Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 190 trang nguyenduy 23/08/2024 300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý hợp đồng bảo trì công trình đường bộ Việt Nam
g giá trị trúng thầu và ký kết các hợp đồng 
bảo trì là 1.377,7 tỷ đồng; tiết kiệm được 82,05 tỷ đồng, bằng 5,62% giá dự toán [96]. 
3.2.1.3 Hợp đồng dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện (Hợp đồng PBC) 
Sau khi áp dụng thí điểm thành công hợp đồng PBC, Tổng cục ĐBVN đã triển 
khai rộng rãi hợp đồng PBC và đạt được những hiệu quả về: tiến độ, chất lượng, tiết 
kiệm chi phí.Năm 2010, hợp đồng PBC được áp dụng thí điểm cho tuyến QL1 và 
QL10 với tổng chiều dài khoảng 300km, thuộc dự án NRIP vốn vay WB. Nhà thầu 
được lựa chọn trên cơ sở đấu thầu với loại hình PBC lồng ghép có thời hạn 30 tháng, 
bao gồm các công việc quản lý, BDTX, bảo trì ngăn ngừa, bảo trì định kỳ và sửa chữa 
đặc biệt. Năm 2014, WB tiếp tục hợp đồng cho các tuyến QL2 và QL6 với tổng chiều 
dài khoảng 350km, thuộc dự án VRAMP, hợp đồng áp dụng là loại hình PBC lồng 
ghép có thời hạn 5 năm kết hợp với công việc xây dựng lại mặt đường [52]. 
Dự án VRAMP là tên gọi tắt của Dự án Quản lý tài sản đường bộ Việt Nam, là 
một trong những dự án quan trọng góp phần tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả 
77 
hoạt động bảo trì CTĐB với tổng mức đầu tư (TMĐT) khoảng 301,3 triệu USD, tương 
đương 6.305,50 tỷ đồng (gồm 250 triệu USD vốn vay IDA, 1,7 triệu AUD vốn viện trợ 
không hoàn lại của Chính phủ Úc tương đương 1,5 triệu USD và 50 triệu USD vốn đối 
ứng; thời gian thực hiện Dự án từ 2014 đến 2020 [61]. Đây là một trong những dự án 
quan trọng tập trung nâng cao hiệu quả công tác bảo trì, nâng cấp tài sản mạng lưới 
đường quốc lộ Việt Nam kết hợp các hợp đồng mới trong bảo trì CTĐB (hợp đồng 
PBC) [61]. Sau đây là một số hợp đồng bảo trì PBC điển hình thuộc Dự án VRAMP: 
Bảng 3.4 - Bảng giới thiệu một số gói thầu thực hiện Hợp đồng PBC 
T
T 
Tên hợp đồng 
Giá trị hợp 
đồng (tỷ đồng) 
1 RAP/CP2: Bảo trì PBC đoạn QL2 (km163-km205), Tuyên Quang 341,297 
2 RAP/CP3: Bảo trì PBC đoạn QL2 (km205-km246), Hà Giang 302,841 
3 RAP/CP4: Bảo trì PBC đoạn QL2 (km246-km287), Hà Giang 313,50 
4 RAP/CP5: Bảo trì QL48 đoạn km0-km20 và km38-km64, Nghệ An 282,208 
5 RAP/CP6: Bảo trì PBC đoạn QL6 (km78-km98), Hòa Bình 130,625 
6 RAP/CP7: Bảo trì PBC đoạn QL6 (km98-km118), Hòa Bình 125,4 
7 RAP/CP8: Bảo trì PBC đoạn QL6 (km118-km138), Hòa Bình 100,947 
8 RAP/CP9: Bảo trì PBC đoạn QL6 (km138-km158), Hòa Bình 104,5 
9 RAP/CP10: Bảo trì PBC đoạn QL6 (km158-km178), Sơn La 104,5 
10 RAP/CP11: Bảo trì PBC đoạn QL6 (km178-km193), Sơn La 100,947 
11 RAP/CP15 - Bảo trì PBC đoạn QL6 (km193-km233), Sơn La 190,761 
12 RAP/CP16 - Bảo trì PBC đoạn QL6 (km233-km268), Sơn La 182,804 
13 RAP/CP17 - Bảo trì PBC đoạn QL6 (km268-km303), Sơn La 259,408 
Nguồn: NCS tổng hợp từ số liệu từ Dự án VRAMP 
Đồng thời, với mục đích hoàn thiện và nâng cao năng lực khai thác, bảo trì hạ 
tầng GTNT, Dự án LRAMP được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định số 622/QÐ-
BGTVT ngày 2/3/2016, dự án kéo dài trong giai đoạn 2016 – 2021 gồm 3 hợp phần 
chính, trong đó Hợp phần 1 là khôi phục, cải tạo đường địa phương, thực hiện trên địa 
bàn 14 tỉnh và Hợp phần 2 là xây dựng cầu dân sinh, thực hiện trên địa bàn 50 tỉnh, 
thành. Dự án có TMĐT trên 9.203 tỉ đồng (tương đương 408,93 triệu USD); trong đó, 
vốn vay WB là 385 triệu USD (tương đương 8.664,81 tỉ đồng), vốn đối ứng của Việt 
Nam là 538,58 tỉ đồng (tương đương 23,93 triệu USD)[18]. 
78 
Mục tiêu của Dự án LRAMP là phát triển và quản lý tốt mạng lưới đường địa 
phương nhằm tăng cường tính kết nối và bền vững của toàn hệ thống giao thông phục 
vụ mục tiêu xóa đói giảm nghèo, chia sẻ thịnh vượng; hỗ trợ xây dựng các cầu dân 
sinh trên các tuyến đường giao thông nông thôn, tạo đà xây dựng nông thôn mới, phát 
triển kinh tế, văn hóa cho các vùng miền trên toàn quốc [18]. 
Bên cạnh hai dự án lớn là VRAMP và LRAMP, thời gian qua Bộ GTVT đã giao 
nhiệm vụ cho Tổng cục ĐBVN triển khai thực hiện nhiều hợp đồng bảo trì CTĐB với 
những quy mô khác nhau, ví dụ chỉ tính riêng năm 2017 đã có 1.634 công trình sửa 
chữa đường quốc lộ và 1.237 công trình sửa chữa đường bộ địa phương được thực 
hiện [89] góp phần kéo dài tuổi thọ và năng lực phục vụ của tài sản đường bộ quốc gia. 
3.2.2 Công tác đấu thầu lựa chọn Nhà thầu bảo trì công trình đường bộ 
Trong giai đoạn 2013 - 2018, việc thực hiện các hợp đồng bảo trì CTĐB không 
thực hiện theo mục tiêu khối lượng mà được thực hiện theo mục tiêu chất lượng, việc 
lựa chọn Nhà thầu bảo trì được thực hiện thông qua đấu thầu, việc ký kết hợp đồng 
bảo trì CTĐB được thực hiện dưới những hình thức khác nhau và đem lại những thành 
tích đáng kể. Quá trình chuẩn bị hồ sơ mời thầu và công tác đấu thầu lựa chọn nhà 
thầu bảo trì sẽ đảm bảo việc xác định đối tác của hợp đồng bảo trì CTĐB một cách phù 
hợp và chính xác. Hiện nay, hoạt động bảo trì chủ yếu được thực hiện theo hợp đồng 
khoán BDTX CTĐB theo chất lượng và hợp đồng PBC. 
3.2.2.1 Hợp đồng khoán bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ theo chất 
lượng 
Căn cứ các quy định hiện hành, tùy thuộc tuyến đường do các cấp quản lý việc 
thực hiện hợp đồng cụ thể như sau: 
a. Đối với các tuyến đường do Tổng cục ĐBVN quản lý và các quốc lộ ủy thác do 
địa phương quản lý: 
Việc đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng bảo trì CTĐB dựa trên cơ sở HSMT 
do chủ quản lý khai thác CTĐB (thuộc Bộ GTVT, Tổng cục ĐBVN) phê duyệt. 
Quy cách, chất lượng sản phẩm: Quy định bằng chất lượng công tác quản lý đạt 
được và đánh giá trên từng đoạn tuyến theo dự toán được duyệt. Và trên cơ sở quy 
định về quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành và các điều kiện thực tế đối với công tác 
sửa chữa. Khối lượng theo biên bản nghiệm thu thực tế hiện trường. 
79 
 Hợp đồng thường được thực hiện trong thời hạn một năm, không điều chỉnh giá 
vật liệu mà giá vật liệu được tính theo dự toán được duyệt. Việc điều chỉnh bổ sung 
hợp đồng chỉ thực hiện khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép. 
b. Đối với các đường do địa phương quản lý 
Việc đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng bảo trì công trình đường bộ căn cứ 
trên cơ sở HSMT do các Sở GTVT phê duyệt. 
Quy cách, chất lượng sản phẩm: Quy định bằng chất lượng công tác quản lý, bảo 
trì đạt được theo tiêu chí quy định cho từng loại công việc trong Hợp đồng ký kết giữa 
Chủ quản lý khai thác CTĐB và Nhà thầu. Và trên cơ sở quy định về quản lý đầu tư và 
xây dựng hiện hành; các điều kiện thực tế đối với công tác sửa chữa. Khối lượng theo 
biên bản nghiệm thu thực tế hiện trường. 
 Hợp đồng thường được thực hiện theo Quý với Hợp đồng theo đơn giá cố định 
(đối với những công việc làm thường xuyên như tuần đường quản lý hành lang an toàn 
đường bộ, quản lý ATGT; đếm xe; ) và Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh (đối với 
những công việc như Sửa chữa bảo dưỡng nền mặt đường có khối lượng lớn, tập trung 
tại các đoạn tuyến trên đoạn dài 1 km theo lý trình có diện tích sửa chữa mặt đường 
chiếm trên 10% diện tích; Hót đất sụt, đào mương rãnh.; Bổ sung (báo hiệu, tấm đan 
rãnh) so với hiện trạng; sơn vạch kẻ đường, bổ sung thay thế cột Km, cọc tiêu, ...). 
Đối với tất cả các hợp đồng bảo trì theo hợp đồng khoán BDTX CTĐB theo chất 
lượng thực hiện đều thực hiện đấu thầu theo đúng yêu cầu của công tác đấu thầu của 
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13[71]. 
Các quy định về phạm vi điều chỉnh, hình thức lựa chọn nhà thầu, phương pháp 
đấu thầu, phương pháp đánh giá HSDT... đã được quy định rõ ràng, phù hợp với điều 
kiện của Việt Nam, không có sự khác biệt lớn so với các quy định của các nước khác 
và các định chế tài chính lớn như WB, ADB. Việc lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu 
bảo trì CTĐB thực hiện theo quy định chung với một số nội dung cần lưu ý: 
(1) Đối với các dự án sử dụng vốn ODA. 
- Việc đấu thầu được thực hiện trên cơ sở nội dung điều ước quốc tế mà Việt 
Nam là thành viên hoặc thỏa thuận quốc tế mà Việt Nam đã ký kết [33] [71]; 
- Thủ tục trình, thẩm định và phê duyệt các nội dung trong quá trình lựa chọn nhà 
thầu dự án sử dụng vốn ODA [33] [71]. 
80 
(2) Đối tượng áp dụng: Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt 
động đấu thầu theo luật Đấu thầu; Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu. 
(3) Mẫu Hồ sơ mời thầu 
HSMT là toàn bộ tài liệu bao gồm các yêu cầu cho 1 gói thầu làm căn cứ pháp lý 
để nhà thầu chuẩn bị Hồ sơ dự thầu (HSDT) và để bên mời thầu đánh giá HSDT nhằm 
lựa chọn nhà thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo hoàn thiện và ký kết hợp 
đồng. Đây là một trong những chìa khóa để đảm bảo sự thành công của việc đấu thầu. 
Để lựa chọn nhà thầu xây lắp theo quy định của Việt Nam cần dựa trên Mẫu 
HSMT xây lắp ban hành kèm theo Thông tư 03/2015/TT-BKHĐT [24]. Theo đó, 
HSMT xây lắp gồm 4 phần với kết cấu như sau: 
Phần 1 – Thủ tục đấu thầu 
Chương I - Chỉ dẫn nhà thầu: Cung cấp thông tin giúp nhà thầu chuẩn bị HSDT, 
bao gồm các quy định về việc chuẩn bị, nộp HSDT, mở thầu, đánh giá HSDT và trao 
hợp đồng. Chỉ được sử dụng mà không được sửa đổi các quy định tại Chương này. 
Chương II - Bảng dữ liệu đấu thầu: Quy định cụ thể các nội dung của Chương I 
khi áp dụng đối với từng gói thầu. 
Chương III - Tiêu chuẩn đánh giá HSDT: Gồm các tiêu chí để đánh giá HSDT và 
đánh giá về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu để thực hiện gói thầu. 
Chương IV - Biểu mẫu dự thầu: Gồm các biểu mẫu mà nhà thầu sẽ phải hoàn 
chỉnh để thành một phần nội dung của HSDT. 
Phần 2 – Yêu cầu về xây lắp 
Chương V- Yêu cầu về xây lắp: Cung cấp thông tin về thông số kỹ thuật, bản vẽ, 
mô tả công trình đang được đấu thầu, yêu cầu về nhân sự và thiết bị thực hiện gói thầu. 
Phần 3 – Điều kiện hợp đồng và biểu mẫu hợp đồng 
Chương VI - Điều kiện chung của hợp đồng: Gồm các điều khoản chung được áp 
dụng cho tất cả các hợp đồng của các gói thầu khác nhau. Chỉ được sử dụng mà không 
được sửa đổi các quy định tại Chương này. 
Chương VII - Điều kiện cụ thể của hợp đồng: Gồm dữ liệu hợp đồng và điều kiện 
cụ thể, trong đó có điều khoản cụ thể cho mỗi hợp đồng. Điều kiện cụ thể của hợp 
đồng nhằm sửa đổi, bổ sung nhưng không được thay thế điều kiện chung hợp đồng. 
81 
Chương VIII - Biểu mẫu hợp đồng: Gồm các biểu mẫu mà sau khi được hoàn 
chỉnh sẽ trở thành một bộ phận cấu thành của hợp đồng. Các mẫu bảo lãnh thực hiện 
hợp đồng (Thư bảo lãnh) và Bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có yêu cầu về tạm ứng) do 
nhà thầu trúng thầu hoàn chỉnh trước khi hợp đồng có hiệu lực. 
Phần 4 – Phụ lục: Các bảng tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. 
Khi áp dụng mẫu này, tổ chức, cá nhân lập HSMT căn cứ vào quy mô, tính chất 
của gói thầu mà đưa ra các yêu cầu trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, công 
bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế; không được đưa ra các điều kiện nhằm hạn chế 
sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra 
sự cạnh tranh không bình đẳng. 
Việc lập HSMT các gói thầu BDTX CTĐB thực hiện theo đúng quy định của 
pháp luật với đầy đủ các nội dung cần thiết, đảm bảo đầy đủ cơ cấu. Tuy nhiên, trong 
quá trình thực hiện công tác đầu thầu BDTX CTĐB vẫn bộc lộ không ít bất cập, nhất 
là việc chia gói thầu quá nhỏ; thời gian thực hiện hợp đồng của các gói thầu ngắn, quy 
mô chiều dài tuyến đường BDTX quá ngắn là rào cản nên nhà thầu e ngại đầu tư công 
nghệ, phương tiện, trang thiết bị để hiện đại hóa công tác BDTX nên ảnh hưởng rất lớn 
đến kết quả thực hiện hợp đồng, điển hình là hai tuyến QL2 dài 76km và QL3 dài 
46km với tổng chiều dài gần 120km thuộc hai gói thầu khác nhau; thực hiện trong thời 
gian là 3 năm, thời gian gói thầu duy tu bảo dưỡng ngắn như vậy, cộng với vốn duy tu 
thấp khiến nhà thầu không yên tâm đầu tư, hiện đại hóa trang thiết bị máy móc [10]. 
Ngoài ra, khó khăn về vốn bảo trì cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác đấu thầu 
các gói thầu BDTX CTĐB, do thiếu vốn nên trong quá trình thực hiện chỉ ưu tiên sửa 
chữa những vị trí mặt đường hoặc các công trình cầu, cống hư hỏng nặng, tiềm ẩn 
nguy cơ mất ATGT, an toàn công trình. Các gói thầu BDTX các tuyến quốc lộ còn gặp 
nhiều khó khăn do giá gói thầu được duyệt quá thấp nên không hấp dẫn nhà thầu 
3.2.2.2 Công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu của hợp đồng PBC 
Hiện nay, việc đấu thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng bảo trì CTĐB theo hợp 
đồng PBC căn cứ trên cơ sở HSMT do Chủ quản lý khai thác CTĐB (thuộc Bộ GTVT, 
Tổng cục ĐBVN) phê duyệt. 
82 
Tại Việt Nam, dựa trên Mẫu HSMT cho hợp đồng bảo trì PBC do Ngân hàng thế 
giới ban hành và được sửa đổi vào tháng 10/2010, HSMT cho các gói thầu bảo trì theo 
hợp đồng PBC đã được ban hành. 
a. Về hình thức: 
Kết cấu HSMT cho gói bảo trì CTĐB theo hợp đồng PBC là phù hợp với các qui 
định của WB và cũng không khác nhiều so với mẫu HSMT của hợp đồng bảo trì 
truyền thống, nhưng có bổ sung những nội dung mang tính đặc thù cho loại hình này. 
HSMT xây lắp truyền thống gồm 3 tập: (i) Tập 1- Các nội dung cho 1 HSMT thông 
thường; (ii) Tập 2 - Các tiêu chuẩn kỹ thuật và (iii) Tập 3 - Các bản vẽ 
HSMT cho gói thầu thực hiện theo hợp đồng bảo trì PBC còn có thêm 01 tập 
"Tiêu chuẩn kỹ thuật BDTX đường bộ TCCS 07: 2013/TCĐBVN" [95] (dùng làm tài 
liệu hướng dẫn cho Nhà thầu). 
b. Về nội dung: HSMT hợp đồng PBC có một số khác biệt so với HSMT của hợp 
đồng bảo trì khác, đó là: 
Thứ nhất: Các gói thầu bảo trì CTĐB theo hợp đồng bảo trì PBC thường có quy 
mô và chiều dài tuyến đường lớn. Do đó, đòi hỏi năng lực tối thiểu đối với nhà thầu 
phải chủ động trong công việc còn trong hợp đồng bảo trì truyền thống thì nhà thầu 
thường bị động phải thực hiện theo những yêu cầu cụ thể định trước. 
Thứ hai: Yêu cầu về năng lực của nhà thầu tham gia đấu thầu hợp đồng bảo trì 
PBC đòi hỏi cao hơn như: 
+ Nhà thầu có thể là một cá nhân, một tổ chức tư nhân, cơ quan nhà nước hoặc là 
sự kết hợp giữa các cơ quan này theo thư bày tỏ ý định tham gia vào một cam kết hoặc 
theo cam kết hiện có dưới dạng một liên danh hoặc liên kết (Liên danh) 
+ Ngoài những yêu cầu về Năng lực như đối với hợp đồng bảo trì truyền thống 
thì đối với hợp đồng bảo trì PBC yêu cầu nhà thầu phải có thêm kinh nghiệm về quản 
lý, kinh nghiệm với tư cách là thầu chính. Trong đó, thầu chính quản lý ít nhất 5 năm, 
có kinh nghiệm tối thiểu trong những hoạt động về quản lý và lập kế hoạch bảo trì, kế 
hoạch xây lắp; thí nghiệm mặt đường và phân tích chuẩn đoán tuổi thọ còn lại; sản 
xuất và rải BTN và đúc mặt đường BTN; lắp đặt, làm vệ sinh và bảo dưỡng các loại 
biển báo được quy định trong điều lệ báo hiệu đường bộ QCVN 41-2012 của Bộ 
83 
GTVT [93]; kiểm tra và bảo dưỡng khe co dãn cầu, gối cầu (cố định và di động); các 
hoạt động bảo dưỡng, chăm sóc cây cỏ; khơi thông rãnh thoát nước....). 
+ Hợp đồng bảo trì PBC đòi hỏi cán bộ chủ chốt phải có kinh nghiệm quản lý và 
thâm niên công tác nhiều hơn; yêu cầu về chủng loại thiết bị trong hợp đồng bảo trì 
PBC với số lượng nhiều hơn và công suất lớn hơn. 
Thứ ba: Có sự khác nhau giữa dịch vụ do nhà thầu trong hợp đồng bảo trì PBC 
cung cấp với dịch vụ do nhà thầu trong hợp đồng bảo trì truyền thống cung cấp. 
Trong hợp đồng bảo trì PBC, đó không chỉ là các công việc xây lắp bình thường 
mà nhà thầu được yêu cầu phải thực hiện để sao cho đạt được Mức độ phục vụ và các 
tiêu chuẩn kết quả và chất lượng khác qui định trong hợp đồng. 
Cụ thể trong hợp đồng bảo trì PBC, yêu cầu về công tác bảo trì công trình đường 
bộ bao gồm hàng loạt các công việc từ đảm bảo giao thông, quản lý giao thông đến 
công tác bảo trì mặt đường, bảo trì hệ thống thoát nước; bảo trì hành lang an toàn 
đường bộ; biển báo giao thông và công trình bên đường, công trình phòng hộ đến 
chăm sóc cây cỏ cũng như bảo trì công trình trên đường..... 
Thứ tư: Trong HSMT có những đòi hỏi cụ thể về đảm bảo và quản lý chất lượng 
phù hợp với công tác bảo trì CTĐB như: chất lượng và khai thác vật liệu; chất lượng 
phục vụ mà nhà thầu phải tuân thủ về mức độ phục vụ của đường, của lớp mặt, mức độ 
phục vụ và tiêu chí đánh giá biển báo và ATGT, mức độ phục vụ và đánh giá công tác 
thoát nước, chăm sóc cây cỏ, mức độ phục vụ của cầu và công trình trên đường, mức 
độ phục vụ của taluy, của hệ thống chiếu sáng, độ gồ ghề của đường; những đòi hỏi về 
nhân sự, tổ chức công trường, về kế hoạch đảm bảo chất lượng của nhà thầu.... 
Sau đây là tổng hợp các nội dung chính trong công tác đấu thầu lựa chọn nhà 
thầu của hai hình thức hợp đồng bảo trì CTĐB là hợp đồng khoán BDTX CTĐB theo 
chất lượng và hợp đồng dựa trên kết quả và chất lượng thực hiện (PBC). 
Bảng 3.5 – Nội dung công tác đấu thầu của hợp đồng bảo trì công trình đường bộ 
TT Nội dung 
Hợp đồng khoán BDTX 
CTĐB theo chất lượng 
Hợp đồng dựa trên kết quả và 
chất lượng thực hiện (PBC) 
1 
Cơ sở 
thực hiện 
việc đấu 
thầu, ký 
kết và 
- Đường do Tổng cục ĐBVN 
quản lý và các quốc lộ ủy 
thác do địa phương quản lý: 
Căn cứ trên cơ sở HSMT do 
Chủ quản lý khai thác CTĐB 
Căn cứ trên cơ sở HSMT do Chủ 
quản lý khai thác CTĐB (thuộc Bộ 
GTVT, Tổng cục ĐBVN) phê duyệt 
84 
TT Nội dung 
Hợp đồng khoán BDTX 
CTĐB theo chất lượng 
Hợp đồng dựa trên kết quả và 
chất lượng thực hiện (PBC) 
thực hiện 
hợp đồng 
(thuộc Bộ GTVT, Tổng cục 
ĐBVN) phê duyệt 
- Đường do địa phương quản 
lý: Căn cứ trên cơ sở HSMT 
do các Sở GTVT phê duyệt 
2 
Quy cách, 
chất lượng 
sản phẩm 
- Quy định bằng chất 
lượng công tác quản lý đạt 
được và đánh giá trên từng 
đoạn tuyến theo dự toán được 
duyệt 
- Khối lượng theo biên bản 
nghiệm thu thực tế hiện 
trường 
- Quy cách, chất lượng sản phẩm 
phải đạt được Mức độ phục vụ và 
các tiêu chuẩn kết quả và chất lượng 
khác được quy định trong hợp đồng 
- HSMT có những đòi hỏi cụ thể về 
đảm bảo, quản lý chất lượng phù 
hợp với công tác bảo trì CTĐB gồm 
chất lượng và khai thác vật liệu; 
chất lượng phục vụ mà nhà thầu 
phải tuân thủ về mức độ phục vụ 
của đường, mức độ phục vụ và tiêu 
chí đánh giá biển báo và ATGT,... 
3 
Thời hạn 
hợp đồng 
- Đường do Tổng cục ĐBVN 
quản lý và các quốc lộ ủy 
thác do địa phương quản lý: 
thời hạn thực hiện là 01 năm 
- Đường do địa phương 
quản lý: thời hạn thực hiện 
theo quý 
- Thời hạn hợp đồng thường thay 
đổi từ 1 đến 30 năm, chia theo 
từng loại đường, đường trải nhựa 
hay chưa trải nhựa. Tuy nhiên, 
thời hạn hợp đồng PBC càng dài, 
độ phức tạp càng lớn, do đó vận 
dụng trong điều kiện VN thì các 
hợp đồng thường có thời hạn từ 
3-5 năm 
4 
Hình thức 
HSMT 
Kết cấu HSMT gồm 3 tập: 
- Tập 1- Các nội dung cho 1 
HSMT thông thường 
- Tập 2 - Các tiêu chuẩn kỹ 
thuật 
- Tập 3 - Các bản vẽ 
Kết cấu HSMT gồm 4 tập: 
- Tập 1- Các nội dung cho 1 HSMT 
thông thường 
- Tập 2 - Các tiêu chuẩn kỹ thuật 
- Tập 3 - Các bản vẽ 
- Tiêu chuẩn kỹ thuật BDTX đường 
bộ TCCS 07:2013/TCĐBVN 
5 
Nội dung 
HSMT 
- Các gói thầu bảo trì CTĐB 
thường có độ dài đường ngắn 
- Nhà thầu thường bị động 
phải thực hiện theo những 
yêu cầu cụ thể định trước 
- Các gói thầu bảo trì CTĐB thường 
có quy mô lớn 
- Đòi hỏi năng lực tối thiểu đối với 
nhà thầu là phải chủ động trong 
công việc; kinh nghiệm về quản lý, 
kinh nghiệm là thầu chính 
Nguồn: NCS tổng hợp 
85 
3.2.3 Thương thảo các điều khoản hợp đồng và ký kết hợp đồng bảo trì công 
trình đường bộ 
Giai đoạn 2013-2018, các hợp đồng khoán bảo dưỡng thường xuyên CTĐB theo 
chất lượng và hợp đồng bảo trì PBC đã thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản về thương 
thảo các điều khoản của hợp đồng và ký kết hợp đồng bảo trì CTĐB. Các bên tham gia 
(gồm chủ quản lý khai thác CTĐB và nhà thầu bảo trì) trong giai đoạn thương thảo các 
điều khoản của hợp đồng đã nghiên cứu khá đầy đủ sự phù hợp của các điều khoản ghi 
trong hợp đồng căn cứ vào điều kiện và yêu cầu thực tế của dự án cụ thể. 
Tuy nhiên, đối với nhiều hợp đồng, Chủ quản lý khai thác CTĐB và nhà thầu bảo 
trì mới chỉ thương thảo và hoàn thiện hợp đồng bảo trì CTĐB một cách chung chung, 
không trái quy định của pháp luật mà không nghiên cứu hồ sơ, bổ sung các điều kiện 
cụ thể một cách chi tiết, cụ thể theo từng dự án. Đặc biệt, các điều khoản về điều chỉnh 
giá, việc sử dụng vật liệu, tay n

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hoan_thien_quan_ly_hop_dong_bao_tri_cong.pdf
  • docThong tin LATS_Tieng Anh.doc
  • docThong tin LATS_Tieng Viet.doc
  • pdfTom tat - Tieng Anh.pdf
  • pdfTomtat _TiengViet.pdf