Luận án Nghiên cứu sử dụng vật liệu dệt trong thiết kế và chế tạo giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam

Trang 1

Trang 2

Trang 3

Trang 4

Trang 5

Trang 6

Trang 7

Trang 8

Trang 9

Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu sử dụng vật liệu dệt trong thiết kế và chế tạo giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu sử dụng vật liệu dệt trong thiết kế và chế tạo giầy cho nữ bệnh nhân tiểu đường tại Việt Nam

á độ chính xác của kết quả đo theo kết quả thực nghiệm xác định áp lực của vật liệu làm mũ giầy lên mu bàn chân và phương pháp tính toán theo công thức Laplace. Nghiên cứu xác định áp lực tối đa cho phép của mũ giầy lên phần khớp ngón của mu bàn chân: Nghiên cứu xác định vị trí đặt cảm biến khi đo áp lực của hệ vật liệu lên phần khớp ngón mu bàn chân: Xác định áp lực tại 3 vị trí khớp xương bàn số 1, khớp xương bàn số 3, khớp xương bàn số 5. So sánh giá trị áp lực tại 3 vị trí khớp xương bàn số 1, khớp xương bàn số 3, 63 khớp xương bàn số 5. Phân tích, lựa chọn giá trị áp lực tại vị trí khớp xương bàn số 1 để tổng hợp xác định áp lực của vật liệu lên mu bàn chân. Nghiên cứu xác định áp lực cho phép của mũ giầy lên phần khớp ngón của mu bàn chân: Xác định áp lực của vải dệt kim lên mu bàn chân và đánh giá cảm nhận chủ quan: mỗi mẫu vật liệu được thiết kế với 5 mức giãn để xác định áp lực với 4 tư thế đo tương ứng với 4 pha của chu kỳ bước chân. Cùng với giá trị áp lực, ghi nhận cảm giác của các đối tượng đo theo 5 mức độ cảm nhận: mức độ 1 - rất dễ chịu; mức độ 2 - dễ chịu; mức độ 3 - hơi khó chịu; mức độ 4 - khó chịu; mức độ 5 - rất khó chịu. Xác định áp lực cho phép lên phần khớp ngón mu bàn chân: Kết quả áp lực đo được tương ứng với cảm nhận chủ quan ở mức độ 2 (mức dễ chịu) được tổng hợp, phân tích để xác định áp lực tiện nghi của vật liệu lên mu bàn chân. Nghiên cứu sự thay đổi độ giãn và áp lực hệ vật liệu lên mu bàn chân theo các pha của bước chân: Xác định theo độ giãn thực tế của các mẫu vật liệu dưới tác động của bàn chân và kết quả đo áp lực thực nghiệm của các mẫu vải theo 4 tư thế (pha) của bước đi. Nghiên cứu lựa chọn vải dệt kim làm mũ giầy theo áp lực cho phép lên phần khớp ngón mu bàn chân: Xác định mối quan hệ giữa áp lực thực nghiệm trung bình lên mu bàn chân của 10 đối tượng và 5 mức giãn vật liệu. Đối tượng thử nghiệm đứng đo ở 4 tư thế (pha) của bước đi. Từ phương trình hồi qui giữa độ giãn và lực kéo giãn vật liệu (thử nghiệm theo tiêu chuẩn ASTM D4964-96 đến độ giãn tương đối ≤ 30%), xác định được lực kéo giãn vật liệu theo 5 mức độ giãn thực của vật liệu trên mu bàn chân. Phân tích giá trị áp lực thực nghiệm của các mẫu vật liệu làm mũ giầy lên mu bàn chân từ đó lựa chọn được vật liệu phù hợp làm mũ giầy cho nữ BNTĐ theo giá trị áp lực cho phép. 2.2.3. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo phom giầy và giầy cho nữ BNTĐ, đánh giá kết quả lựa chọn vật liệu Lý do: Phom là công cụ rất quan trọng để thiết kế và sản xuất giầy, quyết định hình dạng, kích thước bên trong giầy. Giầy là sản phẩm cuối cùng để đánh giá chất lượng thiết kế phom và lựa chọn vật liệu đảm bảo tính tiện nghi cho BNTĐ khi sử dụng giầy. Cơ sở khoa học: Phom là khâu trung gian giữa bàn chân và giầy. Làm rõ cơ sở khoa học thiết kế phom giầy cho BNTĐ. Làm rõ sự khác biệt của phom giầy cho nữ BNTĐ và phom cho bàn chân phụ nữ bình thường? 64 Kết quả khảo cứu tài liệu và khảo sát yêu cầu đối với giầy cho BNTĐ. Giá trị áp lực tiện nghi của hệ vật liệu mũ giầy lên bàn chân người sử dụng. Yêu cầu khi đi thử nghiệm giầy khi đánh giá chất lượng giầy cho BNTĐ. Nghiên cứu thiết lập hệ thống cỡ số, thiết kế phom và chế tạo phom giầy cho nữ BNTĐ: Xác định các thông số phom giầy từ kết quả phân tích đặc điểm bàn chân BNTĐ và yêu cầu của giầy cho BN. Xác định bước nhảy của các kích thước các cỡ liền kề trong hệ cỡ phom: Bước nhảy của các kích thước các cỡ liền kề trong hệ cỡ phom tương tự như đối với hệ thống kích thước bàn chân. Thiết kế phom cỡ trung bình cho nữ BNTĐ bằng phần mềm chuyên dụng Shoe Last Design. Chế tạo phom cỡ trung bình: Từ kết quả thiết kế phom cỡ trung bình, in phom 3D để thiết kế giầy. Nghiên cứu thiết kế và chế thử giầy cho nữ BNTĐ, đánh giá kết quả lựa chọn vật liệu: Thiết kế giầy cỡ trung bình cho nữ BNTĐ bằng phần mềm chuyên dụng Shoe Design. Chế thử giầy cỡ trung bình: sử dụng phom cỡ trung bình đã chế tạo, dụng cụ, thiết bị chuyên dụng sản xuất giầy. Đánh giá theo cảm nhận của người sử dụng giầy khi đi thử nghiệm. Đánh giá theo áp lực giầy lên bàn chân của người sử dụng giầy. Đánh giá theo các thông số thiết kế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp khảo cứu tài liệu: Khảo cứu các tài liệu, công trình liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, phân tích đánh giá những vấn đề còn tồn tại từ đó xác định hướng nghiên cứu của luận án. Phương pháp điều tra, phỏng vấn: thu thập tình trạng bàn chân; yêu cầu của nữ BNTĐ đối với giầy. Phương pháp thử nghiệm: - Chế tạo phom giầy cho cỡ bàn chân trung bình tiêu biểu. - Chế thử giầy và đi thử nghiệm đánh giá kích thước, kiểu dáng phom giầy, giầy và kết quả lựa chọn vật liệu mũ giầy. Phương pháp thực nghiệm: - Đo các thông số bàn chân nữ BNTĐ. - Đo áp lực vải làm mũ giầy lên bàn chân bằng hệ thống thiết bị đo áp lực do tác giả và nhóm nghiên cứu chế tạo. Phương pháp tính toán áp lực: Tính áp lực của vải làm mũ giầy lên mu bàn chân theo công thức Laplace. Phương pháp đánh giá chủ quan: Đánh giá cảm nhận áp lực chủ quan của 10 người thử nghiệm khi mặc 5 mẫu vải nghiên cứu với 5 mức giãn theo thang đánh giá các mức cảm nhận. 65 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu thực nghiệm: - Sử dụng phần mềm Excel để thống kê phân tích các số liệu nhân trắc; Thống kê kết quả đo và mức cảm nhận áp lực của đối tượng đi mẫu. - Sử dụng phần mềm SPSS phân tích số liệu thống kê, xây dựng biểu đồ xác định khoảng giá trị áp lực tối ưu lên vùng khớp ngón mu bàn chân. 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm nhân trắc bàn chân nữ bệnh nhân tiểu đường và khảo sát yêu cầu đối với giầy cho bệnh nhân Hình 2.2. Lưu đồ quá trình nghiên cứu nhân trắc bàn chân nữ BNTĐ 2.3.1.1. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang (cross sectional study). Đây là phương pháp sử dụng phổ biến trong nghiên cứu nhân trắc học và y khoa. 2.3.1.2. Phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu ngẫu nhiên - ngẫu nhiên có hệ thống. Trên danh sách BN tại Trung tâm Y tế, xác định khoảng cách chọn mẫu và lựa chọn nữ BNTĐ đồng ý tham gia và đảm bảo tiêu chuẩn chọn mẫu. Tiêu chuẩn chọn mẫu: Nữ BN có độ tuổi từ 35 được chẩn đoán tiểu đường tuýp 2 ít nhất 1 năm tính đến thời điểm nghiên cứu; đang được điều trị ngoại trú tại Trung Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chọn mẫu Thời gian, địa điểm đo kích thước bàn chân và khảo sát yêu cầu đối với giầy Phương pháp đo Xác định kích thước cần đo, nội dung cần khảo sát Thiết kế phiếu đo và khảo sát Xây dựng Quy trình đo - khảo sát, thực hiện đo - khảo sát Xử lý số liệu đo, khảo sát Đo bàn chân sau 1 năm (30 nữ bệnh nhân TĐ) Xây dựng hệ thống kích thước bàn chân Đánh giá tình trạng tổn thương bàn chân Đánh giá sự thay đổi kích thước bàn chân sau 1 năm Sự khác biệt so với kích thước bàn chân phụ nữ bình thường Đề xuất yêu cầu đối với giầy cho BNTĐ 66 tâm y tế. Tiêu chuẩn loại trừ: BN có rối loạn tâm thần; BN không đồng ý tham gia nghiên cứu. Để đảm bảo tính đại diện và độ tin cậy của mẫu đo, số lượng đối tượng cần đo được tính theo công thức [133]: m = n t n = 2 2 2 t m (2.1) trong đó: n - là tập hợp mẫu cần xác định; t - là đặc trưng xác suất: với p = 0,95 được coi là chắc chắn, t = 1,96; m - là sai số của tập hợp, mm, m = 1, 2, 3, 4, 5 ; - là độ lệch chuẩn của chiều dài bàn chân, mm. Kết quả đo khảo sát chiều dài bàn chân (đây là kích thước chủ đạo trong nhóm kích thước bàn chân) của 50 nữ BN có kích thước 230 ± 9,5 mm. Như vậy, độ lệch chuẩn chiều dài bàn chân là = 9,5 mm. Theo công thức (2.1), với mức xác suất thường được sử dụng trong nghiên cứu nhân trắc p = 0,95, số lượng bàn chân tối thiểu cần đo (n) với các mức sai số m = 1 là 347. - Theo kết quả Dự án “Khảo sát đặc điểm nhân chủng học bàn chân người Việt Nam theo đặc điểm vùng miền” [134], bàn chân phụ nữ sống ở nông thôn và thành thị các tỉnh khác nhau của miền Bắc Việt Nam có sự khác biệt không lớn và có thể quy về một tập hợp để xây dựng một hệ thống cỡ số cho phụ nữ miền Bắc nước ta. - Các nghiên cứu trên thế giới [86, 87, 88, 89] về nhân trắc bàn chân BNTĐ không phân theo các nhóm BN theo độ tuổi mà quy về một tập hợp để xây dựng một hệ thống cỡ số bàn chân. Trong nghiên cứu này đã đo hai bàn chân của 412 nữ BNTĐ (tương đương 824 bàn chân). 2.3.1.3. Thời gian và địa điểm đo, khảo sát Tác giả lựa chọn địa điểm nghiên cứu bàn chân BN tại tỉnh Hưng Yên, một tỉnh tiêu biểu của vùng đồng bằng Bắc bộ và ở khoảng trung tâm của miền Bắc nước ta. Hai địa điểm thực hiện đó là: Trung tâm y tế huyện Văn Lâm và Trung tâm y tế huyện Mỹ Hào. Tại các trung tâm này, nữ BNTĐ đến thăm khám và lấy thuốc thường kỳ, có BN sống ở thành thị, có BN sống ở nông thôn. Thời điểm khám thường vào buổi sáng các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6, BN tập trung xếp sổ khám thấy số phiếu và Bác sĩ chỉ định khám, xét nghiệm tại các phòng khác nhau. Do vậy, tác giả đã thực hiện đo kích thước bàn chân tại thời điểm, thời gian như sau: Thời điểm đo kích thước bàn chân vào buổi sáng từ 9 giờ đến 11 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 6. Thời gian đo tại Trung tâm y tế huyện Văn Lâm từ tháng 07/2014 đến 01/2015. Thời gian đo tại Trung tâm y tế huyện Mỹ Hào từ tháng 02/2015 đến 05/2015. 2.3.1.4. Phương pháp đo, khảo sát Trong nghiên cứu nhân trắc có thể sử dụng phương pháp đo trực tiếp và phương pháp đo gián tiếp. Việc đo chân đại trà, thực hiện theo phương pháp đo trực tiếp là phù hợp do có chi phí thấp và phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh nơi đến đo đạc, 67 khảo sát. Ưu điểm của phương pháp này là đảm bảo độ chính xác và dễ tiến hành. Nghiên cứu đã lựa chọn phương pháp đo trực tiếp. Đo kích thước bàn chân ở tư thế người đứng thẳng, trọng lượng cơ thể phân bố đều trên 2 chân. Khoảng cách giữa 2 bàn chân là 20 cm. Đối với bàn chân bình thường, chỉ đo bàn chân phải, bàn chân để trần. Tuy nhiên, nghiên cứu đã tiến hành đo cả hai chân BN để đánh giá sự khác biệt và đảm bảo độ chính xác của kết quả đo [133]. Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp để khảo sát yêu cầu của BN đối với giầy. Các câu hỏi phỏng vấn có hình ảnh trực quan và giải thích rõ ý nghĩa. 2.3.1.5. Xác định kích thước cần đo Theo kết quả khảo cứu tài liệu và kết quả nghiên cứu khảo sát cấu trúc giầy cho nữ BNTĐ nước ta [54]: Phần lớn giầy dép là giầy thuyền, một số ít là giầy thấp cổ. Điều này là hợp lý bởi vì, khí hậu nước ta nóng ẩm, nên kiểu giầy thuyền - kiểu giầy có mức độ che phủ bàn chân thấp có tác dụng bảo vệ bàn chân, đảm bảo cho bàn chân thông thoáng nên không bị quá nóng và quá ẩm ướt do mồ hôi. Giầy thuyền có phần cổ giầy (phần mở) rộng nên dễ xỏ chân khi sử dụng. Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh, do vậy việc sử dụng giầy thấp cổ che phủ kín mu bàn chân là hợp lý. Do vậy, trong nghiên cứu này, khảo sát các kích thước bàn chân từ cổ chân trở xuống. Các nhóm kích thước cần đo đảm bảo yêu cầu đánh giá được các đặc trưng nhân trắc bàn chân và yêu cầu thiết kế phom giầy, cụ thể như sau: Các số đo chiều dài (chiều dài bàn chân, chiều dài khớp ngón ngoài, khớp ngón trong, dài kết thúc ngón út, dài đến chỗ rộng nhất của gót bàn chân). Các số đo chiều ngang (chiều rộng nhất vùng gót bàn chân, chiều rộng bàn chân theo khớp ngón trong, khớp ngón ngoài theo hình phủ và theo dấu bàn chân). Số đo các vòng chu vi bàn chân (chu vi các vòng: khớp ngón, khớp ngón trong, khớp ngón ngoài, gót chân hay còn gọi là vòng xỏ chân, cổ chân). Số đo chiều cao của bàn chân tại khớp ngón trong, chiều cao đến điểm bẻ uốn của cổ chân, đến tâm mắt cá ngoài. Góc ngón chân cái, hệ số vòm bàn chân. a. Xác định các điểm mốc đo cơ bản Trước khi đo sử dụng bút bi nước đánh dấu các điểm và các đường nhân trắc (đặc trưng) trên bàn chân, các điểm này cần phải tương ứng với các điểm nổi rõ và dễ xác định của bộ xương bàn chân (các chỏm, gò xương ...), các mô mềm hoặc các vết da nhăn. Trên bàn chân đánh dấu các điểm sau đây (hình 2.3 a, b) [135]: a b c d Hình 2.3. Các điểm giải phẫu bàn chân và sơ đồ đo chân Ghi chú: 1 - Điểm lồi nhất của đường lượn gót; 2 - Điểm tâm mắt cá trong; 3 - Điểm Cbu Cnc Cmc Ckt Cgi 68 bẻ gập bàn chân; 4 - Điểm giữa bàn chân; 5 - Điểm khớp ngón trong; 6 - Điểm bên trên tâm khớp ngón xương đốt bàn số 1 (ngón cái); 7 - Điểm xa nhất của ngón chân; 8 - Điểm ở khoảng giữa các ngón chân 2 và 3; 9 - Điểm ở khoảng giữa các ngón chân 3 và 4; 10 - Điểm kết thúc ngón út; 11 - Điểm khớp ngón ngoài; 12 - Điểm tâm mắt cá ngoài; 13 - Điểm phía dưới của đường lượn gót; 14 - Điểm cổ chân; 15 - Điểm phát triển nhất của bắp chân phía sau; 16 - Điểm hẹp nhất của ống chân. b. Xác định các số đo bàn chân Bảng 2.3. Các số đo bàn chân nữ BN tiểu đường cần đo TT Số đo bàn chân Ký hiệu Quy cách đo 1 Chiều dài bàn chân Lbc Khoảng cách từ điểm 1 đến điểm 7 2 Chiều dài bàn chân đến mang trong Lkt Khoảng cách từ điểm 1 đến điểm 5 3 Chiều dài đến mang ngoài Lkn Khoảng cách từ điểm 1 đến điểm 11 4 Chiều dài đến hết ngón út Lngu Khoảng cách từ điểm 1 đến điểm 10 5 Chiều dài đến điểm bẻ uốn Lgot Khoảng cách từ điểm 1 đến điểm 3 6 Chiều dài đến tâm mắt cá ngoài Lmc Khoảng cách từ điểm 1 đến điểm 12 7 Chiều rộng khớp ngón trong Rkt(hp) Rkt(dấu) Đo theo tiết diện qua điểm 5 vuông góc với trục dọc theo hình phủ và theo hình dấu bàn chân 8 Chiều rộng khớp ngón ngoài Rkn(hp) Rkn(dấu) Đo theo tiết diện qua điểm 11 vuông góc với trục dọc theo hình phủ và theo hình dấu bàn chân 9 Chiều rộng gót chân Rgot(hp) Rgot(dấu) Đo theo tiết diện qua tâm gót chân theo hình phủ và theo hình dấu bàn chân 10 Vòng khớp ngón trong Vkt Chu vi tiết diện đo qua điểm 5 11 Vòng khớp ngón ngoài Vkn Chu vi tiết diện đo qua điểm 11 12 Vòng khớp ngón Vkng Chu vi tiết diện đo qua điểm 5 và 11 13 Vòng giữa bàn chân Vgi Chu vi tiết diện đo qua điểm 4 14 Vòng nghiêng (vòng gót) Vgot Chu vi tiết diện đo qua điểm 3 và 13 15 Vòng qua mắt cá chân Vmc Chu vi tiết diện đo qua điểm 2 16 Vòng cổ chân Vco Chu vi tiết diện đo qua điểm 14 17 Chiều cao tại ngón chân cái Cnc Chiều cao đứng từ mặt sàn đến ngón chân cái 18 Chiều cao tại điểm 6 Ckt Chiều cao đứng từ mạt sàn đến điểm số 6 19 Chiều cao đến điểm 4 Cgi Chiều cao đứng từ mạt sàn đến điểm số 4 20 Chiều cao đến điểm 3 Cbu Chiều cao đứng từ mạt sàn đến điểm số 3 21 Chiều cao đến điểm 12 Cmc Chiều cao đứng từ mặt sàn đến điểm số 12 22 Góc ngón chân cái α 23 Hệ số vòm bàn chân H Hệ số vòm bàn chân (H): đo theo sơ đồ như trên hình 2.3 c. 69 H = 0,51 đến 1,1 - Bàn chân bình thường. H = 1,11 đến 1,3 - Bàn chân có vòm thấp H = 1,31 đến 1,5 - Bàn chân bẹt. Ngoài các số đo, còn ghi nhận sự biến dạng bàn chân (sưng khớp, loét, phù nề v.v.) phỏng vấn BN về tình trạng bàn chân (đau chân, tê chân, cảm giác bàn chân v.v.) và chụp ảnh bàn chân để phân tích. c. Dụng cụ đo Dụng cụ lấy dấu bàn chân (hình 2.4. a): Gồm có khung gỗ, trên mép được căng lớp vải lưới, trên tấm vải lưới có lớp nhựa mềm để bàn chân đứng lên. Thước đo chiều cao (hình 2.4 b): Được nhóm tác giả chế tạo từ thước kẹp thông thường. Thước kẹp được cắt đầu và hàn với tấm đế phẳng để giữ thước ở tư thế đứng thẳng và ép sát bàn chân. Độ chính xác: ± 1mm. Thước dây (hình 2.4. c): Thước dây bằng nhựa mềm, dài: 500 mm, rộng: 8 mm để đo kích thước vòng; độ chính xác: ± 1mm. Máy ảnh (hình 2.4. d): Sony Alpha 6000 cho hình nhanh, sắc nét. a b C d Hình 2.4. a. Khung lấy dấu bàn chân; b. Thước đo chiều cao; c. Thước dây; d. Máy ảnh 2.3.1.6. Thiết kế phiếu đo và khảo sát bàn chân Các số đo bàn chân cần được ghi lại vào phiếu trong quá trình đo. Phiếu đo bàn chân gồm 2 phần chính (PHỤ LỤC 1): Phần thông tin chung: Là phần ghi chép thông tin cơ bản về đối tượng đo phục vụ cho việc xác định đặc điểm chung. Nội dung thông tin chung cần ngắn gọn song đầy đủ để tập trung vào việc đo kích thước bàn chân, bao gồm: họ tên; tuổi; chiều cao; cân nặng; giới tính; quê quán; địa chỉ; nghề nghiệp; năm bị bệnh; Tình trạng bệnh; cỡ số giầy dép đang sử dụng; loại giầy dép đang sử dụng. Phần ghi số liệu đo bàn chân: Theo các nhóm số đo theo chiều dài, chiều cao, chiều rộng và vòng bàn chân trái và phải. Phần ghi nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát thể hiện đầy đủ các tiêu chí của giầy lấy ý kiến kèm theo một số hình minh họa để BN đễ hiểu. Mẫu Phiếu khảo sát thể hiện trong PHỤ LỤC 1. 2.3.1.7. Quy trình đo bàn chân và khảo sát ý kiến Đo từng người, lấy dấu bàn chân và ghi số liệu vào phiếu đã có thông tin cá nhân. Thu phiếu đo để tổng hợp số liệu. Người được đo: - Nhận phiếu và điền thông tin cá nhân (đối với những BN lớn tuổi, người đo giúp BN ghi phiếu) và nộp phiếu đã ghi cho người đo (để ghi số liệu đo chân). 70 - Thực hiện điều chỉnh tư thế bàn chân theo chỉ dẫn của người đo: + Đứng đúng tư thế: người đứng thẳng, mắt nhìn về phía trước. + Trọng lượng cơ thể phân bố đều trên 2 chân. + Khoảng cách giữa 2 bàn chân là 20 cm. + Bàn chân trần (không mang tất). Người đo: - Phát phiếu ghi số đo bàn chân để người được đo chân ghi thông tin cá nhân. - Hỏi và ghi thông tin cá nhân cho BN lớn tuổi. - Tiến hành đo khi người được đo đứng đúng tư thế. - Đo cả hai bàn chân. - Đo các số liệu theo phương pháp và kỹ thuật đã xây dựng. - Chụp ảnh bàn chân BN. - Hướng dẫn, giải thích để người bệnh hiểu các tiêu chí của giầy lấy ý kiến theo mẫu Phiếu khảo sát. Tác giả luận án là người đo trực tiếp và có sự hỗ trợ ghi chép, chụp ảnh của một kỹ sư chuyên ngành Công nghệ May và bố trí BN của Y tá khoa khám Nội tiết. Tác giả luận án cùng các cộng sự hướng dẫn BN cho ý kiến về yêu cầu đối với giầy. 2.3.1.8. Xử lý số liệu đo và xây dựng hệ thống kích thước bàn chân Qui trình xử lý số liệu đo và xây dựng hệ thống kích thước bàn chân bao gồm các nội dung sau [135, 136]: Quy trình xử lý số liệu đo bàn chân: - Nhập dữ liệu (số liệu) đo vào máy tính trên phần mềm Excel. - Loại bỏ các sai số thô: Các số liệu có giá trị lớn hơn giá trị trung bình + 3 lần độ lệch chuẩn ( ≥ M + 3 ) hoặc có các số đo có giá trị nhỏ hơn giá trị trung bình - 3 lần độ lệch chuẩn (≤ M - 3 ). - Tính chênh lệch về các số đo giữa hai bàn chân của các đối tượng đo. - Tính giá trị trung bình của các bàn chân. - Tính toán các đặc trưng thống kê của các kích thước bàn chân khảo sát và xác định số đo của bàn chân trung bình tiêu biểu. - Đánh giá đặc trưng nhân trắc bàn chân BN trên cơ sở so sánh với các số đo phụ nữ Việt Nam không bị BTĐ. - Sử dụng Anova đánh giá ý nghĩa của kết quả xác định nhân trắc bàn chân BNTĐ, kiểm chứng mức độ tin cậy của kết quả đo thông qua giá trị ý nghĩa thống kê (p) (khi p < 0,05 thì các giá trị kích thước bàn chân được so sánh có sự khác biệt, khi p > 0,05 thì các giá trị kích thước bàn chân được so sánh không có sự khác biệt). Quy trình xây dựng hệ thống kích thước bàn chân: - Xác định các kích thước chủ đạo (sử dụng phần mềm Excel): Các kích thước chủ đạo cần thỏa mãn được các yêu cầu sau đây: o Là đại lượng thuộc phân phối chuẩn; o Là đại lượng có giá trị trung bình lớn nhất hoặc gần tuyệt đối lớn nhất trong các dãy thông số kích thước; o Là kích thước có ý nghĩa nhất trong dãy thông số kích thước; 71 o Kích thước chủ đạo có tương quan chặt chẽ trong số các kích thước; o Cần thiết sử dụng kích thước chủ đạo trong thiết kế và lựa chọn sản phẩm. Đối với bàn chân, thông thường người ta chọn các kích thước chủ đạo là kích thước chiều dài bàn chân và vòng khớp ngón. - Xây dựng các hàm hồi qui giữa các kích thước chủ đạo với các kích thước thứ cấp, sử dụng các phần mềm Excel và SPSS. Thông thường các phương trình hồi qui là các phương trình tuyến tính. - Các số liệu thống kê được phân tích trên Anova để kiểm chứng mức độ
File đính kèm:
luan_an_nghien_cuu_su_dung_vat_lieu_det_trong_thiet_ke_va_ch.pdf
Information.pdf
Thông tin tóm tắt.pdf
Tóm tắt luận án.pdf
Trích yếu của Luận án.pdf