Luận án Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật làm tăng tỷ lệ mỡ giắt ở lợn thịt

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật làm tăng tỷ lệ mỡ giắt ở lợn thịt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật làm tăng tỷ lệ mỡ giắt ở lợn thịt

ắt và cải thiện được chất lượng thịt. Kết quả khảo sát về tỷ lệ mỡ giắt trên đàn lợn thương phẩm của chúng tôi khá giống với báo cáo nghiên cứu của Choi và cộng sự. Cũng theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả, lợn lai nhiều máu Duroc có tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cao hơn và chất lượng thịt tốt hơn so với lợn lai ít máu Duroc [67, 75, 240]. Như vậy, giống lợn đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong chương trình giống như một giải pháp di truyền tốt và nhanh nhất hiện nay nhằm nâng cao tính trạng mỡ giắt trong thịt lợn. Trong tất cả các tổ hợp lợn lai thương phẩm, lợn lai máu Duroc cao cho tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cao hơn và chất lượng thịt tốt hơn so với lợn lai máu Duroc thấp [129, 130, 131, 195]. Đây chính là cơ sở để khẳng định, yếu tố giống đóng vai trò quan trọng trong chương trình giống lợn nhằm nâng cao tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn của lợn thương phẩm. Từ kết quả điều tra cho thấy các giống thuần và tổ hợp lai thương phẩm phần lớn có tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn còn thấp trừ giống Duroc. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của nhiều tác giả khác cho rằng giống Duroc là giống có tỷ lệ mỡ giắt cao nhất và các con lai thương phẩm nuôi lấy thịt của chúng để phục vụ nhu cầu tiêu dùng được nhiều nhà sản xuất thịt lợn trên thế giới ưa chuộng và ưu tiên lựa chọn [1,74, 215, 240]. 75 Như vậy, trong các nghiên cứu chọn lọc giống lợn nhằm nâng cao tỷ lệ mỡ giắt, cần nhìn nhận giống Duroc chính là mục tiêu thích hợp nhất cho hướng nghiên cứu cải thiện tỷ lệ mỡ giắt trong thịt cũng như ở cơ thăn lợn, vì nó có thể đáp ứng được cả các tính trạng chất lượng thịt khác như dày mỡ lưng thấp và tỷ lệ nạc vẫn duy trì ở mức độ cao. 3.1.3 Tỷ lệ mỡ giắt trên các tổ hợp lai theo khối lượng giết mổ Tính trạng mỡ giắt trên thịt lợn không chỉ phụ thuộc nhiều vào yếu tố giống, lai giống, mà trong chừng mực nào đó, tuổi và khối lượng giết mổ cũng ảnh hưởng lên tính trạng này [30, 98, 143]. Kết quả khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn các giống lợn thuần và lợn thịt thương phẩm cũng đã khẳng định kết quả tương tự (Bảng 3.2). Trong nghiên cứu này, khối lượng lợn khảo sát tập trung vào 2 cấp như sau: cấp khối lượng 111-125 kg đối với lợn ngoại và lai ngoại x ngoại, 61-75 kg đối với lợn ngoại lai Móng Cái là A; cấp khối lượng 95-110 kg đối với lợn ngoại và lai ngoại x ngoại, 45-60 kg đối với lợn ngoại lai Móng Cái là B. Qua Bảng 3.3, ở cấp khối lượng A cho thấy ở các tổ hợp lai DL, DY, DYL, DP, PDL, PDY và PDYL tỷ lệ mỡ giắt khác biệt có ý nghĩa là 3,05%, 2,78%, 2,78%, 2,68%, 2,62%, 2,67% và 2,39% so với cấp khối lượng B là 2,38%, 2,35%, 2,53%, 2,43%, 2,16%, 2,25% và 2,04% (P<0,05). Ở các tổ hợp lai Móng Cái như Duroc x Móng Cái và Yorkshire x Móng Cái, khi khảo sát ở mức khối lượng cao hơn (mức khối lượng A cho lợn lai) thì tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cũng được cải thiện đáng kể là 2,70% và 2,51% so với 2,27% và 2,09% ở mức khối lượng thấp B (P<0,05). Như vậy, trong các tổ hợp lai trên nái nền lợn Móng Cái thì tổ hợp lai từ đực Duroc có mức độ tăng tỷ lệ mỡ giắt cao hơn so với tổ hợp lai từ đực Yorkshire. Tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn tổ hợp lai Duroc x Móng Cái tăng thêm 0,43% trong khi đó tổ hợp lai Yorkshire x Móng Cái chỉ tăng thêm được 0,24% từ xuất phát điểm rất thấp là 2,09%. Đồng thời, theo kết quả khảo sát, khi ở mức khối lượng cao hơn thì tỷ lệ mỡ giắt trên các tổ hợp lai Pietrain với Duroc là DP, PD, PDL, PDY và PDYL 76 cũng có xu hướng tăng lên đáng kể 2,68%, 2,66%, 2,62% 2,67% và 2,39% so với 2,43%, 2,21%, 2,16%, 2,25% và 2,04% (P<0,05). Bảng 3.3 Tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn theo mức khối lượng lợn thương phẩm Nhóm giống KLA KLB n Mean ± SD n Mean ± SD DL 55 3,05 a ±0,54 194 2,38 b ±0,57 DMC 82 2,70 a ±0,34 68 2,27 b ±0,43 DP 53 2,68 a ±0,39 115 2,43 b ±0,45 DY 55 2,78 a ±0,52 96 2,35 b ±0,51 DYL 60 2,78 a ±0,47 106 2,53 b ±0,51 PDL 69 2,62 a ±0,50 45 2,16 b ±0,68 PDY 40 2,67 a ±0,33 74 2,25 b ±0,35 PDYL 74 2,39 a ±0,50 138 2,04 b ±0,47 LY 54 2,72 a ±0,41 298 2,12 b ±0,47 YL 134 2,44 a ±0,58 199 2,07 b ±0,71 YMC 160 2,53 a ±0,81 124 2,09 b ±0,47 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau trên cùng một hàng là khác biệt có ý nghĩa (P<0,05); KLA là cấp khối lượng 111-125 kg đối với lợn ngoại, lai ngoại x ngoại và 61-75 kg đối với lợn Móng Cái, lai Móng Cái; KLB là cấp khối lượng 95-110 kg đối với lợn ngoại, lai ngoại x ngoại và 61-75 kg đối với lợn Móng Cái, lai Móng Cái. 77 Với kết quả khảo sát, chứng tỏ rằng trong các tổ hợp lai vừa có máu Duroc vừa có máu Pietrain thì tỷ lệ mỡ giắt cũng có thể cải thiện tăng thêm ở mức khối lượng giết mổ trên 110 kg. Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cũng cho thấy khi mức khối lượng giết mổ tăng lên chung cho toàn đàn lợn thịt khảo sát từ mức B trung bình 2,22% lên mức A trung bình 2,62%. Như vậy, tỷ lệ mỡ giắt giữa 2 mức khối lượng trên toàn đàn lợn thịt chênh lệch ở mức trung bình là trên 0,4%. Trong khi đó Candek-Potokar và ctv (1998a,1998b) [30, 31] lại cho thấy ảnh hưởng của tuổi và khối lượng giết mổ đến tỷ lệ mỡ giắt là khá lớn, nếu nuôi từ khối lượng 100 kg lên 130 kg tỷ lệ mỡ giắt có thể tăng thêm được 0,95%, 0,45% và 0,32% đối với Duroc, Landrace và Yorkshire thuần. Tuy nhiên, loại trừ giống Duroc, điểm xuất phát của tỷ lệ mỡ giắt trên 2 giống Landrace và Yorkshire thuần là rất thấp (1,51% và 1,46%). Nên khi tăng khối lượng lên 130 kg với tỷ lệ mỡ giắt lần lượt 1,96% và 1,78% là không đáng kể. Kết quả trên cũng khá phù hợp với nghiên cứu của Grześkowiak và ctv (2007) [98], theo đó, tác giả cho rằng trong các cơ bắp của lợn thịt khối lượng lớn cũng có tỷ lệ mỡ giắt cải thiện hơn lợn thịt khối lượng nhẹ hơn, khi tiến hành thí nghiệm khảo sát tính trạng mỡ giắt trên lợn thịt với 4 cấp khối lượng: 80, 90, 100 và trên 100 kg. Kết qủa này cho thấy tỷ lệ mỡ giắt tăng lên từ 1,91%, 2,31%, 2,37% và 2,67% theo cấp khối lượng và chúng ta thấy chênh lệch về tỷ lệ mỡ giắt giữa 2 mức khối lượng 100 kg và trên 100 kg cũng chỉ là 0,30% (từ khởi điểm rất thấp là 2,37%). Ngược lại, với tỷ lệ mỡ giắt tăng lên còn thấp đó cũng kéo theo sự tăng lên của dày mỡ lưng tương ứng 20,1 mm, 21,9 mm, 25,2 mm và 29,2 mm. Đồng thời, tỷ lệ nạc trong quày thịt cũng giảm xuống trên 5% (54%, 54,3%, 53,8% và 48,3%). Qua bảng trên chúng ta thấy, các tổ hợp lai có máu của giống lợn siêu nạc (Pietrain) hoặc có máu của giống có tỷ lệ mỡ giắt thấp (Móng Cái), thì sự cải thiện tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn giữa 2 mức khối lượng là không đáng kể. Chẳng hạn tổ hợp lai DP tăng từ 2,43% lên 2,68%, tổ hợp lai PDYL tăng từ 2,04% lên 2,39% và tổ hợp lai YMC tăng từ 2,09% lên 2,53%. Đây là điểm tương đồng trong khảo sát của chúng tôi với nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp lai và giới tính đối với các đặc 78 tính chất lượng thịt quan trọng nhất của Marjeta và ctv (2007) [143]. Các tác giả đã tiến hành thí nghiệm với ba tổ hợp lai khác nhau và khối lượng giết mổ được chia thành hai cấp khối lượng là 100 kg và 125 kg. Tỷ lệ mỡ giắt ở cấp khối lượng khoảng 100 kg đạt trung bình 1,29% và cấp 125 kg cũng chỉ đạt 2,70%. Nghiên cứu của Sencic và ctv (2005) [200], Tyra và ctv (2013) [225] cũng như của Wu và ctv (2013) [238] trên lợn thịt với 5 mức khối lượng giết mổ khác nhau 90 kg, 100 kg, 110 kg, 120 kg và 130 kg cho thấy ở khối lượng giết mổ 120 và 130 kg đã làm tăng đáng kể tỷ lệ mỡ giắt so với khối lượng giết mổ 90, 100 và 110 kg (tương ứng 1,4%, 1,5%, 1,5%, 2,5% và 2,5%). Tuy nhiên, ở khối lượng giết mổ 120 và 130 kg tỷ lệ mỡ giắt cũng chỉ đạt ở mức thấp 2,5% và 2,5%. Đồng thời, trên tổ hợp lai nuôi thịt giữa Landrace x Yorkshire cũng cho thấy ở thời điểm khoảng 100 kg và khoảng 110 kg, tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cũng không hề thay đổi. Điều này cũng có thể nhận định rằng đối với giống lợn có ít hoặc tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn thấp thì tuổi hoặc khối lượng tăng lên trên 100 kg ảnh hưởng đến tính trạng này hoặc là không hoặc là rất thấp [15, 23, 225]. Như vậy, ở các nhóm giống lợn đã khảo sát trong điều tra này, khi nuôi tới mức khối lượng 111-125 kg, tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cũng tăng thêm không nhiều tùy thuộc vào nhóm giống. Đặc biệt, một số nhóm giống và tổ hợp lai thương phẩm đạt được tỷ lệ mỡ giắt >2,5% thường có máu Duroc (DL, DY, DYL và PDY). Riêng đối với lợn lai có máu Móng Cái (DMC: Duroc x Móng Cái và YMC: Yorkshire x Móng Cái) để có thịt thơm ngon hơn nên giết mổ ở mức khối lượng lớn hơn (61-75 kg) vì tỷ lệ mỡ giắt ở nhóm lợn lai DMC và YMC đạt lần lượt là 2,7% và 2,53% theo mức tối thiểu của nhiều nghiên cứu [22, 72, 94]. 3.1.4 Tỷ lệ mỡ giắt trên các tổ hợp lai theo tính biệt Từ kết quả khảo sát chúng tôi tiến hành phân tích ảnh hưởng của tính biệt lên tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn trên đàn lợn thương phẩm. Kết quả trình bày trong Bảng 3.4 cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn giữa đực thiến và lợn cái xảy ra trong tất cả các tổ hợp lai thương phẩm. 79 Đực thiến của các tổ hợp lai DYL, DL, PDL, DP, LY và YL có tỷ lệ mỡ giắt là 2,67%, 2,85%, 2,71%, 2,70%, 2,64% và 2,71% cao hơn so với con cái là 2,57%, 2,49%, 2,12%, 2,38%, 2,16% và 2,08%. Trong khi đó, ở nhóm lai DMC, sự chênh lệch về tỷ lệ mỡ giắt giữa hai giới tính khảo sát là không cao. Kết quả khảo sát tỷ lệ mỡ giắt trên toàn đàn lợn thịt cho thấy đực thiến trung bình 2,59%, còn lợn cái trung bình thấp hơn là 2,26%. Như vậy, tỷ lệ mỡ giắt giữa 2 giới tính trên toàn đàn lợn thịt chênh lệch đáng kể trung bình là 0,33%. Đực thiến luôn có mỡ giắt cao hơn lợn cái, về lý thuyết sinh lý là hoàn toàn hợp lý vì ở giai đoạn sinh trưởng, đực thiến tích lũy mỡ nhiều hơn, có thể kéo theo tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cũng tăng lên. Kết quả khảo sát được trình bày ở Bảng 3.4 còn cho thấy có nhiều điểm tương đồng với nhiều tài liệu nghiên cứu đã công bố trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, Newcom và ctv (2004c) [161] cho rằng đực thiến có tỷ lệ mỡ giắt cao hơn lợn cái là 0,61% (3,62% so với 3,01%) và có tốc độ tăng khối lượng nhanh hơn lợn cái (tuổi đạt 113,5 kg là 173,9 ngày so với 178,9 ngày). Tuy nhiên, tác giả cũng khuyến cáo rằng, lợn đực thiến có dày mỡ lưng cao hơn lợn cái (21,8 mm so với 18,8 mm). Có nhiều nghiên cứu đã khẳng định rằng tại thời điểm giết mổ 110-120 kg, lợn đực thiến có tỷ lệ mỡ giắt và dày mỡ lưng cao hơn rất đáng kể so với lợn cái [98, 143, 161]. Lợn đực thiến có tổng lượng mỡ trong cơ thể, dày mỡ lưng và tỷ lệ mỡ giắt cũng cao hơn con cái ở thời điểm giết mổ [115, 129, 189]. Đây là những thông tin bổ ích cho những nghiên cứu để làm tang tỷ lệ giắt trong cơ thăn lợn trong điều kiện hiện nay. Otani và ctv (2004) [167] đã phân tích tỷ lệ, thành phần axit béo của mỡ giắt, số lượng và kích thước tế bào tạo mỡ giắt trong cơ thăn ở lợn thịt có khối lượng khoảng 115 kg tại các lò mổ. Kết quả cho thấy tỷ lệ mỡ giắt dao động rất lớn từ 1 đến 8%, và tỷ lệ này ở lợn đực thiến cao hơn đáng kể so với lợn cái. Ngoài ra, ở các loại khối lượng 70, 90 và 115 kg, dày mỡ lưng của đực thiến luôn cao hơn so với lợn cái. Đồng thời, ở cả lợn đực thiến và lợn cái, tỷ lệ mỡ giắt có tương quan đáng kể với tỷ lệ triacylglycerol trong mỡ giắt và kích thước tế bào tạo mỡ giắt. Tác giả cũng phát hiện ra và khẳng định thêm rằng có một mối tương quan dương giữa tỷ lệ 80 triacylglycerol và tỷ lệ phospholipid của mỡ giắt ở lợn cái, chứ không phải ở đực thiến. Nghiên cứu này còn cho thấy có mối tương quan giữa tỷ lệ mỡ giắt và số lượng tế bào tạo mỡ giắt ở lợn cái và cũng không thấy có ở lợn đực thiến. Chính từ đây, đã có ý kiến cho rằng các yếu tố tăng tỷ lệ mỡ giắt ở lợn đực thiến khác với lợn cái. Bảng 3.4 Tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn lợn lai thương phẩm theo tính biệt Nhóm giống Đực Cái n Mean ± SD n Mean ± SD DL 41 2,85 a ± 0,58 119 2,49 b ± 0,39 DMC 31 2,56 ± 0,45 119 2,49 ± 0,39 DP 67 2,70 a ± 0,37 101 2,38 b ± 0,44 DY 47 2,55 ± 0,59 104 2,48 ± 0,53 DYL 80 2,67 a ± 0,54 86 2,57 b ± 0,47 PDL 62 2,71 a ± 0,58 52 2,12 b ± 0,50 PDY 84 2,42 a ± 0,42 30 2,34 b ± 0,31 PDYL 81 2,29 a ± 0,53 131 2,09 b ± 0,47 LY 68 2,64 a ± 0,47 284 2,16 b ± 0,48 YL 74 2,71 a ± 0,60 259 2,08 b ± 0,64 YMC 116 2,56 a ± 0,76 168 2,18 b ± 0,65 Ghi chú: Các giá trị trung bình mang các chữ khác nhau trên cùng một dòng là khác biệt có ý nghĩa (P<0,05); Đực là đực thiến. 81 Kết quả điều tra của Goodwin (2004) [95] về tính trạng mỡ giắt của đàn lợn theo tính biệt tại thời điểm đạt 100 kg cho thấy tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn của đực thiến luôn luôn cao hơn ở lợn cái. Ở nhóm lai Duroc thì đực thiến cao hơn lợn cái là 3,34% so với 2,80%. Còn lợn thịt, các nhóm máu khác như Berkshire, Chester White, Hampshire, Landrace, Poland China, Spot và Yorkshire thì đực thiến có tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cao hơn ở lợn cái lần lượt là 2,90%, 2,82%, 2,28%, 2,04%, 2,36%, 2,66% và 1,91% so với 2,13%, 1,96%, 1,91%, 1,77%, 1,99%, 2,08% và 1,50%. Thí nghiệm của Marjeta và ctv (2007) [143] trên lợn thương phẩm cho thấy lợn cái và lợn đực thiến ở cả hai nhóm khối lượng, 100 kg và 125 kg thì lợn đực thiến luôn luôn có tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cao hơn lợn cái. Nghiên cứu của Bahelka và ctv (2007) [15] cho thấy tỷ lệ mỡ giắt ở lợn đực thiến cao hơn đáng kể so với lợn cái (2,49 so với 2,00%), kéo theo sự tăng lên của dày mỡ lưng (29,01 so với 25,56 mm) và tỷ lệ nạc cũng giảm đi nhiều (52,77 so với 57,68% ở lợn cái), trong khi đó lợn cái có khả năng cho nhiều nạc hơn lợn đực thiến. Ông cho rằng đây là bản chất di truyền và việc thiến lợn đã làm thay đổi quá trình trao đổi chất trở nên khác biệt hơn ở đực thiến. Grzeskowiak và ctv (2007) [98] đã khảo sát yếu tố tính biệt ảnh hưởng đến tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn của lợn thương phẩm. Trong đó, ở thời điểm giết mổ lợn đực thiến có tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn và dày mỡ lưng cao hơn là 2,33% và 25,3 mm so với 1,99% và 21,9 mm ở lợn cái. Bảng 3.4 cũng cho thấy có 2 tổ hợp lai DMC và DY mặc dù tỷ lệ mỡ giắt ở lợn đực thiến cao hơn lơn cái 2,56% và 2,55% so với 2,49% và 2,48%, tương ứng, nhưng không có sai khác có ý nghĩa thống kê. Điều này có thể giải thích khi số liệu khảo sát có số liệu không đồng đều về số lượng và tuổi giao động lớn giữa lợn đực và lợn cái. Chẳng hạn, điều ra cho số liệu cái nhiều hơn, độ tuổi lớn hơn cũng tạo nên sai lệch đó. Ngoài ra, Lo Fiego và ctv (2010) [138] cũng lưu ý một số tổ hợp lai có mỡ giắt thấp, giới tính và tuổi không tạo nên sai khác nhiều về tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn. 82 Như vậy, từ kết quả khảo sát của chúng tôi có thể thấy rằng tỷ lệ mỡ giắt trên đàn lợn thuần hiện tại là không cao, kể cả giống lợn địa phương: Duroc thuần là 2,98% chiếm vị trí cao nhất, kế tiếp là Yorkshire, Landrace, Móng Cái và thấp nhất là Pietrain 2,21%, 2,20%, 1,87% và 1,48%. Tỷ lệ mỡ giắt trên lợn Móng Cái thuần và con lai là không cao. Đây cũng là cơ sở dự liệu có thể dùng để tiến hành các giải pháp giống, di truyền trong công tác lai tạo nhằm cải thiện tính trạng mỡ giắt trên lợn thịt thương phẩm. Từ kết quả khảo sát, phần lớn tổ hợp lai máu Duroc đều có mỡ giắt cao hơn, cho nên sử dụng giống Duroc, đặc biệt sử dụng nhóm được tuyển chọn có tỷ lệ mỡ giắt cao là giải pháp di truyền tốt nhất để nâng cao chất lượng thịt. Sự tiếp cận ngắn nhất là tạo tổ hợp lai thương phẩm có ít nhất 50% máu Duroc, nghĩa là sử dụng Duroc thuần để làm đực cuối cùng trong các cặp lai 2-3 giống. Kết quả khảo sát cũng cho thấy cấp khối lượng giết mổ của lợn lai thương phẩm ảnh hưởng tới tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn. Giữa cấp khối lượng 95 -110 kg và 111-125 kg thì tỷ lệ mỡ giắt có sự chênh lệch đáng kể trung bình là 0,4% với tốc độ tăng lên là 19%. Điều này có thể khẳng định rằng nếu cần tăng thêm tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn, hoặc trong thịt lợn theo nhu cầu thị trường, người chăn nuôi có thể điều chỉnh chiến lược hợp lí tuổi giết thịt, bởi vì khối lượng để mỡ giắt có thể tích tụ tốt nhất theo kết quả khảo sát này là từ 111 kg đến 125 kg. Đực thiến có tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn cao hơn lợn cái trung bình là 0,33% (0,07-0,59%) phụ thuộc vào giống và tổ hợp lai. Như vậy, lợn lai thương phẩm đã được khảo sát hiện tại đều cho thấy ảnh hưởng rõ nét của tính biệt đến tỷ lệ mỡ giắt, ngoài yếu tố giống và khối lượng giết thịt. Các yếu tổ này rất cần được chú ý trong quá trình chọn lọc cải thiện di truyền tính trạng mỡ giắt. Qua kết quả khảo sát, chúng ta có thể thấy rằng giống và lai giống chiếm vị trí quan trọng nhất trong chiến lược nhằm để cải thiện và nâng cao tỷ lệ mỡ giắt trong thịt lợn. Như đã đề cập ở trên, sử dụng giống Duroc, đặc biệt từ nhóm có mỡ giắt cao là giải pháp giống tốt nhất để nâng cao tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn lợn thương phẩm. 83 3.2 Nghiên cứu tạo tổ hợp lai Duroc có tỷ lệ mỡ giắt cao 3.2.1 Tỷ lệ mỡ giắt và chỉ tiêu quày thịt của các tổ hợp lai Duroc theo mốc tuổi 3.2.1.1 Tỷ lệ mỡ giắt và chỉ tiêu quày thịt của các tổ hợp lai Duroc lúc 135 ngày Dùng đực Duroc lai với nái F1(Landrace x Yorkshire) hay F1(Yorkshire x Landrace) là xu hướng lai thương phẩm phổ biến nhất trên thế giới do tận dụng được lợi thế về tăng trưởng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, đặc biệt là đã được chọn lọc theo hướng nâng cao tỷ lệ mỡ giắt [119, 217, 219, 233]. Chính vì vậy, khi đưa ra giải pháp nâng cao tỷ lệ mỡ giắt trong cơ thăn lợn thương phẩm chúng tôi cũng sử dụng hai nhóm đực Duroc là Duroc bình thường (D1) và Duroc có mỡ giắt cao (D2) lai với lợn nái lai F1, Landrace và Yorkshire thuần, kết quả của thí nghiệm được trình bày tại các Bảng 3.5, 3.6 và 3.7 theo các mốc tuổi 135, 165 và 195 ngày. Bảng 3.5 Tỷ lệ mỡ giắt và chỉ tiêu quày thịt lúc 135 ngày tuổi (mean±SE, n=60) Tổ hợp lai MG1 DML1 DTH1 STH1 KL1 D1LY 2,43 b ±0,08 8,9 b ±0,2 42,9±0,5 29,6±0,5 74,9±0,03 D2LY 2,73 a ±0,08 9,5 a ±0,2 42,5±0,5 29,0±0,5 74,6±0,03 D1L 2,44 a ±0,06 8,9 b ±0,2 42,7 a ±0,3 29,8±0,4 75,0±0,04 D2L 2,61 a ±0,06 9,4 a ±0,2 41,5 b ±0,3 28,9±0,4 74,6±0,04 D1Y 2,47 b ±0,06 8,9 b ±0,1 42,3 a ±0,3 29,6 a ±0,3 75,0±0,04 D2Y 2,66 a ±0,06 9,6 a ±0,1 41,4 b ±0,3 28,5 b ±0,3 74,4±0,04 Ghi chú: Các giá trị trung bình có các chữ khác nhau trên cùng một cột theo từng loại nái ở mỗi chỉ tiêu là khác biệt có ý nghĩa (P<0,05); MG1: Tỷ lệ mỡ giắt trong cơ 84 thăn (%); DML1: Dày mỡ lưng vị trí xương sườn 10 (mm); DTH1: Dày cơ thăn (mm); STH1: Diện tích cơ thăn (cm2); KL1: Khối lượng lợn 135 ngày tuổi (kg). Bảng 3.5 là kết quả theo dõi mốc tuổi 135 ngày, thời điểm bắt đầu sự tăng trưởng nhanh cùng với quá trình tích tụ mỡ cho thấy lợn thương phẩm phối từ 2 nhóm đực Duroc, trừ tổ hợp lai với nái Landrace, đã có sự khác nhau về các chỉ tiêu tỷ lệ mỡ giắt và dày mỡ lưng. Lợn thương phẩm từ đực D2 (D2LY, D2L và D2Y) có tỷ lệ mỡ giắt và dày mỡ lưng cao lợn thương phẩm từ đực D1 (D1LY, D1L và D1Y) là 2,73%, 2,61%, 2,66% và 9,5 mm, 9,4 mm, 9,6 mm so với 2,43%, 2,44%, 2,47% và 8,9 mm, 8,9 mm, 8,9 mm, tương ứng (P<0,05). Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cũng cho thấy ở thời điểm này, hầu như ở cả 3 cặp lai, ở lợn thịt thương phẩm từ đực D2 có tỷ lệ mỡ giắt và dày mỡ lưng cao hơn, tính trạng dày cơ thăn và diện tích cơ thăn có xu hướng thấp hơn so với lợn thịt thương phẩm từ đực D1. Cụ thể, so sánh cặp lai D2LY và D1LY, dày cơ thăn và diện tích cơ thăn là 42,5 mm và 29,0 cm2 so với 42,9 mm và 29,6 cm2 (p>0,05). Các cặp lai D2L và D1L, D2Y và D1Y dày cơ thăn và diện tích cơ thăn là 41,5 mm, 41,4 mm và 28,9 cm 2 , 28,5 cm 2 so với 42,7 mm, 42,3 mm và 29,8 cm2, 29,6 cm 2 (p<0,05). Như vậy, ở thời điểm này, một điều khá rõ là tỷ lệ mỡ giắt và dày mỡ lưng có sự khác nhau rõ rệt trong mỗi cặp lai giữa các tổ hợp phối giống từ 2 nhóm Duroc và có chênh lệch từ 0,17% đến 0,30% và từ
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_mot_so_giai_phap_ky_thuat_lam_tang_ty_le.pdf