Luận án Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật và thị trường nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc

y mẫu phân tích một lần vì các loại thức ăn này bò ăn hết và thành phần hoá học tương đối ổn định. Các chỉ tiêu phân tích: Thành phần hoá học của thức ăn đối với mỗi khẩu phần gồm: VCK, protein thô (Pth) và xơ thô (Xth). + Vật chất khô của mẫu được xác định bằng phương pháp làm khô trong tủ sấy điện (103 20C) theo TCVN 4326 - 2007. 57 + Protein thô được xác định bằng phương pháp Kjeldahl, theo TCVN 4328 - 2007. + Xơ thô được xác định bằng phương pháp Henneberg và Stoman, theo TCVN 4329 - 2007. + Giá trị năng lượng trao đổi của thức ăn Giá trị năng lượng trao đổi của khẩu phần được tính từ giá trị NLTĐ của các nguyên liệu x tỷ lệ của nó trong khẩu phần. Giá trị NLTĐ của từng nguyên liệu được xác định bằng phương pháp in vitro gas production của Menke and Steingass, (1988). Trên cơ sở khí tích lũy (ml) sau 24 giờ ủ thức ăn với dịch dạ cỏ (24 hours gas production - GP24) và thành phần hóa học đã phân tích, NLTĐ được tính theo công thức dưới đây: NLTĐ (kcal/kg VCK) = 1885 + 21*GP24 + 2,49*VCK - 21,6*Prth (Đinh Văn Mười, 2012). Ở đây: GP24 là lượng khí tích lũy (ml) sau khi ủ thức ăn 24 h; VCK là % chất khô của thức ăn; Prth là % protein thô của thức ăn. - Lượng thức ăn thu nhận: thức ăn cung cấp và thức ăn thừa được cân hàng ngày để xác định lượng thức ăn thu nhận. Chất khô ăn vào = Thức ăn cho ăn X % chất khô - Thức ăn còn thừa x % chất khô - Khả năng tăng khối lượng của bò: Tất cả bò được cân vào 2 - 3 buổi sáng liên tục trước khi cho bò ăn bằng cân điện tử Rudd weight - 1200. Tăng khối lượng của bò được tính theo công thức sau: P tăng khối lượng (g/con/ngày) = P2 - P1 x 1000 g T Trong đó: P: tăng khối lượng của bò ở giai đoạn thí nghiệm (g/con/ngày) P1: khối lượng bò lần cân trước (kg) P2: khối lượng bò lần cân sau (kg) T: thời gian theo dõi (ngày) - Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng: được xác định bằng cách lấy tổng 58 lượng thức ăn ăn vào/tổng số kg tăng khối lượng của bò. Công thức như sau: T = A P Trong đó: T: tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (kg) A: tổng khối lượng thức ăn tiêu thụ cả giai đoạn (kg) P: khối lượng tăng cả giai đoạn (kg) 2.3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu theo dõi được tổng hợp và xử lý với công cụ Excel và phần mềm SPSS 15. Các phương pháp phân tích bao gồm: thống kê mô tả, so sánh và phân tích hồi quy tuyến tính. Mô hình phân tích hồi quy sử dụng regression technique cho hàm hồi qui bậc 1 có dạng: Yij = + i + eij Trong đó: Y: Giá trị quan sát thứ j của yếu tố thí nghiệm i; : Hằng số; i: Ảnh hưởng của yếu tố i (khẩu phần); eji: Sai số ngẫu nhiên. Nếu hệ số xác định R2 (hiệu chỉnh) có giá trị cao và xác xuất loại bỏ mô hình nhỏ hơn 0,05 thì mô hình có ý nghĩa thống kê và yếu tố thí nghiệm i giải thích được tỷ lệ % biến động của giá trị Y tương ứng giá trị R2. 2.3.5. Thí nghiệm liên kết nhóm chăn nuôi bò thịt với các tác nhân thị trường kết hợp hệ thống nhận diện sản phẩm 2.3.5.1. Địa điểm và thời gian - Địa điểm: xã Tà Hộc, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La và Thành phố Hà Nội. - Thời gian: 2012 - 2014 2.3.5.2. Đối tượng tham gia - Các hộ chăn nuôi: quy mô chăn nuôi khá tương đồng với số lượng bò nuôi hiện tại là 2 con trở lên và bán bò trong 3 năm gần đây ít nhất là 2 con. - Lò mổ ở Sơn La. - Các cửa hàng bán lẻ theo hướng chất lượng cao, an toàn thực phẩm 59 (ATTP) tại Sơn La và Hà Nội. 2.3.5.3. Phương pháp thí nghiệm Bố trí thí nghiệm Các hộ tham gia thí nghiệm được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 30 hộ: Nhóm hộ I: giữ nguyên hệ thống bán sản phẩm như cũ, chăn nuôi và bán bò riêng lẻ cho các thu gom xã, không liên kết, không chia sẻ thông tin. Nhóm hộ II: áp dụng một số giải pháp thị trường, hộ chăn nuôi bò được tổ chức thành tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt (liên kết ngang), liên kết các nhóm này với thu gom/lò mổ (liên kết dọc) để cùng bán sản phẩm. Tiến hành bán thử nghiệm thịt bò Tây Bắc cùng hệ thống nhận diện sản phẩm tại 4 cửa hàng bán lẻ thịt bò Hà Nội (Biggreen, Hà An, Greenlife và cửa hàng thực phẩm an toàn Hà Đông). Sơ đồ mô phỏng mối liên kết của các tác nhân nhóm II. Các bước tiến hành Thí nghiệm được tiến hành qua 5 bước: - Đánh giá hiện trạng chăn nuôi và thị trường tiêu thụ bò thịt của các nhóm hộ. - Xây dựng liên kết giữa tổ hợp tác - lò mổ - cửa hàng bán lẻ Hà Nội. - Thiết kế và đưa vào thử nghiệm hệ thống nhận diện sản phẩm tại các cửa hàng bán lẻ (logo, nhãn mác và poster). - Xây dựng kênh phân phối sản phẩm thịt bò có nguồn gốc từ nhóm II đến lò mổ Sơn La và đến các cửa hàng bán lẻ Hà Nội. - Theo dõi, đánh giá kết quả thí nghiệm về hiệu quả tiêu thụ bò giữa 2 nhóm. Tổ hợp tác chăn nuôi bò thịt Lò mổ Sơn La Cửa hàng Greenlife Cửa hàng Biggreen Cửa hàng Hà An Cửa hàng TP Hà Đông 60 Chỉ tiêu đánh giá: + Liên kết của người chăn nuôi trong tổ hợp tác với nhau. + Liên kết giữa tổ hợp tác với người mua sản phẩm. + Tỷ lệ bán, tần suất, giá bán. + Hiệu quả chăn nuôi (thu nhập và phân phối thu nhập giữa các tác nhân tham gia trong các kênh phân phối khác nhau). Tính toán hiệu quả kinh tế - Giá trị sản xuất (GO) của hộ: là phần giá trị sản xuất tạo ra trong năm của hộ từ bò đã bán, bò đang nuôi hiện tại: GO= QiPi Trong đó: Q: số lượng bò thịt P: Giá đơn vị của sản phẩm bò thịt i: Loại bò thịt - Tổng chi phí sản xuất trung gian (IC) gồm: giống đầu tư trong năm, thú y, thức ăn, thuê lao động, vay lãi và các chi phí sản xuất vật chất khác. - Giá trị gia tăng (VA): là toàn bộ phần giá trị sản xuất được tăng lên trong quá trình sản xuất của 1 năm về chăn nuôi bò thịt VA=GO - IC Trong đó: VA: giá trị gia tăng GO: giá trị sản xuất IC: chi phí trung gian 61 Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. HIỆN TRẠNG CHĂN NUÔI VÀ THỊ TRƯỜNG BÒ THỊT TÂY BẮC 3.1.1. Hiện trạng chăn nuôi bò thịt vùng Tây Bắc 3.1.1.1. Một số thông tin chung các hộ được điều tra Tình hình chung của 187 hộ chăn nuôi bò thịt của hai tỉnh Điện Biên và Sơn La được mô tả qua bảng 3.1: Bảng 3.1. Một số thông tin các hộ được điều tra Chỉ tiêu ĐVT Điện Biên Sơn La Số hộ điều tra hộ 105 82 Tuổi chủ hộ tuổi 42,05 46,57 Số nhân khẩu/hộ người 5,09 5,75 Số lượng vật nuôi chính Số trâu con 1,13 0,85 Số bò con 3,51 5,44 Số lợn con 4,83 6,15 Số gia cầm con 35,87 39,46 Diện tích một số loại cây trồng chính Diện tích lúa m2 6.675,6 6.120,4 Diện tích ngô m2 5.174,5 16.227,8 Diện tích sắn m2 479,1 5.172,3 Đặc điểm độ tuổi và nhân khẩu của hộ Kết quả điều tra cho thấy, các chủ hộ có tuổi trung bình từ 42,05 đến trên 46,57 tuổi. Do trình độ dân trí thấp nên đã ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăm sóc, nuôi dưỡng và bán sản phẩm. Số nhân khẩu bình quân của hộ là tương đối cao 5,09 người/hộ ở Điện Biên và 5,75 người/hộ ở Sơn La. Số lượng vật nuôi chính Các loại vật nuôi chính trong nông hộ là trâu, bò, lợn và gia cầm, trong đó hai đối tượng chính là bò và lợn. Bình quân số bò/hộ là 3,51 - 5,44 con, số lợn là 62 4,83 - 6,15 con; số trâu là 0,85 - 1,13 con; số gia cầm là 35,87 - 39,46 con. Diện tích cây trồng chính Các cây trồng chính gồm lúa, ngô và sắn. Diện tích lúa trung bình/hộ là 6.120,4 - 6.675,6 m2. Ngô có diện tích trung bình/hộ là 5.174,5 - 16.227,8 m2. Sắn có diện tích trung bình/hộ là 479,1 - 5.172,3m2. 3.1.1.2. Hiện trạng chăn nuôi bò tại các nông hộ Quy mô chăn nuôi Quy mô trung bình phổ biến tại Điện Biên và Sơn La theo thứ tự là 3,51 con/hộ và 5,44 con/hộ, trong đó quy mô dưới 5 con/hộ chiếm tỷ lệ lần lượt là 84,76% và 59,75%. Quy mô 1 - 2; 3 - 5; 6 - 9 và từ 10 con trở lên/hộ ở Điện Biên chiếm tỷ lệ lần lượt là 42,86%; 41,90%; 10,48% và 4,76%. Các tỷ lệ này ở Sơn La lần lượt là 19,51%; 40,24%; 29,27% và 10,98%. Bảng 3.2. Quy mô chăn nuôi bò trong các hộ được điều tra Quy mô (con/hộ) Điện Biên (n = 105) Sơn La (n = 82) Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%) Từ 1 - 2 45 42,86 16 19,51 Từ 3 - 5 44 41,90 33 40,24 Từ 6 - 9 11 10,48 24 29,27 ≥ 10 5 4,76 9 10,98 Trung bình 3,51 5,44 Theo Đinh Xuân Tùng và cs. (2015) thì quy mô nuôi bò ở 5 tỉnh Đồng Nai, Bình Định, Đắk Lắk, Thanh Hóa và Bắc Giang (đại diện cho 5 vùng sinh thái) là 6,3 con/hộ, lớn hơn so với vùng Tây Bắc. Giống bò Trên 90% bò nuôi ở các nông hộ là giống địa phương (thường gọi là bò Vàng) có tầm vóc nhỏ, khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ phù hợp với phương thức chăn nuôi quảng canh. Hình thức phối giống tự nhiên (nhảy trực tiếp) và không có sự quản lý qua nhiều thế hệ nên thoái hóa giống và tỷ lệ đồng huyết 63 cao, do phương thức chăn thả ngoài bãi chăn nên không kiểm soát được. Bảng 3.3. Tỷ lệ giống bò trong các hộ chăn nuôi Chỉ tiêu ĐVT Điện Biên (n=105) Sơn La (n=82) < 5 con 6-9 con Từ 10 con < 5 con 6-9 con Từ 10 con Số hộ khảo sát Hộ 89 11 5 49 24 9 Tổng số bò Con 258 65 77 181 159 160 Bò Vàng Con 252 57 66 176 139 136 Tỷ lệ % 97,67 87,69 85,71 97,24 87,42 85,00 Bò lai Sind Con 1 3 5 2 9 11 Tỷ lệ % 0,39 4,62 6,49 1,10 29,27 14,00 Bò lai khác Con 5 5 6 3 11 13 Tỷ lệ % 1,90 7,69 7,79 1,70 6,90 8,10 Tỷ lệ trung bình bò địa phương % 93,75 90,20 Phương thức chăn nuôi Do đất lâm nghiệp đã được giao khoán nên bò không được thả rông như trước đây, những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ thường có 3 kiểu là: (i) Chăn dắt hàng ngày lúc mùa vụ, (ii) Bán chăn thả lúc mùa vụ, có thời gian chăn dắt, có thời gian thả rông (iii) Thả rông có kiểm soát sau khi thu hoạch. Hình thức chăn thả có kiểm soát sẽ thuận lợi cho việc lai tạo giống, kiểm soát dịch bệnh và chăm sóc nhưng cần phải có thức ăn dự trữ để cung cấp cho bò. Bảng 3.4. Phương thức chăn thả bò trong các hộ Hình thức chăn thả Điện Biên (n=105) Sơn La (n=82) Chăn dắt (%) 65,71 68,87 Bán chăn thả (%) 20,00 25,47 Thả rông (%) 14,29 5,16 64 Hình thức chăn thả bò tại các nông hộ chủ yếu là chăn dắt hàng ngày (Điện Biên: 65,71%; Sơn La: 68,87%) và thả rông chiếm tỷ lệ nhỏ (Điện Biên: 14,29%; Sơn La: 5,16%). Một số hộ chăn nuôi thả bò tự do trong rừng và chỉ kiểm tra hàng tuần, đây là hình thức chăn nuôi gây nhiều khó khăn cho tiêm phòng, kiểm soát dịch bệnh và phối giống. Thực trạng và nguồn thức ăn cho bò Thức ăn cho bò chủ yếu là nguồn thức ăn tự nhiên nên không ổn định, trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau là giai đoạn thiếu thức ăn xanh. Theo đánh giá tương đối của người chăn nuôi thì nguồn thức ăn tự nhiên qua các tháng có thể chia thành 2 giai đoạn trong năm như hình 3.1. Hình 3.1. Sự sẵn có của thức ăn thô xanh tự nhiên trong năm (%) - Giải đoạn từ tháng 4 đến giữa tháng 11: là giai đoạn thuận lợi cho chăn nuôi bò thịt trong năm, trong đó từ tháng 5 đến tháng 10 nguồn thức ăn thô xanh tự nhiên không chỉ đủ mà còn dư thừa nhu cầu của đàn bò. - Giai đoạn từ giữa tháng 11 đến tháng 3 năm sau: là giai đoạn thức ăn xanh thiếu, chỉ đáp ứng được từ 12 đến 40% nhu cầu của đàn bò. Trong thời gian này người chăn nuôi phải sử dụng đến các phụ phẩm nông nghiệp để nuôi bò. Nguồn phụ phẩm nông nghiệp như rơm, thân lá cây ngô, ngọn lá sắn... có trữ lượng lớn nhưng chưa được sử dung nhiều cho chăn nuôi bò thịt. 65 Bảng 3.5. Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp trong các hộ Loại phụ phẩm Khối lượng VCK (kg/hộ) Điện Biên Sơn La Rơm lúa 2.725 2.504 Thân, lá ngô 2.317 7.269 Lõi ngô 324 1.024 Ngọn, lá sắn 66 727 Tổng số 5.431 11.524 Trữ lượng phụ phẩm nông nghiệp ở vùng này là tương đối lớn, đặc biệt là ở Sơn La lớn hơn gấp 2 lần ở Điện Biên, đây là tiềm năng mà các hộ chăn nuôi có thể khai thác để khắc phục sự thiếu hụt của nguồn thức ăn tự nhiên và mở rộng quy mô chăn nuôi bò thịt. Thu nhập từ chăn nuôi bò thịt Bình quân thu nhập từ chăn nuôi bò thịt/người/năm tăng theo quy mô chăn nuôi, cụ thể đối với thu nhập này cao nhất ở hộ chăn nuôi có quy mô từ 10 con trở lên 3892,45 nghìn đồng/người/năm cao gấp 2,7 lần đối với quy mô 6 - 9 con (1416,71 nghìn đồng/người/năm), khoảng 8,5 lần đối với các quy mô 3 - 5 con và 9,6 lần đối với quy mô 1 - 2 con. Bảng 3.6. Thu nhập trung bình từ chăn nuôi bò trong 5 năm Chỉ tiêu ĐVT Quy mô 1-2 con 3-5 con 6-9 con > 10 con Số hộ (n) Hộ 16 33 24 9 Số bò bán trong 5 năm con 0,65 0,90 2,15 5,80 Giá bán/bò 1.000 đ 15.000 15.000 15.000 15.000 Doanh thu bán bò 1.000 đ 9.750 13.500 32.250 87.000 Tổng chi phí 1.000 đ 708 790 657 587 Thu nhập 1.000 đ 9.041 12.709 31.592 86.412 Số thành viên/hộ người 4,47 5,52 4,46 4,44 Thu nhập/hộ/năm 1.000 đ 2.022 2.302 7.083 19.462 Thu nhập/người/năm 1.000 đ 404 460 1.416 3.892 66 Kết quả điều tra thu được cho thấy quy mô chăn nuôi bò thịt càng lớn thì hiệu quả thu được càng cao. Tuy nhiên, hiện nay số hộ chăn nuôi qui mô lớn còn hạn chế nên cần phải liên kết các hộ với nhau thành các tổ hợp tác để họ cùng nhau chăn nuôi, cùng nhau thực hiện kế hoạch chung thì mới cải thiện được hiệu quả kinh tế. 3.1.2. Hiện trạng thị trường bò thịt vùng Tây Bắc 3.1.2.1. Thực trạng chung của thị trường tiêu thụ bò thịt vùng Tây Bắc Thị trường nội tỉnh đóng vai trò quan trọng và chiếm trên 85% trong tiêu thụ sản phẩm bò thịt của vùng Tây Bắc, 15% còn lại được tiêu thụ ở thị trường ngoại tỉnh. Tham gia vào thị trường tiêu thụ bò thịt Tây Bắc bao gồm nhiều nhóm tác nhân và được tổ chức theo sơ đồ (Hình 3.2). Hình 3.2. Sơ đồ chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc Hệ thống lò mổ trong tỉnh có ảnh hưởng lớn đến sự vận hành của thị trường, là khách hàng tiêu thụ 65% khối lượng bò thịt của thu gom huyện và 85% của thu gom tỉnh. Có mối liên hệ chặt chẽ trong chuỗi giá trị bò thịt của Sơn La và Điện Biên, ngoài việc thu mua bò có nguồn gốc từ trong tỉnh, các tác nhân thu gom Sơn La còn thu mua bò do người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên bán ra. Hộ chăn nuôi Thu gom huyện Thu gom xã Thu gom tỉnh Lò mổ trong vùng Lò mổ ngoài vùng Người bán lẻ Người bán lẻ Người tiêu dùng 75% 100% 25% 35% 65% 15% 85% 67 Thực trạng chung của chuỗi giá trị bò thịt Tây Bắc là: - Thị trường cuối cùng của sản phẩm bao gồm: tại chỗ (cấp xã và huyện), huyện khác, thành phố Sơn La và Điện Biên, ngoại tỉnh. - Với các thị trường xa như Hà nội, sản phẩm được vận chuyển ở dạng bò sống bởi các tác nhân thu gom huyện, tỉnh hoặc lò mổ Hà Nội. - Lượng bò tiêu thụ ra ngoại tỉnh mới chiếm khoảng 15% tổng lượng tiêu thụ. - Có 5 - 10% lượng bò được bán làm giống ở địa phương (những con còn khả năng sinh sản). 3.1.2.2. Sự vận hành của các tác nhân trong chuỗi giá trị bò thịt vùng Tây Bắc Tác nhân sản xuất Hoạt động chăn nuôi bò của vùng Tây Bắc chưa mang tính hàng hóa cao, chỉ có khoảng 62% số hộ có bán bò trong thời gian 5 năm (2007 - 2011), còn lại 38% số hộ không bán. Hoạt động bán bò cũng không diễn ra thường xuyên trong năm, bò được bán chủ yếu vào các tháng cuối năm (mùa lạnh) do nhu cầu tiêu dùng thịt bò giai đoạn này tăng cao. Bảng 3.7. Số lượng bò bán và tần suất bán bò của các hộ Chỉ tiêu ĐVT Điện Biên (n=105) Sơn La (n=82) Tỷ lệ hộ có bán bò từ 2007 - 2011 % 62,86 62,20 Tổng số bò bán từ năm 2007 - 2011 con 70 114 Trung bình số bò bán/năm con 0,21 0,35 Thời gian bán 1 con bò năm 4,67 2,85 Thời điểm bán bò tập trung chủ yếu trong các tháng 10, 11, 12 và tháng 1. Có 2 lý do chính để người dân bán bò trong giai đoạn này là: (i) Đây là các tháng mùa đông, nguồn thức ăn cho bò khan hiếm; (ii) Nhu cầu thị trường tăng cao nên giá bán bò cao hơn so với các thời điểm khác trong năm. Việc xác định khối lượng bò bán vẫn dựa trên cơ sở đánh giá cảm quan (bằng mắt) nên người nông dân thường bị thiệt. Hồ Cao Việt (2012), nghiên cứu chuỗi giá trị vùng Duyên hải Nam Trung Bộ cho biết việc xác định khối lượng 68 thiếu chính xác làm nông dân thiệt hại 5 - 10 kg thịt/con. Tác nhân thu gom Hoạt động thu gom diễn ra mạnh nhất vào các tháng 10 đến 12 âm lịch với số lượng bò thu gom tăng hơn 20 - 30% so với các thời điểm khác trong năm. Số lượng bò thu mua trong tháng của một thu gom cùng cấp ở Sơn La lớn hơn ở Điện Biên. Tác nhân thu gom Sơn La cũng có nhiều hoạt động thu gom bò tại nhiều huyện Điện Biên giáp với Sơn La. Bảng 3.8. Số lượng bò thu mua hàng tháng của tác nhân thu gom Chỉ tiêu Điện Biên Sơn La Số người (n) Số lượng bò thu mua (con/người) Số người (n) Số lượng bò thu mua (con/người) Thu gom cấp xã 15 16 15 32 Thu gom cấp huyện 5 57 5 74 Thu gom cấp tỉnh 2 117 3 139 Hoạt động của các tác nhân thu gom như sau: Thu gom cấp xã: Hoạt động như mạng lưới "chân rết" trong thu mua bò từ các hộ chăn nuôi và bán lại cho các thu gom lớn (cấp huyện, tỉnh) hoặc lò mổ trên địa bàn huyện và tỉnh. Sau khi mua bò từ người chăn nuôi, các thu gom cấp xã thường tiến hành nuôi lưu bò tại nhà trong thời gian từ 1 - 2 tuần để có đủ số lượng cho 1 chuyến xe từ 10 - 15 con. Thu gom cấp huyện: Hoạt động khá chuyên nghiệp, họ có nhiều vốn và sử dụng phương tiện vận chuyển là ô tô. Do không thể tự đi thu mua bò tại các hộ chăn nuôi nên các thu gom cấp huyện phải liên kết với các tác nhân thu gom cấp xã. Sau khi thu gom đủ số lượng, các thu gom huyện sẽ vận chuyển bò từ các xã đến các nơi tiêu thụ khác nhau (lò mổ, thu gom cấp tỉnh). Hình thức liên kết này giúp giảm chi phí thu mua và chi phí vận chuyển trung gian, giảm rủi ro trong quá trình nuôi lưu. Thu gom cấp tỉnh: Hoạt động rất chuyên nghiệp, có nguồn cung cấp bò đầu 69 vào và mạng lưới tiêu thụ ổn định. Họ xây dựng được mối liên kết chặt chẽ với các thu gom cấp huyện để chủ động nguồn cung bò đầu vào thị trường tiêu thụ chính là các lò mổ tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng... Trong điều kiện quy mô nuôi nhỏ như hiện nay thì các hộ nông dân chưa thể xây dựng liên kết tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các thu gom cấp tỉnh. Để bán được bò trực tiếp cho các thu gom lớn hoặc lò mổ, các hộ chăn nuôi cần liên kết với nhau để thống nhất bán bò ở cùng một thời điểm nhất định, đáp ứng đúng yêu cầu về số lượng bò cho 1 chuyến xe. Việc bán bò theo hình thức này sẽ giúp nâng cao giá bán bò và hiệu quả cho người chăn nuôi. Tác nhân lò mổ Có 3 nhóm lò mổ tham gia trong chuỗi giá trị bò thịt Sơn La và Điện Biên là quy mô nhỏ, quy mô trung bình và quy mô lớn. - Quy mô nhỏ: tập trung tại một số xã và thị trấn huyện, số lượng bò giết mổ hàng tháng dưới 60 con/cơ sở giết mổ. Cơ sở vật chất không có nhà xưởng, kho bãi và khu giết mổ riêng, thiếu hệ thống trang thiết bị bảo quản và vận chuyển thịt bò đảm bảo tiêu chuẩn từ nơi giết mổ đến thị trường tiêu thụ. Vì vậy, sản phẩm thịt bò từ các lò mổ này không thể bán cho các kênh phân phối theo hướng chất lượng cao (siêu thị, cửa hàng an toàn thực phẩm). - Quy mô trung bình và quy mô lớn: tập trung tại các huyện, thành phố Sơn La, Điện Biên và Hà Nội. Số lượng bò giết mổ của quy mô trung bình là 60 - 90 con/tháng và của quy mô lớn là 90 - 300 con/tháng. Cơ sở vật chất có hệ thống trang thiết bị phục vụ giết mổ, sơ chế, bảo quản, vận chuyển đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Bảng 3.9. Yêu cầu của các lò mổ ở Hà Nội đối với bò thịt vùng Tây Bắc Yêu cầu ĐVT Quy mô giết mổ (con/ngày) 20 Khối lượng thịt xẻ Kg 90 -160 150 -180 90 -180 150-180 Độ tuổi Năm 2-3 2-3 Tất cả 2-5 Ngoại hình To, khỏe mạnh, ngoại hình đẹp, ưu tiên mua bò đực 70 Một trong những nguyên nhân dẫn đến số lượng thịt bò Sơn La và Điện Biên cung cấp cho thị trường Hà Nội chiếm tỷ lệ nhỏ là do nguồn cung cấp bò không ổn định và chất lượng bò thịt chưa đáp ứng đúng yêu cầu của các lò mổ Hà Nội. Nhìn chung bò thịt Tây Bắc chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường Hà Nội và thị trường cao cấp. Vì vậy, để xây dựng mối liên kết tiêu thụ bò thịt vùng Tây Bắc đến thị trường Hà Nội thì cần ổn định nguồn sản phẩm cung cấp cho thị trường và thực hiện các giải pháp kỹ thuật nâng cao tầm vóc, tă
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_mot_so_giai_phap_ky_thuat_va_thi_truong_n.pdf