Luận án Nghiên cứu một số thông số đặc trưng đánh giá chất lượng khai thác mặt đường BTXM đường ô tô bằng phương pháp không phá hủy ở Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu một số thông số đặc trưng đánh giá chất lượng khai thác mặt đường BTXM đường ô tô bằng phương pháp không phá hủy ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu một số thông số đặc trưng đánh giá chất lượng khai thác mặt đường BTXM đường ô tô bằng phương pháp không phá hủy ở Việt Nam
bị đo với các môđun hiện có, lập phần mềm thu thập và xử lý số liệu phù hợp với tiêu chuẩn [36]. - Đo và vẽ được biểu đồ thu thập được từ cảm biến đo dao động, xử lý kết quả đo tính toán được vận tốc truyền sóng trong bê tông. Phân tích phổ tần số, áp dụng công thức vật lý tính toán chiều dày tấm bê tông mô hình. - Hoàn thiện hệ thiết bị cùng phần mềm xử lý phù hợp để có thể ứng dụng kiểm tra khảo sát tấm bê tông mặt đường đang khai thác. Các bước thực hiện để đạt được mục tiêu: - Nghiên cứu khảo sát các dạng hư hỏng, khuyết tật thực tế gặp phải: bê tông bị xốp, bị rỗng, bị nứt, bị hỏng phía dưới từ đó chế tạo mô hình mô tả dạng hư hỏng đó trong phòng thí nghiệm. - Đúc mẫu mô hình thử nghiệm, tạo ra khuyết tật trong mô hình. - Xác định khuyết tật đã biết trước trên mô hình mẫu thử. Nâng cao kỹ năng xử lý và đánh giá khuyết tật. - Lựa chọn thiết bị đo phù hợp: tốc độ lấy mẫu, độ nhạy của cảm biến - Thông qua thử nghiệm xác định cách thức tác động tải trọng, vị trí tác động, lực tác động phù hợp đảm bảo độ chính xác (khuyết tật đã biết trước). - Thử nghiệm đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm trên 46 mẫu thử. - Từng bước hoàn thiện thiết bị theo hướng tiện dụng cho người sử dụng (mang tính thương mại, người khác có thể sử dụng được không phụ thuộc vào nghiên cứu sinh). - So sánh với thiết bị chuyên dùng của hãng có uy tín để hoàn thiện thiết bị và xây dựng phương pháp đo phù hợp 3.1.2. Nguyên lý hoạt động. - Mô tả mô hình thử Hình 3.1. Mô phỏng nguyên lý hoạt động của thiết bị Mô tả: Xung lực tác động đột ngột ở một điểm trên bề mặt vật thể, như va chạm, nguồn kích thích sẽ lan truyền trong vật thể 3 loại sóng ứng suất khác nhau: sóng dọc (sóng P), sóng ngang (sóng S) và sóng R. (Rayleight). Phản xạ ở mặt tiếp xúc: Khi sóng biến dạng trong vật liệu tới mặt phân cách với vật liệu 2, một phần sóng tới phản xạ lại. Biên độ phản xạ là của góc tới và cực trị khi góc là 90 0 (phương pháp tuyến). Hệ số phản xạ cho phương pháp tuyến, Rpx, được cho như sau [51]. 2 1 2 1 px Z Z R Z Z (3.1) Z1: trở kháng âm của vật liệu 1 Z2: trở kháng âm của vật liệu 2 Trở kháng âm có quan hệ với tốc độ sóng và mật độ khối lượng của vật liệu. Các giá trị gần đúng của trở kháng âm Z cho một số vật liệu [51]. 47 Bảng 3.1. Bảng giá trị trở kháng âm với các loại vật liệu theo [52] Vật liệu Trở kháng âm kg/(m 4 s) Không khí 0.4 Nước 0.5 x10 6 Đất 0.3 đến 4 x 10 6 Bê tông 7 đến 10 x 10 6 Thép 47x 10 6 Vì vậy, khi sóng ứng suất truyền qua bê tông có mặt đối diện tiếp xúc với không khí, đa phần sẽ phản xạ lại ở mặt phân cách. Đây là cơ sở rất quan trọng dẫn đến thành công của phương pháp định vị khuyết tật trong vật thể. - Nguyên lý đo và xử lý số liệu Để xử lý số liệu, sử dụng việc phân tích tần số trên cơ sở phân tích khoảng thời gian trên biểu đồ ghi dạng sóng Hình 3.2. Nguyên lý phân tích tần số Nguyên lý của việc phân tích tần số được minh hoạ trên hình 3.2. Sóng P được sinh ra từ va chạm và phản xạ nhiều lần giữa bề mặt thử và mặt phân cách. Do vậy khi biết chiều dày tấm, đo phân tích tần số sẽ xác định được vận tốc truyền. Ngược lại khi biết vận tốc truyền sóng, đo phân tích tần số sẽ xác định được chiều dày tấm. 48 - Phương pháp xác định khuyết tật lớn trong tấm bê tông. (b) Hình 3.3. Mô tả sự va chạm của viên bi với bề mặt tấm để xác định khuyết tật lớn trong tấm bê tông Hình 3.3a viên bi va chạm với bề mặt của tấm bê tông sinh ra sóng ứng suất truyền trong tấm bê tông đồng nhất không có khuyết tật. Khi sóng ứng suất đi tới đáy của tấm, dưới đáy của tấm là vật liệu có trở kháng âm khác với bê tông, sóng ứng suất bị dội ngược lại và lại truyền tới mặt phía trên. Khi tới mặt phía trên, cảm biến sẽ nhận được có biên độ xung khá lớn. Vì phía trên là không khí có trở kháng âm nhỏ hơn bê tông nên sóng ứng suất lại bị dội lại phía đáy và chu trình cứ lặp lại tới khi năng lượng của sóng ứng suất bị suy giảm hết. Sử dụng phần mềm vẽ biểu đồ , ta quan sát được dạng sóng. Với chất lượng bê tông tốt, đồng nhất sẽ nhận được dạng sóng thưa và đều (do sóng phải đi hết quãng đường là chiều dày tấm bê tông). Hình 3.3 b mô tả hình ảnh tấm bê tông bị phân tầng, khuyết tật là vùng bê tông bị xốp hoặc rỗng. Tương tự như ở dạng a nhưng ở trường hợp này sóng ứng suất không truyền xuống đáy tấm mà chỉ truyền tới vùng bị khuyết tật và phản hồi ngay về bề mặt phía trên của bê tông. Vì quãng đường đi của sóng ứng suất ngắn hơn dẫn tới hình dạng của biểu đồ thu được mau hơn (tần số cao hơn). Dựa vào tần số dao động của sóng ứng suất có thể đánh giá được vị trí khuyết tật (khuyết tật cách bề mặt tấm bê tông bao nhiêu). Đối với một tấm bê tông có diện tích lớn tại hiện trường ta cần phải khoanh vùng kiểm tra, ưu tiên kiểm tra những vùng bất lợi nhất về chịu lực. Khi thấy biểu đồ 49 sóng bất thường cần xem xét kỹ và có thể kết hợp với phương pháp kiểm tra khác.Có thể tiến hành khoan mẫu tại vị trí phát hiện khuyết tật để đánh giá thêm.Việc này rất có ý nghĩa vì nếu chỉ dùng phương pháp khoan lấy mẫu người kiểm tra sẽ khó đánh giá đúng được chất lượng tại hiện trường. - Phương pháp xác định khuyết tật nhỏ trong tấm bê tông (a) (b) Hình 3.4. Mô tả sự va chạm của viên bi với bề mặt tấm để xác định khuyết tật nhỏ trong tấm bê tông Viên bi va chạm với bề mặt của tấm bê tông sinh ra sóng ứng suất truyền trong tấm bê tông đồng nhất không có khuyết tật. Có được dạng biểu đồ sóng ứng suất và biểu đồ mật độ phổ như hình 3.4 a. Hình 3.4 b mô tả hình ảnh tấm bê tông bị phân tầng, khuyết tật là vùng bê tông bị xốp hoặc rỗng nhưng kích thước nhỏ. Ở trường hợp này sóng ứng suất truyền gặp khuyết tật cản trở sẽ phản xạ lại bề mặt phía trên, một phần vẫn truyền xuống đáy nhưng quãng đường đi dài hơn ở trường hợp a. Vì vậy trên biểu đồ thu được vừa có dạng sóng của phản xạ đáy vừa có dạng sóng của phản xạ khuyết tật. Chính vì vậy 50 biểu đồ không còn đều như trường hợp a. Khi xử lý phân tích phổ FFT ở trường hợp a có 1 phổ tần số tập trung fT còn trường hợp b xuất hiện 2 phổ tần tập trung fT‟ có tần số thấp hơn fT (do quãng đường của trường hợp a dài hơn), phổ tần tập trung fd có tần số cao hơn fT Dựa vào biểu đồ tần số dao động và biểu đồ dạng sóng sẽ phán đoán và đánh giá mức độ của khuyết tật. - Phương pháp xác định vùng rỗng phía dưới tấm bê tông Hình 3.5 a Hình 3.5 b Hình 3.5. Mô tả sự va chạm của viên bi với bề mặt tấm để xác định vùng rỗng trong tấm bê tông Dựa vào tính chất vật lý của các loại vật liệu có trở kháng âm khác nhau dẫn tới 51 khả năng phản xạ của sóng ứng suất là khác nhau. Sóng ứng suất truyền qua bê tông đến mặt đáy, nếu mặt đáy là đất hoặc tấm ngăn cách, dạng sóng phản xạ như hình 3.5 a. Nếu mặt đáy của bê tông là không khí dạng sóng phản xạ và tần số như hình 3.5 b. Công tác đánh giá này đòi hỏi kinh nghiệm đọc biểu đồ và kỹ năng rất khó. Các lỗ hổng ở phía dưới tấm có thể do rất nhiều nguyên nhân. Nếu tấm bị hổng ở dưới, trường hợp này sẽ thay đổi sơ đồ làm việc của tấm và đây là một trong những điều bất lợi nhất khi khai thác có tải trọng lớn chạy qua. Chính vì thế việc phát hiện sớm được các khuyết tật này sẽ có được phương án xử lý kịp thời như: Nâng tấm xử lý, khoan bơm bổ xung lấp đầy lỗ hỏng... Đặc biệt trong đường cất hạ cánh của các sân bay việc phát hiện này có ý nghĩa rất lớn mà các phương pháp nghiệm thu đánh giá thông thường không phát hiện được. 3.1.3. Thiết kế hệ thiết bị thí nghiệm Sơ đồ nguyên lý của thiết bị đo Hình 3.6. Sơ đồ khối thiết bị đo TOTC-01 - Đầu đo gia tốc sử dụng 2 đầu đo (linh kiện IC chính- hãng Wilconxon Rearch) - Bộ nguồn và chuyển tín hiệu dao động (Vibration transmitter) của hãng Instrument - Bộ chuyển đổi tín hiệu ADC Ni 6215 của hãng Nationnal Instruments. - Phần mềm thu thập số liệu viết trên nền LabView SignalEpress - Phần mềm xử lý số liệu viết trên nền Matlab 8.0. - Tốc độ lấy mẫu ADC1.25 MHz Lựa chọn phương án thiết kế tích hợp các môđun của các hãng sản xuất uy tín trên thế giới để tận dụng được ưu điểm, giảm giá thành và không vi phạm bản quyền công nghiệp. Đầu đo gia tốc Nguồn nuôi Đầu đo gia tốc Card ADC . . . . Đầu đo gia tốc Đầu đo gia tốc 52 3.1.4. Đo đạc thử nghiệm trên mô hình trong phòng thí nghiệm Hình 3.7. Ảnh mẫu và cảm biến đo Thử nghiệm với các loại cảm biến khác nhau, thay đổi cách tác động lên mẫu, vị trí tác động. So sánh kết quả đo ở vị trí bị khuyết tật và vị trí không bị khuyết tật theo lý thuyết và thực tế đo đạc. Nguyên tắc: Khi viên bi va chạm 1 xung lực vào bề mặt của tấm bê tông, sóng ứng suất truyền đi trong tấm tới khi gặp phải mặt đáy của tấm. Do từ mặt đáy chuyển sang môi trường có trở kháng âm khác, một phần bị phản xạ lại và di chuyển tới mặt phía trên của tấm bê tông và cảm biến đo dao động sẽ nhận biết được 1 dao động. Khi sóng ứng suất tới mặt phía trên (mặt phía trên của tấm là không khí) sóng ứng suất lại bị phản xạ lại tiếp theo 1 chu kỳ mới. Lặp đi lặp lại như thế tới khi năng lượng bị tổn hao. Chính vì thế chỉ cần 1 va chạm của viên bi tới tấm có thể tạo ra hàng nghìn chu kỳ trong thời gian ngắn. Nhờ có cảm biến đo dao động với độ nhạy rất cao có thể thu nhận được dao động của sóng ứng suất. Mối quan hệ vật lý: + Quãng đường đi của sóng (bằng 2 lần chiều dày tấm) kết thúc 1 chu kỳ sóng. + Tần số dao động là số lần dao động trong 1s +Vận tốc bằng quãng đường chia cho thời gian. 2. v h f (3.2) trong đó h: chiều dày tấm v: vận tốc truyền sóng f: tần số dao động chính 53 Tại một vị trí đã biết được chiều dày (đo bằng thước thép), tần số dao động (thông qua phân tích FFT) sẽ tính được vận tốc truyền sóng. Với giả thiết bê tông đồng nhất có vận tốc truyền không đổi đo tiếp các vị trí, xử lý kết quả thấy tần số thay đổi khi đó kết hợp với biểu đồ dao động phán đoán các xảy ra các trường hợp sau: + Tần số chủ tăng, xuất hiện đi kèm là phổ tần số nhỏ hơn thì gặp phải khuyết tật nhỏ (xem hình mô tả). Một phần sóng ứng suất vẫn truyền xuống được tấm đáy và phản xạ lên tuy nhiên quãng đường đi dài hơn dẫn tới có thêm phổ tần số thấp hơn (a) (b) Hình 3.8. Mô phỏng dạng sóng vùng không (a) và vùng có (b) khuyết tật + Tần số chủ tăng không kèm theo tần số khác. Khi đó gặp chiều dày đột ngột thay đổi hoặc tấm bị phân tầng với diện tích lỗ rỗng lớn (lớp ngăn cách làm cho sóng đi qua truyền xuống lớp tiếp theo sẽ không có sóng phản xạ hồi về cảm biến). Kết quả và mô hình đo với khu vực không có khuyết tật. 54 Phổ tần số chính thu được bằng: 7025 Hz. Với chiều dày đo được bằng thước thép h=0,305m. Vận tốc truyền sóng nén tính toán được theo công thức ta có v = h x 2f = 4285 m/s. Hình 3.9. Mô phỏng truyền sóng không có khuyết tật Hình 3.10. Ảnh thể hiện kết quả đo đạc vùng không khuyết tật Đo tại một số điểm khác trên tấm (vùng không có khuyết tật) kết quả lần lượt thu được: tại M1D2: tần số đo được f=7026 Hz, giả thiết bê tông đồng nhất tính toán được chiều dày h = 0,3049 m 55 tại điểm M1D3: tần số đo được f= 7026 Hz giả thiết bê tông đồng nhất tính toán được chiều dày h = 0,3049 m tại điểm M1D4: tần số đo được f= 7035 Hz giả thiết bê tông đồng nhất tính toán được chiều dày h = 0.3045 m. 56 Kết quả và mô hình đo với khu vực có khuyết tật. Hình 3.11. Mô phỏng truyền sóng có khuyết tật 57 Hình 3.12. Ảnh thể hiện kết quả đo đạc vùng có khuyết tật Tại điểm M2D1: tần số thu được có phổ tần f= 12,670 Hz (dạng đồ thị và dạng phổ tần số thu được khác hẳn so với điểm M1D1 không có khuyết tật. Vùng khuyết tật thu được phổ tần số cao hơn vì quãng đường đi của sóng ứng suất ngắn hơn dẫn đến thời gian trong 1 chu kỳ ngắn hơn và dẫn đến tần số cao hơn. Vì tấm bê tông đổ cùng mẻ trộn (tạo ra khuyết tật bằng cách chèn thêm 1 tấm gỗ vào) do đó giả thiết tấm bê tông đồng nhất (có vận tốc sóng nén bằng nhau). Khi đó tính toán khoảng cách h=0,17m. Trong thực tế đo bằng thước thép khoảng cách h=0,19 m Tại điểm M2D2: f =12,670 Hz tương ứng h =0,17 m. Hình 3.13. Ảnh thể hiện kết quả đo đạc trên mẫu M2D3 58 Tại điểm M2D3: tần số f= 12,700 Hz tương ứng với h = 0,17 m Hình 3.14. Ảnh thể hiện kết quả đo đạc trên mẫu M2D3 Nhận xét: Qua việc thử nghiệm trên mô hình, việc xác định khuyết tật là hoàn toàn thực hiện được. Ứng dụng xác định khuyết tật là vết nứt thẳng đứng trong tấm Thí nghiệm gõ viên bi và đầu cảm biến cùng một bên so với vết nứt thẳng đứng. Thu được biểu đồ kết quả: 59 Hình 3.15. Mô tả đo đạc cùng phía với vết nứt Thí nghiệm với cách gõ viên bi sao cho vết nứt nằm giữa vị trí gõ và cảm biến đo 60 Hình 3.16. Mô tả đo đạc tác động qua vết nứt Nhận xét: Khi có vết nứ hết chiều dày tấm không còn thấy tần số f=11,460 Hz xuất hiện. Ứng dụng xác định vận tốc truyền sóng trong mẫu khoan và tương quan về cường độ 61 Hình 3.17. Mô tả thí nghiệm xác định tương quan vận tốc truyền và cường độ BTXM Chiều dày mẫu khoan M6 có h= 22 cm, tần số đo được f =9354 Hz, vận tốc truyền tính toán bằng: 4115 m/s. Cường độ chịu nén của bê tông thông qua thí nghiệm nén mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 3118-93 quy về mẫu chuẩn 15x15x15 cm: 33MPa. Hình 3.18. Kết quả thí nghiệm trên mẫu khoan M2 Chiều dày mẫu khoan M2 có h= 22.5 cm, tần số đo được f =9491 Hz, vận tốc 62 truyền tính toán bằng: 4270 m/s. Cường độ chịu nén của bê tông thông qua thí nghiệm nén mẫu theo tiêu chuẩn TCVN 3118-93 quy về mẫu chuẩn 15x15x15 cm: 35,5 MPa. 3.1.5. So sánh đối chứng với thiết bị thương mại - Thiết bị kiểm tra đối chứng: + Máy NDE-360 hãng Olson Instruments- Mỹ Hình 3.19. Thiết bị đo đạc chuyên dùng NDE-360 IMPact Echo + Đáp ứng tiêu chuẩn ASTM C1383-2004 + Khả năng xác định độ dày bê tông sâu đến 1m + Độ chính xác đo độ dày: ±2% (khi đã được hiệu chuẩn trên một độ dày đã biết) + Bộ nhớ trong 512 kB + Pin sạc cho phép hoạt động khoảng 6 giờ + Tín hiệu đầu vào: lên tới 4 kênh với bộ chuyển đổi tín hiệu ADC 16 bít + Tần số Nyquist : 250 kHz / 1 kênh + Hệ số khuếch đại x1, x10, x100, x1000 + Độ dài bản ghi dữ liệu trên một kênh có thể chọn: 128, 256, 512, 1024, 2048 điểm + Tốc độ đo 2µs/điểm + Phần mềm thu thập và xử lý dữ liệu, có khả năng biểu thị dưới dạng biểu đồ 2D trong miền thời gian và miền tần số + Bộ nhớ lưu dữ liệu: 256 MB 63 So sánh một số tính năng và ưu nhược điểm của thiết bị Hình 3.20a. Thiết bị NDE-360 IMPact Echo Hình 3.20b. Thiết bị TOTC-01: Bảng 3.2. So sánh một số tính năng và ưu nhược điểm của thiết bị STT Nội dung so sánh Thiết bị NDE- 360 IMPact Echo Thiết bị TOTC-01 Thiết bị TOTC-01.1: Bản nâng cấp 1 Độ chính xác đo chiều dày ±2% ±2% ±2% 2 Độ phân giải tín hiệu chuyển đổi ADC 16 (16bít) ADC Ni PCI-Mio- 16E-1 (12 bít) ADC Ni-USB 6215 (16bít) 3 Lưu trữ dữ liệu Card 256 MB Máy tính dung lượng 500 GB Máy tính dung lượng 500 GB 4 Tiện dụng Máy chuyên dùng xách tay không cần máy tính đi kèm Máy tính để bàn do sử dụng card cắm khe PCI- Không tiện dụng, chỉ phù hợp trong PTN Máy tính xách tay kết nối qua cổng USB- Khá tiện dụng có thể đo ngoài hiện trường tuy nhiên kém hơn máy chuyên dùng 64 5 Tính linh hoạt trong nghiên cứu đo đạc Phần mềm chuyên dùng không can thiệp (đo chiều dày, khuyết tật) Phần mềm linh hoạt có thể thay đổi (đo chiều dày, khuyết tật, vận tốc truyền sóng) Phần mềm linh hoạt có thể thay đổi (đo chiều dày, khuyết tật, vận tốc truyền sóng) 6 Thiết bị tạo va chạm Tự động Chế độ bằng tay (dùng tay gõ viên bi xuống mặt BTXM) Có 2 chế độ: tự động hoặc nút bấm công tác điện điều khiển cuộn hút 7 Tốc độ lấy dữ liệu Chưa có thông tin 1,2 triệu dữ liệu/s 1,25 triệu dữ liệu/s Sau khi được tiếp cận với thiết bị chuyên dùng của hãng Olson Instruments- Mỹ cho thấy thiết bị này được tích hợp dưới dạng hộp đen, chỉ có tính năng xác định chiều dày tấm BTXM, dạng khuyết tật người đo phải cần kinh nghiệm đọc biều đồ đo để phán đoán, cần thêm tính năng mới cho phù hợp với đối tượng đo đều phải mua thêm phần mềm. Tuy nhiên thiết bị này có tính cơ động cao, dễ sử dụng. Qua việc so sánh này cho thấy cần phải tiếp tục hoàn thiện bộ thiết bị TOTC-01 theo hướng tiện dụng khi mang ra hiện trường, linh hoạt trong việc xử lý số liệu, báo cáo kết quả đo. 3.1.6. Đo đạc kiểm tra mặt đường BTXM đường Hồ Chí Minh Bảng 3.3. Kết quả đo đạc tổng hợp các tấm BTXM đường Hồ Chí Minh STT Vị trí kiểm tra Nhận xét khuyết tật Hình ảnh thể hiện khuyết tật tại phụ lục 2 1 Tấm BTXM tại lý trình Km934+500 lần 1 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền <20% 2.27 2 Tấm BTXM tại lý trình Km934+500 lần 2 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền <20% 2.28 3 Tấm BTXM tại lý trình Km934+500 lần 3 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền <20% 2.29 4 Tấm BTXM tại lý trình Km934+100 lần 1 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 42% 2.30 65 STT Vị trí kiểm tra Nhận xét khuyết tật Hình ảnh thể hiện khuyết tật tại phụ lục 2 5 Tấm BTXM tại lý trình Km934+100 lần 2 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 42% 2.31 6 Tấm BTXM tại lý trình Km934+100 lần 3 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 42% 2.32 7 Tấm BTXM tại lý trình Km933+900 lần 1 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 35%; phát hiện khuyết tật cách mặt 10,5cm 2.33 8 Tấm BTXM tại lý trình Km933+900 lần 2 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 35%; phát hiện khuyết tật cách mặt 10,5cm 2.34 9 Tấm BTXM tại lý trình Km933+900 lần 3 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 42%; phát hiện khuyết tật cách mặt 10,5cm 2.35 10 Tấm BTXM tại lý trình Km933-+900 lần 1 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 18% 2.36 11 Tấm BTXM tại lý trình Km933+900 lần 2 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 18% 2.37 12 Tấm BTXM tại lý trình Km933+900 lần 3 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 18% 2.38 13 Tấm BTXM tại lý trình Km933+100 lần 1 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 30% 2.39 14 Tấm BTXM tại lý trình Km933+100 lần 2 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 30% 2.40 15 Tấm BTXM tại lý trình Km933+100 lần 3 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 30% 2.41 16 Tấm BTXM tại lý trình Km932+900 lần 1 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 30%; 2.42 66 STT Vị trí kiểm tra Nhận xét khuyết tật Hình ảnh thể hiện khuyết tật tại phụ lục 2 khuyết tật cách bề mặt 10,3cm 17 Tấm BTXM tại lý trình Km932+900 lần 2 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 30%; khuyết tật cách bề mặt 10,3cm 2.43 18 Tấm BTXM tại lý trình Km932+900 lần 3 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 30%; khuyết tật cách bề mặt 10,3cm 2.44 19 Tấm BTXM tại lý trình Km932+500 lần 1 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 15% 2.45 20 Tấm BTXM tại lý trình Km932+500 lần 2 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 15 2.46 21 Tấm BTXM tại lý trình Km932+500 lần 3 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 15% 2.47 22 Tấm BTXM tại lý trình Km932+100 lần 1 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 32%; khuyết tật cách bề mặt 4cm 2.48 23 Tấm BTXM tại lý trình Km932+100 lần 2 Bê tông bị xốp ở một số vị trí, suy giảm vận tốc truyền đến 32%; khuyết tật cách bề mặt 4cm 2.49 24 Tấm BTXM tại lý trình Km932+100 lầ
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_mot_so_thong_so_dac_trung_danh_gia_chat_l.pdf
- 6. bai tom tat- Tieng Anh.pdf
- 5. bia tom tat - Tieng Viet.pdf
- 4. tom tat luan an- Tieng Anh.pdf
- 3. tom tat luan an - Tieng Viet.pdf
- 1. thong tin luan an.docx