Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 182 trang nguyenduy 05/05/2025 70
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng

Luận án Nghiên cứu phân loại và đánh giá đa dạng di truyền quần thể sâm (Panax sp.) phân bố tự nhiên tại Lâm Đồng
n đƣợc chọn để khảo sát, thu đƣợc các trình tự để khảo sát quan 
hệ phát sinh chủng loại có đặc điểm đƣợc nêu trong bảng 3.14. 
Riêng trình tự KX768325 với taxon chuẩn nội Panax vietnamensis chính là trình 
tự tự giải từ nguồn mẫu có đƣợc do không tìm thấy trình tự ITS1-5,8S-ITS2 đầy đủ và 
chuẩn về nguồn mẫu cho taxon này từ Genbank. 
Số nucleotide trong các trình tự phối hợp các vùng 18S rRNA, ITS1-5,8S 
rRNA-ITS2 và một phần gene matK dao động từ 3.222 đến 3.235. Sâm Lang Bian 
cùng với P. vietnamensis và P. vietnamensis var. fuscidiscus có chung số nucleotide 
lớn nhất là 3.235 nucleotide, đây là một trong các cơ sở cho thấy chúng gần nhau về 
mặt di truyền so với các taxon Panax khác đƣợc khảo sát. 
Khoảng cách di truyền của các taxon khảo sát dựa trên việc phối hợp các trình 
tự đƣợc thể hiện trong bảng 3.15. 
 94 
Bảng 3.14. Đặc điểm thành phần và số lƣợng nucleotide của các trình tự phối hợp ở các taxon khảo sát 
TAXON T (%) C (%) A (%) G (%) Tổng số nucleotide 
Panax sp. (KX768316-KX768322-KX768328) 26,5 23,2 25,5 24,8 3235 
P. vietnamensis var. fuscidiscus (KX768320-KX768326- KX768332) 26,6 23,1 25,6 24,7 3235 
P. stipuleanatus (KX768317- KX768323- KX768329) 26,7 23,2 25,6 24,5 3233 
P. bipinnatifidus (KX768318- KX768324- KX768330) 26,7 23,2 25,6 24,5 3233 
P. vietnamensis (KX768319- KX768325- KX768331) 26,6 23,2 25,5 24,8 3235 
Polyscias fruticosa (KX768321- KX768327- KX768333) 26,4 23,3 25,6 24,7 3237 
P. vietnamensis (*-AB033635.1- KX768325-AB044906) 26,6 23,2 25,5 24,8 3235 
P. quinquefolius (*-D85172.1-HQ112440.1-HQ113077.1) 26,6 23,1 25,5 24,7 3234 
P. japonicus (*-D84100.1-HQ112432.1-HQ113071.1) 26,8 22,9 25,6 24,6 3232 
P. stipuleanatus (*-AB088025.1-U41695-HQ113079.1) 26,7 23,2 25,6 24,5 3233 
P. pseudoginseng (*-AB088026.1-HQ112438.1-HQ113076.1) 26,6 23,0 25,9 24,5 3231 
P. japonicus var. bipinnatifidus (*-AB044901.1-U41678.1-HQ113050.1) 26,7 23,2 25,5 24,6 3222 
 95 
Bảng 3.15. Khoảng cách di truyền giữa các taxon Panax đƣợc khảo sát dựa trên sự phối hợp ba trình tự DNA bảo thủ 18S 
rRNA, ITS1-5,8S rRNA-ITS2 và một phần gene matK 
TAXON (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 
Panax sp. 
(KX768316-KX768322-KX768328) 
(1) 
P. vietnamensis var. fuscidiscus 
(KX768320-KX768326- KX768332) 
(2) 0,0028 
P. stipuleanatus 
 (KX768317- KX768323- KX768329) 
(3) 0,0132 0,0135 
P. bipinnatifidus 
 (KX768318- KX768324- KX768330) 
(4) 0,0132 0,0135 0,0000 
P. vietnamensis 
 (KX768319- KX768325- KX768331) 
(5) 0,0016 0,0019 0,0135 0,0135 
Polyscias fruticosa 
 (KX768321- KX768327- KX768333) 
(6) 0,0212 0,0221 0,0224 0,0224 0,0215 
P. vietnamensis 
(*-AB033635.1- KX768325-AB044906) 
(7) 0,0016 0,0019 0,0135 0,0135 0,0000 0,0215 
P. quinquefolius 
(*-D85172.1-HQ112440.1-HQ113077.1) 
(8) 0,0037 0,0047 0,0126 0,0126 0,0041 0,0211 0,0041 
P. japonicus 
(*-D84100.1-HQ112432.1-HQ113071.1) 
(9) 0,0059 0,0069 0,0141 0,0141 0,0062 0,0218 0,0062 0,0028 
P. stipuleanatus 
(*-AB088025.1-U41695-HQ113079.1) 
(10) 0,0132 0,0135 0,0000 0,0000 0,0135 0,0224 0,0135 0,0126 0,0141 
P. pseudoginseng 
(*-AB088026.1-HQ112438.1-
HQ113076.1) 
(11) 0,0161 0,0157 0,0113 0,0113 0,0164 0,0244 0,0164 0,0148 0,0161 0,0113 
P. japonicus var. bipinnatifidus 
(*-AB044901.1-U41678.1-HQ113050.1) 
(12) 0,0047 0,0056 0,0138 0,0138 0,0050 0,0208 0,0050 0,0034 0,0050 0,0138 0,0167 
 96 
Từ khoảng cách di truyền trong bảng trên, có thể nhận thấy rằng: 
- Trình tự P. vietnamensis (*-AB033635.1-KX768325-AB044906) và P. 
stipuleanatus (*-AB088025.1-U41695-HQ113079.1) làm chuẩn nội là tƣơng đồng với 
các taxon tƣơng ứng. 
- Các taxon khảo sát đều có thể phân biệt nhau ngoại trừ trƣờng hợp duy nhất là 
P. bipinnatifidus đƣợc thu thập trong nghiên cứu này không thể phân biệt với P. 
stipuleanatus. 
- Khoảng cách di truyền giữa các taxon khảo sát khi phối hợp ba trình tự là thấp 
hơn nhiều so với việc sử dụng các trình tự vùng ITS1-5,8S rRNA-ITS2 và trình tự một 
phần gene matK nhƣng cao hơn khi sử dụng trình tự vùng gene 18S rDNA. 
- Sâm Lang Bian có khoảng cách di truyền so với P. vietnamensis là 0,16% và 
so với P.vietnamensis var. fuscidiscus là 0,28%, trong khi khoảng cách di truyền giữa 
P. vietnamensis so với P.vietnamensis var. fuscidiscus là 0,19% cho thấy dù sâm Lang 
Bian khá gần với P. vietnamensis nhƣng khác biệt với P.vietnamensis var. fuscidiscus. 
Đây là một trong các cơ sở để xếp sâm Lang Bian thành một thứ của P. vietnamensis. 
Tiến hành phân tích về mối quan hệ phát sinh chủng loại dựa trên các trình tự 
có đƣợc sau khi loại bỏ bớt các chuẩn nội tƣơng đồng, kết quả thu đƣợc là các cây 
quan hệ phát sinh chủng loại nhƣ trong các hình 3.18 và 3.19. 
Hình 3.18. Cây quan hệ phát sinh chủng loại dựa trên sự phối hợp vùng gene 18S 
rRNA, vùng ITS1-5,8S rRNA-ITS2 và một phần gene matK giữa các taxon thuộc 
chi Panax theo phƣơng pháp Maximum likelihood 
 97 
Hình 3.19. Cây quan hệ phát sinh chủng loại dựa trên sự phối hợp vùng gene 18S 
rRNA, vùng ITS1-5,8S rRNA-ITS2 và một phần gene matK giữa các taxon thuộc 
chi Panax theo phƣơng pháp Neiborgh joining 
Có thể nhận thấy các nhóm chính trong các cây là: 
- Nhóm 1: gồm sâm Lang Bian, P. vietnamensis và P. vietnamensis var. 
fuscidiscus. Giá trị bootstrap tại nút phân nhánh đối tƣợng nghiên cứu với các taxon 
còn lại trong nhóm đều đạt ở mức cao: 99. 
- Nhóm 2: P. japonicus var. bipinnatifidus, P. quinquefolius và P. japonicus 
(Genbank). 
- Nhóm 3: gồm P. stipuleanatus, P. bipinnatifidus đƣợc thu thập trong nghiên 
cứu này và P. pseudoginseng, P. stipuleanatus (Genbank). 
Loài Polyscias fruticosa vẫn thể hiện rõ vai trò chuẩn ngoại của mình khi tách 
biệt hẳn khỏi các nhóm lớn gồm tất cả các taxon thuộc chi Panax. 
Trong tất cả các cây quan hệ phát sinh chủng loại thu nhận đƣợc, sâm Lang 
Bian đều lập nhóm gần nhất với P. vietnamensis và P. vietnamensis var. fuscidiscus, 
trong khi các taxon còn lại lập thành các nhóm khác có quan hệ phát sinh chủng loại 
xa hơn. Nhƣ vậy dựa vào trình tự phối hợp của ba vùng bảo thủ trong nhân và ngoài 
nhân (lạp thể) cho thấy việc xác định taxon đang nghiên cứu thành một thứ của P. 
vietnamensis là hợp lý. 
 98 
 Điểm chƣa hợp lý trong kết quả chính là sự giống hệt về trình tự giữa taxon P. 
bipinnatifidus đƣợc thu thập, giải trình tự trong nghiên cứu này với taxon P. 
stipuleanatus nhƣng lại khác xa với taxon P. japonicus var. bipinnatifidus (có tên 
đồng nghĩa là P. bipinnatifidus) mà lẽ ra thì nó phải có quan hệ gần. Vấn đề này đƣợc 
tìm hiểu và lý giải nhƣ sau: 
+ Loài P. bipinnatifidus ở Việt Nam đƣợc xác định chủ yếu dựa trên hình thái lá 
xẻ thùy, vốn có sự khác biệt rõ ràng so với taxon P. stipuleanatus với cùng khu phân 
bố tại Lào Cai và Lai Châu, Việt Nam. Tuy vậy, cũng có những thắc mắc về dạng lá 
trung gian (nửa xẻ, nửa không xẻ) và nghi ngờ về mặt vị trí phân loại đƣợc đặt ra. 
Nhƣng bởi sự lập nhóm riêng rẽ của taxon đƣợc cho là P. bipinnatifidus và P. 
stipuleanatus khi phân tích quan hệ phát sinh chủng loại dựa trên kỹ thuật RAPD-PCR 
với 13 mồi ngẫu nhiên nên việc ghi nhận loài P. bipinnatifidus lại càng đƣợc khẳng 
định (Nguyễn Văn Tập, 2007). 
+ Trong nhiều nghiên cứu trƣớc đây, một số taxon trong chi Panax bao gồm P. 
stipuleanatus và P. bipinnatifidus đƣợc ghi nhận là có cả đặc điểm lá chét xẻ và lá chét 
nguyên (Wen và Zimmer, 1996; Guo và cộng sự, 2010), việc sử dụng các dữ liệu phân 
tử nhƣ các vùng ITS hay DNA fingerprint không dựa trên giải trình tự nhƣ kỹ thuật 
AFLP cũng không thể phân biệt hai dạng lá chét này (Zhou và cộng sự, 2005). Chính 
sự đa dạng về hình thái lá trong một loài mà khuynh hƣớng phân loại dựa trên hình 
thái thân rễ và rễ củ trƣớc, tiếp đến mới là các đặc điểm khác đƣợc Hara (1970) đề 
nghị và đƣợc các nhà thực vật học Trung Quốc sử dụng hiện nay (Xiang và Lowry, 
2007), cách phân loại này chƣa đƣợc sử dụng với taxon đƣợc cho là P. bipinnatifidus ở 
Việt Nam. 
+ Sâm vũ diệp (P. bipinnatifidus) đƣợc Seeman mô tả lần đầu tiên vào năm 
1868. Theo tác giả, điểm khác biệt giữa P. bipinnatifidus so với các loài khác trong chi 
Panax là lá xẻ thùy. Tuy nhiên, Clark (1879), Burkill (1902) chuyển loài này sang chi 
Aralia, vì loài này một số đặc điểm tƣơng đồng với chi Aralia nhƣ: hoa xếp lợp. Sau 
gần một thế kỷ nghiên cứu và xem xét, các tác giả Hara (1970), Zhou và cộng sự 
(1975) chuyển loài này thuộc chi Panax, vì ngoài đặc điểm là hoa xếp lợp, còn có thân 
dạng củ. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng nhận biết chi Panax (Seeman 
1868). Tuy nhiên vị trí phân loại của loài này luôn thay đổi. Hara (1970), chuyển loài 
này thành một thứ của P. pesudoginseng (P. pesudoginseng var. bipinnatifidus). Zhou 
et al. (1975), chuyển loài này thành thứ của P. japonicus var. bipinnatifidus. Vì theo 
 99 
Zhou (1975), Xiang và Lowry (2007) thì đặc điểm thân củ của loài này giống nhƣ thân 
củ của loài P. japonicus, điểm khác biệt duy nhất là lá xẻ thùy (Hình 3.20 A, B). 
Hình 3.20. A. Mẫu tiêu bản Panax bipinnatifidus; B. Mẫu Lectotype của 
P. bipinnatifidus; C. Mẫu P. stipuleanatus ở Lai Châu, Việt Nam ; D. Mẫu 
P. bipinnatifidus ở Lai Châu, Việt Nam. 
+ Tam thất hoang (P. stipulenatus) đƣợc Tsai và Feng (1975) mô tả lần đầu tiên 
dựa vào mẫu thu đƣợc ở khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Theo các 
tác giả, điểm khác biệt so với P. japonicus var. japonicus, P. japonicus var. 
bipinnatifidus là có lá kèm ở cuống lá chét, thân củ giống đốt trúc nhƣng giữa các đốt 
kéo dài. 
 100 
+ Đặc điểm hình thái của mẫu đƣợc cho là P. bipinnatifidus thu đƣợc ở Lai 
Châu, Việt Nam cũng nhƣ các mẫu tiêu bản của loài này lƣu giữ ở Viện Dƣợc Liệu có 
nhiều đặc điểm giống với P. stipuleanatus nhƣ: có lá kèm ở cuống lá chét, thân củ 
giống đốt trúc nhƣng giữa các đốt kéo dài, vòi nhụy 2-3, hạt có kích thƣớc 5-6 mm. 
Tuy nhiên điểm khác biệt ở đây là lá xẻ thùy nhƣng không giống xẻ thùy ở thứ P. 
japonicus var. bipinnatifidus, mà xẻ thùy cạn. Nghiên cứu về các mẫu type khi công 
bố loài P. bipinnatifidus cũng nhƣ các tiêu bản tại một số bảo tàng trên thế giới cho 
thấy chính loài này cũng có hai dạng lá xẻ và lá nguyên nhƣng đặc điểm quan trọng 
trong nhận dạng loài là hình thái thân rễ: kéo dài và phồng lên từng đoạn. 
Do đó, qua kết quả nghiên cứu dựa trên đặc điểm hình thái và sinh học phân tử, 
taxon từng đƣợc cho là loài P. bipinatifidus ở Việt Nam mà Nguyễn Tập và cộng sự 
nghiên cứu và công bố trƣớc đây (Nguyễn Tập và cộng sự, 2005) thực chất thuộc về 
loài P. stipuleanatus. Trong khuôn khổ nghiên cứu này việc xác định vị trí phân loại 
của taxon này chƣa đƣợc tiến hành sâu để định danh khoa học mà chỉ xem loài P. 
stipuleanatus có hai dạng lá: lá chét xẻ thùy và lá chét không xẻ thùy. 
Khi đó, các cây quan hệ phát sinh chủng loại đƣợc xây dựng lại dựa trên các 
trình tự các taxon có đƣợc và không sử dụng chuẩn nội cho chúng đƣợc thể hiện trong 
các hình 3.21, 3.22 và 3.23. 
Hình 3.21. Cây quan hệ phát sinh chủng loại chính thức dựa trên sự phối hợp 
vùng gene 18S rRNA, vùng ITS1-5,8S rRNA-ITS2 và một phần gene matK giữa 
các taxon thuộc chi Panax theo phƣơng pháp Maximum likelihood 
 101 
Hình 3.22. Cây quan hệ phát sinh chủng loại chính thức dựa trên sự phối 
hợp vùng gene 18S rDNA, vùng ITS1-5,8S rDNA-ITS2 và một phần gene matK 
giữa các taxon thuộc chi Panax theo phƣơng pháp Neiborgh joining 
Hình 3.23. Cây quan hệ phát sinh chủng loại dựa trên sự phối hợp vùng gene 18S 
rRNA, vùng ITS1-5,8S rRNA-ITS2 và một phần gene matK giữa các taxon thuộc 
chi Panax theo phƣơng pháp Maximum parsimony 
Ghi chú: trong các hình cây quan hệ phát sinh chủng loại, số hiệu sau tên taxon là số 
hiệu truy cập của trình tự tƣơng ứng trên ngân hàng gene (NCBI, DDBJ). 
 102 
Dƣới góc độ phân tử, có thể nhận thấy: 
So với kết quả nghiên cứu của nhóm Komatsu và cộng sự (2003) (hình 1.2) thì 
các cây quan hệ phát sinh chủng loại xây dựng trên cơ sở dữ liệu kết hợp ba vùng bảo 
thủ 18S rRNA, vùng ITS1-5,8S rRNA-ITS2 và một phần gene matK dù có xây dựng 
theo phƣơng pháp lập nhóm nào cũng đều có nét tƣơng đồng sau: 
+ P. japonicus, P. quinquefolius lập nhóm với nhau (nhóm A) 
+ P. vietnamensis và P. vietnamensis var. fuscidiscus lập nhóm với nhau (nhóm B) 
+ P. pseudoginseng và P. stipuleanatus lập nhóm với nhau (nhóm C) 
+ Hai nhóm A, B lập thành một nhóm lớn hơn, nhóm C tách biệt khỏi nhóm lớn 
này. 
Các taxon đƣợc lấy trình tự từ ngân hàng gene để so sánh trong nghiên cứu này 
lập nhóm với nhau tạo nên cấu trúc cây quan hệ phát sinh chủng loại cũng có nét 
tƣơng đồng với nghiên cứu của Zuo và cộng sự (2011) dựa trên tập hợp trình tự các 
vùng ITS, nadI, matK, psbA-trnH, psbK-psbI, psbM-trnD và rbs16: P. pseudoginseng 
và P. stipuleanatus lập thành một nhóm tách khỏi nhóm gồm P. bipinnatifidus, P. 
japonicus và P. quinquefolius. 
Sau khi xác định lại vị trí phân loại taxon đƣợc cho là P. bipinnatifidus ở phía 
Bắc Việt Nam chính là một biến thể lá xẻ thùy của loài P. sipuleanatus, cây quan hệ 
phát sinh chủng loại đƣợc xây dựng lại dựa trên sự phối hợp cả ba vùng trình tự có 
hình thể rất giống với cây quan hệ phát sinh chủng loại dựa trên trình tự ITS1-5,8S-
ITS2. Theo đó, việc sử dụng trình tự này cũng có thể phân biệt đƣợc tất cả các taxon 
Panax đƣợc khảo sát. 
3.1.3. Vị trí phân loại của sâm Lang Bian dựa trên quan hệ phát sinh 
chủng loại với các taxon Panax khác ở mức độ phân tử và đặc điểm hình thái 
Những đặc điểm về hình thái nêu trên cho thấy có sự phù hợp giữa phân loại 
dựa trên hình thái và dựa vào dữ liệu sinh học phân tử: 
- Về mặt hình thái, sâm Lang Bian có những đặc điểm hình thái: thân rễ có dạng 
đốt, rễ củ phồng lốn có dạng chop hay gần nhƣ dạng nón, các đặc điểm về bao phấn, 
chỉ nhị, hình dạng quả. Điều này cho thấy sâm Lang Bian mang đặc điểm gần với các 
mô tả cho hai taxon Panax vietnamensis Ha et Grushv. (Ha và Grushvitzky, 1985) 
và Panax vietnamensis var. fuscidiscus Komatsu, Shu & Cai khi công bố (Shu và cộng 
 103 
sự, 2003a). Tuy nhiên, giữa ba taxon này cũng có những khác biệt nhất định về: hình 
thái đĩa bầu, độ dài cuống hoa, dạng răng cƣa ở mép lá chét, cấu trúc gốc lá chét. 
- Kết quả phân tích về quan hệ phát sinh chủng loại giữa sâm Lang Bian và các 
taxon cùng chi khác cho thấy sâm Lang Bian có quan hệ rất gần với hai taxon đƣợc 
công bố là Panax vietnamensis Ha et Grushv. và Panax vietnamensis var. fuscidiscus 
Komatsu, Shu & Cai, luôn lập nhóm với hai taxon này xét trên bất kỳ vùng bảo thủ 
nào trong số trình tự một phần gene matK, vùng ITS1-5,8S rRNA-ITS2 hay vùng gene 
18S rRNA cho dù việc lập nhóm của các taxon khác đƣợc nghiên cứu có thể thay đổi 
tùy vào trình tự DNA bảo thủ đƣợc sử dụng để khảo sát. Tuy vậy, giữa chúng có 
những khác biệt di truyền nhất định. Dựa trên trình tự phối hợp cả ba vùng gene 18S 
rRNA, ITS1-5,8S rRNA-ITS2 và một phần gene matK, sâm Lang Bian có khoảng 
cách di truyền so với P. vietnamensis là 0,16% và so với P.vietnamensis var. 
fuscidiscus là 0,28%, trong khi khoảng cách di truyền giữa P. vietnamensis so với 
P.vietnamensis var. fuscidiscus là 0,19%. 
Theo đó, vai trò của các vùng DNA bảo thủ trong nhân và lục lạp trong việc 
phân loại và xác định quan hệ phát sinh chủng loại của sâm Lang Bian đã đƣợc thể 
hiện rõ: chỉ ra các taxon có quan hệ gần và đồng thời cũng chỉ ra khoảng cách di 
truyền giữa taxon này với các taxon khác cùng chi nhằm khẳng định đây là một taxon 
riêng biệt. Vai trò này thể hiện rõ nhất đối với vùng ITS1-5,8S rRNA-ITS2 trong số ba 
vùng trình tự bảo thủ khảo sát khi mà sử dụng trình tự đơn của vùng bảo thủ này cũng 
có thể xây dựng đƣợc cây quan hệ phát sinh chủng loại có hình thể tƣơng tự với cây 
tƣơng ứng sử dụng sự kết hợp cả ba vùng. 
Nhƣ vậy, dựa trên kết quả nghiên cứu về phân loại và quan hệ phát sinh chủng 
loại ở mức độ phân tử đƣợc kết hợp thêm các dữ liệu về hình thái, cho phép khẳng 
định sâm Lang Bian là một thứ mới của loài Panax vietnamensis Ha et Grushv. var. 
vietnamensis với tên khoa học là P. vietnamensis var. langbianensis N.V. Duy, V.T 
Tran & L.N. Trieu với tên Việt đề xuất là Sâm Lang Bian (Duy và cộng sự, 2016). 
Đối với sâm Lang Bian, holotype với số hiệu tiêu bản là VTN520 tại Viện Khoa 
học Tây Nguyên đƣợc thu thập tại vùng núi Lang Bian thuộc xã Lát, huyện Lạc 
Dƣơng, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam ở độ cao 1879m so với mặt nƣớc biển, tọa độ 
12
002‟06.54‟‟N, 108026‟02.78‟‟E do Nông Văn Duy và Trần Văn Tiến thu thập. 
Isotype của taxon này hiện lƣu giữ tại Trƣờng Đại học Đà Lạt. (Duy và cộng sự, 
2016). 
 104 
3.2. Đánh giá đa dạng di truyền ở quần thể sâm Lang Bian 
3.2.1. Kết quả thu thập, chuẩn bị mẫu và chọn lọc mồi phục vụ cho đánh 
giá đa dạng di truyền quần thể 
Mẫu thu từ hai quần thể đƣợc phát hiện thông qua quá trình điều tra cách nhau 
25-30 km theo đƣờng chim bay nằm tại hai huyện Đam Rông và Lạc Dƣơng, tỉnh Lâm 
Đồng. Tên các quần thể đƣợc lấy theo ký tự viết tắt của địa danh nơi phân bố: quần thể 
ở Lạc Dƣơng ký hiệu là LD, quần thể ở Đam Rông ký hiệu là DR. 
Với các tiêu chí thu thập mẫu để đánh giá nhƣng giảm thiểu tối đa các thƣơng 
tổn cho các cá thể trong các quần thể, việc xác định độ tuổi dựa vào số vết sẹo thân khí 
sinh để lại trên thân rễ ở các cá thể độ lớn chỉ đào bới để đếm đến 20. Theo đó, các 
mẫu có đƣợc để đánh giá đa dạng di truyền quần thể cho hai quần thể nghiên cứu đƣợc 
thống kê trong bảng 3.16 và 3.17. 
Đối với quần thể LD: đã tiến hành 6 đợt nghiên cứu tại khu phân bố của quần 
thể tại Lạc Dƣơng, cụ thể là vào tháng 12/2012: điều tra và thu mẫu; 4/2013: điều tra, 
tháng 7/2013: điều tra, tháng 12/2013: điều tra và thu mẫu, 4/2014: điều tra và tháng 
06/2014: điều tra và thu mẫu. Qua các đợt thu mẫu, tổng số mẫu thu đƣợc ở quần thể 
LD là 64 (bảng 3.16). 
Đối với quần thể DR: đã tiến hành 2 đợt điều tra kết hợp với thu mẫu tại khu 
phân bố của quần thể tại Đam Rông vào giữa và cuối tháng 11/2014. Tổng số mẫu thu 
đƣợc ở quần thể DR là 51 (bảng 3.17). 
Số thứ thự của các mẫu cũng chính là ký hiệu mẫu sử dụng trong các ảnh điện 
di và ma trận về sự xuất hiện hay thiếu vắng của các band. 
Tách chiết DNA từ lá theo quy trình CTAB cải tiến thu đƣợc mẫu DNA cho 
từng cá thể với nồng độ DNA ở các mẫu tách chiết đạt trong khoảng 146 – 265 ng/µl, 
độ tinh sạch dựa trên tỷ lệ OD260/OD260 trong khoảng từ 1,64 – 2,12. 
Sau khi thử nghiệm, 20 trong số 45 mồi ISSR cho kết quả đáp ứng hai tiêu chí 
tạo đƣợc band và các band mang tính đa hình trên 5 mẫu lấy ngẫu nhiên thuộc taxon 
nghiên cứu. 20 mồi này đƣợc tiến hành khuếch đại các mẫu DNA tách chiết từ các 
mẫu thu thập. Các mồi này có trình tự và đặc tính khuếch đại các mẫu thể hiện trong 
bảng 3.18. 
 105 
Bảng 3.16. Ký hiệu, độ tuổi và phân nhóm tuổi các cá thể thuộc quần thể LD 
TT Ký hiệu mẫu Tuổi Phân nhóm TT Ký hiệu mẫu Tuổi Phân nhóm 
1 L1o 11 Nhóm tuổi lớn 33 L33y 4 Nhóm tuổi nhỏ 
2 L2o 14 Nhóm tuổi lớn 34 L34o 13 Nhóm tuổi lớn 
3 L3o 9 Nhóm tuổi lớn 35 L35o 17 Nhóm tuổi lớn 
4 L4y 4 Nhóm tuổi nhỏ 36 L36o 16 Nhóm tuổi lớn 
5 L5o 9 Nhóm tuổi lớn 37 L37o 19 Nhóm tuổi lớn 
6 L6y 5 Nhóm tuổi nhỏ 38 L38o 9 Nhóm tuổi lớn 
7 L7y 5 Nhóm tuổi nhỏ 39 L39o 10 Nhóm tuổi lớn 
8 L8o 12 Nhóm tuổi lớn 40 L40o 15 Nhóm tuổi lớn 
9 L9y 3 Nhóm tuổi nhỏ 41 L41o 9 Nhóm tuổi lớn 
10 L10o 14 Nhóm tuổi lớn 42 L42o >20 Nhóm tuổi lớn 
11 L11o >20 Nhóm tuổi lớn 43 L43o >20 Nhóm tuổi lớn 
12 L12y 2 Nhóm tuổi nhỏ 44 L44o 15 Nhóm tuổi lớn 
13 L13y 2 Nhóm tuổi nhỏ 46 L46y 5 Nhóm tuổi nhỏ 
14 L14y 6 Nhóm tuổi nhỏ 47 L47y 1 Nhóm tuổi nhỏ 
15 L15y 1 Nhóm tuổi nhỏ 48 L48y 2 Nhóm tuổi nhỏ 
16 L16y 2 Nhóm tuổi nhỏ 49 L49y 2 Nhóm tuổi nhỏ 
17 L17y 4 Nhóm tuổi nhỏ 50 L50y 3 Nhóm tuổi nhỏ 
18 L18y 4 Nhóm tuổi nhỏ 51 L51y 4 Nhóm tuổi nhỏ 
19 L19y 6 Nhóm tuổi nhỏ 52 L52y 5 Nhóm tuổi nhỏ 
20 L20y 1 Nhóm tuổi nhỏ 53 L53y 3 Nhóm tuổi nhỏ 
21 L21y 2 Nhóm tuổi nhỏ 54 L45o 9 Nhóm tuổi lớn 
22 L22o 17 Nhóm tuổi lớn 54 L54y 5 Nhóm tuổi nhỏ 
23 L23o 10 Nhóm tuổi lớn 55 L55o 11 Nhó

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phan_loai_va_danh_gia_da_dang_di_truyen_q.pdf
  • pdfInformation and new conclusion of the dissertation.pdf
  • docthong tin ket luan moi cua luan an.doc
  • pdfthong tin ket luan moi cua luan an.pdf
  • pdfTOM TAT LATS - Tieng Anh.pdf
  • pdfTOM TAT LATS-Tieng Viet.pdf