Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 1

Trang 1

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 2

Trang 2

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 3

Trang 3

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 4

Trang 4

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 5

Trang 5

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 6

Trang 6

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 7

Trang 7

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 8

Trang 8

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 9

Trang 9

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 328 trang nguyenduy 10/05/2024 1570
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam

Luận án Nghiên cứu phát triển nguồn lực thông tin của hệ thống thư viện công cộng Việt Nam
ù hợp, tính dễ khai thác 
của NLTT mà công tác phát triển NLTT đã đem lại. Tiêu chí này hướng về cách 
tiếp cận lấy NDT làm trung tâm và dựa trên cơ sở kết quả phản hồi từ NDT để 
đánh giá hiệu quả phát triển NLTT. 
 2.8.1. Mức độ phù hợp của nguồn lực thông tin với người dùng tin 
 Đánh giá mức độ phù hợp của nguồn lực thông tin với NDT chính là đánh 
giá tính giá trị, tính khoa học, tính chính xác của NLTT để đảm bảo phù hợp với 
nhu cầu của NDT, phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội của điạ phương. Theo số 
 132
liệu điều tra, 65% NDT cho rằng nội dung, loại hình của tài liệu là phù hợp với nhu 
cầu tin của họ và 35% cho rằng chưa phù hợp. Nếu xét theo NDT của thư viện tỉnh 
và thư viện huyện thì chỉ có 37,5% NDT ở thư viện cấp tỉnh đánh giá NLTT phù 
hợp và 35,3% NDT ở thư viện cấp huyện đánh giá NLTT phù hợp. Chính vì vậy, về 
tổng thể, mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin / tài liệu của Hệ thống TVCC Việt Nam 
chưa được NDT đánh giá cao (rất tốt: 0,7%; tốt 45,5% và chưa tốt 48%). 
 Về mức độ phù hợp giữa thói quen sử dụng của NDT với các loại hình tài 
liệu của Hệ thống TVCC Việt Nam, đa số NDT của Hệ thống TVCC Việt Nam cho 
rằng NLTT hiện nay chưa thật phù hợp vì vốn thông tin / tài liệu điện tử còn quá ít 
(đặc biệt đối với NDT của các thư viện tỉnh); còn đối với NDT của thư viện huyện 
thì thông tin / tài liệu truyền thống vẫn chưa đủ, chưa phù hợp với nhu cầu của họ. 
Số liệu điều tra cho thấy, có tới 59,1% NDT ở thư viện cấp tỉnh đề nghị bổ sung tài 
liệu điện tử; 56,9% NDT ở thư viện cấp huyện cho là cần tăng cường mua tài liệu 
dạng in ấn truyền thống. 
 2.8.2. Mức độ cập nhật của nguồn lực thông tin 
 Đánh giá NLTT của thư viện thông qua tiêu chí cập nhật rất quan trọng. 
Mức độ cập nhật NLTT được thể hiện ở việc thông tin / tri thức trong các tài liệu có 
mới không? có phải là công trình khoa học, thông tin / tài liệu mới được công bố, 
mới được xuất bản không?... Mức độ cập nhật của NLTT là tiêu chí quan trọng để 
đánh giá chất lượng của NLTT. Khi được hỏi về mức độ cập nhật của NLTT của Hệ 
thống TVCC Việt Nam với các mức độ rất cập nhật, cập nhật và chưa cập nhật, kết 
quả nghiên cứu đã cho thấy: 
 - NDT thư viện cấp tỉnh đánh giá về mức độ rất cập nhật nội dung thông tin / 
tài liệu không cao. Cụ thể: Văn học nghệ thuật 53,4%; Chính trị- xã hội 53,4%; 
Khoa học tự nhiên 42,6%; Kinh tế 35,8%; Khoa học kỹ thuật 26,1%; Y học 24,4%; 
Tài liệu địa chí 19,9%còn lại đều ở mức cập nhật và chưa cập nhật. 
 - NDT thư viện cấp huyện đánh giá mức độ rất cập nhật về nội dung thông 
tin / tài liệu cũng với tỷ lệ tương tự như NDT thư viện cấp tỉnh: Văn học nghệ thuật 
 133
59,5%; Chính trị- xã hội 47,7%; Khoa học tự nhiên 43,4%; Kinh tế 17%; Khoa học 
kỹ thuật 26,1%; Y học 21,3%; Tài liệu địa chí 12,4%còn lại là đánh giá ở mức 
cập nhật và chưa cập nhật. 
 Nói chung, các lĩnh vực tri thức của NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam mà 
NDT ở thư viện các cấp quan tâm chỉ được đánh giá cập nhật ở mức trung bình. 
 2.8.3. Tính dễ khai thác, tiếp cận nguồn lực thông tin 
 Kết quả nghiên cứu đã cho thấy chỉ có 56,8% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 
59,9% NDT ở thư viện cấp huyện cho rằng dịch vụ đọc tại chỗ của thư viện là đáp 
ứng tốt khả năng khai thác thông tin. Có 31,2% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 23,2% 
NDT ở thư viện cấp huyện đánh giá dịch vụ hướng dẫn tư vấn đạt mức tốtCó 
33,6% NDT ở thư viện cấp huyện khẳng định cần phát triển dịch vụ mượn liên thư 
viện; 40,3% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 33,6% NDT ở thư viện cấp huyện cho biết 
cần biên soạn thêm các thư mục chuyên đề; 37,5% NDT ở thư viện cấp tỉnh và 
32,2% NDT ở thư viện cấp huyện chỉ rõ cần tăng cường dịch vụ luân chuyển tài liệu 
và xã hội hóa phát triển NLTT. Thông qua việc đánh giá của NDT về mức độ tiếp 
cận NLTT thông qua các loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin đã cho ta thấy 
hầu hết các sản phẩm và dịch vụ của Hệ thống TVCC Việt Nam còn hạn chế, chưa 
đáp ứng tốt nhu cầu khai thác thông tin của NDT. Do đó,, Hệ thống TVCC Việt 
Nam cần đề ra chính sách tạo dựng các sản phẩm và tổ chức các dịch vụ thông tin 
để NDT dễ dàng tiếp cận, khai thác tốt NLTT của hệ thống. 
 Từ những nhận xét, đánh giá trên, có thể nhận thấy, NLTT của Hệ thống 
TVCC Việt Nam mới chỉ đáp ứng tương đối nhu cầu của NDT. Để đáp ứng nhu cầu 
đa dạng, phong phú và ngày càng cao của NDT, Hệ thống TVCC Việt Nam còn 
phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa trong triển NLTT. 
 2.9. Nhận xét công tác phát triển nguồn lực thông tin 
 2.9.1. Ưu điểm 
 Hệ thống TVCC Việt Nam đã và đang xây dựng được NLTT phong phú, đa 
dạng, bao quát các lĩnh vực tri thức, về cơ bản, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ 
 134
của hệ thống và đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa của địa phương, phản ánh những 
thành tựu trí tuệ, tri thức, kinh nghiệm, hiểu biết của con người về các lĩnh vực khác 
nhau đã tích lũy được trong tiến trình lịch sử, được ghi lại trên các loại hình tài liệu, 
là bộ phận chính yếu, quan trọng nhất của di sản văn hóa thành văn của dân tộc. 
 Việc ứng dụng CNTT trong phát triển NLTT đã thu đươc những kết quả nhất 
định, qua đó, các công đoạn như tra trùng tài liệu, tạo đơn đặt, in các loại sổ đăng 
ký tổng quát, cá biệt... đều được thực hiện tự động đã nâng cao chất lượng công tác 
phát triển NLTT và tiết kiệm được nhiều thời gian, nhân lực, kinh phí. 
 Hệ thống TVCC Việt Nam cũng đã chủ động tìm kiếm, lựa chọn bổ sung kịp 
thời tài liệu mới xuất bản, sưu tầm được nhiều tài liệu địa chí quý hiếm, luận văn, 
luận án, báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học... có nội dung liên quan đến địa 
phương hoặc do người địa phương là tác giả, góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí, học 
tập, nghiên cứu của người dân, lưu giữ, bảo tồn di sản văn hoá thành văn của dân 
tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước. Bên cạnh đó, 
NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam được tổ chức khoa học, tạo hệ thống các 
điểm tra cứu, truy cập linh hoạt để NDT có thể dễ dàng khai thác cũng như khả 
năng trao đổi nhiều chiều giữa các hệ thống thông tin tương thích với nhau. Đặc 
biệt, việc phổ biến, chia sẻ, cung cấp thông tin, dữ liệu, tài liệu của Hệ thống TVCC 
Việt Nam không chỉ hạn chế trong khuôn khổ mạng máy tính, các hoạt động phục 
vụ, dịch vụ tại thư viện mà còn thông qua cả các hoạt động ngoài thư viện như 
mượn liên thư viện, luân chuyển tài liệu giữa các TVCC... để phục vụ cộng đồng, 
nhất là tại các vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế kém phát triển theo phương châm 
"sách đi tìm người" và theo nguyên tắc không vụ lợi, không hạn chế đối tượng cũng 
như nội dung tài liệu / thông tin phục vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã 
hội. Các hoạt động này được đặt trong cả quá trình phát triển của Hệ thống TVCC 
Việt Nam và chính nó tạo ra khả năng điều chỉnh nội dung NLTT, đáp ứng phần lớn 
nhu cầu thông tin của cộng đồng, làm tăng thêm tính giá trị, tính kinh tế của NLTT 
của Hệ thống TVCC Việt Nam, giúp hệ thống có được NLTT phong phú đa dạng, 
phù hợp trong điều kiện kinh phí luôn hạn hẹp. 
 135
 Để có được những thành tựu trên, TVQG Việt Nam, thư viện trung tâm của 
cả nước và là thư viện đứng đầu Hệ thống TVCC Việt Nam có vai trò đặc biệt quan 
trọng trong phát triển NLTT của hệ thống. Vai trò đó được thể hiện thông qua tất cả 
các hoạt động từ hướng dẫn đến lãnh đạo thực hiện trong thu thập, lưu giữ, phổ biến 
di sản văn hóa thành văn của dân tộc, đồng thời tăng cường hỗ trợ, chia sẻ tài liệu, 
dữ liệu... nhằm nâng cao cả lượng và chất cho NLTT của các cấp thư viện nói riêng 
và Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung. Hơn nữa, thông qua các dự án và hoạt 
động chuyên môn thường xuyên, TVQG Việt Nam cũng đã và đang góp phần cải 
thiện cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin, ứng dụng chuẩn nghiệp vụ thống nhất, đào 
tạo cán bộ... trong phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam. 
 2.9.2. Hạn chế 
 Nội dung, loại hình, ngôn ngữ, nguồn bổ sung, mức độ bổ sung cho từng chủ 
đề, môn loại cụ thể cũng như các tiêu chí thanh lý tài liệu chưa nhất quán đã tạo ra 
sự khác biệt về NLTT giữa các TVCC. Sự khác biệt này nhiều khi không phụ thuộc 
vào đặc điểm phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nhu cầu NDT, sự phát 
triển ưu thế của một ngành nào đó của từng tỉnh / thành phố, đặc điểm dân cư mà 
chủ yếu do các yếu tố chủ quan chi phối. 
 Phối hợp, hợp tác trong chia sẻ và phát triển NLTT vì lợi ích của mỗi thư 
viện nói riêng và lợi ích của cả Hệ thống TVCC Việt Nam nói chung còn chưa hiệu 
quả do chưa xác định rõ mục tiêu, cơ chế vận hành và cũng ít được đề cập trong 
chính sách phát triển NLTT. 
 Ứng dụng CNTT chưa đồng đều, còn có sự chênh lệch về cấp độ ứng dụng 
CNTT trong công tác phát triển NLTT đã ảnh hưởng nhiều đến hợp tác, chia sẻ dữ 
liệu giữa các TVCC. 
 Để hiểu rõ một cách khách quan hơn về những hạn chế, thông qua điều tra, 
phỏng vấn, đa số lãnh đạo, cán bộ thư viện và NDT đều cho rằng phát triển NLTT 
của Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn chưa đạt được yêu cầu như mong muốn. Ông 
 136
Nguyễn Văn Tùng, Giám đốc Thư viện tỉnh Sóc Trăng có ý kiến: ‘Nhìn chung, 
trong những năm qua, đơn vị đã cố gắng tập trung bổ sung, phát triển NLTT, song 
do kinh phí hạn chế nên chưa đáp ứng được yêu cầu tin ngày càng phong phú của 
bạn đọc...’. Bà Hoàng Thị Thúy, phụ trách Thư viện huyện Chiêm Hóa, Tuyên 
Quang cũng cho biết: ‘Cơ cấu, nội dung tài liệu còn nghèo nàn, chưa đáp ứng nhu 
cầu của độc giả...’. Bạn Bùi Thanh Thảo (cán bộ), Nguyễn Mỹ Linh (học sinh), 
hiện đang sinh sống ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là bạn đọc của thư 
viện, đều có chung nhận định: "Tài liệu của thư viện chủ yếu là sách báo bằng tiếng 
Việt, nhiều tài liệu liên quan đến học tập, nghiên cứu... mà bạn đọc cần còn ít hoặc 
không có nên chưa đáp ứng nhu cầu của họ và thư viện cũng chưa có biện pháp gì 
giúp đỡ bạn đọc để họ có được những tài liệu mà họ mong muốn..." 
 2.9.3. Nguyên nhân 
 Phần lớn TVCC trong hệ thống chưa có chính sách phát triển NLTT và nếu 
có thì chính sách phát triển NLTT được xây dựng không đúng quy trình, bị yếu tố 
chủ quan chi phối. Ngoài ra, một số lãnh đạo và cán bộ thư viện lại đơn giản cho 
rằng chính sách chính sách phát triển NLTT chỉ phục vụ việc mua tài liệu nên 
không có chính sách phát triển NLTT cũng không ảnh hưởng nhiều đến công việc, 
bởi khi bổ sung họ đã lựa chọn những tài liệu phù hợp mà thị trường có; 
 Trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học của cán bộ làm công tác phát triển 
NLTT còn nhiều hạn chế; 
 Công tác nghiên cứu, thu thập nhu cầu NDT chưa được tiến hành thường 
xuyên, liên tục; 
 Hoạt động phối hợp trong công tác phát triển NLTT còn mang tính hình 
thức, kém hiệu quả; 
 Sự quan tâm đầu tư nhất là đầu tư kinh phí của các cấp chính quyền địa 
phương chưa cao. Bà Hoàng Thị Thúy, phụ trách Thư viện huyện Chiêm Hóa, 
Tuyên Quang, cũng đồng tình với nhận đinh trên và cho rằng còn có nhiều nguyên 
 137
nhân khác nữa ngoài kinh phí được cấp còn ít và luôn bị cắt giảm, đó là: “Nguồn bổ 
sung tài liệu không phong phú, công tác xã hội hóa chưa làm được, công tác bảo 
quản còn hạn chế, tỷ lệ hao hụt còn cao...". 
 Tiểu kết 
 Phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, 
góp phần nâng cao dân trí, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh 
doanh, từng bước xóa bỏ mức chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa thành thị và 
nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội 
của địa phương và đất nước. 
 Tuy nhiên, công tác phát triển NLTT của Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn còn 
một số tồn tại cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn trong thời gian tới. Đó 
là, đa số TVCC đều chưa có chính sách phát triển NLTT và nếu có thì chính sách 
phát triển NLTT được xây dựng không đúng quy trình, bị yếu tố chủ quan chi phối, 
do đó nội dung chính sách phát triển NLTT còn sơ sài, chưa bao quát hết các hoạt 
động chính yếu của công tác phát triển NLTT; Công tác nghiên cứu, thu thập nhu 
cầu NDT chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, trong khi cán bộ làm công tác 
phát triển NLTT còn kiêm nhiệm thêm công việc khác, trình độ ngoại ngữ, tin học 
còn nhiều hạn chế; Nguồn bổ sung chủ yếu của Hệ thống TVCC Việt Nam vẫn dựa 
vào chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn mua; Nguồn xã hội hóa, trao đổi, biếu 
tặng tài liệu từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước chỉ được một số thư viện ở 
các tỉnh, thành phố lớn tiến hành hiệu quả. Ngoài ra, hầu hết TVCC đều gặp khó 
khăn trong việc tiếp nhận nguồn tài liệu lưu chiểu ấn phẩm địa phương, ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến bảo tồn, phổ biến di sản văn hóa thành văn của địa phương nói 
riêng và đất nước nói chung, nên trong nhiều trường hợp chưa đáp ứng nhu cầu học 
tập, nghiên cứu, giải trí của người dân trên địa bàn. Việc ứng dụng CNTT chưa 
đồng đều. Nhiều thư viện chưa có Website hoặc nếu có thì NDT chưa thể truy cập 
được vì Website chỉ mang tính thử nghiệm, chưa có kết nối trên mạng. Hoạt động 
phối hợp trong công tác phát triển NLTT giữa các thư viện còn mang tính hình thức, 
 138
nội dung phối hợp nghèo nàn, phạm vi phối hợp còn bị hạn chế nên chưa đạt được kết 
quả như mong muốn. Hơn nữa, dù Hệ thống TVCC Việt Nam đã được quan tâm đầu 
tư, nâng cấp, nhưng cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng thông tin của phần lớn thư 
viện ở vùng kém phát triển, vùng sâu vùng xa vẫn còn nghèo nàn, không đồng bộ. 
Sự quan tâm đầu tư nhất là đầu tư kinh phí của các cấp chính quyền địa phương 
chưa cao, kinh phí được cấp còn ở mức thấp, không ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu 
của công tác phát triển NLTT. 
 139
 CHƯƠNG 3 
 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ 
 PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN CỦA HỆ THỐNG 
 THƯ VIỆN CÔNG CỘNG VIỆT NAM 
 3.1. Đề xuất mô hình phát triển nguồn lực thông tin cho hệ thống thư 
viện công cộng Việt Nam 
 Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác phát triển NLTT của Hệ 
thống TVCC Việt Nam cần nghiên cứu áp dụng mô hình hoạt động hiệu quả, phù 
hợp cho hệ thống và các thư viện trong hệ thống nhằm đạt được một số nhiệm vụ cơ bản: 
 - Nâng cao chất lượng NLTT của các thư viện thành viên; 
 - Mở rộng khả năng truy cập, khai thác, chia sẻ NLTT. Thực hiện đầy đủ các 
dịch vụ cung cấp tài liệu và mượn liên thư viện; 
 - Tạo lập, cung cấp dịch vụ tài liệu giá rẻ cho các thành viên; 
 - Đào tạo cán bộ cho các đơn vị thành viên, tổ chức hội nghị, hội thảo để 
nhân viên các thư viện thành viên cùng học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm công tác... 
 Và hướng tới một số mục tiêu chính: 
 - Đảm bảo truy cập, khai thác tối ưu tới các nguồn tài liệu dạng in ấn truyền 
thống và điện tử; 
 - Thuận tiện cho việc phát triển, chia sẻ NLTT giữa các thư viện; 
 - Tiết kiệm kinh phí, giảm trùng lặp tài liệu thông qua phối hợp bổ sung; 
 - Thống nhất các hoạt động nghiệp vụ; 
 - Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; 
 140
 - Đáp ứng nhu cầu NDT... 
 Từ nghiên cứu mô hình liên kết phối hợp hoạt động của các thư viện, cơ 
quan thông tin trong và ngoài nước hiện nay, luận án đề xuất áp dụng mô hình liên 
kết cho Hệ thống TVCC Việt Nam nhằm nâng cao cả lượng và chất của NLTT cũng 
như nâng cao vị thế, hiệu quả hoạt động của Hệ thống TVCC Việt Nam. Mô hình 
liên kết hệ thống là mô hình liên kết phát triển NLTT trong phạm vi toàn quốc của 
Hệ thống TVCC Việt Nam, là tiền đề xây dựng mô hình cấp quốc gia về phát triển 
NLTT. Theo tác giả, Hệ thống TVCC Việt Nam nên xây dựng mô hình liên kết hệ 
thống theo nguyên tắc kết hợp hai mô hình: vừa tập trung (TOP-DOWN), vừa phân 
tán (BOTOM UP). Nhưng mô hình tập trung là chủ đạo và mô hình phân tán là phụ 
để khắc phục nhược điểm của mô hình tập trung là phù hợp nhất. 
 Để thiết lập cơ cấu quản lý, vận hành gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả, bước đầu, 
đối tượng tham gia mô hình sẽ là thư viện cấp tỉnh, TVQG Việt Nam với phân cấp 
quản lý từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện tốt những nhiệm vụ và đạt 
được mục tiêu mô hình đề ra. Là thư viện trung tâm của cả nước, đứng đầu Hệ 
thống TVCC Việt Nam, TVQG Việt Nam sẽ là "đầu não", giữ vai trò điều hành mô 
hình, được trao quyền quản lý, tổ chức thực hiện và giải quyết những vấn đề nảy 
sinh trong quá trình vận hành mô hình theo định hướng chung của hệ thống, sự 
đồng thuận của các thành viên tham gia mô hình và chịu trách nhiệm trước Lãnh 
đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về toàn bộ hoạt động của mô hình. Ngoài 
trách nhiệm xây dựng và bảo quản kho tàng xuất bản phẩm dân tộc, Thu nhận các 
xuất bản phẩm lưu chiểu trong nước theo Luật Xuất bản, các luận án tiến sĩ của 
công dân Việt Nam được bảo vệ ở trong nước và nước ngoài, của công dân nước 
ngoài được bảo vệ tại Việt Nam TVQG Việt Nam còn có trách nhiệm trong tạo 
dựng nội dung hoạt động trên cơ sở đồng thuận của các thành viên; điều hành việc 
 141
luân chuyển, mượn tài liệu liên thư viện, xây dựng bộ sưu tập số quốc gia; mua 
quyền truy cập hoặc mua các CSDL, ưu tiên CSDL toàn văn cho hệ thống; xây 
dựng mục lục liên hợp; tổ chức khai thác thông tin / tài liệu, Với mục tiêu phát 
triển NLTT hiệu quả, đáp ứng nhu cầu NDT, TVQG Việt Nam sẽ cùng các thư viện 
trọng điểm tại các vùng miền tiến hành hợp tác xây dựng, trao đổi, chia sẻ NLTT 
với các cơ quan TT – TV trong và ngoài nước, sau đó sẽ chia sẻ kết quả với toàn thể 
các thành viên của mô hình. 
 Là TVCC lớn nhất tại địa phương, thư viện cấp tỉnh có kho tài liệu lớn nhất 
của tỉnh / thành phố, nơi thu thập, tàng trữ các tài liệu được xuất bản tại địa phương 
và nói về địa phương, các tài liệu trong nước và nước ngoài phù hợp với đặc điểm, 
yêu cầu xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng của địa 
phương. Thư viện cấp tỉnh sẽ tiến hành xử lý, phổ biến thông tin tới mọi người dân 
sống trên địa bàn cũng như hướng dẫn, chỉ đạo các thư viện cấp huyện, cấp xã xây 
dựng, phát triển NLTT phù hợp, có chất lượng. Thư viện cấp tỉnh có trách nhiệm 
tham gia các hoạt động của mô hình, cũng như cung cấp thông tin thư mục, tài liệu 
địa chí hoặc những tài liệu khác cho TVQG Việt Nam để xây dựng mục lục liên hợp, 
các bộ sưu tập số, tiến hành hợp tác xây dựng, chia sẻ NLTT với các thư viện trong 
và ngoài mô hình.... Ngoài ra, thư viện cấp tỉnh còn có trách nhiệm hỗ trợ phát triển, 
chia sẻ NLTT cho thư viện cấp huyện và xã trên địa bàn theo thỏa thuận sẽ được ghi 
trong quy chế hoạt động của mô hình liên kết hệ thống thông qua luân chuyển tài 
liệu, bổ sung tập trung, cung cấp tài liệu / thông tin liên quan đến những lĩnh vực, 
ngành nghề phù hợp với nhu cầu NDT ở huyện và xã. Thư viện cấp tỉnh sẽ chịu 
trách nhiệm trước TVQG Việt Nam và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các hoạt 
động của mô hình do Thư viện đảm nhiệm. 
 Thư viện cấp huyện sẽ là cầu nối giữa thư viện cấp xã và cấp tỉnh trong việc 
thực thi hiệu quả, đúng tiến độ các hoạt động chung của mô hình liên kết hệ thống 
 142
như thu thập, luân chuyển tài liệu, cung cấp thông tin / tài liệu, nhất là tài liệu địa chí 
cho thư viện cấp trên, phổ biến thông tin / tài liệu trong cộng đồng... chịu trách nhiệm 
trước thư viện cấp tỉnh và cơ quan quản lý trực tiếp ở địa phương về các hoạt động 
của mình trong mô hình. 
 Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và khắc phục được những 
khiếm khuyết của những mô hình hợp tác phát triển NLTT trước đây, nội dung hoạt 
động chính của mô hình liên kết hệ thống sẽ là: 
 - Tăng cường phối hợp bổ sung các loại hình tài liệu, ưu tiên các loại hình tài 
liệu địa chí, quốc chí, bao gồm cả những tài liệu về Việt Nam được xuất bản ở nước 
ngoài, các CSDL toàn văn trong và ngoài nước; 
 - Chia sẻ dữ liệu, mượn tài liệu liên thư viện, luân chuyển tài liệu, biên mục 
tập trung; 
 - Xây dựng CSDL, trước tiên là các CSDL địa chí và quốc chí, CSDL thư 
mục liên hợp; Xây dựng Ngân hàng dữ liệu; 
 - Áp dụng thống nhất chuẩn nghiệp vụ, xây dựng mạng thông tin hợp chuẩn 
quốc gia và quốc tế để tích hợp, bảo quản nội dung số của toàn hệ thống, cung cấp 
truy cập trực tuyến cho NDT; 
 - Hợp tác xây dựng, chia sẻ NLTT với các thư viện, cơ quan thông tin trong 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phat_trien_nguon_luc_thong_tin_cua_he_tho.pdf
  • pdfDong gop moi cua luan an- Tieng Viet- Nguyen Trong Phuong.pdf
  • pdfDong gop moi cua luan an-Tieng Anh- Nguyen Trong Phuong.pdf
  • pdfTOM TAT LA- Anh - Dang Web- Nguyen Trong Phuong.pdf
  • pdfTom tat LA- Viet- Dang Web- Nguyen Trong Phuong.pdf