Luận án Nghiên cứu kiến thức bản địa và một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu kiến thức bản địa và một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu kiến thức bản địa và một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả chăn nuôi bò Hmông

51 bình theo cặp bằng phép so sánh Tukey ở mức ý nghĩa p < 0,05. Phân tích tương quan giữa các chỉ tiêu (Correlation). 2.3.1.3. Tính toán hiệu quả chăn nuôi bò Hmông Các công thức tính hiệu quả chăn nuôi dựa theo giáo trình Kinh tế vi mô, (2006) của TS Trần Văn Đức & Ths Lương Xuân Chính, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam). Các chỉ tiêu cần tính là tổng doanh thu và thu nhập thuần. - Tính doanh thu và thu nhập thuần trung bình từ 60 hộ chăn nuôi bò kiêm dụng trong năm 2016. - Tính doanh thu và thu nhập thuần từ chăn nuôi bò vỗ béo: mua về vỗ béo và bán, kết quả tính bình quân dựa trên thông tin từ các hộ thu gom bò. Các công thức tính như sau: - Tính thu nhuập thuần = Tổng doanh thu – Tổng chi phí sản xuất Tổng doanh thu = Số lượng hàng bán X Giá bán + Các khoản thu khác. Tổng chi phí sản xuất = Chi phí cố định + Chi phí biến đổi + Chi phí khác Khấu hao TSCĐ hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/ Số năm sử dụng TSCĐ * Chi phí sản xuất Các khoản chi phí đưa vào hạch toán giá thành đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ là toàn bộ chi phí sản xuất (TC), gồm chi phí cố định (FC), chi phí biến đổi (VC) và các chi phí khác để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. Chi phí cố định (FC) là các khoản chi phí không phụ thuộc vào quy mô sản xuất. Bao gồm: khấu hao tài sản cố định, tiền sửa chữa máy móc thiết bị theo định kỳ, chi phí vốn (lãi suất hoặc vay dài hạn),... Ví dụ trong chăn nuôi bò, chi phí cố định là các khoản đầu tư vào chuồng trại. Nguyên tắc các chi phí này được phân bổ theo thời gian sử dụng cho từng đối tượng tính giá thành. Nếu chi cho nhiều loại cây trồng vật nuôi và dịch vụ thì phân bổ mức chi phí của từng năm cho mức độ sử dụng của từng sản phẩm cây, con để hạch toán riêng. Chi phí biến đổi (VC) là các khoản chi phí thay đổi theo khối lượng sản phẩm. Nó bao gồm tiền mua sắm vật tư, nguyên liệu, tiền trả công lao động trực tiếp 52 (bao gồm cả tiền công lao động thuê ngoài) con giống, thức ăn gia súc, thuốc thú y ... Các chi phí biến đổi chi cho cây nào, con nào thì tính cho cây, con, sản phẩm đó, nghĩa là thực chi, chi cái gì tính cái đó. Trong sản xuất nông nghiệp một số tư liệu sản xuất biến đổi (như hạt giống, giống gia súc, một số vật tư kỹ thuật...) được tái sản xuất ngay tại hộ gia đình và tham gia vào chu kỳ sản xuất sau, khi hạch toán giá thành phải tính theo giá mua vào hoặc bán ra. Đối với những sản phẩm tự sản, tự tiêu (như phân bón) thì tính theo giá thành sản xuất. * Khấu hao tài sản cố định Trong quá trình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) dần dần bị hao mòn. Giá trị của phần hao mòn đó gọi là khấu hao TSCĐ. Để xác định đúng hao mòn TSCĐ cần xác định đúng thời hạn sử dụng TSCĐ và mức độ hao mòn theo khối lượng công việc. Nếu không, TSCĐ chưa khấu hao hết đã hỏng và ngược lại TSCĐ đang sử dụng đã khấu hao hết. Có 2 loại khấu hao: Khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn. + Khấu hao cơ bản nhằm tái bồi hoàn lại giá trị TSCĐ đã hao mòn. + Khấu hao sửa chữa lớn nhằm bảo vệ duy trì, kéo dài năng lực sử dụng bình thường của TSCĐ. Phương pháp xác định tỷ lệ khấu hao cơ bản: Tỷ lệ khấu hao cơ bản = Nguyên giá TSCĐ + Chi phí thanh lý - Giá trị đào thải (ước tính) Nguyên giá TSCĐ x Thời hạn sử dụng TSCĐ Phương pháp xác định tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn: Tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn = Phí tổn sửa chữa lớn (ước tính) Nguyên giá TSCD x Thời hạn sử dụng TSCĐ 2.3.2. Nghiên cứu nguồn thức ăn xanh trong vụ đông dùng để nuôi và vỗ béo bò Hmông tại vùng nghiên cứu 2.3.2.1. Phương pháp điều tra thực địa Mẫu tiêu bản được thu thập có sự tham gia của người dân đang nuôi bò Hmông tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng thông qua phỏng vấn 30 53 người dân và thu hái các loại cây thức ăn ngoài thực địa. Các mẫu sau khi thu thập đều có sự phỏng vấn chéo để khẳng định sự thống nhất giữa các hộ gia đình trong sử dụng mỗi loài thực vật. 2.3.2.2. Phân tích, định loại mẫu và xử lý số liệu Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái để định loại các mẫu tiêu bản. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu phân loại và định loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản. Đặc điểm hình thái của mẫu vật được phân tích và phương pháp quan sát bằng kính lúp cầm tay (40x) và kính hiển vi soi nổi Promo Star Carl Zeiss (CHLB Đức). Sử dụng các tài liệu phân loại thực vật cho khu hệ thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân, (1997); Nguyễn Tiến Bân và cs (2001-2005); Phạm Hoàng Hộ, (1999-2003) và khu hệ thực vật lân cận như Trung Quốc (Flora of China, Flora Reipublicae Popularis Sinicae) để định loại các mẫu tiêu bản thực vật. Phương pháp so sánh mẫu tiêu bản với các mẫu chuẩn (holotype) và mẫu đã được nghiên cứu hiện đang được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái & Tài nguyên Sinh vật (HN), Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (HNU), Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN), Viện Dược liệu (NIMM), Viện Thực vật Côn Minh (KUN), Viện Thực vật Quảng Tây (IBK). Xây dựng danh lục thực vật và đánh giá tính đa dạng các taxon và dạng sống: Các chi và họ thực vật ở đây được sắp xếp theo hệ thống và quan điểm của Angiosperm Phylogeny Group III (APG III) đối với thực vật ngành Hạt kín (Angiospermae) và của Smith và cs (2006), đối với thực vật ngành Dương xỉ (Polypodiophyta). Tên khoa học của loài được theo danh lục tên chính thức của các loài đã được công nhận (The plant list). Tên phổ thông được sử dụng theo danh lục các loài thực vật Việt Nam (Nguyễn Tiến Bân và cs, 2001-2005). Tên địa phương, dạng sống và bộ phận sử dụng được ghi nhận qua phỏng vấn, nghiên cứu, khảo sát ngoài thực địa. 54 Từ bảng danh lục hoàn chỉnh, tiến hành tổng hợp thống kê số lượng các họ, chi, loài cho từng ngành, tính tỷ lệ % của các taxon trong mỗi ngành so với toàn hệ để làm cơ sở phân tích, đánh giá tính đa dạng ở mức độ ngành và dưới ngành. Thống kê các họ, chi giàu loài nhất để làm nổi bật tính đại diện của chúng đối với khu vực nghiên cứu. Để đánh giá về mức độ đa dạng dạng sống của các loài thực vật ở khu vực nghiên cứu, sử dụng phương pháp tra cứu và dựa theo cách phân chia dạng sống áp dụng trong cuốn "Tên cây rừng Việt Nam" của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000). Phương pháp phỏng vấn 30 hộ gia đình thường xuyên thu hái cây cỏ làm thức ăn cho bò để lựa chọn nhóm cây thức ăn được bò ưa thích, có trong vụ đông và cũng dễ kiếm nhất để tiến hành cho điểm tất cả các mẫu vật thu được theo các tiêu chí sau: Thức ăn ưa thích nhất (3 điểm); Thức ăn thích (2 điểm); Thức ăn bổ sung (1 điểm). Các hộ được lựa chọn phỏng vấn là những hộ có kinh nghiệm chăn nuôi bò Hmông liên tục trong khoảng thời gian 10 năm, là thành viên của Hội chăn nuôi và tiêu thụ bò Cao Bằng, sử dụng phương pháp thống kê để đánh giá, phân tích và lựa chọn được nhóm cây ưa thích nhất. Sau khi lựa chọn nhóm thức ăn ưa thích với 6 loại cây, chúng tôi đã lấy mẫu đưa về Phòng phân tích thức ăn và Sản phẩm chăn nuôi – Viện chăn nuôi để phân tích. Sáu (06) mẫu cây thức ăn phổ biến được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 4325:2007) có sự tham gia của người chăn nuôi bò Hmông tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Cách lấy mẫu: Cây thức ăn được người dân cắt về, sau đó làm sạch, cắt 5-7cm, phơi tái tại chỗ, sau đó cho để nguội, cho vào túi bóng, đánh số mẫu và ghi tên từng mẫu. Mẫu các cây thức ăn được phân tích thành phần hóa học gồm các chỉ tiêu: vật chất khô, protein thô, mỡ thô, xơ thô, NDF, ADF và khoáng tổng số theo các phương pháp trong bảng 2.1. 55 Bảng 2.1. Phương pháp phân tích các thành phần hóa học của thức ăn Chỉ tiêu Phương pháp thử Vật chất khô TCVN 4326 -2001 Protein tổng số TCVN 4328 – 2007 Mỡ thô TCVN 4331 – 2001 Xơ thô TCVN – 4329-2007 NDF AOAC 973.18.01 ADF AOAC 973.18.01 Khoáng tổng số TCVN – 4327-2007 Các chỉ tiêu trên được VILAS công nhận. NDF (Neutral Detergent Fiber-chất xơ không tan trong dung dịch trung tính); ADF (Acid Detergent Fiber-chất xơ không hoà tan trong acid) là thành phần của màng tế bào của các loại thức ăn như cỏ, các loại ngũ cốc v.v với thành phần hóa học là cellulose và lignin. Tính toán chất khô có thể tiêu hóa (digestible dry matter-DDM) và chất khô ăn vào {dry matter intake-DMI (% khối lượng cơ thể) của thức ăn thô được ước tính từ NDF và ADF (Ward, 2008)}. Công thức tính các chỉ số này như sau: DDM = 88.9 − (0.779 × % ADF) DMI (% khối lượng cơ thể) = 120/(% NDF) Mẫu thức ăn sau khi phân tích cũng được dùng để làm thí nghiệm sinh khí in vitro gas production tại phòng thí nghiệm của Viện chăn nuôi. 2.3.2.3. Kỹ thuật in vitro gas production Dịch dạ cỏ dùng để làm thí nghiệm được lấy từ từ 2 con bò lai Sind có khối lượng trung bình là 200 kg, được nuôi chăn thả và bổ sung thêm 10 kg cỏ voi khi về chuồng (cỏ voi có chất khô là 17,95 và protein thô là 12,3%). Khẩu phần này đảm bảo thích hợp cho quá trình phân giải xenluloza. Dịch dạ cỏ được lấy vào buổi sáng trước khi cho ăn. Mỗi mẫu lấy 200 mg (±5 mg) vật chất khô sau đó đưa vào các xilanh FORTUNA ® của Đức dung tích 100 ml (3 xi lanh/mẫu) theo phương pháp của Menke và Steingass (1988). Các xi lanh được làm ấm 39°C trước khi bơm 30 ml hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm (tỷ lệ 1:2) vào mỗi xi lanh sau đó được ủ 56 trong tủ ấm 39°C. Lượng khí sinh ra trong quá trình ủ mẫu được đọc tại các thời điểm 0, 6, 12, 24, 48, 72 và 96 giờ ủ mẫu. - Lượng khí tích luỹ trong quá trình lên men in vitro được tính như sau: Khí tích luỹ (ml) = Lượng khí sinh ra tại thời điểm t (ml) - Giá trị trung bình lượng khí sinh ra tại thời điểm t (ml) của các xi lanh không chứa mẫu (blank). - Động thái sinh khí khi lên men in vitro tích luỹ trong 96 giờ được tính theo mô hình của Orskov và McDonald (1979) bằng phần mềm NEWAY. Y = a + b (1− e−ct) Trong đó: y: giá trị lượng khí sinh ra ở khoảng thời gian t (ml); a: lượng khí ban đầu (ml); b: lượng khí sinh ra trong khi lên men (ml); (a + b): tiềm năng khí sinh ra (ml); c: hằng số tốc độ khí sinh ra (phần/giờ); e: logarít tự nhiên Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ (Organic Matter Digestibility - OMD) và năng lượng trao đổi (Metabolizable Energy - ME) của cây thức ăn được ước tính theo Menke và cs, (1979), phương trình như sau: OMD (%) = 14.88+0.889*GP24+0.45*CP ME (MJ/kg DM) = 2.20 + 0.136*GP24 + 0.0574*CP Trong đó: GP24 là tổng khí sinh ra tại thời điểm 24 giờ (ml/200 mg DM); CP: protein thô (% DM). Tổng chất dinh dưỡng có thể tiêu hóa (TDN) được tính toán từ giá trị ME theo phương trình của NRC, 1989 như sau: TDN (%) = [ME (MCal/kg DM) +0.45]/0.0445309 - Xử lý số liệu: Các số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả trên phần mềm Minitab 16.0. 2.3.3. Nghiên cứu tối ưu hóa một số kiến thức bản địa trong vỗ béo bò Hmông 2.3.3.1. Thí nghiệm 1. Ảnh hưởng của tuổi tới tăng khối lượng và chất lượng thịt bò Hmông khi được vỗ béo qua các lứa tuổi khác nhau bằng khẩu phần theo kiến thức bản địa Bố trí thí nghiệm: 15 bò ở các lứa tuổi 2 tuổi, 3 tuổi và 4 tuổi được phân vào 3 lô thí nghiệm. Bò trong mỗi lô có khối lượng tương đối đồng đều ở mỗi lứa tuổi (P>0,05), mỗi lô có 5 bò theo sơ đồ sau: 57 Bảng 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Chỉ tiêu Lô thí nghiệm Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lứa tuổi (tháng) 24 36 48 Số con (n) 5 5 5 Quy trình chăn nuôi: Bò thí nghiệm được nuôi theo đúng quy trình vỗ béo bản địa của người dân tộc Hmông. Bò được nuôi cá thể, nhốt hoàn toàn và cho ăn 2 lần/ngày theo khẩu phần ăn cho 1 con trong ngày gồm: 2 kg bột ngô nấu cháo và 12 kg hỗn hợp cây thức ăn bản địa gồm: 2 kg Sung, 2 kg Chéo béo Quảng Tây, 2 kg Đa lá bóng, 2 kg Lân tơ uyn, 2 kg Hóp thân tái, và 2 kg Thích bắc bộ). Trước khi tiến hành thí nghiệm bò được tiêm phòng, tẩy ký sinh trùng bằng thuốc Fasinex (Thụy Sỹ). Nuôi chuẩn bị 15 ngày, sau đó tiến hành nuôi thí nghiệm trong vòng 60 ngày. Bảng 2.3. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng nguyên liệu thức ăn TN Thức ăn VCK (%) Protein thô Lipid thô Xơ thô NDF ADF Khoáng tổng số NLTĐ ME, (MJ) % VCK Ngô nghiền 88,7 9,23 5,11 2,16 17,3 3,06 5,73 11,75 Sung 39,8 11,9 2,63 33,8 55,9 38,0 9,5 8,62 Chéo béo Quảng Tây 30,5 13,8 2,03 25,1 45,8 29,2 15,5 8,77 Đa lá bóng 51 11,7 2,35 23,6 46,8 28,9 9,7 8,18 Lân tơ uyn 21,3 13,4 3,23 35,4 63,9 39,1 10,1 7,92 Hóp thân tái 62,1 9,8 1,76 35,7 78,7 40,1 7,6 6,97 Thích Bắc bộ 45,4 8,9 2,16 26,4 54,5 37,2 10 6,95 Ghi chú: Sung (Ficus obscura Blume); Chéo béo Quảng tây (Oreocnide kwangsiensis Hand. Mazz); Đa lá bóng (Ficus vasculosa Wall. Ex Miq.); Lân tơ uyn (Rhaphidophor decursiva (Roxb.) Schott; Hóp thân tái (Pseudostachyum polymorphum Munro); Thích Bắc bộ (Acer tonkinense Lecomte 58 Bảng 2.4. Công thức thức ăn vỗ béo bò Hmông theo kinh nghiệm bản địa Loại thức ăn Khối lượng (kg) Vật chất khô (%) Ngô nghiền 2 26,2 Sung 2 11,7 Chéo béo Quảng Tây 2 9,0 Đa lá bóng 2 15,1 Lân tơ uyn 2 6.3 Hóp thân tái 2 18,3 Thích Bắc bộ 2 13,4 Tổng cộng 14 100 Vật chất khô của hỗn hợp (%) 48,4 Protein thô (g/100 g VCK) 10,6 Năng lượng trao đổi (MJ/kg VCK) 9,3 * Chỉ tiêu theo dõi Các chỉ tiêu về tăng khối lượng: - Khối lượng bò: Tính bằng kg/con, bò ở các lô được cân từng con ở thời điểm bắt đầu thí nghiệm và sau đó mỗi 15 ngày cân 1 lần bằng cân điện tử đại gia súc. Bò được cân vào buổi sáng trước khi cho ăn để xác định thay đổi khối lượng. - Tăng trọng bò: Tính bằng g/con/ngày. Từ khối lượng bò bắt đầu và kết thúc mỗi giai đoạn sẽ tính được tăng khối lượng bò cho các giai đoạn. Các chỉ tiêu về khả năng cho thịt: Mổ khảo sát 3 con/lô theo phương pháp mổ khảo sát đại gia súc của Nguyễn Hải Quân và cs (1977). Khối lượng giết mổ của bò được xác định sau khi cho bò nhịn đói 24 giờ bằng cân điện tử Rudweight (Úc) sai số 0,5kg. - Khối lượng thịt xẻ là khối lượng của cơ thể sau khi cắt tiết, lột da, cắt đầu, cắt 4 chân, đuôi và các phủ tạng trong cơ thể. 59 - Khối lượng thịt tinh là khối lượng của thân thịt được lọc bỏ xương - Khối lượng xương là khối lượng của xương sau khi lọc bỏ thịt (kg) Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thịt: Thịt sau khi được mổ khảo sát sẽ được lấy mẫu phân tích chất lượng. Chất lượng thịt được đánh giá theo phương pháp của Cabaraux và cs (2003). Các chỉ tiêu và thời điểm đánh giá theo bảng 2.5. Bảng 2.5. Chỉ tiêu và thời điểm đánh giá chất lượng thịt Chỉ tiêu Thời điểm đo 45 phút 24 giờ 48 giờ pH + + + Màu sắc - + + Mất nước bảo quản (%) - + + Mất nước chế biến (%) - + + Độ dai (N) - + + Ghi chú; +: thời điểm đánh giá; -: thời điểm không đánh giá; - Giá trị pH: được xác định bằng máy đo pH Testo 230 (CHLB Đức) trên cơ thăn tại vị trí xương sườn số 7 - 9. Giá trị pH 45 phút sau giết thịt được đo trực tiếp trên thân thịt tại lò mổ, các thời điểm 24 và 48 giờ được thực hiện trên mẫu cơ thăn có độ dày 2,5 cm tại phòng thí nghiệm. Đo lặp lại 5 lần tại từng thời điểm. - Màu sắc thịt: Được đo ở mẫu cơ thăn bằng máy đo màu sắc Minolta CR- 410 (Japan) và được thể hiện bằng các chỉ số L*, a* và b* theo tiêu chuẩn độ chiếu sáng D và góc quan sát tiêu chuẩn 65° (C.I.E., 1978). Màu sắc thịt được đo tại các thời điểm 24 giờ, 48 giờ với 5 lần lặp lại tại từng thời điểm. - Mất nước trong bảo quản: Tỷ lệ mất nước bảo quản (%) tại các thời điểm 24 giờ và 48 giờ được xác định trên mẫu cơ thăn theo công thức sau: 60 Tỷ lệ mất nước bảo quản = 100 1 21 P PP Trong đó: P1: Khối lượng mẫu cơ thăn trước thời điểm bảo quản P2: Khối lượng mẫu cơ thăn sau bảo quản - Mất nước trong chế biến: Tỷ lệ mất nước chế biến (%) tại các thời điểm 24 giờ, 48 giờ được xác định trên mẫu cơ thăn theo công thức sau: Tỷ lệ mất nước chế biến = 100 1 21 P PP Trong đó: P1: Khối lượng mẫu cơ thăn trước thời điểm chế biến P2: Khối lượng mẫu cơ thăn sau chế biến Khối lượng mẫu sau chế biến được xác định bằng khối lượng cơ thăn sau khi hấp cách thuỷ bằng máy Waterbath Memmert ở nhiệt độ 75°C trong thời gian 60 phút. - Độ dai của thịt: Độ dai của thịt, đơn vị tính là N, được xác định bằng bằng lực cắt tối đa đối với cơ thăn sau khi hấp cách thuỷ. Mẫu cơ sau khi hấp cách thuỷ được làm nguội và dùng ống thép có đường kính 1,25cm để khoan 5-10 thỏi. Lực cắt được xác định trên các thỏi thịt bằng máy Warner Bratzler 2000D (USA) với số lần lặp lại từ 5-10 lần. Độ dai của thịt được xác định tại thời điểm 24 và 48 giờ sau khi giết mổ. Thành phần dinh dưỡng của cơ thăn: - Hàm lượng vật chất khô xác định theo TCVN 4326-86 - Hàm lượng khoáng tổng số xác định theo TCVN 4327 - 86 - Hàm lượng protein phân tích theo TCVN 4328 - 86 - Hàm lượng lipit xác định theo TCVN 4331 – 86 * Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được phân tích bằng phần mềm Minitab 17. Các tham số thống kê ước tính bao gồm: Dung lượng mẫu (n), trung bình cộng, sai số tiêu chuẩn SE. So sánh các giá trị trung bình theo cặp bằng phép so sánh Tukey ở mức ý nghĩa p<0,05, sử dụng mô hình phân tích phương sai ANOVA. 61 2.3.3.2. Thí nghiệm 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu phần ăn đến tăng khối lượng của bò Hmông trong thời gian vỗ béo Thí nghiệm được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên hoàn chỉnh (Completely Randomize Designs) trên 15 bò đực Hmông có độ tuổi trung bình 24 tháng tuổi, khối lượng trung bình 320 kg nuôi vỗ béo trong các hộ chăn nuôi tại xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng từ tháng 3/2017– 5/2017. Toàn bộ bò sau khi tẩy sán lá gan bằng thuốc Fasinex (Thụy sỹ) được nuôi chuẩn bị 15 ngày để làm quen với khẩu phần ăn và phương thức nuôi dưỡng sau đó bê được chia vào 3 nhóm theo nguyên tắc đồng đều tuổi và khối lượng. Yếu tố thí nghiệm là các khẩu phần được phân bổ ngẫu nhiên vào các nhóm tuổi theo nguyên tắc mỗi nhóm có đủ 3 yếu tố thí nghiệm. Thời gian nuôi thí nghiệm là 60 ngày. Thức ăn vỗ béo gồm: Thức ăn thô gồm các loại cây thức ăn bản địa như: Sung, Chéo béo Quảng Tây, Đa lá bóng, Lân tơ uyn, Hóp thân tái và Thích bắc bộ và có bổ sung thức ăn tinh gồm: ngô nghiền, sắn khô và đậu tương. Thành phần hóa học của các loại nguyên liệu thức ăn như ở bảng 2.6. Bảng 2.6. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng nguyên liệu thức ăn Thức ăn VCK (%) Protein thô Lipid thô Xơ thô NDF ADF Khoáng tổng số NLTĐ ME, (MJ) % VCK Ngô 88,7 9,23 5,11 2,16 17,3 3,06 5,73 11,75 Sắn khô 85,36 4,34 3,51 3,49 19,6 4,05 2,96 12,68 Đậu tương 86,5 45,0 18,3 6,7 5,1 14,7 Sung 39,8 11,9 2,63 33,8 55,9 38,0 9,5 8,62 Chéo béo Quảng tây 30,5 13,8 2,03 25,1 45,8 29,2 15,5 8,77 Đa lá bóng 51 11,7 2,35 23,6 46,8 28,9 9,7 8,18 Lân tơ uyn 21,3 13,4 3,23 35,4 63,9 39,1 10,1 7,92 Hóp thân tái 62,1 9,8 1,76 35,7 78,7 40,1 7,6 6,97 Thích Bắc bộ 45,4 8,9 2,16 26,4 54,5 37,2 10 6,95 Ghi chú: Sung (Ficus obscura Blume); Chéo béo Quảng tây (Oreocnide kwangsiensis Hand. Mazz); Đa lá bóng (Ficus vasculosa Wall. Ex Miq.); Lân tơ uyn (Rhaphidophor decursiva (Roxb.) Schott; Hóp thân tái (Pseudostachyum polymorphum Munro); Thích Bắc bộ (Acer tonkinense Lecomte) 62 Các loại thức ăn này được phối trộn theo tỷ lệ như ở bảng 2.7. Trong đó: + Khẩu phần một (KP1) là khẩu phần bản địa dùng nuôi bò lô đối chứng mỗi con một ngày ăn 2 kg thức ăn tinh là bột ngô nghiền nấu cháo; 12 kg thức ăn xanh từ 6 loại cây ưu thích. + Khẩu phần hai (KP2) là khẩu phần thí nghiệm có tăng thức ăn tinh gồm 2,6 kg bột ngô và thêm 0,3 kg đậu tương. Điều chỉnh tỷ lệ các loại cây thức ăn cho ăn từ 6 loại cây ưu thích tạo ra một khẩu phần có tỷ lệ protein thô tổng số 12,07g/100gam VCK và năng lượng trao đổi là 9,9 MJ/kg VCK). Tổng khối lượng thức ăn cho ăn là: 14,21; trong đó thức ăn tinh là 2,9 và thức ăn xanh cho ăn là 11,31 kg.
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_kien_thuc_ban_dia_va_mot_so_giai_phap_nan.pdf