Luận án Nghiên cứu phương pháp mô hình hóa mặt cong tham số từ mặt lưới
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phương pháp mô hình hóa mặt cong tham số từ mặt lưới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phương pháp mô hình hóa mặt cong tham số từ mặt lưới
c đỉnh điều khiển của mặt cong tham số, nhờ vậy mà mặt cong tham số tái tạo sẽ có bậc giảm hơn so với việc sử dụng lưới gốc ban đầu như lưới điều khiển. Kết quả, mặt cong tham số thu được trơn mượt, tránh hiện tượng nhấp nhô ngoài ý muốn của các mặt cong tham số bậc cao. Bên cạnh đó, mô hình đề xuất sử dụng phương pháp xấp xỉ hình học cục bộ để dịch chuyển mặt cong tham số hội tụ dần về các điểm dữ liệu của lưới tam giác ban đầu thông qua một số bước lặp, điều chỉnh việc xấp xỉ mặt cong một cách trực quan và chính xác cho đến khi mặt cong đi qua hầu hết các điểm dữ liệu ban đầu. 6 1.6. Kết luận chƣơng 1 Trên cơ sở tìm hiểu về ưu điểm của các mô hình hình học 3D và phương pháp hình học, luận án đã đề xuất hướng nghiên cứu nhằm tái táo mặt cong tham số bậc thấp dựa trên lược đồ tái hợp mảnh và phương pháp xấp xỉ hình học cục bộ. Trong các chương 2 và 3, luận án đi sâu vào trình bày và xử lý các đối tượng liên quan đến hướng nghiên cứu, cụ thể như: phân mảnh và tái hợp mảnh trên lưới tam giác, mặt cong trên miền tham số tam giác; từ đó đề xuất phương pháp tạo lưới điều khiển dựa trên tái hợp mảnh, đưa ra các giải thuật dựng mặt cong trên miền tham số tam giác; làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình tái tạo mặt cong tham số từ lưới tam giác được đề xuất trong chương 4. CHƢƠNG 2 XÂY DỰNG LƢỚI ĐIỀU KHIỂN MẶT CONG THAM SỐ DÙNG TÁI HỢP MẢNH Nhằm tái tạo mặt cong tham số bậc thấp từ lưới tam giác, chương này trình bày về lược đồ phân mảnh lưới, so sánh các lược đồ để xác định lược đồ phân mảnh phù hợp với hướng tiếp cận. Từ đó xác định lược đồ tái hợp mảnh trên lưới tam giác và đề xuất phương pháp tạo lưới điều khiển của mặt cong tham số tái tạo dựa trên lược đồ tái hợp mảnh. 2.1. Phân mảnh trên lƣới tam giác Phân mảnh lưới cho phép biểu diễn bề mặt của đối tượng thực có hình dạng bất kỳ với nhiều mức phân giải khác nhau. Sự xuất hiện của lưới phân mảnh trong lĩnh vực mô phỏng bề mặt đã tạo một bước đột phá mới trong công nghệ làm phim, trò chơi 3D, Đối với những ứng dụng chỉ yêu cầu biểu diễn bề mặt mềm mịn thì lưới phân mảnh là lựa chọn phù hợp để thay thế cho mặt cong tham số. Nhận thấy phân mảnh Loop có các ưu điểm vượt trội. Đây là phân mảnh xấp xỉ nên lưới tam giác thu được sau phân mảnh sẽ có xu hướng 7 co lại so với các lưới ở những bước phân mảnh trước đó. Điều này cũng có nghĩa là nếu áp dụng tái hợp mảnh cho một lưới tam giác thì lưới thu được sau mỗi bước tái hợp mảnh sẽ có xu hướng phồng lên và trở thành bao lồi của lưới tam giác này. Đây cũng chính là phát hiện quan trọng để chọn tái hợp phân mảnh Loop trong hướng tiếp cận của luận án, nhằm sử dụng lưới sau khi được tái hợp mảnh làm lưới điều khiển của mặt cong tham số tái tạo. Phân mảnh Loop là một lược đồ phân mảnh chèn đỉnh xấp xỉ dựa trên cơ sở mặt cong spline trên miền tham số tam giác. Phân mảnh này cho phép làm mịn lưới tam giác bất kỳ và sinh ra mặt cong giới hạn spline liên lục C2 trên miền lưới đều, loại trừ tại vị trí của các đỉnh đặc biệt đạt liên tục C1. Trong phân mảnh Loop, sau bước phân mảnh thứ i, các đỉnh của lưới tam giác Mi được chia thành hai loại: - Điểm đỉnh: là các đỉnh cũ được hiệu chỉnh lại vị trí; - Điểm cạnh: là các đỉnh mới được chèn thêm vào cạnh. Khi đó, vị trí của điểm đỉnh pi + 1 sau mỗi bước áp dụng phân mảnh Loop được xác định như sau: l i 1 i i p p p j (2.1) j 1 i 1 i 1 i 1 Vị trí các điểm cạnh p1 , p2 pk sau mỗi bước phân mảnh Loop được xác định như sau: i 1 3 i 3 i 1 i 1 i pj p p j p j 11 p j (2.2) 8 8 8 8 với j=1..l và l là số bậc tương ứng của đỉnh pi. 2.2. Tái hợp mảnh trên lƣới tam giác Tái hợp mảnh cho phép chuyển một lưới mịn thành lưới thô hơn, ít dữ liệu hơn nhưng vẫn không mất đi dạng hình học và cấu trúc hình học của lưới, đồng thời có thể phục hồi lại hoàn toàn bằng cách sử dụng lược đồ phân mảnh. Điều này cho phép tiết kiệm không gian lưu trữ, giảm băng thông, phù hợp cho các ứng dụng đồ họa trên thiết bị di động và biểu diễn đa mức phụ thuộc vào điểm quan sát. 8 Đặc biệt, với phân mảnh xấp xỉ Loop, nếu áp dụng tái hợp mảnh, lưới thu được sẽ có số điểm dữ liệu giảm và có xu hướng phồng lên so với lưới trước khi tái hợp mảnh. Do đó, lưới sau tái hợp mảnh phù hợp cho việc mô hình hóa mặt cong tham số khi sử dụng lưới này như lưới điều khiển, như bao lồi của mặt cong, tránh làm việc trên đa thức bậc cao, giảm mấp mô ngoài mong muốn của mặt cong tham số thu được. Gọi là trọng số của đỉnh pi + 1 và là trọng số của các đỉnh lân cận, ta có công thức để xác định pi như sau: l i i 11 i p .. p p j (2.3) j 1 với 51 và 83 3 (2.4) l 8 2.3. Sử dụng tái hợp mảnh tạo lƣới điều khiển của mặt cong Để tái tạo mặt cong tham số bậc thấp từ lưới tam giác, hướng tiếp cận của luận án dựa trên tái hợp mảnh và sử dụng lược đồ lưới tái hợp mảnh để tạo lưới điều khiển của mặt cong. Các mặt cong trên miền tham số tam giác cần tái tạo cụ thể là Bézier tam giác, B-patch và B-spline tam giác. Do đó, yêu cầu lưới tam giác ban đầu phải được hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện của lưới phân mảnh và lưới điều khiển của mặt cong trên miền tham số tam giác. Để thỏa các các điều kiện này, luận án đề xuất quá trình xây dựng lưới điều khiển của mặt cong tham số từ lưới tam giác như sau: - Bước 1: Hiệu chỉnh phù hợp với lưới điều khiển của mặt cong; - Bước 2: Cập nhật cấu trúc lưới phù hợp với lưới phân mảnh; - Bước 3: Đơn giản lưới dùng lược đồ tái hợp mảnh Loop. 9 Hình 2.34. Lưới gốc (a) và lưới kết quả sau 1, 2, 3 bước tái hợp mảnh Loop (b,c,d) Hình 2.34 minh họa các kết quả thu được sau khi áp dụng lược đồ tái hợp mảnh Loop trên lưới tam giác mô tả bề mặt của các đối tượng baseball cap, mountain và pawn. Từ lưới mịn ban đầu (Hình 2.34a), bằng cách áp dụng lược đồ tái hợp mảnh Loop, sau i=1, 2, 3 bước tái hợp mảnh (Hình 2.34bcd), lưới gốc đã được “thô hóa” với kích thước giảm mạnh theo cấp số nhân sau mỗi bước tái hợp mảnh. Cụ thể, số mặt 10 giảm chỉ còn 1/4 so với lưới ở bước tái hợp mảnh trước đó. Lưới thô thu được có kích thước nhỏ, số đỉnh, mặt và cạnh giảm hẳn nhưng vẫn đảm bảo dạng và cấu trúc hình học của lưới. Đồng thời vẫn có thể khôi phục trở lại lưới mịn ban đầu bằng cách áp dụng lược đồ phân mảnh Loop. Với kết quả này, luận án sẽ sử dụng lưới sau khi tái hợp mảnh như lưới điều khiển của mặt cong trong quá trình tái tạo mặt cong trên miền tham số tam giác được trình bày trong chương 4. 2.4. Kết luận chƣơng 2 Trong chương này, luận án đã tìm hiểu, phân tích, so sánh và cài đặt thử nghiệm để thấy được lược đồ phân mảnh Loop có nhiều ưu điểm và thích hợp cho sử dụng tái hợp mảnh Loop nhằm thô hóa lưới điều khiển. Từ đó đề xuất thuật toán đơn giản lưới dựa trên tái hợp mảnh nhằm sử dụng lưới thô này như lưới điều khiển của mặt cong tham số, giảm bậc của mặt cong tham số tái tạo. Để lưới tam giác ban đầu thỏa điều kiện của lưới điều khiển (đáp ứng yêu cầu về số đỉnh điều khiển) và lưới phân mảnh (đáp ứng yêu cầu về cấu trúc dữ liệu), luận án cũng đã đề xuất thuật toán hiệu chỉnh lưới và cập nhật cấu trúc dữ liệu của lưới ban đầu trước khi tiến hành tái hợp mảnh Loop để đơn giản lưới. Kết quả phân tích và đạt được của chương này sẽ được sử dụng để dựng các mặt cong tham số Bézier tam giác, B-patch và B-spline tam giác trong chương 3 tiếp theo. CHƢƠNG 3 BIỂU DIỄN MẶT CONG TRÊN MIỀN THAM SỐ TAM GIÁC Nội dung chương tập trung trình bày về biểu diễn, tính chất hình học và cách xác định điểm thuộc mặt cong tham số tam giác. Cách xác định vector nút trên miền tham số của mặt cong được đề xuất ở cuối chương. 3.1. Mặt cong tham số tam giác Mặt cong tham số tam giác với lưới điều khiển là lưới tam giác, đây là dạng lưới phổ biến và cho phép biểu diễn bề mặt của đối tượng có 11 dạng bất kỳ. Do đó mặt cong này có nhiều ưu điểm hơn trong việc mô phỏng bề mặt đối tượng 3D trên máy tính. Mặt khác đa thức Bernstein trên miền tham số tam giác phức tạp hơn đa thức Bernstein một biến và B-spline tứ giác nên mặt cong trên miền tham số tam giác vẫn đang là vấn đề đang được quan tâm nghiên cứu và ứng dụng. Mục đích của luận án là tái tạo mặt cong tham số từ lưới tam giác, nên phần tiếp theo của luận án sẽ tập trung trình bày chi tiết về dạng mặt cong này. Mặt cong Bézier tam giác là mặt cong tham số với hàm đa thức theo tham số u được định nghĩa trên miền tham số có dạng tam giác. Bậc của đa thức phụ thuộc vào số đỉnh điều khiển được dùng để định nghĩa mặt cong. Mặt cong Bézier tam giác không đi qua các đỉnh điều khiển mà nằm trong bao lồi được tạo bởi các đỉnh này. Đồng thời, nhờ vào các đỉnh điều khiển mà hình dạng của mặt cong có thể hiệu chỉnh một cách dễ dàng, đây cũng chính là lý do mà mặt cong Bézier được sử dụng phổ biến. Mặt cong B-patch được xây dựng dựa trên ý tưởng “kéo nút” tại 3 góc trên miền tham số của mặt cong Bézier tam giác. Tập các nút ứng với mỗi góc của miền tham số được xem như là một vector nút. Hình 3.6 biểu diễn miền tham số tam giác của mặt cong B-patch bậc 3. Tại các góc của miền tham số là các vector nút. Bên cạnh lưới điều khiển, các vector nút đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hình dáng của mặt cong. Mặt cong B-spline tam giác, hay còn gọi là DMS-splines, là sự kết hợp trơn mềm toàn cục của mặt cong Splines đơn hình và sự điều khiển cục bộ của mặt cong B-patch. Mặt cong B-spline tam giác bậc n là sự kết hợp tuyến tính của các Spline đơn hình đạt liên tục Cn-1 tự động mà không cần phải kết nối giữa các mảnh cong. 3.2. Xác định các vector nút trên miền tham số tam giác Đối với mặt cong B-patch và B-spline tam giác, hình dáng của mặt cong không chỉ phụ thuộc vào vị trí của các đỉnh điều khiển mà còn ảnh hưởng bởi cấu hình của các vector nút trên miền tham số. Luận án đề 12 xuất cách xác định vị trí của các nút trong vector nút trên miền tham số của các mặt cong bậc 2, 3 và 4. Từ đó hỗ trợ cho việc dựng các mặt cong trên miền tham số tam giác và điều chỉnh các vector nút trong quá trình xấp xỉ hình học được sử dụng trong mô hình tái tạo mặt cong tham số đề xuất ở chương 4 của luận án. 3.3. Kết luận chƣơng 3 Dựa trên mô hình tham số, đặc biệt là các mặt cong tham số tam giác, luận án nhận thấy các mặt cong Bézier tam giác, B-patch và B- spline tam giác có nhiều ưu điểm, phù hợp cho cho mục đích tái tạo bề mặt có hình dạng bất kỳ và có thể điều chỉnh hình dạng thông qua các đỉnh điều khiển. Do đó, luận án sẽ sử dụng các mặt cong này như mặt cong tái tạo nhận được. Hình dạng của mặt cong không chỉ chịu ảnh hưởng bởi vị trí các đỉnh điều khiển, mà còn phụ thuộc vào vị trí các nút trong vector nút trên miền tham số. Do đó, đóng góp của luận án trong chương này là đề xuất cách xác định vị trí các nút trong vector nút, làm cơ sở cho việc dựng mặt cong và điều chỉnh hình dạng của mặt cong trong quá trình tái tạo, theo mô hình đề xuất ở chương 4 của luận án. CHƢƠNG 4 TÁI TẠO MẶT CONG THAM SỐ DỰA TRÊN LƢỢC ĐỒ TÁI HỢP MẢNH Dựa trên các kết quả đạt được ở chương 2 và 3, trong chương này, luận án đề xuất mô hình tái tạo mặt cong tham số từ lưới tam giác dựa trên hướng tiếp cận sử dụng lược đồ tái hợp mảnh Loop, cùng với áp dụng phương pháp xấp xỉ hình học cục bộ. Các mặt cong tham số Bézier tam giác, B-patch và B-spline tam giác được tái tạo có bậc thấp và xấp xỉ với lưới dữ liệu ban đầu. 4.1. Phƣơng pháp tái tạo mặt cong tham số 4.1.1. Đặt vấn đề Lưới tam giác được dùng phổ biến để mô phỏng các đối tượng hình học 3D trên máy tính vì nó cho phép biểu diễn bề mặt có hình dạng bất kỳ 13 với độ dốc thay đổi, tốc độ xử lý nhanh. Do đó, luận án tập trung vào tái tạo các mặt cong tham số từ các điểm dữ liệu của lưới tam giác đã cho. Phát biểu bài toán: Cho lưới tam giác M được tạo bởi m điểm dữ 3 liệu pj|j = 1..m R . Tái tạo mặt cong S trên miền tham số tam giác xấp xỉ với lưới M đã cho. 4.1.2. Mô hình tái tạo mặt cong tham số đề xuất Dựa vào lược đồ tái hợp mảnh Loop trên lưới tam giác và phương pháp xấp xỉ hình học, luận án đề xuất mô hình tái tạo mặt cong tham số bậc thấp S (cụ thể là các mặt cong Bézier tam giác, B-patch, B-spline tam giác) từ lưới tam giác M (Hình 4.1). Mô hình này bao gồm các bước chính như sau: - Bước 1: Hiệu chỉnh lưới tam giác. Từ lưới tam giác M ban đầu, lưới này sẽ được hiệu chỉnh cho phù hợp với lưới điều khiển. Việc hiệu chỉnh thường là bổ sung thêm một vài đỉnh để đủ số điểm cần thiết của lưới điều khiển mặt cong trên miền tham số tam giác. Ngoài ra, để tăng chất lượng lưới, các mặt tam giác yếu của lưới này cũng được đảo cạnh cho thỏa điều kiện Delaunay; - Bước 2: Cập nhật cấu trúc dữ liệu lưới. Lưới M được cập nhật lại cấu trúc dữ liệu để trở thành lưới phân mảnh M0. - Bước 3: Đơn giản lưới dùng tái hợp mảnh. Bằng cách áp dụng lược đồ tái hợp mảnh Loop, lưới tam giác phân mảnh M0 sẽ được tái hợp mảnh sau i bước để trở thành lưới thô Mi. Như vậy, lưới Mi chính là lưới M0 được thô hóa với kích thước giảm mạnh, số mặt chỉ còn lại 1/4 so với lưới Mi-1; - Bước 4: Dựng mặt cong tham số. Lưới thô Mi sẽ được dùng như là lưới điều khiển để xây dựng mặt cong tham số Si. Do đó mà mặt cong tham số tái tạo được sẽ có bậc thấp hơn so với việc dùng lưới ban đầu như lưới điều khiển; - Bước 5: Xấp xỉ hình học. Thực hiện dich chuyển hình học mặt cong tham số Si bằng cách cập nhật lại vị trí của các đỉnh điều khiển. Sau mỗi bước dịch chuyển, mặt cong Si sẽ được dịch dần về các điểm dữ liệu của lưới tam giác M ban đầu. 14 Hình 4.1.Mô hình tái tạo mặt cong tham số dựa trên lược đồ tái hợp mảnh Trong mô hình đề xuất có ba giai đoạn chính: - Giai đoạn 1: Xây dựng lưới điều khiển. Gồm các bước 1, 2 và 3. Mục đích của giai đoạn 1 là xử lý lưới tam giác ban đầu và tạo lưới điều khiển của mặt cong tham số. Các bước của giai đoạn này đã được trình bày chi tiết trong mục 3.4 ở chương 2 của luận án; - Giai đoạn 2: Dựng mặt cong tham số. Mục đích của giai đoạn này là dựng mặt cong tham số trên miền tam giác với lưới điều khiển của mặt cong là lưới thu được ở giai đoạn 1. Giai đoạn 2 ứng với bước 4 15 của mô hình đề xuất. Công việc của giai đoạn 2 cũng đã được trình bày ở chương 3 của luận án; - Giai đoạn 3: Xấp xỉ hình học cục bộ. Tại mỗi bước dịch chuyển, giai đoạn này sẽ sinh ra một mặt cong tham số. Mặt cong này được so sánh độ lệch cục bộ trên từng điểm dữ liệu để xác định độ chính xác trong dịch chuyển, đồng thời đưa mặt cong dần hội tụ về lưới dữ liệu ban đầu. Đây cũng chính là bước 5 của mô hình đề xuất và sẽ được tiếp tục làm rõ trong chương này. 4.1.3. Phương pháp xấp xỉ hình học Gọi M0, Mi và Si là các lưới và mặt cong tham số thu được sau khi thực hiện xong bước 4 trong mô hình đề xuất ở Hình 4.1, là dung sai. Phương pháp xấp xỉ hình học cục bộ đề xuất được biểu diễn trên sơ đồ trong Hình 4.3. Hình 4.3. Phương pháp xấp xỉ hình học 16 Trong quá trình xấp xỉ hình học, một chuỗi các lưới tam giác M* được tạo ra và các lưới này được được thô hóa thành lưới Mi. Tương ứng, một chuỗi các mặt cong tham số lần lượt cũng được sinh ra. Các mặt cong này có xu hướng hội tụ dần về lưới ban đầu. Quá trình dịch i chuyển dừng khi lỗi trung bình avg bé hơn dung sai . Cuối cùng, mặt cong tham số tái tạo được sẽ xấp xỉ với các điểm dữ liệu ban đầu với lỗi trung bình nhỏ nhất. 4.1.4. Sự hội tụ của phương pháp xấp xỉ hình học Dựa trên phương pháp xấp xỉ hình học đề xuất, phần này phân tích sự hội tụ của mặt cong tham số tái tạo được so với các điểm dữ liệu ban đầu theo phương pháp xấp xỉ hình học đề xuất. 4.2. Tái tạo mặt cong Bézier tam giác Dựa trên mô hình đề xuất, mục này đưa ra giải thuật xấp xỉ hình học để tái tạo Bézier tam giác bậc thấp cùng với một số kết quả thực nghiệm để thấy được tính khả thi của phương pháp đề xuất. 4.3. Tái tạo mặt cong B-patch Dựa trên mô hình đề xuất, mục này đưa ra giải thuật xấp xỉ hình học để tái tạo B-patch bậc thấp cùng với một số kết quả thực nghiệm để thấy được tính khả thi của phương pháp đề xuất. 4.4. Tái tạo mặt cong B-spline tam giác Dựa trên mô hình đề xuất, mục này đưa ra giải thuật xấp xỉ hình học để tái tạo B-spline tam giác bậc thấp cùng với một số kết quả thực nghiệm để thấy được tính khả thi của phương pháp đề xuất. 4.5. Đánh giá chung kết quả thực nghiệm tái tạo mặt cong Thông tin chi tiết về lưới ban đầu dùng để thử nghiệm và tương ứng là các dạng mặt cong tham số Bézier tam giác, B-patch và B-spline tam giác tái tạo được dựa trên mô hình đề xuất được thể hiện trong Bảng 4.5. 17 Bảng 4.5. Các mô hình thực nghiệm và mặt cong trên miền tham số tam giác tái tạo được Hình 4.15. Tái tạo các mặt cong tham số Bézier tam giác, B-patch và B-spline tam giác: (a) lưới gốc, (b,c,d) các mặt cong đạt được so với lưới gốc sau k = 1,5,7 bước dịch chuyển. 18 Hình 4.15 minh họa các lưới ban đầu và các mặt cong trên miền tham số đạt được so với lưới gốc sau k = 1,5,7 bước dịch chuyển trong giải thuật xấp xỉ hình học. Nhận thấy sau bước dịch chuyển đầu liên k = 1, độ chênh giữa mặt cong tham số thu được và lưới gốc còn khá lớn, đặc biệt là phần biên của mặt cong và đường biên của lưới gốc. Tuy nhiên sau k = 5,7 bước dịch chuyển, phần biên của mặt cong được dịch dần về các biên của lưới gốc. Đồng thời các phần còn lại của mặt cong như được “dãn ra” và dịch dần về các điểm dữ liệu của lưới ban đầu. Sự chênh lệch của mặt cong thu được so với lưới gốc cũng giảm ở bước dịch chuyển k = 5,7. Bằng cách áp dụng i = 2 lần tái hợp mảnh, các mặt cong trên miền tham số tam giác thu được sau quá trình tái tạo có bậc thấp hơn nhiều so với việc sử dụng lưới ban đầu như lưới điều khiển. Thời gian tái tạo rất ngắn, mặc dù phải xác định các Spline đơn hình để tính tọa độ của mỗi điểm trên mặt cong, nhưng chỉ mất khoảng 1 phút để tái tạo B-spline tam giác. Bảng 4.6 Các thông số về độ lệch và độ hội tụ Bảng 4.6 thể hiện chi tiết các thông số về độ lệch và độ hội tụ đạt được trong quá trình tái tạo thông qua k=10 bước dịch chuyển đầu tiên. 19 Nhận thấy rằng các độ lệch lớn nhất max và độ lệch trung bình avg tỉ lệ nghịch với số bước dịch chuyển k. Trong khi đó, độ hội tụ N lại tỉ lệ thuận với k. Điều này cho thấy sau vài bước dịch chuyển, mặt cong tham số thu được hội tụ dần về các điểm dữ liệu lưới ban đầu. Hình 4.16: Ảnh hưởng của bước dịch chuyển k đối với độ chính xác của mặt cong tái tạo theo độ lệch lớn nhất max. Hình 4.17: Ảnh hưởng của bước dịch chuyển k đối với độ chính xác của mặt cong tái tạo theo độ hội tụ avg 20 Các hình Hình 4.16, 4.17 và 4.18 cho thấy sự hội tụ của mặt cong tham số trong quá trình xấp xỉ hình học. Độ lệch lớn nhất max và độ lệch trung bình avg của cả ba mô hình phụ thuộc mạnh mẽ vào số bước dịch chuyển k. Các giá trị này giảm mạnh trong trong năm bước dịch chuyển đầu tiên (Hình 4.16 và 4.17 ), sau đó ổn định dần ở các bước dịch chuyển còn lại và nằm trong khoảng 0.002 đến 0.004 (đối với max) và 0.001 đến 0.003 (đối với avg). Điều này cho thấy các mặt cong tham số đạt được nhanh chóng hội tụ về các điểm dữ liệu chỉ sau vài bước dịch chuyển. Trong khi đó, các đồ thị trong Hình 4.18 cho thấy số bước lặp k càng tăng thì độ hội tụ N càng cao. Độ hội tụ N tăng mạnh trong ba bước dịch chuyển đầu, sau đó ổn định và dần chạm ngưỡng 92% (đối với mặt cong B-spline tam giác), 94% (đối với mặt cong B-patch) và 98% (đối với mặt cong Bézier tam giác). Hình 4.18: Ảnh hưởng của bước dịch chuyển k đối với độ chính xác của mặt cong tái tạo theo độ lệch trung bình N Mặt cong Bézier tam giác cho kết quả tốt hơn so với hai dạng mặt cong còn lại, với độ lệch thấp hơn và độ hội tụ cao
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_phuong_phap_mo_hinh_hoa_mat_cong_tham_so.pdf