 479 /979 SV trả lời với nguyện vọng được chọn môn Võ cổ truyền Việt Nam tập luyện vào giờ học thể thao tự chọn chính khoá, chiếm tỷ lệ trung bình là 48.92%; có 142/979 SV trả lời muốn tập luyện môn Cầu lông, chiếm 14.50%; có 128/979 SV trả lời nguyện vọng của mình là tập luyện môn Bóng chuyền, chiếm 13.07%; có 127/979 phiếu mong được tập luyện môn Bóng đá, chiếm 12.97% và có 65/797 SV đáp chọn môn Bóng rổ, chiếm 6.63%. Ngoài ra, một số môn như Bóng bàn, Bóng ném, Bơi, Thể dục Aerobic và một số môn võ khác có số SV chọn nhỏ hơn 30/979, chiếm tỷ lệ từ 1,02% đến 2.86%.
Tóm lại: Từ kết quả khảo sát thực trạng công tác GDTC tại các trường đại học vùng DHNTB cho thấy rõ những tồn tại, bất cập và nguyên nhân sau:
Việc thực hiện chương trình GDTC hiện nay của các trường ĐH vùng DHNTB là chưa đồng bộ, chưa thực hiện đúng theo chương trình theo quy định, các trường tự ý giảm bớt thời lượng chương trình GDTC và không tổ chức hoạt động ngoại khóa có người hướng dẫn (chỉ tổ chức tập luyện cho đội tuyển trường).
Điều kiện sân bãi, cơ sở vật chất ở các trường còn hạn chế, thiếu GV chuyên sâu, thiếu sự quan tâm, phối hợp hoạt động giữa các cấp là những lý do hạn chế sự yêu thích tập luyện thể thao của SV. Với số lượng SV ngày càng tăng như hiện nay, lực lượng GV hiện có ở các trường vùng DHNTB không đáp ứng được công tác giảng dạy chính khóa lẫn hoạt động hướng dẫn ngoại khóa cho SV một cách tối ưu. Đặc biệt, các phương tiện được sử dụng trong các giờ học GDTC chính khoá ở các trường, chủ yếu là các bài tập thể dục, điền kinh và bóng chuyền, cầu lông, chưa đa dạng hoá các loại hình bài tập, chưa phong phú môn thể thao cho sinh viên được chọn lựa.
Thực trạng thể chất sinh viên phát triển bình thường, sự tăng trưởng cao ở năm thứ 2, 1, ổn định và chậm dần ở năm thứ 3 và 4. So sánh năng lực thể chất cùng độ tuổi của sinh viên đại học vùng DHNTB với thể chất người Việt Nam năm 2001, 2003, cho thấy có sự hơn kém nhau ở các chỉ tiêu và test, nhưng hầu hết thể chất sinh viên đại học chưa cao hơn nhiều. Đặc biệt, so sánh kết quả kiểm tra thể lực với tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên theo quy định của Bộ thì sinh viên đại học vùng DHNTB chỉ đạt mức trung bình là 41.56%.
Thực trạng nhu cầu tham gia tập luyện chính khóa GDTC bằng môn tự chọn VCTVN đạt tỷ lệ cao nhất ở trường Đại học Quy Nhơn, chiếm 72.30%, và thấp nhất ở trường Đại học Phan Thiết, chiếm 31.40%; xét trên tổng thể sinh viên các trường đại học vùng DHNTB đều có nguyện vọng tham gia tập luyện VCTVN khá cao, chiếm 48.92%, và các môn thể thao còn lại chỉ đạt tỷ lệ từ 1.02% đến 14.50%. 
3.1.5. Bàn luận về thực trạng công tác GDTC và nhu cầu tham gia tập luyện môn VCTVN trong giờ học thể thao tự chọn chính khóa của sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
Kết quả nghiên cứu thực trạng về sự phát triển thể chất, tố chất thể lực chung của sinh viên đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ở thời điểm năm 2014 được trình bày ở bảng 3.6 đến 3.13 so với kết quả điều tra thể chất nhân dân cùng lứa tuổi 19 đến 22 tuổi thời điểm 2001, 2003 cho thấy:
Các nội dung như: Nằm ngửa gập bụng, chạy tùy sức 5 phút thì sinh viên nam và nữ lứa tuổi 19 đến 22 tuổi ở vùng DHNTB cao hơn sinh viên cùng độ tuổi theo điều tra thể chất nhân dân năm 2001, 2003. Các nội dung chạy con thoi 4x10m và lực bóp tay thuận thì sinh viên nam và nữ từ 19 đến 22 tuổi ở vùng DHNTB có kết quả thấp hơn so với sinh viên có cùng độ tuổi theo kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001, 2003.
Như vậy, các chỉ tiêu như nằm ngửa gập bụng, chạy tùy sức 5 phút của SV đại học vùng DHNTB về cơ bản là cao hơn kết quả điều tra thể chất nhân dân thời điểm 2001,2003, tuy nhiên sự khác biệt thống kê với P<0.05 là chưa lớn. Các chỉ tiêu chạy 30m XPC, bật xa tại chỗ thì sinh viên đại học vùng DHNTB thấp hơn kết quả điều tra thể chất nhân dân thời điểm 2001, 2003. 	Thực trạng thể chất sinh viên phát triển bình thường, sự tăng cao ở năm thứ 2, 1, ổn định và chậm dần ở năm thứ 3 và 4 của khóa học. So sánh kết quả kiểm tra thể lực với tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên theo quy định của Bộ thì sinh viên đại học vùng DHNTB chỉ đạt mức trung bình là 41.56%. Đặc biệt, so sánh năng lực thể chất cùng độ tuổi của sinh viên đại học vùng DHNTB với kết quả điều tra thể chất nhân dân năm 2001, 2003, cho thấy có sự hơn kém nhau ở một số chỉ tiêu và test, nhưng hầu hết năng lực thể chất sinh viên đại học chưa cao hơn nhiều, được xác định như sau:
Nguyên nhân khách quan: Ảnh hưởng về điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội của vùng DHNTB, về vị trí địa lý, đặc điểm cư dân, xã hội, lao động, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt hải sản, du lịch và kinh tế biển. DHNTB là một trong 8 vùng kinh tế của Nhà nước Việt Nam, với hình thể hẹp ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận, là cầu nối Bắc Trung Bộ với Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Hằng năm, thiên tai thường gây thiệt hại lớn, đời sống các dân tộc cư trú ở vùng phía tây còn gặp nhiều khó khăn, cư dân ở các đảo như Lý Sơn, Phú Quý, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa còn khó khăn về điều kiện kinh tế, thời tiết khắc nghiệt, xa đất liền. Thời tiết nắng nóng, mưa bão thường xuyên, chưa có nhiều nhà tập đa chức năng do vậy sinh viên các trường đại học vùng DHNTB phải nghỉ tập nhiều từ đó hiệu quả GDTC thấp. Về đặc điểm kinh tế- xã hội vùng DHNTB là các tỉnh, thành phố nhìn chung còn nghèo so với các khu vực khác trong cả nước, có trên 70% ngân sách là nguồn của Trung ương, kinh tế phát triển kém thì đời sống của nhân dân thấp, ảnh hưởng sự phát triển tầm vóc và thể lực sinh viên.
Nguyên nhân chủ quan: Kết quả nghiên cứu của luận án ở bảng 3.1, 3.2, 3.3 và 3.4 cho thấy, đội ngũ giảng viên dạy môn GDTC về cơ bản trình độ chuyên môn còn thấp (GV cơ hữu ở trình độ đại học có tới 47.4%), thiếu về số lượng (tỷ lệ GV/SV ở mức 1/383.3, vượt 91.6% so với quy định), thực hiện nội dung chương trình GDTC chính khóa chỉ đạt 82,5% so với quy định của Bộ GD và ĐT. Số trường có tổ chức tập luyện ngoại khóa các môn thể thao thường xuyên ở câu lạc bộ trường còn ít (48.91%), tập ở đội tuyển trường thường xuyên chỉ có 51.08% (có những sinh viên xuất sắc mới tham gia, số này rất ít). Cơ sở vật chất phục vụ tập luyện còn nghèo nàn. Về sử dụng môn thể thao trong phần tự chọn của chương trình GDTC, mặc dù, các nhà trường đã thực hiện đủ, đúng quy định cấu trúc chương trình, có phần nội dung thực hành bắt buộc và có phần các môn tự chọn, nhưng sự sắp xếp thời gian cho các môn học lại không đúng. Điều này cho thấy, việc phân chia các môn học bắt buộc và tự chọn với số tiết quy định cụ thể của chương trình là chưa phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường hiện nay. Từ đó, dẫn đến việc thực hiện nội dung, chương trình ở hầu hết các trường đều không đồng nhất. Đặc biệt, qua điều tra, phỏng vấn cho thấy tỷ lệ các môn thể thao tự chọn được các trường đưa vào sử dụng chính khóa, kết quả theo thứ tự như sau: môn Bóng chuyền, Cầu lông có 7/8 trường chọn, chiếm tỷ lệ 87,5%; Bóng đá, Bóng rổ: có 3/8 trường chọn, chiếm tỷ lệ 37,5%; môn Võ cổ truyền Việt Nam, Võ Taekwondo: có 2/8 trường chọn, chiếm tỷ lệ 25%; Võ Karatedo, Bóng bàn, Bóng ném, Thể dục nhịp điệu, Cờ vua, Bơi lội: có 1/8 trường chọn, chiếm tỷ lệ <15%. Điều này cho thấy, chương trình GDTC chưa phong phú, đa dạng với các môn thể thao, chưa đáp ứng nhu cầu SV chọn môn ưa thích học tập.
Nguyên nhân chủ quan và khách quan là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho tầm vóc và thể lực của sinh viên Đại học vùng DHNTB thấp hơn kết qua điều tra thể chất nhân dân năm 2001, 2003.
Các số liệu điều tra, phỏng vấn (bảng 3.14- mục 3.1.4) cho thấy: về nguyện vọng tập luyện môn thể thao tự chọn của sinh viên, mặc dù còn có ý kiến khác nhau, song nhận thấy một số môn trong đó có tỷ lệ sinh viên mong muốn được tham gia tập luyện chính khóa khá cao, đặc biệt môn tự chọn là VCTVN chiếm 48.92%, thứ 2 là môn Cầu lông chiếm 14.50% và môn Bóng chuyền chiếm 13.07%. Điều này, cũng hết sức khách quan, bởi vì với đa số sinh viên của các trường đại học vùng DHNTB điều xuất thân từ các miền đất võ, trong đó có tỉnh Bình Định. Tuổi trẻ sinh viên ngày nay mong muốn được hướng tới những hoạt động vui khỏe có ích, nhằm có thêm sức khỏe để học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc, làm chủ bản thân, tự tin, cân bằng hài hòa với môi trường thiên nhiên và xã hội xung quanh.
3.2. Xác định nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
Để góp phần nâng cao chất lượng chương trình môn học giáo dục thể chất ở bậc đại học, trong đó có học phần tự chọn các môn thể thao, đây là xu hướng sử dụng phương tiện GDTC có tính đòn bẩy nhằm nâng cao chất lượng đời sống tinh thần, phát triển thể chất, kỹ thuật thể thao cho sinh viên, luận án đã tiến hành xác định nội dung quyền thuật tay không tập luyện chính khóa môn Võ cổ truyền Việt Nam một cách khách quan, khoa học cho đối tượng sinh viên đại học vùng DHNTB.
3.2.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn xác định nội dung tập luyện chính khóa môn VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
	3.2.1.1. Các căn cứ lý luận để xác định nội dung tập luyện chính khóa môn VCTVN cho SV các trường đại học vùng DHNTB.
Căn cứ theo quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và các cấp Bộ, Ngành liên quan.
Dựa trên nền tảng các học thuyết triết học của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là cơ sở lý luận cơ bản để định hướng, khôi phục và phát triển môn VCTVN vào trong trường học các cấp nói chung và nhà trường đại học nói riêng hiện nay.
Tư tưởng chủ đích của việc tiếp biến, vận dụng và phát triển VCTVN, một mặt là nhằm đưa võ cổ truyền trở thành một môn thể thao được nhiều người lựa chọn tập luyện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người, góp phần nâng cao thành tích thể thao cũng như đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe thể chất cho nhân dân. Mặt khác, là nhằm phát huy những giá trị truyền thống, nhân văn giáo dục thể chất mà môn võ này mang lại cho các đối tượng học sinh, sinh viên trong nhà trường các cấp. Do đó, việc khai thác, sử dụng VCTVN như một phương tiện GDTC ưu thế theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường, địa phương, vùng, miền trong cả nước là xu thế tất yếu khách quan [4], [8], [10], [19], [22], [29], [36], [70], [71], [77].
Chủ trương cải tiến, Nghị định đổi mới chương trình GDTC của Nhà nước và các chỉ thị của Đảng, thông tư, quy chế, quy định của ngành Giáo dục và Đào tạo cho các nhà trường. Đặc biệt, GDTC trường học, trong đó có đại học, là một biện pháp quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện, cung cấp nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu xã hội, thực hiện thắng lợi hai mục tiêu chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một trong những phương tiện hữu hiệu rèn luyện thân thể, nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất cho thanh niên sinh viên là các bài tập dưới dạng quyền thuật tay không từ VCTVN- loại hình hoạt động toàn thân: vận động đối kháng cơ bắp, biểu thị sức mạnh tâm hồn và sức lực nhanh, mạnh, bền, khéo léo, đáp ứng nhu cầu được chọn nội dung tập luyện chính khóa trong môn học giáo dục thể chất của sinh viên là xu thế tất yếu khách quan hiện nay.
Căn cứ theo nguyên tắc chung về công tác GDTC và nguyên tắc riêng về phương pháp GDTC học đường.
Ở các tài liệu tham khảo, qua nghiên cứu những nguyên tắc có tính quy luật cũng như những yêu cầu trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, các nhóm bài tập VCTVN được lựa chọn phải đáp ứng được các nguyên tắc sau: 
Nguyên tắc 1: Các nội dung tập luyện, bài tập biên soạn phải đảm bảo định hướng phát triển theo đúng yêu cầu chuyên môn đòi hỏi.
Nguyên tắc 2: Các bài tập VCTVN phải có sự chương trình hóa động tác và tác dụng trực tiếp tới việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất với phương thức môn thể thao tự chọn cho sinh viên các trường đại học vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.
Nguyên tắc 3: Các bài tập VCTVN phải bắt đầu đơn giản về cấu trúc chuyển động, không đòi hỏi sự căng thẳng và áp lực tâm lý quá cao. Sau đó là các động tác khó hơn và cuối cùng là các bài tập được sử dụng, biên soạn với độ phức tạp, độ khó kỹ thuật động tác và cần khả năng phối hợp cao. 
Nguyên tắc 4: Trong các bài quyền chọn lựa, các chuỗi động tác biên soạn, sắp xếp theo mức độ khó và phức tạp tăng dần theo thời gian và xem xét đến đặc điểm lứa tuổi, trình độ tập luyện của SV, khả năng của giảng viên và điều kiện không gian diện tích sân bãi, dụng cụ, tổ chức tập luyện.
Nguyên tắc 5: Các bài tập phải đảm bảo tính hệ thống, khi sắp xếp các động tác liền nhau cần phải chú ý sao cho tư thế kết thúc của động tác này là tư thế chuẩn bị ban đầu của động tác ngay sau đó.
3.2.1.2. Các căn cứ thực tiễn để xác định nội dung tập luyện chính khóa môn VCTVN cho sinh viên các trường đại học vùng DHNTB.
Căn cứ thực tiễn của việc lựa chọn nội dung, biên soạn bài tập, chương trình hóa giảng dạy nội dung VCTVN đưa vào giờ học thể thao tự chọn chính khóa ở nhà trường đại học, đó chính là dựa vào hiện trạng sự hiểu biết, nhu cầu thưởng thức, nguyên nhân ưa thích và chưa ưa thích môn thể thao truyền thống VCTVN của sinh viên, cũng như thực trạng nhu cầu được chọn môn thể thao phù hợp tập luyện trong giờ học giáo dục thể chất chính khóa của sinh viên các trường đại học ở vùng DHNTB, được trình bày ở mục 3.1.5, luận án đã tiến hành điều tra, khảo sát bằng phiếu phỏng vấn (phụ lục 2) đối với 996 sinh viên của 8 trường đại học từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Kết quả nghiên cứu được trình bày tại các bảng 3.15 đến 3.19 và biểu đồ 3.12.
Căn cứ hiện trạng về sự hiểu biết, hình thức hiểu biết môn thể thao truyền thống VCTVN của sinh viên đại học vùng DHNTB. 
Kết quả nghiên cứu được trình bày ở các bảng 3.15, 3.16, biểu đồ 3.12.
BẢNG 3.15. SỰ HIỂU BIẾT VỀ MÔN THỂ THAO TRUYỀN THỐNG VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ (n= 996).
T
T
Tên trường
đại học (ĐH)
SL
sinh viên 
(n=996)
Mức độ hiểu biết
Có biết
Tỷ lệ %
Chưa biết
Tỷ lệ %
1
ĐH.Đà Nẵng
160
155
96,87
5
3,12
2
ĐH.Quảng Nam
116
108
93,10
8
6,89
3
ĐH.Phạm Văn Đồng
114
106
92,98
8
7,01
4
ĐH.Quang Trung
115
110
95,65
5
4,34
5
ĐH.Quy Nhơn
130
130
100
0
0
6
ĐH.Phú Yên
118
113
95,76
5
4,23
7
ĐH.Nha Trang
122
116
95,08
6
4,91
8
ĐH.Phan Thiết
121
114
94,21
7
5,78

Tổng số (%):
Chiếm 95,58%
Chiếm 4,41%

Phân tích kết quả ở bảng 3.15 cho thấy: Có 952/996 phiếu, chiếm 95,58% trả lời có hiểu biết về môn VCTVN. Số còn lại là 44/996 phiếu, chiếm 4,41% trả lời chưa biết. Như vậy, đa số sinh viên các trường đại học ở vùng DHNTB có sự hiểu biết về môn thể thao truyền thống Võ cổ truyền Việt Nam. 
Về hình thức hiểu biết môn VCTVN của sinh viên, kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.16 và biểu đồ 3.12.
BẢNG 3.16. CÁC HÌNH THỨC HIỂU BIẾT MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VÙNG DHNTB.
TT
 Đối tượng được phỏng vấn
 Mức độ
Nội dung các hình thức hiểu biết
Sinh viên 
(n= 952)
Số lượt ý kiến
Tỷ lệ
%
1
Theo lời kể của người thân.
116
12,18
2
Qua xem truyền hình, Internet (Net).
682
71,63
3
Qua xem trực tiếp tại các lễ hội, giải thi đấu Võ cổ truyền ở địa phương.
214
22,47
4
Qua đọc sách, báo.
167
17,54
5
Qua trực tiếp học tập trong giờ giáo dục thể chất chính khoá, câu lạc bộ ngoại khoá ở trường.
94
9,87
Biểu đồ 3.12. BIỂU DIỄN HÌNH THỨC HIỂU BIẾT MÔN VÕ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC VÙNG DHNTB.
Qua bảng 3.16 và biểu đồ 3.12 cho thấy: phần lớn các em sinh viên đều có sự hiểu biết về môn VCTVN, như thông qua xem trên kênh truyền hình, internet; xem trực tiếp tại các lễ hội, các giải thi đấu Võ cổ truyền ở địa phương; qua đọc sách báo; theo lời kể của người thân; và qua học tập chính khoá, ngoại khoá ở nhà trường.
Như vậy qua thực tiễn cho thấy, đa số các em sinh viên đại học ở vùng DHNTB đã có sự hiểu biết và yêu thích về môn VCTVN đạt tỷ lệ 95,58%, có nguyên do nhờ xem truyền hình- internet, chiếm 71,63%; xem trực tiếp ở các lễ hội, các giải thi đấu, chiếm 22,47%; đọc sách báo, chiếm 17,54%; theo lời kể của người thân, chiếm 12,18%; và học tập trong giờ giáo dục thể chất chính khoá, ngoại khoá, chiếm tỷ lệ 9,87%.
Căn cứ hiện trạng về sự ưa chuộng được xem thi đấu, biểu diễn môn Võ cổ truyền Việt Nam của sinh viên đại học ở vùng DHNTB. 
Kết quả khảo sát, điều tra nhu cầu thưởng thức thể thao môn VCTVN được trình bày ở bảng 3.17. 
Qua kết quả phân tích ở bảng 3.17 cho thấy: Chỉ số tính đại chúng (I)= 3.81, ở mức xấp sỉ 4.0 điểm tương ứng mức độ “Thích”, như vậy đa số sinh viên đại học ở vùng Duyên hải Nam Trung có nhu cầu thích xem thi đấu, biểu diễn môn Võ cổ truyền Việt Nam.
BẢNG 3.17. KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ SỰ ƯA CHUỘNG XEM THI ĐẤU, BIỂU DIỄN MÔN VCTVN CỦA SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÙNG DHNTB.
T
T
Tên 
trường
đại học 
n= 996 SV
Mức độ ưa chuộng
Chỉ
số
(I)
Rất thích
Tỷ 
lệ
%
Thích
Tỷ
 lệ
%
B.thường
Tỷ 
lệ
%
Ch.thích
Tỷ
 lệ
%
Ghét
Tỷ
 lệ
%
1
ĐHĐN
160
20
12,5
78
48,75
57
35,62
5
3,12
0
00
3.70
2
ĐHQN
116
18
15,51
61
52,58
29
25,0
8
6,89
0
00
3.76
3
ĐHPVĐ
114
25
21,92
48
42,10
33
28,94
8
7,01
0
00
3.78
4
ĐHQT
115
25
21,73
47
40,86
38
33,04
5
4,34
0
00
3.80
5
ĐH.QN
130
28
21,53
72
55,38
30
23,07
0
00
0
00
4.01
6
ĐHPY
118
36
30,50
48
40,67
29
24,57
5
4,23
0
00
3.97
7
ĐHNT
122
15
12,29
46
37,70
55
45,08
6
4,91
0
00
3.57
8
ĐHPT
121
12
9,91
45
37,19
57
47,10
7
5,78
0
00
3.51

Chỉ số tính đại chúng (I)= 3.81

Hay nói cách khác, môn thể thao truyền thống Võ cổ truyền Việt Nam được sinh viên đại học ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thật sự hiểu biết và ưa thích hiện nay.
Căn cứ hiện trạng về nguyên nhân ưa thích và chưa ưa thích môn t

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghien_cuu_hieu_qua_mot_so_noi_dung_vo_co_truyen_vie.docx