Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 175 trang nguyenduy 23/07/2025 60
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc

Luận án Nghiên cứu một số biện pháp pháp kỹ thuật phòng chống xâm nhiễm của nấm ASPergillus flavus gây độc tố aflatoxin đối với lạc
ơng lịch năm năm sau. 
- Phân bón: Phân bón cho lạc không được nông dân chú trọng. Hầu 
hết các hộ nông dân chỉ bón lót 1 lần, loại phân vô cơ dạng phân tổng hợp 
NPK cho lạc nhưng với số lượng ít. 
60 
- Tưới nước: Chỉ có 30% số hộ nông dân có thể chủ động được nước 
tưới trong quá trình sản xuất lạc, số hộ còn lại sản xuất lạc hoàn toàn phụ 
thuộc vào nước trời. 
- Sâu bệnh: 100% số hộ nông dân được điều tra cho biết: lạc thường 
bị nhiều loại sâu bệnh hại như: bệnh vàng lá, chết nhát (chết cây con), lở cổ 
rễ, sâu khoang (sâu ăn tạp), sâu xanh và sâu róm. 
- Thu hoạch chế biến và bảo quản: Thu hoạch thủ công (nhổ và bứt 
quả bằng tay hoặc đập) là phương pháp truyền thống được hầu hết các hộ gia 
đình nông dân miền Trung áp dụng. 
Quá trình làm khô lạc được thực hiện bằng cách phơi cả cây dưới 
nắng, sau khi khô lạc được bứt và bán ra thị trường tự do. Có khoảng (3,0 
%) số hộ nông dân bảo quản dài vì mục đích kinh doanh (chờ lên giá hoặc 
để bán giống cho vụ sau). 
Tại miền Nam 
-Thời vụ gieo trồng: Vụ Đông xuân của miền Nam là vụ sản xuất lạc 
chính. Thời vụ trồng thường được bắt đầu từ giữa tháng 11 năm trước đến 
cuối tháng 1 dương lịch năm năm sau. 
- Phân bón: Phân bón cho lạc được nông dân rất chú trọng, do phân 
bón có tác động rất hiệu quả tới năng suất lạc. Hầu hết các hộ nông dân áp 
dụng kỹ thuật bón lót 1 lần cả 2 loại: phân vô cơ (dạng phân tổng hợp NPK) 
+ hữu cơ cho lạc. 
- Tưới nước: Phần lớn diện tích lạc được trồng trên chân đất luân canh 
với lúa nước, vì vậy các hộ nông dân có thể chủ động được nước tưới trong 
quá trình sản xuất lạc. 
- Sâu bệnh: Tại các điểm điều tra nông dân cho biết: lạc thường bị 
nhiều loại sâu bệnh hại như: bệnh vàng lá, chết nhát (chết cây con), lở cổ rễ, 
sâu khoang (sâu ăn tạp), sâu xanh và sâu xanh da láng. 
61 
- Thu hoạch chế biến và bảo quản: Thu hoạch thủ công (nhổ và bứt 
quả bằng tay hoặc đập) là phương pháp truyền thống được hầu hết các hộ gia 
đình nông dân miền Nam áp dụng. Quá trình làm khô lạc được thực hiện 
phơi nắng. Đa số nông dân bảo quản lạc bằng bao tải 1 lớp, thời gian bảo 
quản ngắn, vì sản phẩm sẽ được bán ngay sau thu hoạch một thời gian để lấy 
vốn tái sản xuất. Có khoảng (3,0 %) nông dân bảo quản dài vì mục đích kinh 
doanh (chờ lên giá hoặc để bán giống cho vụ sau). 
 Do có sự khác biệt nhau về địa hình, điều kiện khí hậu, do vậy trong 
kỹ thuật canh tác có sự khác nhau về một số điểm như: Thời vụ gieo trồng, 
đối với miền Trung và miền Nam thường bắt đầu gieo lạc sớm hơn ngoài 
miền Bắc; Tưới nước cho lạc hầu hết được chủ động với sản xuất lạc ở miền 
Nam và chỉ có 30,0 % được chủ động với sản xuất lạc ở miền Bắc và miền 
Trung; Còn một số điểm kỹ thuật khác như bón phân, thu hoạch, chế biến, 
bảo quản ở cả 03 miền đều mang những nét tương đồng. 
3.1.4 Nhận thức của người sản xuất về bệnh mốc vàng (Aspergillus 
flavus) trên lạc 
Trong tổng số 2400 người được hỏi, chỉ có 397 người (chiếm 15,54%) 
trả lời có biết về bệnh mốc vàng, trong đó có: 176 người (chiếm 7,30 %) cho 
biết bệnh mốc vàng xuất hiện trên hạt, 221 người (chiếm 9,20%) trả lời bệnh 
thường xuất hiện trên trên quả và thân cây khi không phơi được nắng. Số 
còn lại 2003 người (chiếm 83,50 %) không biết hoặc không chú ý về bệnh 
mốc vàng mà chỉ biết là bệnh mốc nói chung. 
Về thời điểm và điều kiện nhiễm bệnh mốc vàng có 82 người (chiếm 
20,65 %) trả lời xảy ra ở giai đoạn trước thu hoạch trên những cây lạc bị 
bệnh thối gốc, thối quả, trút lá sớm; có 397 người (chiếm 100%) số người 
biết về bệnh cho rằng xảy ra ở giai đoạn trong và sau thu hoạch, khi gặp điều 
kiện thời tiết bất thuận (mưa nhiều), chế biến khi làm khô (phơi) không kịp 
thời; Chỉ có 19,80 % cho là xảy ra ở giai đoạn bảo quản. 
62 
Về mức độ nhiễm mốc vàng trên lạc: chỉ có 10,32% số người biết về 
bệnh cho là lạc bị nhiễm nặng, 36,8% cho là ở mức trung bình. Xử lý sản 
phẩm bị nhiễm mốc vàng: có 276 hộ (69,52%) cho rằng vẫn có thể đem bán 
ra chợ bán hoặc ăn. Có tới 40,56% số người cho rằng không cần thiết phải 
sử lý bệnh vì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và giá bán. 
Biện pháp hạn chế và xử lý bệnh: 78,59% trả lời cần phải phơi kịp 
thời và bảo quản kỹ bằng bao 2 lớp trong khi 21,41% cho rằng không nên 
bảo quản lâu. 
3.1.5 Kết quả thu thập và phân tích mẫu lạc, mẫu đất 
Để xác định sự có mặt của nấm mốc vàng (Aspergillus flavus) trên các 
chân đất sản xuất lạc tại các địa phương và hàm lượng độc tố aflatoxin trong 
hạt lạc đang được bảo quản bởi nông dân và hạt lạc đang lưu thông trên thị 
trường tại các địa phương, chúng tôi đã thu thập được 93 mẫu đất và 300 
mẫu hạt lạc (bảng 3.3). 
Bảng 3.3 : Số lượng mẫu lạc và mẫu đất thu thập tại các địa 
phương, 2009 
Địa điểm thu thập Mẫu thu thập 
Số mẫu lạc Số mẫu đất 
Miền Bắc 200 84 
Miền Trung 50 09 
Miền Nam 50 - 
Cộng 300 93 
Kết quả xác định sự có mặt của nấm nấm mốc vàng trong mẫu đất thu 
thập tại các địa phương cho thấy số bào tử nấm mốc vàng biến động từ 227,5 
– 286,8 bào tử/g đất. Số liệu bảng 3.4 cho thấy rằng vùng đất ở Vĩnh Phúc 
có số bào tử nấm ít nhất (227,5 bào tử/g đất) và cao nhất ở Nghệ An (286,8 
bào tử/g đất). 
63 
Bảng 3.4: Mức độ xuất hiện của nấm mốc vàng trong đất trồng lạc ở 
một số tỉnh điều tra, 2009 
Địa điểm thu 
thập 
Số mẫu thu 
thập 
Số bào tử Aspergillus flavus/g đất 
Thấp nhất Cao nhất Trung bình 
Bắc Giang 20 83,3 376,7 230,0 
Vĩnh Phúc 16 114,5 340,4 227,5 
Thanh Hóa 24 188,2 353,8 271,0 
Nghệ An 24 62,7 511,0 286,8 
Bình Định 09 180,7 322,4 251,5 
3.1.6 Kết quả đánh giá tỷ lệ nhiễm Apergillus flavus trên hạt lạc 
 Nghiên cứu khảo sát của Abdi Mohammed and Alemayehu Chala, 
2014 về nhiễm nấm mốc Aspergillus spp. Thu thập 270 mẫu hạt ở trong dân 
tích trữ, chợ địa phương của ba huyện năm 2010. Kết quả phân tích cho 
thấy nhiều loại nấm mốc gồm Aspergillus niger, Aspergillus flavus, 
Aspergillus ochraceus, Aspergillus parasiticus và Pencillium. Ở cấp huyện 
tỷ lệ nhiễm biến động từ 36,3 đến 80% với biểu hiện mốc vàng, nâu và đen. 
Từ kết quả khả sát đã khuyến cáo cần có các kỹ thuật giảm thiểu nhiễm nấm 
gây ra độc tố ở hạt lạc. 
Phân tích mức độ nhiễm bệnh của các mẫu hạt lạc được thu thập trên 
nền tự nhiên ở Việt Nam, kết quả thu được cho thấy, trong số 300 mẫu lạc 
đã thu thập có tới 238 mẫu bị nhiễm nấm mốc vàng chiếm tỷ lệ 79,33%. 
Các mẫu thu thập (tại nhà dân, tại chợ, tại đại lý) ở miền Bắc nhiễm 
nấm mốc vàng luôn ở mức cao hơn các mẫu cùng địa điểm (tại nhà dân, tại 
chợ, tại đại lý) ở miền Trung và miền Nam (Hình 3.1- a). Tỷ lệ các mẫu thu 
thập từ chợ và đại lý ở cả 03 miền Bắc-– Trung - Nam nhiễm nấm mốc vàng 
cao hơn mẫu lạc được bảo quản trong nhà dân. 
64 
Đồ thi 1: Tỷ lệ mẫu nhiễm nấm Aspergillus flavus
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
mẫu tại nhà dân mẫu tại chợ mẫu tại đại lý
T
ỷ 
lệ
 m
ẫu
 n
hi
ễm
 (%
)
Bắc
Trung
Nam
Đồ thị 2: tỷ lệ hạt bị nhiễm nấm Aspergillus flavus
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
mẫu tại nhà dân mẫu tại chợ mẫu tại đại lý
T
ỷ 
lệ
 h
ạt
 n
hi
ễm
 (%
)
Bắc
Trung
Nam
 a b 
Hinh 3.1: Tỷ lệ nhiễm nấm mốc vàng (Aspergillus flavus) các nhóm mẫu 
giống thu thập ở các vùng sinh thái năm 2009 
Các mẫu lạc tại nhà dân ở miền Bắc có tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng 
cao nhất, tiếp đó đến các mẫu tại nhà dân ở miền Trung và thấp nhất là các 
mẫu tại nhà dân ở miền Nam (Hình 1- b). Các mẫu thu tại chợ ở miền Bắc 
có tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng là cao nhất, tiếp đó đến các mẫu thu tại 
miền Trung và thấp nhất là các mẫu thu tại miền Nam. 
Tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng từ các mẫu thu tại đại lý ở miền Bắc là 
cao nhất, tiếp đó đến tỷ lệ hạt bị nhiễm của các mẫu tại miền Trung và thấp 
nhất là tỷ lệ hạt bị nhiễm của các mẫu tại miền Nam. 
Như vậy, các mẫu thu thập (tại nhà dân, tại chợ và tại đại lý) ở miền 
Bắc có tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng luôn đạt mức cao nhất, 
tiếp đó đến các mẫu thu thập ở miền Trung và thấp nhất là các mẫu thu thập 
ở miền Nam. 
Các mẫu lạc thu thập từ chợ và từ đại lý ở cả 03 miền Bắc -Trung - 
Nam có tỷ lệ mẫu và tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng cao hơn mẫu lạc được 
bảo quản trong nhà dân. 
Kết quả trên cho thấy: tỷ lệ nhiễm nấm mốc vàng phụ thuộc vào điều 
kiện khí hậu và chế độ bảo quản , ở miền Bắc độ ẩm không khí cao, nóng ẩm 
thất thường thì lạc có tỷ lệ nhiễm nấm cao hơn; điều kiện bảo quản lạc ở nhà 
thường tốt hơn ở chợ nên tỷ lệ nhiễm mốc vàng thấp hơn. 
65 
Bảng 3.5: Mức độ nhiễm nấm Apergillus flavus của các mẫu lạc thu 
thập, 2009 
Địa phương Mẫu lạc Số mẫu 
thu thập 
Nhiễm bệnh Tỷ lệ hạt 
nhiễm 
(%) 
Số mẫu Tỷ lệ mẫu 
(%) 
Bắc Giang 
Thu tại nhà dân 37 28 75,6 5,9 
Thu tại chợ 11 10 91,0 8,7 
Thu tại đại lý 02 02 100 9,2 
Vĩnh Phúc 
Thu tại nhà dân 39 30 76,9 4,8 
Thu tại chợ 08 07 87,5 7,9 
Thu tại đại lý 03 02 66,6 8,6 
Thanh Hóa 
Thu tại nhà dân 38 29 76,3 5,2 
Thu tại chợ 09 09 100 9,7 
Thu tại đại lý 03 03 100 7,8 
Nghệ An 
Thu tại nhà dân 40 35 87,5 5,4 
Thu tại chợ 07 06 85,7 9,4 
Thu tại đại lý 03 03 100 8,8 
Bình Định 
Thu tại nhà dân 37 24 64,8 4.3 
Thu tại chợ 10 0,8 80,0 7,6 
Thu tại đại lý 03 02 66,6 7,5 
Tây Ninh 
Thu tại nhà dân 40 25 62,5 8,2 
Thu tại chợ 08 04 50 10,5 
Thu tại đại lý 02 0 0 7,8 
Cộng 300 
3.1.7 Kết quả phân tích hàm lượng aflatoxin trong hạt lạc 
Kết quả phân tích hàm lượng aflatoxin trong hạt ở bảng 3.6 cho thấy, 
trong số 300 mẫu thu thập có 28 mẫu chứa aflatoxin chiếm tỷ lệ 9,3 %. 
Trong đó, tỷ lệ mẫu thu thập ở miền Bắc (tại nhà dân, tại chợ, tại đại lý) có 
66 
chứa aflatoxin thấp hơn so với mẫu thu thập ở miền Trung và miền Nam. 
Tuy nhiên hàm lượng aflatoxin trong mẫu ở miền Bắc lại ở mức cao nhất, 
tiếp đến là hàm lượng aflatoxin trong mẫu ở miền Trung và thấp nhất là hàm 
lượng aflatoxin chứa trong mẫu ở Miền Nam. 
 Bảng 3.6: Kết quả phân tích hàm lượng aflatoxin trong mẫu hạt 
lạc thu thập, 2009 
Địa 
phương 
Địa điểm thu 
mẫu lạc 
Số mẫu 
thu 
thập 
Aflatoxin Hàm lượng 
AF 
(ppb/kg hạt) 
Số mẫu 
xuất hiện 
Tỷ lệ mẫu 
(%) 
Miền 
Bắc 
Thu tại nhà dân 154 08 5,19 0,51 - 9,28 
Thu tại chợ 35 04 11,42 14,04 - 20,81 
Thu tại đại lý 11 02 18,18 17,48 - 26,19 
Miền 
Trung 
Thu tại nhà dân 39 03 7,69 1,31 - 2,80 
Thu tại chợ 08 03 37,5 9,18 - 11,44 
Thu tại đại lý 03 01 33,3 20,80 
Miền 
Nam 
Thu tại nhà dân 36 03 8,33 0,65 - 1,17 
Thu tại chợ 11 03 27,27 2,22 - 3,07 
Thu tại đại lý 03 01 33,3 16,24 
Cộng 300 28 
Kết quả điều tra và phân tích cho thấy chỉ có 15,5 % số người được 
hỏi nhận biết được bệnh mốc vàng, nhưng trong số đó chỉ có 30% số người 
biết được tác hại của nấm mốc vàng. Những chân ruộng cao không chủ động 
được nước tưới có nguy cơ nhiễm nấm mốc nhiều hơn các chân ruộng khác. 
Nếu sau thu hoạch lạc được vặt, phơi ngay và bảo quản cẩn thận thì 
hiện tượng mốc trên lạc ít hơn so với không kịp phơi và bảo quản không cẩn 
thận. 
Tóm lại, kết quả điều tra tình hình sản xuất và bệnh mốc vàng cho 
thấy bệnh mốc vàng gây hại trên lạc phổ biến ở các vùng trồng lạc nước ta, 
67 
đặc biệt lạc trồng ở vùng nước trời không luân canh với lúa nước trong khi 
hiểu biết về bệnh mốc vàng của nông dân trồng lạc về bệnh mốc vàng còn 
hạn chế. Tỷ lệ nhiễm nấm mốc vàng và hàm lượng aflatoxin ở miền Bắc cao 
hơn ở miền Trung và ít nhất là ở miền Nam. Bệnh mốc vàng hại nặng và 
hàm lượng aflatoxin cao ở những nơi không có điều kiện bảo quẩn tốt như 
tại các đại lý thu mua và chế biến lạc, ở chợ. 
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác 
tới năng suất và tỷ lệ nhiễm nấm mốc vàng (Aspergillus flavus), hàm 
lượng aflatoxin 
3.2.1 Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới sự xâm nhiễm nấm mốc vàng, 
hàm lượng aflatoxin và năng suất lac 
3.2.1.1 Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến năng suất lạc 
Số liệu bảng 3.7 và 3.8 cho thấy các yếu tố cấu thành năng suất như số 
quả chắc/cây, khối lượng 100 quả và năng suất trung bình qua các năm của 
lạc tại Bắc Giang ở khung thời vụ từ 05-19/2 cao hơn so với khung thời vụ 
gieo sau đó từ 26/2 -12/3. 
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của các thời vụ gieo đến các yếu tố cấu thành 
năng suất và năng suất lạc tại Việt Yên, Bắc Giang, vụ xuân 2008-2010 
Thời vụ gieo 
Số quả chắc/cây (quả/cây) K.lượng 100 quả (gam) NSTT (tấn/ha) 
2008 2009 2010 TB 2008 2009 2010 TB 2008 2009 2010 TB 
05/02 - 7,2 7,3 7,3 - 130,1 137,6 133,8 - 2,35 2,95 2,65 
12/02 - 7,3 8,7 8,0 - 128,7 138,5 133,6 - 2,39 3,13 2,76 
19/02 - 7,7 8,2 8,0 - 129,2 135,8 132,5 - 2,43 3,08 2,76 
26/02 7,2 6,7 7,0 7,0 137,2 124,1 136,1 132,5 2,94 2,02 2,71 2,56 
05/03 8,0 6,5 6,3 6,9 132,7 124,3 132,3 129,7 3,03 1,88 2,67 2,53 
12/03 8,4 6,2 6,0 6,9 134,5 123,4 130,1 129,3 3,06 1,82 2,56 2,48 
CV% - - - - - - - - 13,3 11,3 6,7 - 
LSD0.05 - - - - - - - - 0,51 0,32 0,29 - 
68 
Tại Nghệ An khung thời vụ từ 15-29/1 cũng có các yếu tố cấu thành 
năng suất và năng suất trung bình qua các năm cao hơn khung thời vụ gieo 
sau đó (từ 06-20/2). 
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của các thời vụ gieo đến các yếu tố cấu thành 
năng suất và năng suất lạc tại Diễn Châu, Nghệ An, vụ xuân 2008-2010 
Thời vụ 
gieo 
Số quả chắc/cây (quả/cây) Khối lượng 100 quả (gam) NSTT (tấn/ha) 
2008 2009 2010 TB 2008 2009 2010 TB 2008 2009 2010 TB 
15/01 - 8,5 9,0 8,8 - 139,0 145,5 142,3 - 3,08 3,31 3,19 
22/01 - 8,3 8,5 8,4 - 135,5 142,0 138,8 - 2,98 3,21 3,09 
29/01 - 7,9 7,8 7,9 - 133,0 140,5 136,8 - 2,92 3,15 3,04 
06/02 8,2 7,4 7,5 7,7 145,5 130,0 136,2 137,2 31,4 2,73 2,86 2,91 
13/02 7,5 7,0 7,0 7,2 142,3 128,7 130,5 133,8 30,9 2,45 2,73 2,76 
20/02 6,8 6,7 6,8 6,8 132,8 125,8 126,7 128,4 27,6 2,37 2,51 2,55 
CV% - - - - - - - - 6,8 7,5 8,2 - 
LSD0.05 - - - - - - - - 0,42 0,32 0,38 - 
Kết quả nghiên cứu cũng tương tự như các nghiên cứu khác đã công 
bố ở nước ta. Điều này có thể được giải thích bằng việc giai đoạn sinh 
trưởng và phát triển của lạc gặp điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi, đặc 
biệt là nhiệt độ, lượng mưa và ánh sáng. Tại Nghệ An nhiệt độ luôn cao hơn 
Bắc Giang và mưa nhiều cũng đến sớm hơn trong khi cây lạc cần nhiệt độ 
cao giai đoạn ban đầu cho nẩy mầm và nhiệt độ vừa phải (<30 OC) cho giai 
đoạn lớn lên của hạt. Thực tế cho thấy nhiều năm lạc Miền Trung gặp lụt 
tiểu mãn, mưa nhiều, độ ẩm đất cao dẫn đến hạt bị nẩy mầm làm giảm năng 
suất. Kết quả này cũng tương tự như thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của 
ngày gieo đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lạc trong vụ mùa ở vùng 
Tây Bengal của Banik N C. et al., 2009 với các trà gieo 20/1, 5/ 2 và 20/2, 
thí nghiệm với 5 giống lạc ưu tú của vùng là TG-51, ICGS-44, TAG-24, 
TMV-2và AK 12-24. Kết quả cho thấy số quả trên cây, năng suất quả, năng 
69 
suất hạt và chỉ số diện tích lá ảnh hưởng có ý nghĩa của ngày gieo trồng. Số 
quả trên cây và năng suất quả đạt tối đa khi gieo ngày 20 tháng 1, năng suất 
hạt và chỉ số diện tích lá đạt tối đa khi gieo vào ngày 5 tháng 2. Chỉ số diện 
lá theo dõi vào thời gian 65 ngày sau gieo cao hơn có ý nghĩa so với gieo 
vào 20 tháng 1 hoặc 20 tháng 2. Nghiên cứu khuyến nghị rằng ở khí hậu ẩm 
Á nhiệt đới của Tây Bengal trồng lạc vào tuần đầu của tháng hai là tốt nhất. 
3.2.1.2 Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới sự xâm nhiễm của nấm mốc 
vàng (Aspergillus flavus), hàm lượng aflatoxin 
Tỷ lệ hạt bị nhiễm nấm mốc vàng và hàm lượng aflatoxin trong hạt 
sau thu hoạch 2 tháng có sự tăng lên rõ rệt ở khung thời vụ gieo muộn tại 
Bắc Giang (từ 26/2-12/3) và đối với Nghệ An (từ 06-20/2), còn ở khung thời 
vụ gieo trước đó các chỉ tiêu này thấp hơn. 
Nguyên nhân có thể do những thời vụ gieo muộn quả lạc tồn tại trong 
môi trường thuận lợi để nấm mốc vàng xâm nhiễm vào hạt như: sự tăng lên 
của số lượng bào tử nấm trong đất, tỷ lệ quả thối cao, ẩm độ quả và độ ẩm 
đất cao (B.3.9, 3.10). 
Kết quả cho thấy trồng muộn vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 tỷ lệ nhiễm 
nấm và hàm lương aflatoxin cao hơn thời vụ sớm trong cả 3 năm. Kết quả 
cũng tương ứng với các nghiên cứu khác đã công bố như Abdu A. et al,. 
(2009) và Banik N C. et al., (2009). Các nghiên cứu và khuyến cáo của 
ICRISAT cho vùng Andra Pradesh của Ấn Độ là thời vụ trồng đầu tháng hai 
cho sinh trưởng, năng suất cao hơn và giảm nhiễm bệnh (ICRISAT, 2016). 
Tại Diễn Châu, Nghệ An trồng lạc trong tháng 1 tỷ lệ nhiễm nấm và 
hàm lương aflatoxin thấp hơn trồng đầu đến trung tuần tháng hai. Tỷ lệ 
nhiễm nấm và hàm lương aflatoxin cao nhất khi trồng vào 20/2 trong cả ba 
năm. Kết quả này gợi ý rằng thời vụ trồng lạc ở miền Bắc nên trồng đầu 
tháng hai và Bắc trung bộ nên trồng trong tháng 1 làm giảm khả năng nhiễm 
bệnh mốc vàng. 
70 
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng 
và hàm lượng aflatoxin tại Việt Yên, Bắc Giang, Vụ xuân 2008 - 2010 
Thời vụ 
gieo 
Tỷ lệ hạt nhiễm 
(%) 
Hàm lượng aflatoxin 
(μg/kg hạt) 
2008 2009 2010 TB 2008 2009 2010 TB 
05/02 - 2,0 3,2 2,6 - 2,7 1,6 2,2 
12/02 - 1,7 4,1 2,9 - 3,2 1,5 2,4 
19/02 - 2,2 5,3 3,8 - 3,1 1,8 2,5 
26/02 11,8 2,5 5,5 4,0 0,6 4,4 2,3 3,4 
05/03 13,2 2,8 6,1 4,5 1,25 5,7 2,9 4,3 
12/03 14,7 3,1 7,2 5,2 1,95 5,8 3,3 4,6 
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng và 
hàm lượng aflatoxin tại Diễn Châu, Nghệ An, vụ xuân 2008 - 2010 
Thời vụ 
gieo 
Tỷ lệ hạt nhiễm 
(%) 
Hàm lượng aflatoxin 
(μg/kg hạt) 
2008 2009 2010 TB 2008 2009 2010 TB 
15/01 - 2,0 2,3 2,2 - 1,7 1,3 1,5 
22/01 - 1,0 2,2 1,6 - 1,8 1,4 1,6 
29/01 - 2,7 3,3 3,0 - 2,3 1,5 1,9 
06/02 1,3 4,1 4,2 4,2 0,25 4,1 2,1 3,1 
13/02 3,5 4,5 4,7 4,6 0,14 4,5 2,4 3,5 
20/02 4,8 4,6 5,6 5,1 1,75 4,8 2,5 3,7 
Như vậy, khung thời vụ gieo để lạc có tỷ lệ hạt nhiễm mốc vàng và 
hàm lượng aflatoxin thấp và năng suất cao tại Bắc Giang là từ 05-19/2; tại 
Nghệ An là từ 15-29/1. 
3.2.3 Ảnh hưởng của bón vôi tới năng suất lạc và mức độ nhiễm 
của nấm mốc vàng và độc tố aflatoxin 
71 
3.2.3.1 Ảnh hưởng của các phương pháp bón vôi đến tỷ lệ hạt nhiễm 
nấm mốc vàng và hàm lượng độc tố aflatoxin 
Tỷ lệ hạt bị nhiễm nấm mốc vàng ở công thức đối chứng ở cả hai 
điểm nghiên cứu đều cao hơn so với các công thức khác, kế đến CT2 (bón 
lót 100% lượng vôi), như vậy có thể thấy khi bón thúc vôi cho lạc, vôi đã có 
ảnh hưởng rất tích cực đến việc hạn chế nấm mốc vàng xâm nhiễm vào hạt 
(B.3.11, 3.12). 
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của bón vôi đến tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng và 
hàm lượng aflatoxin tại Việt Yên, Bắc Giang, Vụ xuân 2008 – 2010 
Công 
thức 
Tỷ lệ hạt nhiễm 
(%) 
Hàm lượng aflatoxin 
(μg/kg hạt) 
2008 2009 2010 TB 2008 2009 2010 TB 
CT1 (đ/c) 10,0 7,5 6,3 7,93 32,7 5,7 3,2 13,86 
CT2 8,0 2,6 3,0 4,53 4,7 2,0 2,1 2,93 
CT3 3,3 5,3 3,2 3,93 1,6 4,0 1,8 2,46 
CT4 4,0 4,0 2,8 3,60 1,6 3,1 1,7 2,13 
CT1: Không bón vôi; CT2: bón 500kg/ha, bón một lần trước khi gieo; CT 3: 
Bón 500 kg/ha, bón 2 lần, 50% bón lót, 50% sau hoa rộ; CT4: Bón 
500kg/ha, Bón một lần sau hoa rộ. 
 Tại Nghệ An tỷ lệ nhiễm và hàm lượng độc tố thấp hơn Bắc Giang, tại 
Bắc Giang không bón vôi tỷ lệ nhiễm nâm trung bình 7,9% hàm lương độc 
tố 13,86 μg/kg hạt, tương ứng ở Nghệ An chỉ 6,26% và 3,40 μg/kg hạt. 
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với kết quả nghiên cứu của Fermandez 
et al., (1997) tại Sao Paulo (Brazin) khi ghi nhận rằng tỷ lệ nấm mốc vàng 
trên hạt lạc thu hoạch từ thí nghiệm bón vôi giảm một cách có ý nghĩa so với 
tỷ lệ nấm trên hạt từ thí nghiệm không bón vôi và Fermandez et al., (2000) 
cho rằng canxi đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và phát 
triển tế bào, bởi vậy việc tăng hàm lượng Ca++ cho lạc đã làm ảnh hưởng đến 
cấu tạo của vỏ quả, làm tăng chiều dày của vỏ lụa, từ đó làm tăng khả năng 
72 
chống chịu của quả và hạt lạc với sự xâm nhiễm của nấm mốc vàng. Cũng 
có thể bón thúc vôi đã làm thay đổi pH đất vùng quả giai đoạn trước thu 
hoạch hạn chế sự phát triển của nấm mốc vàng hoặc tăng khả năng phát triển 
của các nấm cạnh tranh . 
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của bón vôi đến tỷ lệ hạt nhiễm nấm mốc vàng và 
hàm lượng aflatoxin tại Diễn Châu, Nghệ An, vụ xuân 2008 - 2010 
Côn

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_bien_phap_phap_ky_thuat_phong_chon.pdf