Luận án Nghiên cứu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu quản lý bảo tồn đa dạng sinh học thực vật tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hóa

lyx), Giổi lá láng (Michelia foveolata), Mán đĩa chevalier (Archidendron chevalieri), Thị đốt cao (Diospyros susarticulata). Ngoài ra còn một số loài hạt trần quý hiếm như Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana); ngoài ra còn các loài ưu thê của các loài cây lá rộng như: Gội lá to (Aglaia grandifolia), Re trứng (Cinamomum ovantum), Trường mật (Amesiodendron chinense). Tầng ưu thế sinh thái (A2): Tầng ưu thế sinh thái cao tới 15-20 m, đường kính 20-40 cm, độ che phủ 40-60%. Các loài ưu thế của tầng này là Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana), Gội lá to (Aglaia grandifolia), Dẻ gai lá nhọn (Castanopsis acuminatissima), Re trứng (Cinamomum ovantum), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Lương xương (Anneslea fragrans), Thị đốt cao (Diospyros susarticulata), Sồi vùng đá (Quercus rupestris), Trôm đài màng (Sterculia hymenocarlyx), Bời lời (Litsea glutinosa), Bồ đề trắng (Styrax tonkinensis). Tầng dưới tán (A3): Tầng dưới tán gồm các cây gỗ nhỏ cao 6-15 m, đường kính 10-15 cm, độ che phủ khoảng 30-40%. Các loài ưu thế của tầng Re trứng (Cinnamomum ovatum), Chè (Camellia sinensis), Côm trâu (Elaeocarpus sylvestrics), Thích bắc bộ (Acer tonkinnensis), Lương xương (Anneslea fragrans), Dái heo (Archidendron robinsonii), Hồi đại (Illicium majus). Tầng cây bụi (B): Tầng cây bụi cao 2-5 m với độ che phủ 20-40%. Các loài ưu thế chính của tầng này là Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Than phan rang (Brassaiopsis phanrangansis) và các cây non chưa trưởng thành của các cây thuộc tầng 1 như: Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana), Dẻ giáp (Castanopsis armata), Re trứng (Cinamomum ovantum), Bời lời (Litsea glutinosa), Gội lá to (Aglaia grandifolia). 69 Tầng cỏ quyết (C): Gồm nhiều cây thảo và dương xỉ cao 0,1-2 m, độ che phủ 40- 80%. Các loài cây ưu thế của tầng này là Lâm trai nhẵn (Amischototype mollissima), Riềng (Alpinia officinarum), Giải thuỳ tím (Anoectochilus elwesii), Thanh ngọc (Cymbidium ensifolium). Thực vật ngoại tầng: Thực vật ngoại tầng khá phong phú và đa dạng, chúng sống kí sinh trên mặt thân và cành của những cây gỗ lớn ở tầng vượt tán (A1) và tầng ưu thế sinh thái (A2); điển hình là các loài: Cầu diệp bò (Bulbophyllum reptans), Ráng hoả mạc thon (Pyrrosia lanceolata), Cầu diệp lạt (Bulbophyllum insulsum), Tổ điểu chẻ tua (Asplenium laciniatum), Thượng duyên lá rộng (Epigeneium amplum) Các loài quý hiếm xuất hiện là: Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis), Dẻ tùng sọc trắng (Amentotaxus argotaenia), Kim giao núi đất (Nageia wallichiana), Thông đỏ bắc (Taxus chinensis), Tiên hài vàng xanh (Paphiopedilum hirsutissimum), Mun (Diospyros mun)... Kết quả tổng hợp mật độ và tổ thành tầng cây gỗ ở kiểu rừng LRTXNT-ĐBZ được tổng hợp ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Cấu trúc mật độ và tổ thành tầng cây gỗ kiểu Rừng mưa á nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đá bazan (LRTXNT-ĐBZ) OTC Số loài Mật độ (cây/ha) Công thức tổ thành TB 51 620 15,0 Clô +8,0 Tromdm + 7,0 Ckieng + 70,0 LK (48) Ghi chú: Clô: Cà lồ bắc; Tromdm: Trôm đài màng; Ckieng: Cọ kiêng; Lk: Loài khác Kết quả bảng 3.6 cho thấy: Số loài cây gỗ trung bình xuất hiện ở kiểu rừng LRTXNT-ĐBZ là 51 loài, có 3 loài tham gia vào công thức tổ thành là Cà lồ bắc (Caryodaphnopsis tonkinensis), Trôm đài màng (Sterculia hymenocalyx), Cọ kiêng (Albizia chinensis), mật độ trung bình là 620 cây/ha. Ở kiểu thảm thực vật này đã có mặt một số loài cây có giá trị như Dẻ tùng sọc trắng, Đỉnh Tùng, Kim giao núi đất, Thông đỏ bắc Bên cạnh các kiểu thảm thực vật rừng chính trên, còn một vài thảm thực vật phát triển không phân tầng có cấu trúc và thành phần loài đặc biệt, chúng giàu về thành phần 70 các loài cây hiếm và đặc hữu, có diện tích khoảng 200 ha. Do diện tích của các thảm thực vật này ít nên Luận án không nghiên cứu và mô tả chi tiết kiểu thảm thực vật này. Như vậy, về phân loại thảm thực vật: Khu BTTN Pù Luông có 5 kiểu thảm thực vật rừng chính; kết quả phân loại thảm thực vật rừng Pù Luông cơ bản được kế thừa các kết quả nghiên cứu của tổ chức FFI và tác giả Đậu Bá Thìn; tuy nhiên khác với các nghiên cứu trước; Luận án đã xác định được diện tích cụ thể cho từng kiểu thảm thực vật và xây dựng bản đồ phân bố thảm thực vật tại Khu BTTN Pù Luông. Về cấu trúc tầng thứ: Trong các kiểu thảm thực vật rừng chính tại Pù Luông có 4 kiểu phụ thảm thực vật rừng có 5 tầng, riêng kiểu phụ Rừng mưa á nhiệt đới lá Kim thường xanh trên đá vôi là có 4 tầng; điều này cho thấy cấu trúc tầng thứ của thảm thực vật rừng Pù Luông cũng hoàn toàn phù hợp với cấu trúc tầng thứ của rừng mưa nhiệt đới. 3.1.2. Chỉ số đa dạng sinh học thực vật: 3.1.2.1. Chỉ số đa dạng Rẽnyi Theo quan điểm đo đếm định lượng chỉ số đa dạng sinh học thì tính đa dạng là một phép thống kê có sự tổ hợp của hai yếu tố đó là thành phần số lượng loài và tính đồng đều phân bố hay là khả năng xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Có nghĩa là chỉ số H không phải chỉ phụ thuộc vào thành phần số lượng loài mà cả số lượng cá thể và xác xuất xuất hiện của các cá thể trong mỗi loài. Chỉ số H tính theo công thức Rẽnyi với các giá trị α =0; 0,25; 0,5; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8, 9, 10 và ∞, là một công cụ tiện lợi để mô tả biến động về đa dạng loài trong các thảm thực vật. Giá trị của anpha biến thiên từ 0-∞ thể hiện quy mô của các chỉ số đa dạng. Bảng 3.7. Chỉ số đa dạng Rẽnyi ở các kiểu thảm thực vật rừng H Các kiểu thảm thực vật rừng LRTXĐT LRTXNT- ĐV LRTXNT- ĐP LKTXNT- ĐV LRTXNT- ĐBZ H0 3,64 3,04 3,43 3,71 3,26 H0,25 3,49 2,97 3,36 3,63 2,11 H0,5 3,35 2,91 3,29 3,56 2,98 H1 3,12 2,80 3,15 3,42 2,77 H2 2,82 2,65 2,95 3,23 2,56 71 H Các kiểu thảm thực vật rừng LRTXĐT LRTXNT- ĐV LRTXNT- ĐP LKTXNT- ĐV LRTXNT- ĐBZ H3 2,66 2,55 2,83 3,12 2,46 H4 2,54 2,49 2,75 3,03 2,40 H5 2,46 2,45 2,70 2,97 2,36 H6 2,39 2,42 2,66 2,92 2,33 H7 2,34 2,40 2,64 2,88 2,30 H8 2,30 2,38 2,61 2,85 2,27 H9 2,17 2,37 2,59 2,82 2,25 H10 2,24 2,36 2,58 2,80 2,23 H∞ 0,61 0,31 0,64 1,02 0,24 Dải chỉ số H với các giá trị từ 0-∞ có các ưu điểm sau đây so với các chỉ số đa dạng truyền thống khác: Các chỉ số đa dạng truyền thống là trường hợp riêng của H : khi =0, H=ln(S), trong đó S là số loài; khi =1, công thức Rẽnyi sẽ có mẫu số là 0, H được đặt bằng chỉ số Shannon-Wiener; khi =2, H=ln(1/D), trong đó D là chỉ số ưu thế Simpson; và cuối cùng khi =∞, H=ln (1/p), trong đó p là độ nhiều tương đối của các loài có độ nhiều tương đối lớn hơn 5%. Một ưu điểm nữa của chỉ số H là nó rất thích hợp cho việc định nghĩa tính đa dạng thông qua việc kết hợp giữa độ nhiều và độ đồng đẳng thông qua biểu đồ giá trị H với các giá trị = 0 đến ∞. Biểu đồ càng dốc thì độ đồng đẳng càng thấp và ngược lại, biểu đồ càng ngang thì độ đồng đẳng càng cao. Như vậy, có thể sắp xếp các quần xã thực vật ở các kiểu thảm theo sự đa dạng từ thấp đến cao một cách rõ ràng dựa trên số loài. Kết quả tính toán dải chỉ số H của các thảm thực vật ở Pù Luông được tổng hợp trong bảng 3.7 và hình 3.1. Kết quả cho thấy rằng thảm thực vật rừng mưa nhiệt đới lá rộng thường xanh núi thấp trên đá phiến (LRTXNT-ĐP) có sự giàu có về loài và độ đồng đẳng cao hơn các thảm thực vật rừng khác. 72 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 0 0.25 0.5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ∞ TXLRĐT-ĐV TXLRNT-ĐV TXLRNT-ĐP TXLKNT-ĐV TXLRNT-ĐBZ H (Chỉ số đa dạng sinh học) Hình 3.1. Chỉ số đa dạng Renyi Kết quả hình 3.1 cho thấy khi =0, thì H được đặt bằng chỉ số Shannon- Wiener; Chỉ số H’ biến động từ 3,04–3,71, theo đó thì kiểu thảm thực vật rừng (LRTXNT) có chỉ số đa dạng thấp nhất và cao nhất là kiểu thảm thực vật rừng (LRTXNT-ĐP). Theo Braun 1950; Monk 1967; Riser and Rice, 1971; Singhal et al., 1986, các rừng mưa nhiệt đới ẩm thường có chỉ số H rất cao từ 5,06-5,40 (Lê Quốc Huy, 2005) [28]. Như vậy so sánh với chỉ số này thì các kiểu thảm thực vật ở Khu BTTN Pù Luông có chỉ số đa dạng H’ ở mức trung bình. 3.1.2.2. Chỉ số tương đồng (Index of similarity hay Sorensen’s Index)- SI: Đánh giá mức độ giống nhau giữa các hệ thực vật, dựa vào công thức tính chỉ số giống nhau của Sorensen. Theo lý thuyết, chỉ số SI= 1 tương ứng với hai hệ thực vật có thành phần taxon giống hệt nhau và SI= 0 khi hai quần xã đó không có một taxon nào giống nhau, chỉ số tương đồng này tăng từ 0 đến 1 đồng nghĩa với tính tương đồng của hai hệ thực vật tăng lên. Kết quả so sánh chỉ số tương đồng (SI) tầng cây gỗ của các kiểu thảm thực vật rừng được thể hiện qua bảng 3.8. α (Alpha) 73 Bảng 3.8. Chỉ số tương đồng (SI) tầng cây gỗ TTV LRTXĐT LRTXNT- ĐV LRTXN T-ĐP LKTXNT -ĐV LRTXNT -ĐBZ LRTXĐT 1 0,72 0,52 0,42 0,50 LRTXNT-ĐV 1 0,55 0,43 0,50 LRTXNT-ĐP 1 0,47 0,51 LKTXNT-ĐV 1 0,39 LRTXNT-ĐBZ 1 Kết quả bảng 3.8 cho thấy, chỉ số SI biến động từ 0,39 đến 0,72; cao nhất (0,72) giữa kiểu thảm thực vật Rừng mưa nhiệt đới lá rộng thường xanh đất thấp (LRTXĐT) và Rừng mưa á nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đất thấp đá vôi, (LRTXNT-ĐV). Chỉ số SI thấp nhất (0,39) giữa kiểu thảm thực vật rừng mưa á nhiệt đới lá kim thường xanh núi thấp trên núi đá vôi (LKTXNT-ĐV) và kiểu thảm thực vật Rừng mưa á nhiệt đới lá rộng trên đá bazan (LRTXNT-ĐBZ). Kết quả cũng cho thấy, không có sự khác biệt nhiều về thành phần loài giữa các kiểu thảm thực vật rừng; nhưng lại có sự khác biệt rõ rệt về thành phần loài giữa kiểu thảm thực vật Rừng mưa á nhiệt đới lá rộng trên đá bazan (LRTXNT-ĐBZ) với 4 kiểu thảm thực vật còn lại. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các yếu tố như nguồn gốc đá mẹ, đai cao cũng đã ảnh hưởng sâu sắc đến các thảm thực vật. Các thảm thực vật có cùng nguồn gốc đá mẹ (đá vôi) có chỉ số tương đồng tương đối cao, các thảm thực vật trên đá vôi và đá bazan có chỉ số tương đồng thấp nhất. Việc xác định một số chỉ số đa dạng sinh học đã cho thấy một số thảm thực vật còn có mức độ đa dạng sinh học cao, với thành phần loài phong phú, đa dạng. Các chỉ số đa dạng sinh học đã xác định được là một cơ sở khoa học để tiếp tục phân tích các nguyên nhân, đề xuất biện pháp bảo tồn phù hợp như can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, tăng cường công tác quản lý nhằm giữ ổn định mức độ đa dạng sinh học, góp phần bảo vệ tài nguyên thực vật rừng Khu BTTN Pù Luông. 3.1.3. Sự biến đổi về thành phần loài thực vật theo đai cao Khu BTTN Pù Luông được hình thành bởi các giải giông, đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Luông cao 1.650m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là khu vực Cổ 74 Lũng 60 m so với mực nước biển. Dựa theo cách phân chia về độ cao của Thái Văn Trừng (2000), ở miền Bắc đai nhiệt đới lấy độ cao trung bình dưới 700 m, đai á nhiệt đới lấy độ cao từ 700 đến 1.400 m so với mực nước biển và đai ôn đới lấy độ cao trung bình trên 1.400 m. Dựa vào địa hình tại Khu BTTN Pù Luông, để đánh giá sự biến đổi của thảm thực vậy theo đai độ cao, chúng tôi cũng lấy đai 700 m để chia khu vực nghiên cứu làm ba đai độ cao nhiệt đới dưới 700 m, đai á nhiệt đới từ 700-1.400 m và đai ôn đới trên 1.400 m. Kết quả phân tích cho thấy có sự khác nhau về thành phần loài giữa ba đai cao này. Kết quả được thể hiện ở bảng 3.9: Bảng 3.9. Sự phân hóa số loài theo độ cao TT Đai cao Số lượng loài Tỷ lệ % số loài 1 Dưới 700 m 1.335 85,79 2 Từ 700–1.400m 875 56,23 3 Trên 1.400 m 342 21,97 Qua bảng 3.9 cho thấy, càng lên cao, số lượng loài càng giảm dần. Số lượng loài ở độ cao dưới 700 m, với 1.335 loài, chiếm 85,79% tổng số loài của toàn hệ, ở độ cao từ trên 700 m- 1.400m, số lượng loài là 875 loài, chiếm 56,23 %, tổng số loài của toàn hệ, ít nhất là đai cao trên 1.400 m, số lượng loài là 342 loài, chiếm 21,97% tổng số loài của toàn hệ. Xác định một số chỉ tiêu về đa dạng loài theo đai cao: Nhằm đánh giá mức độ phong phú đa dạng theo đai cao của tổ thành thực vật, Luận án chọn một số chỉ tiêu được thể hiện qua bảng 3.10: Bảng 3.10. Chỉ số đa dạng sinh học theo đai cao Đai cao Số lượng loài cây gỗ (S) Số cá thể điều tra (N) Tỷ lệ hỗn loài (HI) Chỉ số H’ Chỉ số Cd <700m 55 360 1/6,5 1,87 0,023 700m - 1400m 68 472 1/6,9 1,93 0,020 > 1400m 26 66 1/ 2,5 0,93 0,155 75 Qua bảng 3.10 cho thấy: Không chỉ có sự khác nhau về số lượng loài và thành phần loài thực vật giữa các đai cao, kết quả nghiên cứu còn cho thấy giữa 3 đai cao tại Khu BTTN Pù Luông có sự khác nhau về chỉ số đa dạng sinh học. Số loài thực vật thân gỗ theo đai cao ở đây biến động từ 26 loài đến 68 loài, tỷ lệ hỗn loài từ 1/2,5 đến 1/6,9 (tức là cứ từ 2,5 đến 6,9 cây cá thể là có một loài). Hệ số Shannon-Wiener (H’) biến động lớn giữa các đai cao (từ 0,93 đến 1,93) cho thấy cấu trúc thực vật giữa các đai cao là có sự sai khác. Theo phương pháp Hệ số Shannon - Wiener thì đai cao từ 700 m-1.400 m có chỉ số đa dạng cao nhất (1,93) và đai cao trên 1.400 m có chỉ số đa dạng thấp nhất (0,93). Chỉ số mức độ chiếm ưu thế Cd được dùng để đánh giá sự đa dạng về số lượng loài của một quần xã thực vật, có giá trị và ý nghĩa ngược lại với H’, tức là giá trị Cd càng cao thì tính đa dạng loài càng thấp. Kết quả nghiên cứu cho thấy đai cao trên 1.400 m có chỉ số Cd cao nhất (0,155) và thấp nhất là đai cao từ 700 -1.400 m (0,020). Để xác định chỉ sự tương quan và mức độ tương đồng về thành phần loài giữa hai đai cao tại Khu BTTN Pù Luông, Luận án sử dụng công thức của Sorensen, kết quả được trình bày ở bảng 3.11. Bảng 3.11. Chỉ số tương đồng giữa các đai độ cao Đai cao Số loài cây gỗ 1.400 <700 m 55 1 0,35 0,22 700-1400 68 0 1 0.49 > 1400 26 0 0 1 Qua bảng 3.11 có thể thấy rằng, ở các đai độ cao, số lượng loài giống nhau tương đối nhiều; chỉ số gần gũi giữa hai đai cao dưới 700 m và đai 700-1.400 m là 0,35, chỉ số gần gũi giữa hai đai cao dưới 700 m và trên 1.400 m là 0,22, chỉ số gần gũi giữa hai đai cao dưới 700-1.400 m và trên 1.400 m là 0,49. Điều này cho thấy sự tượng đồng về thành phần loài giữa các đai không cao. Kết quả này cũng phù hợp với quan điểm của Thái Văn Trừng (2000) khi có sự khác biệt về thành phần loài giữa các đai cao. Sự khác nhau về thành phần loài giữa hai đai cao còn được thể 76 hiện ở sự xuất nhiều nhiều loài thực vật Á nhiệt đới ở các đai cao từ 700m-1.400 m và trên 1.400 m. Để xác định chỉ sự tương quan và mức độ tương đồng về một số chỉ số đa dạng sinh học theo hướng phơi tại Khu BTTN Pù Luông, Luận án tính toán một số chỉ số đa dạng sinh học, kết quả được trình bày ở bảng 3.12. Bảng 3.12. Chỉ số đa dạng sinh học theo hướng phơi Hướng phơi Số lượng loài cây gỗ (S) Số cá thể điều tra (N) Chỉ số H’ Chỉ số Cd Chỉ số đồng đều E Chỉ số SI Đông 86 482 1,72 0,031 0,88 0,84 (71 loài chung) Tây 83 401 1,57 0,042 0,81 Kết quả ở bảng 3.12 cho thấy, chỉ số đa dạng (H’) và chỉ số đồng đều ở sườn Đông lớn hơn so với sườn Tây. Nhưng chỉ số mức độ chiếm ưu thế (Cd) ở sườn Đông lại nhỏ hơn so với sườn Tây. Tuy nhiên, sự chênh lệch về giá trị của các chỉ số đa dạng sinh học giữa hai sườn không lớn, cho thấy cấu trúc thực vật ở hai sườn Đông và Tây của khu vực nghiên cứu có sự khác biệt không đáng kể. Mặt khác, chỉ số tương đồng (SI) giữa hai sườn cũng cao (SI = 0,84) cho thấy cấu trúc thực vật ở khu vực nghiên cứu tương đối đồng nhất về thành phần loài thực vật giữa sườn Đông và sườn Tây. 3.1.4. Sự biến đổi thành phần loài của các kiểu thảm thực vật theo đai cao và theo hướng sườn Theo đai cao, số lượng, thành phần loài nói chung và loài quý hiếm nói riêng cũng biến đổi theo. Việc xác định số lượng, thành phần các loài đó ít nhiều giúp ích cho công tác quản lý và bảo tồn TNTV của Khu BTTN Pù Luông. Kết quả nghiên cứu về sự biến đổi thành phần loài thực vật theo đai cao được thể hiện ở bảng 3.13. Bảng 3.13. Các loài thực vật đặc trưng theo đai cao Đai cao Thảm thực vật và các loài đặc trưng < 700 m Kiểu rừng mưa nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đất thấp Ruối ô rô (Streblus ilicifolius), Chòi mòi tía (Antidesma bunius), 77 Đai cao Thảm thực vật và các loài đặc trưng Cánh kiến (Mallotus philippinensis), Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Chôm chôm (Nephelium lappaceum). Cui lá to (Heritiera macrophylla), Gội nếp (Aglaia spectabilis.), Thàn mát (Millettia ichthyochtona), Chò nhai (Anogeissus acuminata), Thị đốt cao (Diospyros sussarticulata), Sấu (Dracontomelon duperreanum), Trường mật (Pometia pinnata). Kiểu rừng mưa nhiệt đới lá rộng thường xanh núi đất thấp đá phiến Cui lá to (Heritiera macrophylla), Ruối ô rô (Streblus ilicifolius), Lòng mang (Pterospermum heterophyllum), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Cà lồ bắc(Caryodaphnopsis tonkinensis), Giổi lá láng (Michelia foveolata), Phay sừng (Duabanga grandiflora), Cà ổi ấn (Castanopsis indica), Chò nhai (Anogeissus acuminata), Thàn mát (Millettia ichthyochotona.) >700 m Kiểu rừng mưa á nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đá vôi Ruối ô rô (Streblus ilicifolius), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Nghiến (Excentrodendron tonkinensis), Cui lá to (Heritiera macrophylla), Đa bắp bè (Ficus nevosa), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Chò nhai (Anogeissus acuminata), Sồi vùng đá (Quercus rupestric), Trâm núi (Syzygium levinei), Chòi mòi tía (Antidesma dubius), Nhọc lá nhỏ (Polyathia cerasoides), Trôm đài màng (Sterculia hymenocalyx), Thích bắc bộ (Acer tonkinensis), Gội nếp (Aglaia spectabilis), Re trứng (Cinamomum ovantum). Kiểu rừng mưa á nhiệt đới lá Kim thường xanh trên núi đá vôi Đáng chân chim (Schefflera heptaphylla), Trâm núi (Syzygium levinei), Kim giao đá vôi (Nageia fleuryi), Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Bời lời (Litsea glutinosa), Thông Pà cò (Pinus kwantungensis), Duyên mộc mây (Carpinus viminea), Sơn trà (Eriobotrya bengalensis), Hòa hương (Platycarya strobilifera), Xoài 78 Đai cao Thảm thực vật và các loài đặc trưng núi (Mangifera longipes), Mai lai (Sinosideroxylon racemosum), Trà hoa trái mỏng (Camellia pleurocarpa). Rừng mưa á nhiệt đới lá rộng thường xanh trên núi đá bazan Cà lồ bắc (Caryodaphnopsis tonkinensis), Trôm đài màng (Sterculia hymenocarlyx), Cọ kiêng (Albizia chinensis), Sung làng cốc (Ficus langkokensis), Nhãn (Dimocarpus longan), Giổi lá láng (Michelia foveolata), Dẻ giáp (Castanopsis armata), Dẻ cau (Lithocarpus fenestratus), Mán đĩa chevalier (Archidendron chevalieri), Thị đốt cao (Diospyros sussarticulata), Đỉnh tùng (Cephalotaxus mannii), Dẻ tùng vân nam (Amentotaxus yunnanensis), Kim cang petelot (Smilax petelotii), Lương xương (Anneslea fragrans). Thành phần thực vật ở các đai độ cao khác nhau thì khác nhau, kết quả bảng 3.13 cho thấy ở đai cao 700m thành phần thực vật đặc trưng cho các loài thực vật á nhiệt đới rất rõ ràng, đặc trưng bởi các loài có chiều cao thấp, xuất hiện kiểu rừng rừng lùn trên núi cao. 3.1.5. Đặc điểm tái sinh tự nhiên của tầng cây gỗ ở các kiểu thảm thực vật Nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng sẽ cho thấy rõ hiện trạng phát triển của rừng, cũng như tiềm năng phát triển trong tương lai. Các đặc điểm tái sinh rừng là cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật lâm sinh phù hợp điều chỉnh quá trình tái sinh rừng theo hướng bền vững cả về mặt kinh tế, môi trường và đa dạng sinh học. 3.1.5.1. Tổ thành và mật độ cây tái sinh của tầng cây gỗ các thảm thực vật rừng Kết quả nghiên cứu tổ thành cây tái sinh được tổng hợp ở bảng 3.14: Bảng 3.14. Công thức tổ thành cây tái sinh TTV OTC Số loài Công thức tổ thành LRTX ĐT 1 16 31.94 Ror + 8.33 Ngau+ 8.33 Lma + 8.33 Chch + 6.94 Cui + 6.94 Mun + 29.19 Lk (10) 2 13 36.76 Ror + 20.59 Chmo+ 16.16 Mauc + 8.82 Chch + 17.64 Lk (9) 79 TTV OTC Số loà
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_quan_ly_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_thuc_vat.pdf