Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 203 trang nguyenduy 01/08/2024 1480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng

Luận án Nghiên cứu hoàn thiện quản lý vốn và tài sản tại các tổng công ty thuộc bộ xây dựng
n cơ chế tự cân đối tài chính. Các TCT này sẽ giao vốn và nguồn lực 
cho các đơn vị thành viên. TCT thực hiện nhiệm vụ điều động vốn và tài sản phù hợp 
với nhiệm vụ kinh doanh của từng đơn vị. Mỗi đơn vị thành viên hạch toán độc lập là 
một trung tâm lợi nhuận, cả khối hạch toán là một trung tâm lợi nhuận. 
Để quản lý tài chính hiệu quả, các TCT đã ban hành hệ thống văn bản về cơ chế 
chính sách tài chính phù hợp với đặc điểm tổ chức quản lý ngay từ khi thành lập. Hệ 
thống chính sách chế độ tài chính kế toán áp dụng theo quy định của Nhà nước cho các 
công ty nhà nước Việt Nam. Trong những năm qua, hệ thống này đã phát huy hiệu quả 
tích cực, luôn được cập nhật sửa đổi để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế chung. 
3.2.2. Thực trạng quản lý vốn kinh doanh của các tổng công ty 
3.2.2.1. Tình hình huy động vốn tại các tổng công ty 
a. Vốn chủ sở hữu 
Qua Mục 3.4 của Phụ lục 3 có thể thấy trong giai đoạn 2016-2019, rất nhiều TCT 
bị suy giảm hệ số vốn chủ sở hữu, điển hình như TCT Sông Hồng, Viwaseen, Coma 
Căn cứ vào báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán của các TCT thuộc Bộ Xây 
dựng, vốn chủ sở hữu năm 2019 là 20.029,5 tỷ đồng, giảm 897,22 tỷ đồng so với năm 
2018 và tăng 1.150,68 tỷ đồng, chỉ tương đương với 6,1% so với năm 2016, chủ yếu từ 
nguồn lợi nhuận sau thuế, đánh giá lại tài sản, thặng dư vốn thu được trong quá trình 
CPH các công ty thành viên, đơn vị phụ thuộc của TCT. 
Xét về tổng thể các TCT đã không bảo toàn được vốn chủ sở hữu, việc phát triển 
vốn chủ sở hữu không đạt hiệu quả. Đặc biệt một số TCT có vốn chủ sở hữu âm do kinh 
doanh lỗ, gặp nhiều rủi ro, không tự chủ được về tài chính như: TCT Sông Hồng, vốn chủ 
sở hữu liên tục âm từ 2016-2019, như vậy, đã mất hoàn toàn vốn chủ sở hữu. 
81 
Một số TCT có hệ số vốn chủ sở hữu/tổng vốn thấp như: TCT Cơ khí xây dựng 
(COMA) là 2,51% năm 2019 hay dưới 14% của TCT Lilama giai đoạn 2016-2019. TCT 
Sông Hồng có vốn chủ sở hữu âm và thậm chí liên tục suy giảm qua các năm: -4,28% 
năm 2016 xuống -11,39% năm 2017 và đến 2019 là -48,1% do việc kinh doanh thua lỗ 
liên tục. 
Cũng qua Mục 3.4 của Phụ lục 3 có thể thấy nguyên nhân dẫn đến việc tăng, giảm 
tổng vốn tại các TCT là do sự biến động của nợ phải trả gây nên. Như vậy, các TCT 
đang có xu hướng sử dụng nhiều nợ phải trả. Hay nói cách khác, các TCT đang có xu 
hướng sử dụng vốn vay từ bên ngoài để phục vụ việc SXKD của đơn vị. 
b. Nợ phải trả 
Theo Mục 3.4 của Phụ lục 3 thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn 
của các TCT, Trong đó, đa phần là dưới 30%. Do thiếu vốn chủ sở hữu, để duy trì hoạt 
động SXKD, các TCT phải sử dụng nguồn vốn chính là vốn vay. Vì vậy, nợ phải trả của 
các TCT chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng vốn. Nguyên nhân chính do hoạt động SXKD 
của TCT không hiệu quả, cũng như yếu kém trong công tác quản lý vốn dẫn đến suy 
giảm vốn chủ sở hữu. Cơ cấu nợ phải trả của các TCT được thể hiện tại Mục 3.5 của 
Phụ lục 3. 
Nhìn vào cơ cấu nợ của các TCT giai đoạn 2016 - 2019 có thể thấy các TCT vẫn 
thiên về sử dụng các khoản nợ ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn của mình. Đây cũng là 
đặc điểm của các TCT khi các DNXD thường vay vốn ngắn hạn để phục vụ công tác thi 
công và sẽ được thanh toán khi kết thúc thi công theo hợp đồng hoặc kết thúc giai đoạn 
thi công, hạng mục thi công. Tuy nhiên việc này sẽ gây áp lực thanh toán trong ngắn 
hạn và chịu nhiều ràng buộc từ chủ nợ. 
Từ các chỉ tiêu đã phân tích có thể kết luận rằng vốn kinh doanh chính của các 
TCT là nguồn vốn vay. Khi đó, tính tự chủ tài chính của các TCT là thấp, đồng nghĩa 
với đó là sự bị động trong nguồn vốn của TCT. 
3.2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại các tổng công ty trực thuộc Bộ Xây dựng 
a. Hiệu suất sử dụng vốn 
Hiệu suất sử dụng vốn của các TCT trong giai đoạn 2016-2019 được tổng hợp tại 
mục 3.1 của Phụ lục 03 và hình 3.1. 
Qua đó có thể thấy các TCT có hiệu suất sử dụng vốn tương đối thấp, phần lớn là 
<1. Đặc biệt có những TCT có hiệu suất sử dụng vốn rất thấp như: TCT Sông Hồng có 
hiệu suất sử dụng vốn chỉ là 0,111 năm 2017, 2018 và xuống 0,05 năm 2019. Hay của 
HUD là 0,07 năm 2017. 
82 
Hình 3.1. Biến động hiệu suất sử dụng vốn của các TCT giai đoạn 2016 - 2019 
b. Khả năng sinh lời 
Khả năng sinh lời của các TCT được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu: tỷ suất lợi 
nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA). 
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 
Qua mục 3.2 của Phụ lục 03 có thể thấy một số TCT có tỷ suất lợi nhuận trên vốn 
chủ sở hữu rất thấp, đặc biệt là các TCT thuộc lĩnh vực xây lắp. Có thể kể ra như: TCT 
Sông Hồng có cả lợi nhuận và vốn chủ sở hữu đều âm. TCT Lilama có chỉ số ROE là -
11,96% năm 2018 và -7,62% năm 2019, tức là toàn bộ vốn chủ sở hữu không tạo ra 
được đồng lợi nhuận nào. Hay TCT Coma có chỉ tiêu ROE thậm chí là -356,16% vào 
năm 2018. Bên cạnh đó cũng có những TCT có chỉ tiêu ROE khá cao, rơi vào các nhóm 
TCT thuộc lĩnh vực sản xuất VLXD và kinh doanh BĐS như: TCT Viglacera có chỉ tiêu 
ROE năm 2016 là 14,21%. Hay trường hợp của TCT IDICO là 12,74%. Tuy nhiên 
trong các năm tiếp theo, chỉ tiêu ROE của các TCT này lại có xu hướng giảm. Trong đó 
có: TCT Viglacera giảm mạnh từ 14,21% năm 2016 xuống còn 9,71% năm 2018. Xét 
trên mặt bằng chung của ngành thì chỉ tiêu ROE của phần lớn các TCT đều thấp hơn 
trung bình ngành trong cùng giai đoạn. Ảm đạm nhất phải kể đến là TCT Sông Hồng có 
lợi nhuận âm ba năm liên tiếp, hay nói cách khác, TCT Sông Hồng đã thua lỗ trong 4 
năm liên tiếp 2016, 2017, 2018 và 2019. Bên cạnh đó TCT COMA cũng kinh doanh 
thua lỗ 3 năm liên tiếp 2017, 2018 và 2019. 
Các Hình 3.2, Hình 3.3, Hình 3.4 so sánh chỉ số ROE trung bình của từng nhóm 
TCT thuộc từng lĩnh vực xây lắp, BĐS và sản xuất VLXD với chỉ số ROE trung bình 
ngành của từng nhóm tương ứng. 
83 
Hình 3.2. Chỉ số ROE trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực 
xây lắp so với trung bình ngành xây dựng 
Hình 3.3. Chỉ số ROE trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS 
 so với trung bình ngành BĐS 
Hình 3.4. Chỉ số ROE trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực 
 sản xuất VlXD so với trung bình ngành VLXD 
Với chỉ tiêu ROE như trên có thể thấy rằng, các TCT đang sử dụng vốn chủ sở 
hữu chưa thực sự hiệu quả, chưa cân đối hài hòa giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay để 
khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, SXKD. Ngoài ra, 
với chỉ tiêu ROE như vậy, các TCT sẽ gặp khó khăn trong việc thu hút vốn để hỗ trợ 
84 
đầu tư vào các kế hoạch SXKD của mình. 
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 
Qua số liệu tại mục 3.3 của Phụ lục 03 có thể thấy các TCT có tỷ suất lợi nhuận 
trên tổng tài sản rất thấp, phần lớn đều thấp dưới chỉ tiêu trung bình ngành trong giai 
đoạn 2016-2019. Điều này phản ánh một thực trạng là tình hình SXKD của các TCT 
không hiệu quả. Như TCT Sông Hồng kinh doanh liên tục thua lỗ dẫn đến chỉ tiêu ROA 
là -35,38% trong năm 2018. Tương tự như TCT Sông Hồng là các TCT như Lilama và 
Coma đều kinh doanh thua lỗ trong năm 2018, 2019 dẫn đến chỉ tiêu ROA lần lượt là -
1,44% và -12,96% vào năm 2018. 
Tương quan giữa chỉ số ROA trung bình của các TCT so với trung bình ngành 
được thể hiện Hình 3.5, Hình 3.6, Hình 3.7. 
Hình 3.5. Chỉ số ROA trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực 
xây lắp so với trung bình ngành xây dựng 
Hình 3.6. Chỉ số ROA trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực 
sản xuất vật liệu so với trung bình ngành vật liệu xây dựng 
85 
Hình 3.7. Chỉ số ROA trung bình của các TCT thuộc lĩnh vực 
kinh doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS 
3.2.3. Thực trạng quản lý vốn cố định và tài sản cố định của các tổng công ty 
Việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý VCĐ và TSCĐ tại các TCT là rất quan 
trọng. Trên cơ sở số liệu tài chính của các TCT, tác giả đi sâu phân tích công tác quản lý 
và đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ, TSCĐ thông qua một số chỉ tiêu cụ thể. 
3.2.3.1 Công tác quản lý vốn cố định và tài sản cố định 
a. Quản lý tình hình tăng giảm giá trị tài sản cố định 
TSCĐ tại các TCT khi mua sắm, thay thế đều được tuân thủ các quy định của NN 
về lập dự án đầu tư, thuê mua  hàng năm TSCĐ được theo dõi, ghi chép và phản ánh 
đầy đủ. Số liệu được thể hiện qua báo cáo tài chỉnh của các TCT theo từng năm. Tác giả 
đã tổng hợp theo bảng tại mục 1.1 của Phụ lục 03. 
Theo đó, trong 4 năm 2016-2019, giá trị TSCĐ của các TCT thuộc lĩnh vực xây 
lắp nhìn chung là có xu hướng giảm. Điển hình như TCT Sông Hồng, TSCĐ của TCT 
này liên tục giảm trong 4 năm liên tiếp từ 34,45 tỷ đồng năm 2016 xuống còn 6,47 tỷ 
đồng năm 2019. Hay TCT Lilama cũng có sự suy giảm TSCĐ rất lớn khi từ 1.744,57 tỷ 
đồng năm 2016 xuống chỉ còn 231,94 tỷ đồng năm 2019. 
Một số TCT có mức tăng TSCĐ khá rõ rệt như: TCT Viglacera tăng từ 3.170,61 tỷ 
đồng năm 2016 lên 4.031,11 tỷ đồng năm 2019. TCT có mức tăng TSCĐ lớn nhất là 
IDICO, từ 4.107,98 tỷ đồng năm 2016 lên 6.345,86 tỷ đồng năm 2019. 
Một đặc điểm dễ nhận thấy ở các TCT là TSCĐ luôn có giá trị lớn. Tuy nhiên, hầu 
hết các TCT này thường có tình trạng như: TSCĐ đầu tư với giá trị lớn, có công suất 
cao nhưng lại sử dụng cho thi công công trình quy mô nhỏ, không tận dụng hết được 
năng lực hoạt động của máy, dẫn tới việc lãng phí vốn. Không chỉ vậy, một số thiết bị 
mua về lại không phải để phục vụ cho ngành nghề hoạt động chính, mà lại chủ yếu phục 
vụ cho hoạt động đầu tư khác. Qua đó thấy rằng, việc tăng lên của TSCĐ chưa hẳn đã là 
một tín hiệu tốt đối với các DN này. Bởi vì những tài sản có hàm lượng vốn lớn như vậy 
86 
nếu không biết tận dụng sẽ hao mòn (cả vô hình lẫn hữu hình) rất nhanh, chỉ sau một vài 
năm sử dụng sẽ rất khó thanh lý, dẫn đến tình trạng không thu hồi đủ vốn cho tài sản, 
lãng phí nguồn lực. Đồng thời, nhìn trên sổ sách thấy TSCĐ nhiều nhưng thực tế lại 
không được sử dụng để phục vụ thi công các công trình, làm giảm hiệu quả kinh doanh 
của các TCT. 
b. Quản lý việc sử dụng và khấu hao tài sản cố định 
TSCĐ tại các TCT hàng năm đều được kiểm tra và trích khấu hao đầy đủ. Tác giả tổng 
hợp tình hình tăng giảm khấu hao TSCĐ của các TCT tại mục 1.2 của Phụ lục 03. 
Vì các TSCĐ của các TCT đều là những tài sản có giá trị lớn nên số khấu hao trích 
mỗi năm cũng ở mức khá cao. Hơn nữa, các TCT đều sử dụng phương pháp khấu hao 
theo đường thẳng nên nếu không mua thêm nhiều TSCĐ nữa thì mức trích khấu hao 
hàng năm sẽ chỉ thay đổi một chút so với những năm trước. 
Với TCT COMA, năm 2016 trích khấu hao là trên 169,66 tỷ đồng thì sang năm 
2017 cũng tăng 7,46% đạt 182,31 tỷ đồng, và đến năm 2019 mức trích khấu hao có tăng 
lên đạt 213,65 tỷ đồng. Bên cạnh đó, IDICIO cũng là một trong những DN sử dụng khá 
nhiều vốn để đầu tư cho TSCĐ nên mức trích khấu hao cũng tăng dần qua các năm, 
năm 2019 tăng 1.108,72 tỷ đồng so với năm 2016. Đặc biệt CC1, do có sự tăng đột biến 
trong việc đầu tư TSCĐ nên mức trích khấu hao cũng thay đổi khá lớn qua các năm. 
Năm 2019 DN trích hơn 2.068,86 tỷ đồng tiền khấu hao, cao gấp 6,76 lần so với năm 
2016 (chủ yếu việc tăng TSCĐ của CC1 trong giai đoạn này là tập trung vào BĐS chứ 
không phải là đầu tư cho việc XD các công trình). 
Với mức trích khấu hao rất lớn như thế mà TSCĐ tại các TCT không phát huy hết 
được năng suất hoạt động thì việc hao mòn sẽ ngày càng nhanh, DN vừa không thu 
được lợi ích kinh tế như mong muốn, vừa lãng phí nguồn lực. 
Như vậy có thể thấy được một thực tế đáng báo động tại các TCT là TSCĐ có số 
lượng nhiều, giá trị lớn nhưng chất lượng thì lại rất kém (nhiều tài sản lỗi thời lạc hậu), 
năng suất thấp và đôi khi còn không phù hợp với đặc điểm kinh doanh. 
c. Quản lý việc thanh lý và thay mới tài sản cố định 
Như đã phân tích ở trên, mặc dù các TCT đã chú trọng hơn tới việc đầu tư TSCĐ, 
nếu chỉ xét về nguyên giá thì cũng thấy được đa số các TCT đã mua thêm TSCĐ, việc 
đầu tư mua sắm TSCĐ đều được lập dự án mua sắm theo quy định. Tuy nhiên các 
TSCĐ này lại không mang lại hiệu quả kinh tế cho DN. 
Cùng với đó, trong quá trình hoạt động, do một số máy móc đã lỗi thời cũng như 
bị hỏng, các TCT tiến hành thanh lý làm giảm giá trị TSCĐ trên bảng cân đối kế toán. 
Do hầu hết TSCĐ mua vượt quá công suất cần dùng, các TCT không khai thác hết 
được năng lực hoạt động của TSCĐ đó dẫn đến hao mòn rất nhanh, do đó việc thanh lý 
87 
những TSCĐ như vậy rất khó khăn, nếu có thanh lý được thì phần vốn thu hồi lại chẳng 
đáng là bao so với lúc đầu tư tài sản. Điều này được thể hiện ở báo cáo lưu chuyển tiền 
tệ qua chỉ tiêu tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác, được 
tổng hợp theo bảng tại mục 1.3 của Phụ lục 03. 
Từ các nội dung trên có thể thấy tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài 
sản dài hạn khác là rất nhỏ. Như của TCT Viwaseen, chỉ dao động từ 0,24 đến 1,1 tỷ 
đồng. Hay đối với các TCT lớn như HUD thì con số này cũng chỉ là dưới 10 tỷ đồng. 
Đặc biệt là năm 2017 chỉ là 0,68 tỷ đồng và năm 2019 là 0 đồng. 
3.2.3.2 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và tài sản cố định trong các tổng công ty 
Như đã trình bày ở phần trên, VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ, hay VCĐ là 
toàn bộ giá trị bỏ ra đề đầu tư vào TSCĐ nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh. Do vậy, 
VCĐ có đặc điểm tương tự như TSCĐ. Vì vậy, có thể nói VCĐ là biểu hiện số tiền ứng 
trước về những TSCĐ mà chúng có đặc điểm chuyển dần từng phần qua nhiều chu kỳ 
sản xuất và kết thúc một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời hạn sử dụng. Cho nên đánh 
giá hiệu quả sử dụng VCĐ ta sẽ xem xét luôn trong chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ. 
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định 
Hiệu suất sử dụng TSCĐ cho biết 1 đồng giá trị TSCĐ được sử dụng đem lại bao 
nhiêu đồng doanh thu thuần. Liên quan đến chỉ tiêu này, bảng số liệu tại mục 1.4 của 
Phụ lục 03 cho thấy tại các TCT được nghiên cứu, hiệu suất sử dụng TSCĐ đều có sự 
tăng hoặc giảm theo các năm. Một số TCT có hiệu suất sử dụng TSCĐ rất cao như: 
trong lĩnh vực xây lắp thì Hancorp sử dụng 1 đồng TSCĐ mang lại tới 65,57 đồng 
doanh thu vào năm 2017. Hay là Fico trong lĩnh vực sản xuất VLXD có hiệu suất này là 
15,11 năm 2019. Còn trong lĩnh vực kinh doanh BĐS thì HUD cũng có hiệu suất sử 
dụng TSCĐ tương đối cao khi đạt 10,95 năm 2018. 
So với tỷ lệ trung bình ngành 4 năm 2016-2019 (Phụ lục 2: Bảng thống kê chỉ tiêu 
trung bình ngành) thì hầu hết các TCT đều có mức trên chỉ số trung bình (xem Hình 
3.8, Hình 3.9, Hình 3.10). Điều này dễ làm nhiều người nhầm tưởng rằng DN sử dụng 
TSCĐ rất hiệu quả. Tuy nhiên kết hợp với các phân tích về tăng giảm TSCĐ ở phần 
trước, để có được con số như thế này phần lớn là vì TSCĐ đã khấu hao gần hết làm cho 
giá trị TSCĐ bình quân thấp chứ không phải do TCT tận dụng được khả năng hoạt động 
của tài sản. 
Một số TCT có một sự biến động nhẹ về hiệu suất sử dụng TSCĐ, đặc biệt là đối 
với các TCT thuộc lĩnh vực xây lắp và sản xuất VLXD là các lĩnh vực phải sử dụng 
nhiều TSCĐ. Như trường hợp của COMA, hiệu suất sử dụng TSCĐ trong giai đoạn 
2016-2019 chỉ dao động từ 1,92 đến 2,05. Còn trong lĩnh vực SXVL thì điển hình là 
Viglacera chỉ dao động quanh mức 2,29 đến 2,66. Việc này là do doanh thu thuần không 
88 
biến động nhiều cộng thêm việc các TCT này không đầu tư thêm nhiều TSCĐ. 
Hình 3.8. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình của các TCT thuộc 
lĩnh vực xây lắp so với trung bình ngành xây dựng 
Hình 3.9. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình của các TCT thuộc 
lĩnh vực sản xuất VLXD so với trung bình ngành VLXD 
Hình 3.10. Hiệu suất sử dụng TSCĐ trung bình của các TCT 
thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS so với trung bình ngành BĐS 
- Hệ số hao mòn tài sản cố định: Hệ số hao mòn TSCĐ cho thấy được mức độ hao 
89 
mòn của TSCĐ tại DN để DN biết phương hướng thay thế hay sửa chữa TSCĐ của 
mình nhằm tận dụng tốt nhất công suất của tài sản, sử dụng hiệu quả vào hoạt động kinh 
doanh. Qua mục 1.5 Phụ lục 03 cho thấy: đối với các TCT thuộc lĩnh vực xây lắp, hệ số 
hao mòn TSCĐ có xu hướng tăng từ 2016-2019. Như TCT Sông Hồng hệ số hao mòn 
tăng từ 0,75 năm 2016 lên 0,92 năm 2019. Tương tự với Lilama, hệ số hao mòn TSCĐ 
tăng từ 0,52 lên 0,72 trong giai đoạn 2016 - 2019. 
Nhìn vào hệ số hao mòn TSCĐ cho thấy phần lớn các TSCĐ của các TCT này 
hiện đang hao mòn ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng suy giảm nhanh năng lực hoạt 
động của các TCT, về mặt gián tiếp sẽ tạo áp lực đối với khả năng thanh toán (do tài sản 
được hình thành nhờ nguồn vốn vay là chủ yếu). 
- Hàm lượng vốn cố định: cho biết số VCĐ cần đầu tư để đạt 1 đồng doanh thu. 
Qua mục 1.6 của Phụ lục 03 có thể thấy một số TCT sử dụng VCĐ không hiệu 
quả, đặc biệt là các TCT thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS khi hàm lượng VCĐ thường 
xuyên lớn hơn 1 trong giai đoạn 2016-2019. Như trường hợp của IDICO khi cần đến 
1,05 đồng VCĐ để tạo ra 1 đồng doanh thu năm 2017, con số này tăng lên là 1,52 đồng 
trong năm 2018. Hay trường hợp của HUD khi năm 2017 cần tới 1,24 đồng VCĐ để tạo 
ra 1 đồng doanh thu thuần. 
Khi so sánh hàm lượng VCĐ theo các năm, có thể nhận thấy nhìn chung hàm 
lượng VCĐ của các TCT có xu hướng tăng, có nghĩa là càng ngày các TCT càng phải 
sử dụng nhiền hơn VCĐ để tạo ra được 1 đồng doanh thu, hay nói cách khác là hiệu 
suất sử dụng VCĐ ngày càng thấp (Hình 3.11). 
Hình 3.11. Biến động hàm lượng VCĐ của các TCT giai đoạn 2016 - 2019 
- Mức doanh lợi vốn cố định: Mức doanh lợi VCĐ của các TCT trong giai đoạn 
2016 - 2019 được thể hiện tại mục 1.7 Phụ lục 03. Qua đó có thể thấy ngoài Hancorp có 
mức doanh lợi VCĐ cao trên 100%, tức là cứ 1 đồng VCĐ tạo ra hơn 1 đồng lợi nhuận 
sau thuế, thì các TCT còn lại có mức doanh lợi VCĐ tương đối thấp. Cụ thể như 
90 
Viwaseen năm 2018 thì 1 đồng VCĐ chỉ tạo ra được 0,056 đồng lợi nhuận sau thuế và 
năm 2019 là 0,067 đồng. Đối với các TCT thuộc lĩnh vực sản xuất VLXD thì mức 
doanh lợi VCĐ cao nhất trong giai đoạn này cũng chỉ 20%. Thậm chí một số TCT thuộc 
lĩnh vực xây lắp còn có mức doanh lợi VCĐ âm như Sông Hồng trong suốt giai đoạn 
2016-2019, Lilama năm 2018, 2019, COMA năm 2017, 2018, 2019. Điều đó có nghĩa 
là từng đồng vốn mà các TCT này đưa vào SXKD đều không đem lại đồng lợi nhuận 
nào. Không những mức doanh lợi VCĐ thấp mà con số này còn đang có xu hướng giảm 
khi phần lớn các TCT đều có mức doanh lợi VCĐ năm 2019 thấp hơn năm 2018, đây là 
một dấu hiệu rất đáng báo động trong việc quản lý và sử dụng VCĐ. 
3.2.4. Thực trạng quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động trong các tổng công ty 
Việc huy động vốn đầy đủ và kịp thời cho SXKD là rất khó, nhưng làm thế nào để 
quản lý và sử dụng TSLĐ có hiệu quả là việc làm còn khó hơn rất nhiều. Để hiểu rõ 
hơn, tác giả đi sâu phân tích thực trạng quản lý VLĐ và TSLĐ tại các TCT giai đoạn 
2016 - 2019. 
3.2.4.1 Đánh giá chung công tác quản lý vốn lưu động và tài sản lưu động 
a. Tình hình phân bổ tài sản lưu động tại các tổng công ty 
Một trong những nhân tố có ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ, đó 
là việc phân bổ TSLĐ sao cho hợp lý. Việc phân bổ TSLĐ là việc xác định xem mỗi 
một khoản mục sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng TSLĐ của các TCT, điều đó 
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như: đặc điểm DN, lĩnh vực ngành nghề kinh 
doanh, loại hình DN, năng lực của đội ngũ lãnh đạo... Do đó, các DN khác nhau sẽ có 
cơ cấu TSLĐ khác nhau. Là các TCT, với lượng TSLĐ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài 
sản thì việc phân bổ TSLĐ của các TCT sao cho hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, 
có tính quyết định tới hiệu quả sử dụng TSLĐ và hiệu quả kinh doanh của các TCT. 
Tình hình phân bổ và cơ cấu TSLĐ của các TCT thể hiện ở Mục 2.11 của Phụ lục 3. 
Trong số liệu Mục 2.11 của Phụ lục 3 cho thấy, cơ cấu TSLĐ của các TCT vẫn 
chủ yếu nghiêng về hàng tồn kho và các khoản phải thu (2 khoản này chiếm tỷ trọng lớn 
nhất trong tổng TSLĐ). Đối với các TCT thuộc lĩnh vực xây lắp thì tỷ trọng của các 
khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này phản ánh đúng đặc điểm của 
các đơn vị xây lắp khi các khoản phải thu ngắ

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_hoan_thien_quan_ly_von_va_tai_san_tai_cac.pdf