Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 178 trang nguyenduy 23/07/2025 70
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào

Luận án Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sinh thái và kỹ thuật nhân giống loài gõ đỏ (afzelia xylocarpa (kurz) craib) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoại Nhang, huyện Xaythany Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào
m gia vào nhóm loài cây ưu thế là Dầu, Trôm hôi, Sấu đỏ, Phượng. 
Như vậy, loài có IV% > 5% sẽ là loài chiếm ưu thế và nếu tổng của 
chúng > 50% sẽ tạo thành ưu hợp và phức hợp thực vật trong lâm phần. Số 
lượng cá thể tập trung nhiều ở một số loài ưu thế, có 6/9 OTC (chiếm 
66,67%) chỉ cần xuất hiện 2 loài đã tạo nên một ưu hợp thực vật ưu thế có 
∑IV% ≥ 50%. Tuy nhiên, cũng có những ô tiêu chuẩn số lượng cá thể phân 
bố rải rác trong tất cả các loài mà ít tập trung vào một số loài nào đó. Để 
hình thành nên một quần hợp thực vật ưu thế có ∑IV% ≥ 50% phải có rất 
nhiều loài tham gia như OTC 7 cần có 5 loài tham gia mới hình thành nên 
phức hợp thực vật. 
Trong tổng số 9 OTC nghiên cứu, số OTC có loài Gõ đỏ tham gia vào 
công thức tổ thành là 4 OTC (OTC2; 3; 4 và 5), chiếm tỷ lệ khoảng 45%. 
Xét trên tổng số cá thể của các OTC, thì 9 OTC đề có cá thể Gõ đỏ phân bố, 
tuy nhiên số lượng cá thể ở các OTC còn lại thấp, thập chí có 2 đến 5 cá thể, 
không tham gia vào công thức tổ thành. 
75 
3.2.2.2. Cấu trúc mật độ và độ tàn che 
Kết quả tính toán mật độ và độ tàn che theo từng trạng thái rừng được 
trình bày tại bảng 3.11. 
Bảng 3.11: Mật độ và độ tàn che của tầng cây cao 
OTC 
Mật độ (cây/OTC) 
Độ tàn che 
Mật độ tổng số Mật độ loài Gõ đỏ 
1 138 11 0,49 
2 155 13 0,47 
3 138 9 0.52 
4 155 16 0.62 
5 138 11 0,78 
6 124 8 0,64 
7 131 9 0,67 
8 124 11 0,76 
9 145 16 0.64 
Trạng thái IIIA2 mật độ tầng cây cao bình quân là 138 cây/OTC, trong 
đó mật độ cây Muồng trắng là lớn nhất đạt 13 cây/ha, tiếp theo là Gõ đỏ với 
mật độ là 11 cây/ha. Độ tàn che bình quân của tầng cây cao trên trạng thái đạt 0,49. 
Tại trạng thái IIIA3, mật độ lớn nhất là cây Gáo đạt 25 cây/ha, sau đó 
là cây Thôi ba với mật độ là 14 cây/ha, mật độ cây Trẩu là 13 cây/ha, cây 
Gõ đỏ có mật độ thấp hơn là 9 cây/ha, chiếm 6,52%. Mật độ phân bố tầng 
cây cao bình quân trong trạng thái này là 138 cây/OTC; Độ tàn che của 
tầng cây cao trên trạng thái đạt 0,6. 
Tại trạng thái IIIB, loài cây chiếm ưu thế là cây Muồng trắng với mật độ là 
45 cây/ha, tiếp đến là Gáo với mật độ là 24 cây/OTC và Vàng anh với mật độ 21 
cây/ha, Gõ đỏ mật độ là 16 cây/OTC, chiếm 10,32%. Mật độ phân bố tầng cây 
cao của cả lâm phần đạt 155 cây/OTC. Độ tàn che tầng cây cao đạt 0,78. 
76 
Như vậy kết quả cho thấy mật độ tầng cây cao của các trạng thái rừng 
khu vực nghiên cứu thấp, loài cây Gõ đỏ chỉ chiếm 6,5 -10,4% tổng số cây 
tầng cây cao trên các trạng thái rừng. 
3.2.2.3. Đặc trưng ưu hợp thực vật tại khu vực nghiên cứu 
Theo thành phần loài tầng cây cao, Khu Bảo tồn Hoại Nhang đặc trưng 
bởi kiểu rừng cây lá rộng nửa rụng lá khô nhiệt đới. Các kiểu rừng nơi đây 
khá đa dạng và phong phú cả về thành phần loài thực vật và về giá trị sử 
dụng. Dựa vào bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, qua kết quả điều tra, tính 
toán xác định thành phần loài phân bố tự nhiên cho thấy một số ưu hợp loài 
trong khu bảo tồn. Các ưu hợp thực vật tầng cây cao được thống kê trong 
bảng 3.12. 
Bảng 3.12. Các ưu hợp thực vật đặc trưng tại khu vực nghiên cứu 
TT Tên ưu hợp thực vật 
Mật độ trung 
bình (cây/ha) 
Số lượng 
OTC 
Phân bố trên 
trạng thái 
1 Ưu hợp Bằng lăng nam bộ 440 1 IIIA3 
2 Ưu hợp Thị hồng 410 1 IIIB 
3 Ưu hợp Hoàng lan và Gõ đỏ 390 1 IIIA2 
4 
Ưu hợp Thị hồng và Bằng 
lăng nam bộ 
390 2 IIIA3; IIIB 
5 Ưu hợp Chai, Giáng hương 380 1 IIIA2 
6 Phức hợp 400 1 IIIA2 
7 Ưu hợp Dầu và Trôm hôi 400 2 IIIA3; IIIB 
Đặc trưng ưu hợp của thực vật rừng tại khu BTTH Hoại Nhang gồm 
a) Ưu hợp Bằng lăng nam bộ 
Ưu hợp thực vật này thường xuất hiện ở trạng thái rừng IIIA3. Ở trạng thái 
này cây Bằng lăng nam bộ chiếm ưu thế về số lượng cũng như trữ lượng trong 
77 
quần xã thực vật rừng. Tại địa điểm nghiên cứu còn xuất hiện rải rác những cây 
có chiều cao và đường kính lớn (có những cây bằng lăng có đường kính ngang 
ngực lên tới 1m). Những loài cây này tồn tại là do được để lại trong quá trình 
khai thác. 
b) Ưu hợp Thị hồng 
Ưu hợp thực vật này thường xuất hiện ở trạng thái rừng IIIB. Ở trạng thái 
này cây Thị hồng chiếm ưu thế về số lượng cũng như trữ lượng trong quần xã 
thực vật rừng. Các loài cây trong quần xã thường có sức sinh trưởng tốt do 
phân bố tại những đai rừng ẩm, có tầng đất dày và màu mỡ. Độ tàn che của 
trạng thái rừng này trên 0,7 đã cản trở tầng cây bụi thảm tươi phát triển, rừng 
có độ ẩm lớn. 
c) Ưu hợp Hoàng lan và Gõ đỏ 
Ưu hợp Hoàng lan và Gõ đỏ xuất hiện ở trạng thái rừng IIIA2. Tổ thành 
rừng chính bao gồm các loài Hoàng lan và Gõ đỏ chiếm ưu thế lớn trong quần xã. 
d) Ưu hợp Thị hồng và Bằng lăng nam bộ 
Phân bố ở cả hai trạng thái rừng IIIA3 và IIIB, các loài Thị hồng và 
Hoàng Lan trong Ưu hợp thực vật này có mức độ thân thuộc ở dạng thường 
gặp. Các loài thực vật thường gặp ở trạng thái rừng này là: Thị hồng, Bằng 
lăng nam bộ, Hoàng lan và Gõ đỏ 
e) Ưu hợp Chai, Giáng hương 
Ưu hợp thực vật này thường xuất hiện ở trạng thái rừng IIIA2. Ở trạng thái 
này loài cây Chai, Giáng hương chiếm ưu thế về số lượng cũng như trữ lượng 
trong quần xã thực vật rừng. 
f) Phức hợp 
Chỉ xuất hiện ở trạng thái rừng IIIA2 trong đó, Chai là loài thường gặp và 
có số lượng lớn nhất so với các loài còn lại trong quần xã như: Cóc rừng, Mã 
tiền, Họ Bồ hòn, Trắc dạo, Chiêu liêu khế. Số lượng trên ô tiêu chuẩn điều tra 
lớn, loài cây tham gia vào công thức tổ thành chính tăng lên. Các loài cây trong 
78 
quần xã thường có sức sinh trưởng tốt do phân bố tại những đai rừng ẩm, có 
tầng đất dày và màu mỡ. 
g) Ưu hợp Dầu và Trôm hôi 
Ưu hợp Dầu và Trôm hôi phân bố ở cả hai trạng thái rừng IIIA3 và IIIB, 
các loài Dầu và Trôm hôi chiếm ưu thế cả về số cây và trữ lượng. Các loài 
thực vật thường gặp ở trạng thái rừng này là: Dầu, Trôm hôi, Phượng, Sấu đỏ, 
Sao, Xăng mả, Đa, Gụ mật. 
Trong số các ưu và phức hợp được ghi nhận trên, chỉ có một ưu hợp cây 
Gõ đỏ phân bố trên trạng thái IIIA2, số ưu hợp khác thuộc về một số loài khác 
nhau phân bố tự nhiên trong khu bảo tồn. 
3.2.2.4. Mức độ thường gặp của các loài cây gỗ trên các trạng thái rừng 
Mức độ thường gặp (Mtg) là chỉ tiêu biểu thị tỷ lệ phần trăm giữa số cá 
thể của một loài nào đó so với tổng số cá thể loài trên một đơn vị diện tích 
điều tra theo một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này nói lên khả năng thích nghi 
và mối quan hệ với môi trường xung quanh của các loài cây trên một trạng 
thái rừng. 
(i) Trạng thái IIIA2 
Kết quả nghiên cứu về mức độ thường gặp của các loài cây trên trạng 
thái rừng IIIA2 được thể hiện tại các bảng 3.13. 
Bảng 3.13. Mức độ thường gặp của các loài cây gỗ trên trạng thái rừng 
IIIA2 
Các ưu hợp thực vật rừng trên trạng thái IIIA2 
Ưu hợp Hoàng lan, 
Gõ đỏ 
Ưu hợp Chai, Giáng 
hương 
Phức hợp 
Loài N/ha Mtg Loài N/ha Mtg Loài N/ha Mtg 
Hoàng lan 140 35,9 Chai 100 26,3 Chai 90 22,5 
Thị hồng 100 25,6 Cóc rừng 40 10,5 Cóc rừng 40 10,0 
79 
Các ưu hợp thực vật rừng trên trạng thái IIIA2 
Ưu hợp Hoàng lan, 
Gõ đỏ 
Ưu hợp Chai, Giáng 
hương 
Phức hợp 
Dẻ 70 17,9 Giáng hương 30 7,9 Trắc dạo 30 7,5 
Đinh lá tuyến 20 5,1 Bằng lăng nam bộ 30 7,9 Chiêu liêu khế 30 7,5 
Gõ đỏ 20 5,1 Xoan 20 5,3 Họ Bồ hòn 20 5,0 
Cây nêu 20 5,1 Trắc dạo 20 5,3 Mật sâm 20 5,0 
 Bá đậu lá thuôn 20 5,3 Bằng lăng nam bộ 20 5,0 
 Gụ mật 20 5,3 Gụ mật 20 5,0 
 Mã tiền 20 5,3 Mã tiền 20 5,0 
 Mai vàng 20 5,0 
CLK 20 5,1 CLK 80 21,1 CLK 90 22,5 
Tổng 390 100 Tổng 380 100 Tổng 400 100 
Tất cả các loài ở 3 ưu hợp thuộc trạng thái rừng IIIA2 đều có giá trị Mtg nhỏ 
hơn 50% nghĩa là không có loài nào thuộc dạng rất hay gặp, mức độ ưu thế của 
quần xã không thuộc về một loài riêng biệt. Trong số 3 ưu hợp chỉ có 2 ưu hợp là 
ưu hợp Hoàng lan, Gõ đỏ và ưu hợp Chai, Giáng hương có giá trị Mtg > 25%. 
Có nghĩa là loài Hoàng lan có giá trị Mtg = 35,9%; Gõ đỏ có giá trị Mtg = 25,6 
và Chai có giá trị Mtg = 26,3% là những loài thường gặp. Những loài có giá trị 
Mtg < 25% được coi là những loài ít gặp trong trạng thái thực vật này. 
Như vậy, trong trạng thái IIIA2 không có loài nào có mức độ ưu thế rõ 
rệt. Chỉ có 3 loài thường gặp thuộc ưu hợp Hoàng lan, Gõ đỏ và ưu hợp Chai, 
Giáng hương còn lại là những loài ít gặp. 
(ii) Trạng thái rừng IIIA3 
Kết quả nghiên cứu về mức độ thường gặp của các loài cây thuộc trạng 
thái rừng IIIA3 được thể hiện tại các bảng 3.14. 
80 
Bảng 3.14. Mức độ thường gặp của các loài cây gỗ trên trạng thái rừng IIIA3 
Các ưu hợp thực vật rừng trên trạng thái IIIA3 
Ưu hợp Pười Khộc 
Ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng 
nam bộ 
3 Ưu hợp Dầu và 
Trôm hôi 
Loài N/ha Mtg Loài N/ha Mtg Loài N/ha Mtg 
Thị hồng 150 34,1 Thị hồng 160 42,1 Dầu 110 27,5 
Hoàng lan 90 20,5 Hoàng lan 50 13,2 Trôm hôi 90 22,5 
Bằng lăng nam bộ 80 18,2 Giâu gia đất 30 7,9 Sấu đỏ 50 12,5 
Cây Lát hoa 40 9,1 Bằng lăng nam bộ 30 7,9 Sao 40 10,0 
Cây duối 30 6,8 Đinh lá tuyến 20 5,3 Phượng 40 10,0 
 Cóc rừng 20 5,3 Xăng mả 20 5,0 
 Mộc hoa trắng 20 5,3 Đa 20 5,0 
 Cây duối 20 5,3 
CLK 50 11,4 CLK 30 7,9 CLK 30 7,5 
Tổng 440 100 Tổng 380 100 Tổng 400 100 
Tương tự như trạng thái rừng IIIA2, tại trạng thái rừng IIIA3 tất cả các 
loài ở 3 ưu hợp đều có giá trị Mtg nhỏ hơn 50% nghĩa là không có loài nào 
thuộc dạng rất hay gặp, mức độ ưu thế của thực vật không thuộc về một loài 
thực vật riêng biệt. Khác với trạng thái rừng IIIA2 thì trạng thái rừng IIIA3 
đều xuất hiện loài thường gặp đó là loài Thị hồng (thuộc Ưu hợp Bằng lăng 
nam bộ và Ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng Nam bộ) và loài Dầu (thuộc Ưu hợp 
Dầu và Trôm hôi). Còn lại những loài có giá trị Mtg < 25% được coi là những 
loài ít gặp trong quần xã thực vật. 
(iii) Ttrạng thái Rừng IIIB 
Kết quả nghiên cứu về mức độ thường gặp của các loài cây trong các ưu 
hợp thực vật rừng thuộc trạng thái rừng IIIB được thể hiện tại các bảng 3.15. 
81 
Bảng 3.15. Mức độ thường gặp của các loài cây gỗ trên 
trạng thái rừng IIIB 
Các ưu hợp thực vật rừng trên trạng thái IIIB 
Ưu hợp Thị hồng 
Ưu hợp Thị hồng, Bằng 
lăng nam bộ 
Ưu hợp Dầu và 
Trôm hôi 
Loài N/ha Mtg Loài N/ha Mtg Loài N/ha Mtg 
Thị hồng 220 53,7 Thị hồng 190 47,5 Dầu 100 25,0 
Hoàng lan 90 22,0 Hoàng lan 110 27,5 Trôm hôi 90 22,5 
 Bằng lăng nam bộ 40 10,0 Phượng 50 12,5 
 Gõ đỏ 20 5,0 Sấu đỏ 40 10,0 
 Cây Lát hoa 20 5,0 Sao 30 7,5 
 Xăng mả 20 5,0 
 Đa 20 5,0 
CLK 100 24,4 CLK 20 5,0 CLK 50 12,5 
Tổng 410 100 Tổng 400 100 Tổng 400 100 
Khác với trạng thái Rừng IIIA2 và IIIA3, tại các ưu hợp của trạng thái rừng 
IIIB có ưu hợp Thị hồng xuất hiện Thị hồng có giá trị Mtg = 53,7. Có nghĩa đây 
là loài rất hay gặp. Còn lại hai ưu hợp Thị hồng, Bằng lăng nam bộ và Ưu hợp 
Dầu và Trôm hôi đều xuất hiện loài thường gặp có giá trị Mtg > 25%. 
3.2.3. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của quần xã thực vật rừng 
3.2.3.1. Tổ thành cây tái sinh 
Từ số liệu điều tra thu thập trên các ODB phân bố đều trên 9 OTC điển 
hình của 3 trạng thái rừng Khu Bảo tồn Hoại Nhang, kết quả tính toán để 
thiết lập công thức tổ thành loài cây tái sinh được thể hiện trong bảng 3.16. 
82 
Bảng 3.16. Tổ thành cây tái sinh của các OTC trên các trạng thái rừng 
OTC Công thức tổ thành cây tái sinh 
1 69,9 Gđ+ 24,4 Th + 5,7CLK 
2 90,7Th + 8,2 Hl + 1,2CLK 
3 44,9 Th + 30,6 Hl + 10,2 D + 6,1 Gđ+ 8,2 CLK 
4 44,9 Th + 32,7 Hl + 6,1 Dẻ + 6,1 Cr + 10,2CLK 
5 57,4 Th+ 25,5 Hl+ 6,4 Đlt+ 6,4 D + 4,3 CLK 
6 27,3 Đn+ 25,0 C + 11,4 Mt + 11, Bln + 9,1 CCLK + 6,8 Tt + 9,1 CLK 
7 36,5 C + 25,0 Đn + 13,5 CLK + 9,6 Mt + 5,8 Blnb+ 9,6 CLK 
8 45,7 Da + 30,4 Th + 8,7 Gr+ 6,5 Đlt+ 8,7 CLK 
9 47,6 Da + 28,6 Th + 9,5 Gr + 14,3 CLK 
Trong đó: Gđ: Gõ đỏ; Th: Thị hồng; Hl: Hoàng lan; C: Chai; D: Dẻ; 
Đn: Đỏ ngọn; CLK: Chiêu liêu khế; Blnb: Bằng lăng Nam bộ; Da: Dầu; Mt: 
Mủ trôm; Gr: Gạo rừng và CLK; Các loài khác 
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.16 cho thấy: 
- OTC 01: trong tổng số 6 loài có 2 loài tham gia vào công thức tổ thành: 
Gõ đỏ có 6880 cây/ha, chiếm tỷ trọng cây tái sinh lớn nhất, Thị hồng là loài 
có số lượng lớn thứ 2 với 2000 cây/ha, một số loài khác như: Cóc rừng, Bằng 
lăng nam bộ v.v, có số lượng ít cho nên chúng không tham gia vào công thức 
tổ thành của tầng cây tái sinh. 
- OTC 02: trong tổng số 5 loài có 2 loài tham gia vào công thức tổ 
thành: Thị hồng có 18640 cây/ha với chỉ số ki% là 90,7%. Thị hồng là loài 
chiếm tỷ trọng rất lớn trong công tổ thành cây tái sinh. Hoàng lan có 1680 
cây/ha, chỉ số ki% đạt 8,2%. 
- OTC 03: trong tổng số 8 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành: 
Thị hồng có 1760 cây/ha với chỉ số ki% là 44,9 %, Hoàng lan có 1200 cây/ha, 
chỉ số ki% đạt 30,6 %. Dẻ có 400 cây/ha với chỉ số ki% là 10,2 %. Gõ đỏ có 
83 
240 cây/ha với chỉ số ki% là 6,1 %, các số loài khác gồm: Đinh lá tuyến, 
Chiêu liêu khế, Thẩu tấuv.v. 
- OTC 04: trong tổng số 7 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành: 
Thị hồng có 1760 cây/ha với chỉ số ki% là 44,9 %, Hoàng lan có 1200 cây/ha, 
chỉ số ki% đạt 30,6 %. Dẻ có 400 cây/ha với chỉ số ki% là 10,2 %. Gõ đỏ có 
240 cây/ha với chỉ số ki% là 6,1 %, một số loài khác như: Đinh lá tuyến, 
Chiêu liêu khế, Thẩu tấu v.v, có số lượng ít cho nên chúng không tham gia 
vào công thức tổ thành. 
- OTC 05 : trong tổng số 6 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ 
thành: Thị hồng có 2160 cây/ha với chỉ số ki% là 57,4 %, Hoàng lan có 960 
cây/ha, chỉ số ki% đạt 25,5 %. Dẻ có 240 cây/ha với chỉ số ki% là 6,4 % và 
một số loài khác như: Cóc rừng, Cây Lát hoa v.v. 
- OTC 06 : trong tổng số 9 loài có 6 loài tham gia vào công thức tổ 
thành. Các loài chiếm số lượng lớn là: Đỏ ngọn, Chai, Mủ trôm và một số loài 
khác như: Mật sâm, Trôn, Mật sâm, Gụ mật v.v. \ 
- OTC 07: trong tổng số 9 loài có 5 loài tham gia vào công thức tổ thành 
gồm Chai, Đỏ ngọn, Chiêu liêu khế, Mủ trôm, Bằng lăng nam bộ và các loài khác. 
- OTC 08: Trong tổng số 7 loài có 4 loài tham gia vào công thức tổ thành 
gồm Dầu, Trôm hôi, Gạo rừng và một số loài khác. 
- OTC 09 : trong tổng số 6 loài có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành 
gồm Dầu, Trôm hôi, Gạo rừng, và một số loài khác. 
3.2.3.2. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh 
Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh là những chỉ tiêu quan trọng quyết 
định tới sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng, tới tốc độ hình thành lên quần 
xã thực vật rừng trong tương lai. 
Nếu lâm phần nào mà có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ 
lớn thì tốc độ hình thành lên quần xã thực vật rừng trong tương lai sẽ nhanh hơn 
so với lâm phần có số lượng cây tái sinh có phẩm chất tốt chiếm tỷ lệ thấp. 
84 
Nguồn gốc cây tái sinh quyết định đặc điểm và tính chất của trạng thái rừng 
trong tương lai. Tái sinh chồi sẽ đảm bảo cho cây con trong quần xã thực vật 
rừng duy trì được đặc tính di truyền của cây bố mẹ nhưng nhược điểm của nó là 
quá trình sinh trưởng và phát triển diễn ra ngắn, nhanh già cỗi. Tái sinh hạt tạo 
nên một quần xã thực vật có độ trẻ hóa cao nhưng thời gian hình thành lên quần 
xã thực vật kéo dài. Mỗi một hình thức tái sinh có những ưu, nhược điểm khác 
nhau. Do đó, mỗi điều kiện lập địa sẽ có hình thức tái sinh phù hợp. Trên cơ sở 
thu thập và xử lý kết quả, lập bảng đánh giá phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh 
được ghi trong bảng 3.17. 
Bảng 3.17. Phẩm chất và nguồn gốc cây tái sinh 
Trạng 
thái 
OTC Tổng 
Phẩm chất (%) Nguồn gốc (%) 
Tốt 
(%) 
Trung 
bình (%) 
Xấu 
(%) 
Chồi Hạt 
IIIA2 
3 8320 28,5 50,9 20,6 5,6 94,4 
6 10240 37,9 42,4 19,7 3,6 96,4 
7 11600 37,6 41,8 20,6 8,3 91,7 
TB 10053 34,7 45,0 20,3 5,8 94,2 
IIIA3 
1 13840 24,6 50,0 25,4 5,3 94,7 
5 9760 32,4 49,1 18,5 9,7 90,3 
9 9840 37,1 42,0 20,9 6,8 93,2 
TB 11147 31,4 47,0 21,6 7,3 92,7 
IIIB 
2 11920 23,1 53,9 23,0 9,4 90,6 
4 8800 36,8 46,6 16,6 4,9 95,1 
8 10960 38,1 28,0 33,8 7,1 92,9 
TB 10560 32,7 42,9 24,5 7,1 92,9 
- Phẩm chất: cây tái sinh có phẩm chất trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất 
đạt 45,0% (trạng thái rừng IIIA2); 47,0% (trạng thái rừng IIIA3) và 42,9% 
(trạng thái rừng IIIB). Tiếp đến là cây tái sinh có phẩm chất tốt, tỷ lệ này đạt 
85 
34,7% (trạng thái rừng IIIA2); 31,4% (trạng thái rừng IIIA3) và 32,7% 
(trạng thái rừng IIIB). Thấp nhất là phẩm chất cây tái sinh xấu đạt dưới 25% 
trong các trạng thái rừng. Như vậy, ở ô này tỷ lệ phần trăm cây tốt - trung 
bình - xấu có sự chênh lệch nhau nhiều. Tổng tỷ lệ cây tốt và trung bình đạt 
trên 70% tổng số cây tái sinh. Cây tái sinh có phẩm chất tốt và trung bình 
chiếm tỷ lệ cao sẽ là nguồn cây tái sinh triển vọng trở thành thế hệ rừng 
tương lai. 
- Nguồn gốc: cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm số lượng lớn, trong 
đó trạng thái IIIA2 có tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt cao nhất chiếm 
94,2%, hai trạng thái rừng còn lại tỷ lệ cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt cũng 
chiếm ≈ 93%. Khi yêu cầu kinh doanh gỗ lớn và đáp ứng được khả năng 
phòng hộ lâu dài thì cần có những cây có nguồn gốc từ hạt. Tại địa điểm 
nghiên cứu các trạng thái rừng đều có cây tái sinh nguồn gốc từ hạt cao. Đây là 
điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên cũng như việc kinh 
doanh và đáp ứng được yêu cầu phòng hộ tại khu vực nghiên cứu. Muốn cho 
quá trình phục hồi rừng diễn ra một cách thuận lợi, nhằm đưa rừng đến một cấu 
trúc ổn định, lâu dài trong tương lai cần có các biện pháp tác động phù hợp 
giúp cho số cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt có thể sinh trưởng, phát triển tốt. 
3.2.3.3. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng 
Cây tái sinh có triển vọng là cây tái sinh có chiều cao bằng hoặc lớn hơn 
chiều cao bình quân của lớp cây bụi, thảm tươi và có phẩm chất từ trung bình 
trở lên. Trên các ÔTC số lượng cây tái sinh tập trung chủ yếu ở cỡ chiều cao 
dưới 1 m. Dưới chiều cao này cây tái sinh có sự cạnh tranh mạnh giữa chúng 
với cây bụi, thảm tươi cũng như giữa chúng với nhau. Qua điều tra thực địa 
nhận thấy, chiều cao trung bình của tầng cây bụi, thảm tươi dưới 1 m, khi 
vượt qua chiều cao này cây tái sinh sinh trưởng, phát triển ổn định hơn. Từ 
đó, đề tài chọn những cây tái sinh có chiều cao ≥ 1m, có phẩm chất từ trung 
bình trở lên là cây tái sinh có triển vọng. Mật độ cây tái sinh và tỷ tái sinh triển 
vọng được tổng hợp tại bảng 3.18. 
86 
Bảng 3.18. Mật độ và tỷ lệ cây tái sinh triển vọng 
Trạng thái OTC 
Tổng TS 
(cây/ha) 
Cây tái sinh triển vọng 
Tổng TSTV 
(cây/ha) 
Tốt 
(cây/ha) 
Trung bình 
(cây/ha) 
Tỷ lệ 
(%) 
IIIA2 
3 8320 1397 502 895 16,8 
6 10240 2120 1002 1118 20,7 
7 11600 3111 1472 1638 26,8 
Trung bình 10053 2209 992 1217 21,4 
IIIA3 
1 13840 1790 1080 710 12,9 
5 9760 1695 916 778 17,4 
9 9840 2024 1074 950 20,6 
Trung bình 11147 1836 1023 813 17,0 
IIIB 
2 11920 1909 696 1213 16,0 
4 8800 1068 535 533 12,1 
8 10960 2170 1415 755 19,8 
Trung bình 10560 1716 882 834 16,0 
- Trạng thái IIIA2: mật độ cây tái sinh dao động từ 8320 cây/ha đến 
11600 cây/ha, bình quân 10053 cây/ha. Trong đó cây tái sinh triển vọng lớn 
hơn 1m có phẩm chất tốt và trung bình trở lên chiếm 21,4% tương đương 
2209 cây/ha. Đây là số lượng cây tương đối lớn đảm bảo mật độ cây sẽ tham 
gia vào tầng cây cao trong tương lai. 
- Trạng thái IIIA3: mật độ cây tái sinh dao động từ 9760 cây/ha đến 
13840 cây/ha, bình quân 11147 cây/ha. Mật độ cây tái sinh triển vọng dao 
động từ 1695 cây/ha đến 2024 cây/ha, bình quân 1836 cây/ha chiếm 17,0% 
tổng số cây tái sinh trong quần xã thực vật rừng. 
87 
- Trạng thái IIIB: mật độ cây tái sinh dao động từ 8800 cây/ha đến 
11920 cây/ha, bình quân 10053 cây/ha. Trong đó cây tái sinh triển vọng có 
phẩm chất tốt và trung bình trở lên chiếm 21,4% tương đương 2209 cây/ha. 
Như vậy, trong ba trạng thái rừng nghiên cứu, trạng thái rừng IIIA3 có 
mật độ cây tái sinh lớn nhất và thấp nhất là trạng thái IIIA2. Nhìn chung mật 
độ cây tái sinh chung bình quân của các trạng thái rừng có sự chênh lệch 
không nhiều. Mật độ cây tái sinh triển vọng tương đối cao hầu hết đều đạt trên 
1000 cây/ha. Mật độ cây tái sinh triển vọng cao nhất tại trạng thái IIIA2 và 
thấp nhất là trạng thái IIIB. Sở dĩ có sự khác nhau 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_mot_so_dac_diem_sinh_hoc_sinh_thai_va_ky.pdf