Luận án Nghiên cứu quá trình tiền xử lý và hệ vi sinh vật phân giải vỏ quả cà phê vối (Coffea Robusta) để lên men tạo Ethanol

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu quá trình tiền xử lý và hệ vi sinh vật phân giải vỏ quả cà phê vối (Coffea Robusta) để lên men tạo Ethanol", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu quá trình tiền xử lý và hệ vi sinh vật phân giải vỏ quả cà phê vối (Coffea Robusta) để lên men tạo Ethanol

g/g thì sự phân hủy lignin và sự hòa tan hemicellulose diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, tiếp tục tăng tỷ lệ lên 0,3÷0,4 g/g thì mức độ suy giảm của hai thành phần này chậm lại và có xu thế không giảm nữa. Điều này cũng diễn ra tương tự đối với cellulose nhưng mức độ thủy phân cellulose là chậm hơn nhiều. Khi tăng nhiệt độ và thời gian tiền xử lý kiềm cũng mang lại kết quả tương tự (Hình 4.5, Hình 4.6 và Hình 4.7). Điều này được lý giải như sau: Kiềm (NaOH) gây ra sự thoái hóa các liên kết ester và các liên kết glycosid mạch bên dẫn đến sự thay đổi cấu trúc lignin. Từ đó, làm trương nở và giảm sự kết tinh cellulose đồng thời hòa tan một phần hemicellulose (Cheng et al., 2010). Kết quả là, khi tăng tỷ lệ, nhiệt độ và thời gian tiền xử lý kiềm cũng có nghĩa là thúc đẩy phản ứng thủy phân các liên kết diễn ra một cách nhanh hơn. NaOH đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều năm và nó đã được chứng minh là phá vỡ cấu trúc lignin của sinh khối, tăng khả năng tiếp cận của enzyme với cellulose và hemicellulose (MacDonald et al., 1983; Zhu et al., 2010). Theo nghiên cứu của Menezes et al. (2014) khi tiền xử lý vỏ quả cà phê bằng NaOH 4% (w/v) ở 1210C trong 25 phút thì hiệu quả mang mại là 74,81% lignin bị loại bỏ, 55,85% hemicellulose bị loại bỏ nhưng chỉ giữ lại được 69,18% cellulose (Menezes et al., 2014). Ngoài ra Xu and Cheng (2011) cho rằng, điều kiện tốt nhất cho tiền xử lý cỏ là 0,5÷2% NaOH ở 121oC trong thời gian 15 phút, 30 phút và 1 giờ. Kết quả lignin bị loại bỏ là 85,8% (Xu and Cheng, 2011). Còn khi tiến hành tiền xử lý thân cây bông bằng 4 loại hóa chất: NaOH, H2SO4, H2O2 và O3 thì kết quả cũng tương tự những nghiên cứu khác khi thấy rằng NaOH là kiềm cho hiệu quả tốt nhất (65,63% chất xơ bị loại bỏ khi sử dụng 2% NaOH trong 90 phút ở 121oC) (Silverstein et al., 2007). Mặt khác, vôi tôi Ca(OH)2 cũng được nghiên cứu trong tiền xử lý thân cây ngô. Theo Kim and Holtzapple (2005), điều kiện tiền xử lý tối ưu là 0,5 g Ca(OH)2/g nguyên liệu ở 55oC. Sau bốn tuần tiền xử lý thu được kết quả: 97,7% cellulose được giữ lại, 32,3% hemicellulose và 66,9% lignin bị loại bỏ. Kết quả này cho thấy hiệu quả tiền xử lý bằng Ca(OH)2 rất tốt và có khi còn tốt hơn so với NaOH vì giá thành rẻ hơn và giữ lại được nhiều cellulose hơn (Kim and Holtzapple, 2005). Tuy nhiên còn phải phụ thuộc vào quá trình thủy phân và lên men thì mới đánh giá hết được hiệu quả của nó vì sản phẩm cuối cùng là lượng ethanol tạo thành. 93 Các điều kiện cho tiền xử lý kiềm thường ít nghiêm trọng hơn so với các phương pháp tiền xử lý khác mà đặc biệt là tiền xử lý bằng acid loãng. Bởi vì phương pháp này có thể thực hiện ở điều kiện môi trường xung quanh với nhiệt độ thấp hơn nhiều so với tiền xử lý bằng acid, nổ hơi hay thủy nhiệt. Ngoài ra, tiền xử lý bằng kiềm cho thấy hiệu quả loại bỏ lignin và hemicellulose là rất tốt, phù hợp đối với sinh khối nông nghiệp có hàm lượng lignin cao. Phương pháp này cũng cho thấy có ít chất ức chế nấm men được tích lũy trong dịch thủy phân. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm lớn là hòa tan một phần cellulose làm suy giảm hàm lượng cellulose có trong nguyên liệu. Sau quá trình tiền xử lý bằng kiềm là quá trình trung hòa hoặc rửa trung tính cho nên gây tốn kém lượng nước khá lớn hay một lượng acid được đưa vào để trung hòa lượng kiềm còn dư sau quá trình tiền xử lý (Brodeur et al., 2011). Điều này dẫn đến việc gia tăng chi phí sản xuất và chi phí xử lý lượng muối tạo thành sau quá trình trung hòa. Điều kiện tiền xử lý tối ưu bằng kiềm loãng NaOH đối với vỏ quả cà phê là: Tỷ lệ kiềm 0,2 g/g NL, tỷ lệ nguyên liệu/dịch kiềm là 1:10, nhiệt độ tiền xử lý 120oC và thời gian 20 phút. Ở điều kiện xử lý này, loại bỏ được 47,1% hemicellulose và 76,6% lignin ra khỏi nguyên liệu. 4.2.5 Tiền xử lý vỏ quả cà phê bằng chủng nấm P. chrysosporium Theo kết quả phân tích hàm lượng xơ (cellulose, hemicellulose và lignin) ở Bảng 4.8, khi tăng thời gian tiền xử lý thì cả ba thành phần cellulose, hemicellulose và lignin đều có chiều hướng giảm dần nhưng sự suy giảm này là không giống nhau. Cụ thể, sau 50 ngày tiền xử lý: cellulose giảm tối đa 23,7%, hemicellulose giảm 14,1% và lignin giảm 51,4%. Điều này được lý giải như sau, khi tiến hành thu nhận và tinh sạch enzyme từ chủng P. chrysosporium ở điều kiện nhiệt độ 37oC, pH 5 trong đệm natri acetat thu được năm loại enzyme khác nhau có trọng lượng phân tử từ 14÷94 kDa và thông qua diện di SDS/PAGE cho thấy sự có mặt của cellulase, lignin peroxidase (LiP), manganese peroxidase (MnP) và laccase (Henriksson et al., 1999; Yao and Nokes, 2014). Trong đó LiP, MnP và laccase là các enzyme phân hủy sinh học lignin. Chúng phân cắt cầu nối carbon α và carbon β, mở vòng thơm, oxi hóa nhóm hydroxyl, oxy hóa phenolic thành phenoxyl và demethyl hóa (Rüttimann- Johnson et al., 1994, Ollikka et al., 1995; Srinivasan et al., 1995). 94 Bảng 4.8: Sự thay đổi hàm lượng cellulose, hemicellulose và lignin theo thời gian và độ ẩm nguyên liệu Thời gian (ngày) Độ ẩm NL (%) Cellulose (g/100g vỏ khô) Hemicellulose (g/100g vỏ khô) Lignin (g/100g vỏ khô) NL 25,88±0,2a 3,67±0,17a 20,07±0,18a 10 55 25,7±0,12a 3,64±0,1ab 19,44±0,11b 65 25,37±0,1b 3,61±0,09abc 19,4±0,14b 75 25,14±0,14bc 3,56±0,09abcd 18,08±0,14cd 85 25,06±0,16c 3,55±0,07abcd 17,86±0,07d 20 55 25,33±0,19b 3,62±0,08ab 18,17±0,13c 65 24,29±0,16f 3,56±0,05abcd 18,07±0,09cd 75 23,59±0,16g 3,47±0,06abcd 14,1±0,07g 85 23,33±0,14g 3,45±0,07bcd 13,44±0,09h 55 24,99±0,11cd 3,61±0,09abc 17,34±0,14e 30 65 23,33±0,11g 3,51±0,08abcd 17,19±0,12ef 75 22,19±0,14i 3,41±0,09def 11,49±0,08i 85 21,78±0,12j 3,37±0,07defg 10,54±0,14k 55 24,72±0,08de 3,57±0,06abcd 17,19±0,07ef 40 65 22,54±0,11h 3,42±0,07cde 17,03±0,14f 75 21,05±0,09k 3,25±0,11efgh 11,15±0,07j 85 20,51±0,07l 3,2±0,07gh 9,99±0,14l 55 24,55±0,1ef 3,56±0,11abcd 17,12±0,11ef 50 65 22,05±0,09ij 3,4±0,07defg 16,95±0,14f 75 20,35±0,09l 3,21±0,09fgh 10,77±0,08k 85 19,73±0,1m 3,15±0,09h 9,74±0,1k Các giá trị cùng một cột có ký tự in thường khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở p<0,05 Vỏ quả cà phê khô có độ ẩm 6,8% db Sự suy giảm hàm lượng lignin không hoàn toàn tuyến tính theo thời gian tiền xử lý bởi chủng nấm mục trắng P. chrysosporium. Sau các khoảng thời gian 10, 20, 30, 40, 50 ngày thì hàm lượng lignin giảm so với ban đầu tương ứng là 11%, 33%, 47,5%, 50,2% và 51,4%. Kết quả cho thấy, lignin giảm nhẹ trong khoảng thời gian đầu của quá trình xử lý, sau thời gian 10 ngày hàm lượng lignin bắt đầu giảm mạnh nhưng càng về sau (ngày thứ 30) thì lại giảm từ từ. Điều này được lý giải như sau: những ngày đầu của quá trình tiền xử lý là quá trình thích nghi và bắt đầu phát triển tăng sinh của nấm mục trắng và cho đến khi trong môi trường bắt đầu thiếu hụt nguồn nitrogen thì băt đầu sản sinh một số enzyme ngoại bào như laccase, LiP hay MnP (Tien and Kirk, 1988). Theo báo cáo của Yao et al. (2014) thì sau 166 giờ (khoảng 7 ngày) nuôi cấy thì chủng P. chrysosporium bắt đầu sinh enzyme laccase sau đó là LiP và MnP và các enzyme này sẽ hoạt động tối đa sau 288 giờ (12 ngày) (Yao and Nokes, 2014). Hay theo nghiên cứu của Potumarthi et al. (2013), hoạt tính enzyme LiP đạt cao nhất ở 19 ngày, MnP hoạt động mạnh trong khoảng thời gian 12÷26 ngày, các enzyme GLOX và AAO hoạt động mạnh từ ngày thứ 95 16÷18 của quá tiền xử lý. Ngoài ra, trong quá trình xử lý Potumarthi cũng thấy rằng chủng P. chrysosporium ngoài sinh các enzyme ngoại bào để phân hủy lignin còn có mặt của enzyme thủy phân như cellulase hoạt lực mạnh nhất ở ngày thứ 20 và xylanse hoạt lực cao nhất ở ngày thứ 16 (Potumarthi et al., 2013). Thực tế cho thấy rằng, trong khoảng 5 ngày đầu của quá trình nuôi cấy, lượng oxy trong môi trường lúc này dồi dào và nấm mục trắng sử dụng để tăng sinh nhanh chóng đến khi các sợi nấm tích lũy ngày càng lớn dần và bắt đầu thâm nhập sâu hơn vào bên trong nguyên liệu và lan ra toàn bộ khối nguyên liệu sau 11 ngày nuôi cấy cho nên sau khoảng 11 ngày nếu quan sát ta thấy không có sự tăng trưởng đáng kể về sợi nấm và đây cũng là thời điểm các enzyme ngoại bào hoạt động mạnh nhất. Theo báo cáo của Liu et al. (2014) khi thực hiện tiền xử lý thân cây ngô bằng chủng nấm mục trắng P. chrysosporium kết quả thu được 19,9% cellulose bị thủy phân, 32,4% hemicellulose bị phân hủy và 39% lignin bị suy thoái sau 30 ngày xử lý ở nhiệt độ 28oC (Liu et al., 2014). Kết quả loại bỏ lignin trong nghiên cứu của Liu tuy có thấp hơn so với trong nghiên cứu này là bởi vì thời gian xử lý ngắn hơn và nhiệt độ thấp hơn nhưng theo dự đoán của Liu thì nếu tiếp tục kéo dài thêm thời gian tiền xử lý thì mức độ suy giảm lignin sẽ tiếp tục tăng. Hoặc khi tiến hành tiền xử lý thân cây ngô bằng chủng nấm mục trắng P. chrysosporium ở điều kiện 35oC, độ ẩm nguyên liệu 80%, sau thời gian 11 ngày thu được kết quả 36,4% lignin bị loại bỏ, 30,75% cellulose và 14,01% hemicellulose cũng mất đi trong quá trình tiền xử lý (Yao and Nokes, 2014). Tuy nhiên, theo Yao et al. (2014) điều kiện xử lý thân cây ngô tốt nhất là 7 ngày vì ở thời điểm này sự hao hụt cellulose chỉ khoảng 18% so với 11 ngày là 30,75%, trong khi đó hiệu quả loại bỏ lignin giảm đi 25%. Ngoài ra, theo báo cáo của Potumarthi et al. (2013), sau 60 ngày xử lý rơm lúa mì bằng chủng Phanerochaete ostreatus (cũng là nấm mục trắng) thu được kết quả khả quan khi 28,4% lignin bị phân hủy và 36,8% holocellulose (bao gồm cellulose và hemicellulose) bị mất đi (Potumarthi et al., 2013). Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, P. chrysosporium còn được sử dụng để xử lý thân cây bông. Điển hình là nghiên cứu của Shi et al. (2009), khi nhóm tác giả thực hiện tiền xử lý thân cây bông bằng chủng P. chrysosporium thu được kết quả: 33,9% lignin bị suy thoái sau 14 ngày nuôi cấy có bổ sung mangan vào môi trường (Shi et al., 2009). Bên cạnh đó, sự suy giảm của ba thành phần cellulose, hemicellulose và lignin có tương quan dương với hàm lượng nước có trong nguyên liệu (Bảng 4.8). Khi tăng hàm lượng nước ban đầu từ 55% lên 85% thì hàm lượng chất xơ giảm dần theo thời gian. Điều này được giải thích như sau: nước trong nguyên 96 liệu đóng vai trò như một dung môi để vận chuyển chất dinh dưỡng cũng như giúp duy trì cấu trúc tế bào và phân tử ổn định (Gervais and Molin, 2003; Shi, Sharma-Shivappa and Chinn, 2009). Mặc dù sự phát triển của vi nấm có thể được bắt đầu ở mức độ ẩm 50%, chức năng trao đổi chất của P. chrysosporium dường như không thể được hỗ trợ tích cực, bằng chứng chỉ 5,1% cellulose suy giảm, 2,9% hemicellulose suy giảm và 14,6% lignin bị suy giảm so với ban đầu ở mức độ ẩm 55%. Tuy nhiên khi tăng độ ẩm lên 75% và 85% thì sự suy giảm này là đáng kể. Cụ thể, cellulose giảm 21,3% ở độ ẩm 75% và 23,7% ở độ ẩm 85%; hemicellulose giảm 12,5% ở độ ẩm 75% và 14,1% ở độ ẩm 85% và lignin giảm 46,3% ở độ ẩm 75% và 51,4% ở độ ẩm 85% sau 50 ngày xử lý ở nhiệt độ 35oC. Kết quả này chứng minh rằng độ ẩm ban đầu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nấm mục trắng cũng như sự suy giảm hàm lượng chất xơ có trong vỏ quả cà phê. Điều này cũng được báo cáo trong các nghiên cứu của Lonsane (Lonsane et al., 1985) hay Mitchell (Mitchell et al., 2000). Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu cũng tương đồng với quan sát về chủng P. chrysosporium của Yao et al. (2014) khi khảo sát sự ảnh hưởng của độ ẩm đến sự suy thoái lignin khi tiền xử lý thân cây ngô. Kết quả cho thấy ở độ ẩm 50% chỉ có 14,4% lignin bị suy giảm và 36,4% lignin bị suy giảm ở độ ẩm 80% sau 10 ngày tiền xử lý bằng chủng P. chrysosporium ở nhiệt độ 35oC (Yao and Nokes, 2014). Hay theo báo cáo của Shi et al. (2008), ở độ ẩm 65% có 21% lignin bị loại bỏ, khi độ ẩm tăng lên 75% có khoảng 26% lignin bị loại bỏ và nếu tiếp tục tăng độ ẩm ban đầu của nguyên liệu lên 80% thì sự suy giảm lignin không tăng nhanh mà chỉ tăng từ từ (khoảng 27% lignin bị loại bỏ) (Shi et al., 2008). Qua những phân tích và nhận định bên trên, điều kiện tiền xử lý tốt nhất đối với chủng nấm P. chrysosporium là độ ẩm ban đầu 85%, sau 40 ngày tiền xử lý cellulose suy giảm 20,7%, loại bỏ được 12,8% hemicellulose và 50,2% lignin ra khỏi nguyên liệu. 4.2.6 Hiệu quả của việc kết hợp nhiều phương pháp tiền xử lý trên đối tượng vỏ quả cà phê Qua các nghiên cứu trước đây về quá trình tiền xử lý sinh khối lignocellulose, nhìn chung tiền xử lý bởi chủng nấm mục trắng P. chrysosporium cho hiệu suất loại bỏ lignin thường không cao dao động từ 20÷40%. Trong khi đó tiền xử lý bằng acid hoặc kiềm tỏ ra hiệu quả hơn, thời gian xử lý ngắn hơn nhưng nhiệt độ xử lý cao hơn rất nhiều nên kéo theo chi phí gia tăng, thiết bị phức tạp chế tạo tốn kém. Tuy nhiên, nếu tiền xử lý bằng acid hoặc kiềm thì gây mức độ tổn thất cellulose cao hơn so với tiền xử lý bằng 97 vi sinh vật, và có thể sản sinh ra một số chất ức chế nấm men. Do đó, tùy thuộc vào tính chất của nguyên liệu, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể đưa ra được một phương pháp tiền xử lý tối ưu cho loại nguyên liệu đó hoặc có thể phải kết hợp nhiều phương pháp tiền xử lý khác nhau để mang lại hiệu quả cao hơn so với khi sử dụng một phương pháp đơn lẻ. Nhiều phương pháp tiền xử lý khác nhau đã được sử dụng dựa trên các cơ chế khác nhau như: tăng diện tích bề mặt sinh khối, cải thiện độ xốp của nguyên liệu, giảm cellulose kết tinh hay loại bỏ hemicellulose và lignin (Van Dyk and Pletschke, 2012). Cả hai thành phần hemicellulose và lignin là yếu tố quan trọng trong việc cấu thành sinh khối lignocellulose và chúng còn liên kết chặt chẽ với cellulose. Trong khi việc sử dụng một phương pháp tiền xử lý đơn lẻ nào đó chỉ mang lại hiệu quả tốt đối với một phương diện nào đó chứ không giải quyết triệt để các yêu cầu nói trên. Do đó, sự kết hợp của nhiều phương pháp tiền xử lý là giải pháp tốt vừa đảm bảo yêu cầu cellulose không bị tổn thất quá nhiều, giảm vùng kết tinh của cellulose, tăng diện tích bề mặt tiếp xúc với enzyme thủy phân vừa loại bỏ nhiều lignin hay thu hồi được nhiều hemicellulose. Trong nghiên cứu này, H2SO4 2% và NaOH 0,2 g/g NL kết hợp ở điều kiện nhiệt độ và thời gian tương ứng là 140oC trong 45 phút và 120oC trong 20 phút có và không có sự hỗ trợ vi sóng được lựa chọn cho nghiên cứu tiền xử lý vỏ quả cà phê. Sự kết hợp của hai hay ba phương pháp và thứ tự thực hiện chúng cũng được quan tâm. Mẫu đối chứng chỉ xử lý bằng nước nóng trong cùng điều kiện. Hiệu quả của quá trình tiền xử lý sẽ được đánh giá thông qua kết quả chụp SEM bề mặt, hàm lượng chất xơ còn lại, đường khử giải phóng trong dịch tiền xử lý, glucose và đường khử trong dịch thủy phân. Kết quả phân tích các thành phần trên được trình bày trong Hình 4.8, Hình 4.9 và Hình 4.10. Việc kết hợp tiền xử lý bằng acid và kiềm theo thứ tự khác nhau mang lại những kết quả khá bất ngờ. Hầu hết các mẫu đã qua tiền xử lý bằng kiềm, acid hay vi sinh vật đều thu được hàm lượng đường khử trong dịch tiền xử lý đều lớn hơn nhiều so với mẫu đối chứng chỉ xử lý bằng nước. Trong đó, tiền xử lý bằng acid cho lượng đường khử cao hơn khi xử lý bằng kiềm (Hình 4.8). Kết quả này khá tương đồng với nghiên cứu của Vũ Nguyên Thành (2010) khi tiến hành tiền xử lý bã mía bằng acid H2SO4 0,75% ở 121oC trong 1 giờ thu được 19,76% lượng đường khử và khi xử lý bằng NaOH 1,5% trong cùng điều kiện thu được 6,03% đường khử trong dịch thủy phân (Vũ Nguyên Thành, 2010). 98 Hình 4.8: Ảnh hưởng của các phương pháp tiền xử lý khác nhau đến sự thay đổi hàm lượng đường khử có trong dịch tiền xử lý Tuy nhiên, để so sánh hiệu quả của các phương pháp tiền xử lý thì việc dựa vào kết quả phân tích hàm lượng đường khử tạo thành trong dịch tiền xử lý là chưa đủ căn cứ, cần phải có sự so sánh toàn diện hơn đó là dựa vào sự thay đổi thành phần chất xơ đặc biệt là sự suy giảm lignin và hemicellulose. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét các yếu tố như sự hình thành chất ức chế nấm men và quan trọng hơn đó là hàm lượng đường khử hình thành sau quá trình thủy phân. Hình 4.9: Sự thay đổi thành phần chất xơ trong vỏ quả cà phê theo các phương pháp tiền xử lý khác nhau 1.21 8.61 7.98 4.72 3.23 6.25 0.51 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hàm lượng đường khử g/L P h ư ơ n g p h áp t iề n x ử l ý Nguyên liệu Đối chứng Acid Kiềm Kiềm- Acid Acid- Kiềm Acid- Kiềm-Vi sóng VSV Cellulose 25.88 25.51 23.95 18.44 18.21 17.02 16.97 20.51 Hemicellulose 3.67 3.18 2.06 1.94 1.66 1.15 1.05 3.2 Lignin 20.07 19.56 19.23 4.69 4.54 4.32 4.17 9.99 0 5 10 15 20 25 30 H àm l ư ợ n g % ( g /1 0 0 g v ỏ k h ô ) Phương pháp tiền xử lý Cellulose Hemicellulose Lignin 99 Theo kết quả phân tích hàm lượng xơ trong Hình 4.9, vỏ quả cà phê sau khi tiền xử lý bằng acid H2SO4 2% (w/w): hàm lượng hemicellulose giảm từ 3,67% xuống còn 2,06% (tương đương 43,8% hemicellulose bị suy giảm), lignin gần như ít thay đổi (chỉ 4,18% bị phân hủy). Tiếp tục xử lý với NaOH 0,2 g/g NL thu được kết quả khả quan hơn khi hàm lượng hemicellulose tiếp tục giảm còn 1,15% (tổng cộng hemicellulose giảm 68,6% sau hai bước tiền xử lý). Trong khi đó, lignin giảm khá mạnh khi 77,5% lignin bị phân hủy (tổng cộng lignin giảm 78,5% sau hai bước tiền xử lý). Theo thứ tự ngược lại thì, vỏ cà phê sau khi tiền xử lý bằng NaOH 0,2 g/g NL hàm lượng hemicellulose giảm từ 3,67% xuống còn 1,94% (tương đương 47,1% hemicellulose bị suy giảm) và lignin bị phân hủy 76,6%. Tiếp tục xử lý với H2SO4, tổng cộng hemicellulose giảm 54,7% và lignin giảm 77,3% qua 2 bước tiền xử lý (Hình 4.9). Như vậy, khi thay đổi thứ tự của việc kết hợp tiền xử lý bằng acid rồi đến kiềm hay kiềm rồi đến acid mang lại kết quả khác nhau. Kết quả phân tích ở Hình 4.8 và Hình 4.9 cho thấy rằng, khi kết hợp tiền xử lý theo thứ tự acid –> kiềm mang lại hiệu quả cao hơn so với thứ tự ngược lại. Hàm lượng đường khử trong dịch tiền xử lý và mức độ suy giảm hàm lượng hemicellulose đối với thứ tự tiền xử lý acid đến kiềm đều cao hơn so với kiềm đến acid. Điều này được lý giải như sau: theo Li et al. (2003) thì quá trình thủy phân hemicellulose dưới tác dụng của acid loãng cũng giống như thủy phân cellulose. Bước đầu hemicellulose sẽ bị thủy phân thành những oligomer mạch dài rồi đến mạch ngắn, tiếp tục ở nhiệt độ cao thì các oligo này sẽ bị thủy phân thành các monomer tùy thuộc vào nhiệt độ, nồng độ acid và thời gian thủy phân (Li, Converse and Wyman, 2003). Trong khi đó, hemicellulose chỉ bị thủy phân thành các dạng oligomer dưới tác dụng của kiềm loãng và sự hình thành monomer là rất ít. Cho nên khi kiểm tra đường khử trong dịch tiền xử lý và sự suy giảm hàm lượng hemicellulose đối với mẫu xử lý acid rồi đến kiềm sẽ cao hơn so với thứ tự ngược lại. Kết quả ở Hình 4.10-C cho thấy rằng, khi tiền xử lý sinh khối lignocellulose bằng kiềm loãng sẽ làm tăng diện tích bề mặt tiếp xúc, giảm độ trùng hợp, giảm độ kết tinh bằng cách tách các liên kết giữa lignin và cellulose hoặc giữa hemicellulose và cellulose hoặc do phá vỡ cấu trúc của lignin (Fang et al., 1987). Theo Tarkow and Feist (1969) thì cơ chế của quá trình thủy phân kiềm là do phản ứng xà phòng hóa các liên kết ester liên phân tử liên kết chéo giữa hemicellulose và các thành phần khác như là lignin, cellulose hoặc các hemicellulose khác từ đó làm cho cấu trúc trở nên rỗng xốp làm tăng diện tích bề mặt tiếp túc giữa enzyme với cellulose (Tarkow and Feist, 1969). Ngoài ra, Hình 4.10 cũng cho thấy sự khác biệt giữa mẫu thô và mẫu đã qua xử lý. Mẫu thô có cấu trúc cứng chắc, rất nhỏ gọn và không xốp, trong khi mẫu xử lý bởi kiềm loãng cho thấy độ xốp tăng và diện tích bề mặt lớn hơn, điều này là do việc loại bỏ lignin và hemicellulose. 100 (A-A) Nguyên liệu chưa qua tiền xử lý, (B-B) tiền xử l
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_qua_trinh_tien_xu_ly_va_he_vi_sinh_vat_ph.pdf
08-Tom tat luan an - Do Viet Phuong-TA.pdf
08-Tom tat luan an - Do Viet Phuong-TV.pdf
09-Trang thong tin Luan An - Do Viet Phuong-TV.docx
09-Trang thong tin Luan An-Do Viet Phuong-TA.docx