Luận án Nghiên cứu kết quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu kết quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu kết quả sử dụng Bevacizumab tiêm nội nhãn điều trị bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già thể tân mạch

ự phân bố tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1: Bảng 3.1: Độ tuổi trung bình nhóm bệnh nhân nghiên cứu Đối tƣợng Trung bình (Giá trị trung bình) Độ lệch chuẩn (Std) Chung (n=100) 67,6 9,29 Nhóm PRN (n=50) 68,7 9,53 Nhóm LD (n=50) 66,5 8,99 Nhận xét: Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu là 67,6 tuổi (std=9,29). Tuổi thấp nhất là 50 tuổi và cao nhất là 88 tuổi. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về độ tuổi giữa hai nhóm PRN và nhóm LD. 54 Biểu đồ 3.1: Phân bố theo nhóm tuổi của bệnh nhân Trong nghiên cứu nhóm bệnh nhân có độ tuổi 60-75 tuổi là nhóm chiếm nhiều nhất (51%). Sự phân bố giới và nghề nghiệp của bệnh nhân nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.2: Bảng 3.2: Phân bố giới, nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Chung Nhóm PRN Nhóm LD Giới Nam 69 (69%) 38 (76%) 31 (62%) Nữ 31 (31%) 12 (34%) 19 (38%) Nghề nghiệp Trong nhà 28 (28%) 15 (30%) 13 (26%) Ngoài trời 72 (72%) 35 (70%) 37 (74%) Nhận xét: Phân bố giới tính của bệnh nhân trong nghiên cứu là 69% là nam và 31% là nữ và được phân bố tương đồng về tỷ lệ ở hai nhóm PRN và nhóm LD (p>0,05). 55 Có 28% đối tượng nghiên cứu làm nghề nghiệp trong nhà và 72% đối tượng nghiên cứu làm ngoài trời. Nghề nghiệp ở hai nhóm PRN là LD là như nhau (p>0,05). Một số đặc điểm toàn thân của bệnh nhân trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.3: Bảng 3.3: Một số đặc điểm toàn thân của đối tượng nghiên cứu Nhận xét: Trung bình huyết áp tối đa của bệnh nhân trong nghiên cứu là 127,1mmHg (độ lệch chuẩn=12,3). Trung bình huyết áp tối đa của nhóm PRN cao hơn nhóm LD là 5.5mmHg (p<0,05). Trung bình huyết áp tối thiểu của bệnh nhân trong nghiên cứu là 79,7mmHg (độ lệch chuẩn=7,2). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình huyết áp tối thiểu ở hai nhóm PRN và LD. Trung bình chỉ số khối cơ thể BMI của bệnh nhân trong nghiên cứu là 22,4 (độ lệch chuẩn=2,57). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình chỉ số khối cơ thể ở hai nhóm PRN và LD. Tiền sử bệnh của nhóm nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.4: Đặc tính Chung PRN LD HA tối đa 127,1±12,3mmHg 129,8±12,4 mmHg 124,3±11,6 mmHg HA tối thiểu 79,7±7,2 mmHg 80,1±6,96 mmHg 79,2±7,5 mmHg BMI 22,4±2,57 22,7±2,3 22,2±2,8 56 Bảng 3.4: Tiền sử bệnh lý của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Chung Nhóm PRN Nhóm LD Tiền sử hút thuốc lá Có 35 (35%) 19 (38%) 16(32%) Không 65 (65%) 31 (62%) 34 (68%) Tiền sử tăng huyết áp Có 32 (32%) 21 (42%) 11 (22%) Không 68 (68%) 29 (58%) 39 (78%) Tiền sử rối loạn mỡ máu Có 11 (11%) 7 (14%) 4 (8%) Không 89 (89%) 43 (86%) 46 (92%) Tiền sử đái tháo đƣờng Có 9 (9%) 7 (14%) 2 (4%) Không 91 (91%) 43 (86%) 48 (96%) Tiền sử gia đình Không 100 (100%) 50 (100%) 50 (100%) Nhận xét: Nhìn chung, bệnh nhân trong nghiên cứu phần lớn có tiền sử hút thuốc lá (35%). Tỷ lệ mắc các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường thấp hơn lần lượt là 32%, 11%, 9%. Đặc biệt tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều không có tiền sử bệnh gia đình. 57 3.2. Hình thái lâm sàng của bệnh nhân trong nghiên cứu 3.2.1. Triệu chứng cơ năng Các triệu chứng cơ năng của nhóm nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.5: Bảng 3.5: Triệu chứng cơ năng của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Chung Nhóm PRN Nhóm LD Nhìn mờ 93 (93%) 47 (94%) 46 (92%) Ám điểm 45 (45%) 19 (38%) 26 (52%) Méo hình 33 (33%) 15 (15%) 16 (16%) RL màu 5 (5%) 2 (4%) 3 (6%) Nhận xét: Nhìn chung, phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu đều có dấu hiệu cơ năng là nhìn mờ (93%). Tỷ lệ các dấu hiệu ám điểm, méo hình, rối loạn màu lần lượt là 45%, 33%, và 5%. 58 3.2.2. Dấu hiệu thực thể Các dấu hiệu thực thể của nhóm nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.6: Bảng 3.6: Dấu hiệu thực thể của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Chung Nhóm PRN Nhóm LD Drusen cứng 14 (14%) 5 (10%) 9 (18%) Drusen mềm 13 (13%) 7 (14%) 6 (12%) Biến đổi biểu mô sắc tố 47 (47%) 20 (20%) 27 (27%) Bong biểu mô sắc tố 12 (12%) 8 (16%) 4 (8%) Bong thanh dịch võng mạc 21 (21%) 12 (24%) 9 (18%) Xuất huyết võng mạc 95 (95%) 47 (94%) 48 (96%) Phù hoàng điểm 34 (34%) 13 (26%) 21 (42%) Sẹo xơ 5 (5%) 2 (4%) 3 (6%) Xuất tiết 25 (25%) 11 (22%) 14 (28%) Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân trong nghiên cứu có dấu hiệu xuất huyết (95%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các dấu hiệu thực thể ở hai nhóm PRN và LD (p>0,05). 59 3.2.3. Kết quả về xuất huyết võng mạc và kích thước tổn thương của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Kích thước xuất huyết và kích thước tổn thương của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu được ghi nhận lại bằng cách đo và tính theo đường kính gai thị trên ảnh chụp đáy mắt và được trình bày trong bảng 3.7 và 3.8: Bảng 3.7: Kích thước xuất huyết của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Trung bình (đường kính gai thị) Độ lệch chuẩn (đường kính gai thị) Chung (n=100) 1,61 1,40 PRN (n=50) 1,62 1,36 LD (n=50) 1,60 1,46 t = 0,07, df = 98, p>0,05 Nhận xét: Trung bình kích thước xuất huyết ở nhóm PRN cao hơn nhóm LD là 0,02 đơn vị đường kính gai thị. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước xuất huyết giữa hai nhóm. Bảng 3.8: Kích thước tổn thương của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Nhóm Trung bình (đường kính gai thị) Độ lệch chuẩn (đường kính gai thị) Chung (n=100) 2,70 1,59 PRN (n=50) 2,60 1,58 LD (n=50) 2,81 1,61 t = -0,63, df = 97, p>0,05 60 Nhận xét: Trung bình kích thước tổn thương ở nhóm PRN thấp hơn nhóm LD 0,2 đường kính gai thị. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kích thước tổn thương giữa hai nhóm. 3.2.4. Tình trạng thể thủy tinh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Tình trạng đục thể thủy tinh của nhóm bệnh nhân nghiên cứu trước điều trị được đánh giá dựa theo tiêu chuẩn phân loại của WHO được trình bày trong bảng 3.9: Bảng 3.9: Tình trạng thể thủy tinh nhóm bệnh nhân nghiên cứu Tình trạng TTT Nhóm Trong Đục độ 1 Đục độ 2 Đục độ 3 Đục độ 4 TTT nhân tạo Tổng cộng PRN Số lượng BN 1 10 14 16 0 9 50 Số % 2.1% 20.8% 28% 32% 0% 18.0% 100.0% LD Số lượng BN 0 13 21 10 0 6 50 Số % 0.0% 26.0% 42.0% 20.0% 0.0% 12.0% 100.0% Tổng cộng Số BN 1 23 35 26 0 15 100 Số % 1.0% 23.0% 35.0% 26.0% 0.0% 15.0% 100.0% Nhận xét: Có duy nhất một bệnh nhân thể thủy tinh còn trong. Có đến 15 bệnh nhân đã đặt thể thủy tinh nhân tạo (IOL). Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng thể thủy tinh giữa hai nhóm. 61 3.2.5. Tổn thương trên chụp mạch huỳnh quang của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Tổn thương trên chụp mạch huỳnh quang của nhóm bệnh nhân nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.10: Bảng 3.10: Tổn thương trên chụp mạch huỳnh quang của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Chung Nhóm PRN Nhóm LD Drusen cứng 9 (9%) 3 (6%) 6 (12%) Drusen mềm 12 (12%) 6 (12%) 6 (12%) Biến đổi BMST 61 (61%) 28 (56%) 33 (66%) Bong BMST 18 (18%) 10 (20%) 8 (16%) Bong TDVM 22 (22%) 12 (24%) 10 (20%) Dò huỳnh quang 98 (98%) 48 (48%) 50 (50%) Nhận xét: Phần lớn tổn thương trên mạch huỳnh quang ở các bệnh nhân trong nghiên cứu là biến đổi BMST với tỷ lệ 61%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các tổn thương trên chụp mạch huỳnh quang giữa hai nhóm PRN và LD (p>0,05). 62 3.2.6. Phân bố hình thái tân mạch trong nhóm nghiên cứu: Dựa trên tiêu chuẩn phân loại hình thái và đặc điểm tân mạch đã mô tả trong phần phương pháp nghiên cứu chúng tôi ghi nhận sự phân bố các hình thái tân mạch trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.11 dưới đây: Bảng 3.11. Sự phân bố các hình thái tân mạch của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu Hình thái tân mạch Nhóm Tổng cộng PRN LD Tân mạch ẩn 17 (34%) 13 (26%) 30 (30%) Tân mạch hiện 20 (40%) 18 (36%) 38 (38%) Tân mạch hỗn hợp 13 (26%) 19 (38%) 32 (32%) Nhận xét: Nghiên cứu ghi nhận sự phân bố đồng đều giữa các hình thái tân mạch trong toàn bộ nhóm bệnh nhân nghiên cứu, không có sự khác biệt về phân bố hình thái tân mạch giữa 2 nhóm điều trị. 63 3.2.7. Thị lực trước khi điều trị Thị lực trước điều trị của nhóm nghiên cứu được đo theo bảng thị lực LogMar và được trình bày trong bảng 3.12: Bảng 3.12: Thị lực trước điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Nhóm TL trung bình (logMAR) Độ lệch chuẩn (Std) Sai số chuẩn (Std.Error) Chung (n=100) 1,31 0,48 0,05 Nhóm PRN (n=50) 1,32 0,48 0,07 Nhóm LD (n=50) 1,30 0,48 0,07 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về thị lực ban đầu của các đối tượng nghiên cứu trong 2 nhóm LD – PRN (t=0,17,df=98, p >0.05) 3.2.8. Độ dày võng mạc trung bình trước điều trị của nhóm bệnh nhân nghiên cứu Độ dày võng mạc trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu được đo trên OCT và được ghi nhận lại trong nghiên cứu với kết quả được trình bày trong bảng 3.13: Bảng 3.13: Độ dày võng mạc trung bình trên OCT trước điều trị Nhóm Độ dày trung bình (μm) Độ lệch chuẩn (μm) Sai số chuẩn (μm) Chung (n=100) 352,32 101,27 10,13 Nhóm PRN (n=50 354,46 99,74 14,11 Nhóm LD (n=50) 350,18 103,74 14,67 64 Nhận xét: Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về chiều dày võng mạc trung tâm ban đầu giữa 2 nhóm LD – PRN của các đối tượng trong nghiên cứu này (t= 0,21, df=98, p>0,05). 3.3. Kết quả điều trị 3.3.1. Kết quả về mặt giải phẫu của toàn thể nhóm nghiên cứu Đánh giá về giải phẫu vùng hoàng điểm trong nghiên cứu được dựa trên đo độ dày võng mạc trung tâm trên OCT. Giá trị trung bình của độ dầy võng mạc của toàn thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu tại các thời điểm theo dõi được trình bày trong bảng 3.14: Bảng 3.14: Giá trị trung bình của độ dày võng mạc của toàn thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo các mốc thời gian Thời gian Giá trị trung bình (μm) Sai số chuẩn (μm) Khoảng tin cậy 95% Giới hạn dưới (μm) Giới hạn trên (μm) Trước ĐT 352.3 10.18 332.13 372.51 Tại 6 tháng 279.9 15.22 249.72 310.14 Tại 12 tháng 271.6 12.34 247.13 296.11 Thời điểm cuối 258.2 10.24 237.93 278.55 Nhận xét: Bảng trình bày trung bình độ dày võng mạc qua thời gian. Tại thời điểm trước can thiệp, trung bình độ dày võng mạc là 325,3μm đến thời điểm cuối, độ dày võng mạc giảm còn 258,2μm. So với giá trị của chiều dày võng mạc trung tâm trước can thiệp, tại thời điểm cuối sau can thiệp, chiều dày võng mạc trung tâm giảm 94,1 μm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t-ghép cặp, p<0,01). 65 Sự thay đổi chiều dầy võng mạc trên OCT theo thời gian được trình bày trong biểu đồ 3.2: Biểu đồ 3.2: Giá trị trung bình của độ dày võng mạc trên OCT qua thời gian Nhận xét: Độ dày võng mạc giảm rõ rệt qua mỗi thời điểm điều trị. Kiểm định ANOVA lặp lại so sánh giá trị trung bình của độ dày võng mạc qua 4 điểm đo có ý nghĩa thống kê (P<0,01), cho thấy giá trị trung bình của chiều dày võng mạc trung tâm giảm có ý nghĩa thống kê qua các thời gian điều trị. 3.3.2. Kết quả về thị lực của toàn thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu Các giá trị đo đánh giá thị lực theo Bảng Logmar của toàn thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo các mốc thời gian được trình bày trong bảng 3.15: Đ ộ dà y tr un g tâ m h oà ng đ iể m (µ m ) 66 Bảng 3.15: Kết quả về thị lực của toàn thể nhóm bệnh nhân nghiên cứu theo các mốc thời gian theo dõi Thị lực (logMAR) Giá trị trung bình Sai số chuẩn Khoảng tin cậy 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên Trước ĐT 1.3 0.05 1.22 1.41 Tại 6 tháng 1.0 0.04 0.94 1.11 Tại 12 tháng 1.0 0.05 0.88 1.07 Thời điểm cuối 0.9 0.05 0.82 1.02 Nhận xét: Bảng 3.15 trình bày giá trị trung bình của thị lực (LogMar) tại 4 thời điểm đo lường cùng khoảng tin cậy 95%. Giá trị LogMar càng nhỏ thì thị lực càng tốt. Thị lực trung bình của cả nhóm sau điều trị có cải thiện và được duy trì ổn định trong suốt thời gian theo dõi. Sự thay đổi thị lực theo thời gian được trình bày trong biểu đồ 3.3: Biểu đồ 3.3: Thay đổi thị lực của toàn thể nhóm nghiên cứu theo thời gian Lo gM A R 67 Nhận xét: Kiểm định ANOVA lặp lại so sánh giá trị trung bình thị lực LogMar giảm có ý nghĩa thống kê qua các thời điểm theo dõi (p<0.01), cho thấy thị lực của người bệnh tăng có ý nghĩa thống kê qua các thời gian điều trị so với trước điều trị. Sự thay đổi thị lực trước và sau can thiệp được thể hiện trong bảng 3.16: Bảng 3.16: Sự thay đổi thị lực trước và sau điều trị của toàn thể nhóm nghiên cứu Số lượng Phần trăm Phần trăm có giá trị Phần trăm cộng dồn Thị lực giảm/không thay đổi 14 14.0 14.0 14.0 Thị lực tăng trung bình 20 20.0 20.0 34.0 Thị lực thay đổi tốt 66 66.0 66.0 100.0 Tổng cộng 100 100.0 100.0 Nhận xét: Tính toán hiệu số sự thay đổi thị lực LogMar tại thời điểm trước can thiệp và thời điểm cuối sau can thiệp. Nếu giá trị này >0.3, người bệnh được cho là có sự thay đổi thị lực tốt, giá trị này trong khoảng >0 đến 0.3 người bệnh được cho là có sự thay đổi thị lực trung bình và giá trị này bằng 0 hoặc âm, người bệnh được coi là giảm/không thay đổi. Tỷ lệ người bệnh có cải thiện thị lực là 86% trong đó cải thiện thị lực tốt vào thời điểm theo dõi sau cùng là 66%. 68 3.3.3. Tai biến, biến chứng của phương pháp Trong thời gian theo dõi các bệnh nhân được tiêm với số mũi tiêm trung bình cho cả nhóm bệnh nhân là 3,97± 2,22 mũi tiêm. Các tai biến của phương pháp được trình bày trong bảng 3.17: Bảng 3.17: Các tai biến của phương pháp tiêm nội nhãn Số lần Tỉ lệ Xuất huyết kết mạc 34 8,56% Trào ngược thuốc 16 4,03% Gãy, tắc kim 0 0 Chạm thể thủy tinh 0 0 Các tai biến chủ yếu liên quan đến kĩ thuật tiêm nội nhãn. Các tai biến trong nghiên cứu có tỉ lệ nhiều nhất là xuất huyết kết mạc (8,56%) và trào ngược thuốc tại chỗ tiêm do bơm thuốc quá nhanh. Các tai biến khác không gặp trong nghiên cứu. Các biến chứng của phương pháp được trình bày trong bảng 3.18: 69 Bảng 3.18: Các biến chứng của phương pháp điều trị Số ca Tỉ lệ % Viêm giác mạc chấm nông 6 6% Viêm màng bồ đào 1 1% Đục thể thủy tinh 4 4,71% Viêm giác mạc chấm nông là biến chứng gặp nhiều nhất trong nghiên cứu này với tỉ lệ là 6%. Trong nghiên cứu có duy nhất một trường hợp bị viêm màng bồ đào xuất hiện sau điều trị 7 ngày và đáp ứng tốt với điều trị chống viêm tại chỗ. Các biến chứng nặng khác như bong võng mạc, xuất huyết nội nhãn hay viêm mủ nội nhãn đều không gặp trong thời gian thực hiện nghiên cứu. 3.4. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả điều trị 3.4.1. Yếu tố ảnh hưởng về giải phẫu 3.4.1.1. Thay đổi độ dày võng mạc theo nhóm điều trị Trong nghiên cứu có phân bổ ngẫu nhiên các bệnh nhân nghiên cứu vào hai nhóm nhận hai liệu trình điều trị khác nhau là nhóm PRN và nhóm LD. Sự thay đổi độ dày võng mạc theo nhóm điều trị được trình bày trong bảng 3.19: 70 Bảng 3.19: Sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm của các nhóm điều trị qua thời gian theo dõi Độ dày võng mạc Nhóm điều trị Giá trị trung bình Sai số chuẩn Khoảng tin cậy 95% Giới hạn dưới Giới hạn trên PRN Trước điều trị 354.5 14.39 325.90 383.02 Tại 6 tháng 289.2 21.53 246.48 331.92 Tại 12 tháng 303.7 17.45 269.08 338.36 Thời điểm cuối 282.8 14.48 254.11 311.57 LD Trước điều trị 350.2 14.39 321.62 378.74 Tại 6 tháng 270.7 21.53 227.94 313.38 Tại 12 tháng 239.5 17.45 204.88 274.16 Thời điểm cuối 233.6 14.48 204.91 262.37 Nhận xét: Bảng trình bày sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm đo trên OCT theo hai nhóm điều trị PRN và LD. Có thể thấy giá trị trung bình của OCT trong nhóm PRN luôn cao hơn giá trị này trong nhóm LD. Tại thời điểm kết thúc nghiên cứu, kết quả cho thấy thấy chiều dày võng mạc trung tâm sau điều trị của 2 nhóm nói trên lại có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (t=2.403, p<0,05). 71 Sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm trên OCT theo thời gian của 2 nhóm được trình bày trong biểu đồ 3.4: Biểu đồ 3.4. Thay đổi độ dày võng mạc trung tâm của hai nhóm điều trị theo thời gian Nhận xét: Biểu đồ 3.4 cũng cho thấy xu hướng thay đổi của thời gian của chiều dày võng mạc trung tâm có sự khác biệt giữa hai nhóm. Mặc dù cả hai nhóm PRN và LD đều có chiều dày võng mạc trung tâm giảm có ý nghĩa thống kê qua thời gian (Repeated ANOVA p<0.01), tuy nhiên sự thay đổi trong nhóm LD nhanh hơn so với sự thay đổi trong nhóm PRN. Đ ộ dà y tr un g tâ m h oà ng đ iể m (µ m ) 72 3.4.1.2. Thay đổi độ dày võng mạc trung tâm trên OCT theo hình thái tân mạch Các hình thái tân mạch trong nghiên cứ được phân 3 hình thái: tân mạch ẩn, tân mạch hiện và tân mạch hỗn hợp. Sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm đo trên OCT theo hình thái tân mạch được trình bày trong bảng 3.20: Bảng 3.20: Thay đổi độ dày võng mạc trung tâm theo hình thái tân mạch Độ dày võng mạc Hình thái tân mạch Giá trị trung bình (μm) Sai số chuẩn (μm) Khoảng tin cậy 95% Giới hạn dưới (μm) Giới hạn trên (μm) Tân mạch ẩn Trước CT 331.1 18.26 294.82 367.32 Tại 6 tháng 267.8 27.92 212.36 323.18 Tại 12 tháng 255.6 23.33 209.26 301.87 Thời điểm cuối 251.5 19.31 213.17 289.83 Tân mạch hiện Trước CT 378.8 16.23 346.64 411.05 Tại 6 tháng 292.6 24.81 243.35 341.81 Tại 12 tháng 276.0 20.73 234.86 317.15 Thời điểm cuối 261.5 17.16 227.47 295.59 Tân mạch hỗn hợp Trước CT 340.8 17.68 305.65 375.85 Tại 6 tháng 276.3 27.03 222.66 329.96 Tại 12 tháng 281.5 22.59 236.63 326.31 Thời điểm cuối 260.7 18.70 223.54 297.77 Nhận xét: Bảng trình bày sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm đo trên OCT theo 3 nhóm hình thái tân mạch: tân mạch ẩn, tân mạch hiện và tân mạch hỗn hợp cho thấy giá trị trung bình của độ dày võng mạc trung tâm trung bình của nhóm tân mạch ẩn luôn thấp nhất so với 2 nhóm hình thái tân mạch còn lại. Tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. 73 Giá trị trung bình của chiều dầy võng mạc trung tâm qua 4 thời điểm theo dõi của các hình thái tân mạch được trình bày trong biểu đồ 3.5: Biểu đồ 3.5: Thay đổi chiều dày võng mạc trung tâm qua thời gian theo hình thái tân mạch Nhận xét: Chiều dày võng mạc trung tâm của cả 3 nhóm hình thái tân mạch đều giảm có ý nghĩa thống kê qua thời gian (kiểm định ANOVA lặp lại, p<0.01). Tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về xu hướng giảm qua thời gian trong 3 nhóm hình thái tân mạch. Đ ộ dà y tr un g tâ m h oà ng đ iể m (µ m ) Trước ĐT 6 tháng 12 tháng Thời điểm cuối 74 3.4.1.3. Thay đổi độ dày võng mạc trung tâm theo kích thước tổn thương Bệnh nhân nghiên cứu được đo kích thước tổn thương dựa theo đường kính gai thị và phân làm 3 mức độ: bé khi kích thước nhỏ hơn 2 đường kính gai thị, trung bình từ 2 đến dưới 3 đường kính gai thị và lớn là từ 3 đường kính gai thị trở lên. Sự thay đổi độ dày võng mạc trung tâm theo kích thước tổn thương qua thời gian theo dõi được trình bày trong bảng 3.21: Bảng 3.21: Thay đổi độ dày võng mạc trung tâm theo kích thước tổn thương qua thời gian Độ dày võng mạc trung tâm Kích thước tổn thương Giá trị trung bình (μm) Sai số chuẩn (μm) Khoảng tin cậy 95% Giới hạn dưới (μm) Giới hạn trên (μm) Bé Trước ĐT 364.6 15.76 333.29 395.85 Tại 6 tháng 277.4 23.30 231.14 323.62 Tại 12 tháng 260.9 19.57 222.05 299.72 Thời điểm cuối 251.2 16.16 219.15 283.28 Trung bình Trước ĐT 336.8 19.30 298.44 375.06 Tại 6 tháng 244.5 28.53 187.90 301.17 Tại 12 tháng 255.4 23.96 207.87 302.99 Thời điểm cuối 243.0 19.79 203.73 282.27 Lớn Trước ĐT 350.5 18.97 312.87 388.16 Tại 6 tháng 320.7 28.04 265.07 376.38 Tại 12 tháng 305.6 23.55 258.88 352.36 Thời điểm cuối 285.6 19.44 246.96 324.14 75 Nhận xét: Dựa vào kích thước tổn thương, bệnh nhân được chia thành 3 nhóm: có tổn thương bé (<2 đường kính gai thị), có tổn thương trung bình (2-<3 đường kính gai thị) và có tổn thương lớn (≥ 3 đường kính gai thị). Bảng 3.21 thể hiện giá trị
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_ket_qua_su_dung_bevacizumab_tiem_noi_nhan.pdf